Ví dụ về thị trường độc quyền bán thuần túy

 Xét từ góc độ người bán, trên một thị trường độc quyền thuần túy, chỉ có một doanh nghiệp duy nhất hoạt động và cung ứng một loại hàng hóa duy nhất, không có hàng hóa thay thế. Công ty thuốc lá Thăng Long có thể là nhà cung ứng duy nhất loại thuốc lá có nhãn hiệu “Thăng Long”, song nó lại không phải là nhà sản xuất thuốc lá độc quyền vì trên thị trường có quá nhiều loại thuốc lá khác, được cung ứng từ các nhà sản xuất khác nhau, có thể thay thế cho thuốc lá “Thăng Long”.

Khi chỉ có một doanh nghiệp cung ứng hàng hóa duy nhất trên thị trường, đường cầu mà doanh nghiệp đối diện cũng chính là đường cầu thị trường. Đó là một đường cầu dốc xuống, nằm ở phía trên đường doanh thu biên.

Trên thị trường độc quyền thuần túy, doanh nghiệp nói chung không bị nguy cơ gia nhập ngành từ phía các đối thủ tiềm năng đe dọa. Đối với độc quyền tự nhiên, điều đó bắt nguồn từ lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Khi doanh nghiệp độc quyền có khả năng sản xuất ở mức sản lượng tối thiểu có hiệu quả [ởđó LAC là tối thiểu] và mức sản lượng này quá lớn so với quy mô chung của thị trường, một doanh nghiệp mới khó có thể tham gia được vào ngành. Đối với các trường hợp độc quyền khác, những rào cản pháp lý [giấy phép kinh doanh độc quyền, bằng sáng chế…] không cho phép các doanh nghiệp mới xâm nhập vào ngành.

1. Quyết định về sản lượng và giá cả của nhà độc quyền

Theo đúng điều kiện tổng quát, để tối đa hóa lợi nhuận, nhà độc quyền sẽ lựa chọn sản lượng theo nguyên tắc chi phí biên bằng doanh thu biên   [MC = MR]. Đồng thời, nó sẽđịnh giá với mức giá P cao hơn chi phí biên MCởđơn vị sản lượng cuối cùng. Đểđơn giản hóa, hãy hình dung đường cầu đối diện với doanh nghiệp [cũng là đường cầu thị trường] là một đường thẳng có dạng P = a – bQ [với P là mức giá, Q là sản lượng và a, b là những tham số dương]. Có thể dễ dàng chứng minh rằng, đường doanh thu biên có dạng MR = a – 2bQ. Sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp là sản lượng Q* được xác định tương ứng với giao điểm E của đường MC và đường MR. Mức giá P* mà doanh nghiệp đặt sẽ là mức mà những người tiêu dùng sẵn sàng trả khi sản lượng là Q*. P* được xác định như là tung độ của điểm F, là một điểm nằm trên đường cầu được dóng lên từ mức sản lượng Q*. Rõ ràng, P* > MC[Q*].

Doanh nghiệp độc quyền thường có quyền lực thị trường lớn. Nó là người duy nhất cung ứng một loại hàng hóa tương đối đặc thù trên thị trường. Không có các hàng hóa thay thế gần gũi để lựa chọn, những người tiêu dùng chấp nhận sự kiểm soát hay chi phối giá tương đối mạnh của nhà độc quyền. Tuy nhiên, mức độ kiểm soát giá hay quyền lực thị trường của nhà độc quyền còn phụ thuộc vào độ co giãn theo giá của cầu. Một đường cầu dốc đứng [cầu kém co giãn theo giá] cho phép nhà độc quyền có quyền lực thị trường tương đối lớn. Còn nếu đường cầu này tương đối thoải, khả năng chi phối giá của nhà độc quyền là hạn chế.

Tùy theo quy mô chung của thị trường cũng như quy mô [sản lượng] tối thiểu có hiệu quả, trong ngắn hạn, doanh nghiệp độc quyền có thể thu được lợi nhuận kinh tế dương, lợi nhuận bằng 0 hoặc bị thua lỗ.

Thông thường, khi quy mô thị trường không quá nhỏ [biểu hiện ở chỗ, đường cầu thị trường nằm xa gốc tọa độ], với vị thếđộc quyền, doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận kinh tế dương, tức ngoài lợi nhuận kế toán thông thường, nó còn thu được lợi nhuận siêu ngạch [hình 6.5]. Ở một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, điều này sẽ kích thích các doanh nghiệp mới tham gia vào ngành và về dài hạn, lợi nhuận kinh tế của các doanh nghiệp có xu hướng tiến tới 0. Tuy nhiên, tình hình sẽ không diễn ra như vậy nếu thị trường là độc quyền. Nếu doanh nghiệp độc quyền có khả năng thu được lợi nhuận kinh tế dương trong ngắn hạn, nó có thể duy trì được khả năng này trong cả dài hạn. Ởđây những rào cản đối với sự gia nhập ngành khiến cho doanh nghiệp độc quyền vẫn có thể duy trì được mức lợi nhuận tương đối cao của mình. Đây cũng là điểm khiến cho doanh nghiệp có động cơ gia tăng đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, triển khai, cải tiến kỹ thuật… nhằm hạ thấp chi phí sản xuất để có thể thu được lợi nhuận cao. Những động cơ kiểu này vẫn có thể có ở một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo. Song xu hướng làm biến mất những khoản lợi nhuận siêu ngạch trong dài hạn ở một ngành cạnh tranh hoàn hảo khiến cho động cơ này bị suy yếu đi nhiều.

Trong ngắn hạn, nếu quy mô thị trường là quá nhỏ, doanh nghiệp độc quyền có thể bị thua lỗ. Như chúng ta thấy trên hình 6.6 , tại mức sản lượng tối ưu Q*, nơi mà MC = MR, mức giá cao nhất mà doanh nghiệp có thểđặt được là P* vẫn nhỏ hơn chi phí bình quân tương ứng AC*. Khoản lỗ của doanh nghiệp có thể biểu thị bằng diện tích của hình chữ nhật được tô đậm. Khi gặp nguy cơ thua lỗ, quyết định của doanh nghiệp vẫn tuân thủ theo nguyên tắc chung: doanh nghiệp chỉ sản xuất nếu mức giá không nhỏ hơn chi phí biến đổi bình quân ngắn hạn. Trong trường hợp ngược lại, doanh nghiệp sẽđóng cửa. Trong dài hạn, doanh nghiệp độc quyền sẽ không chấp nhận tình trạng thua lỗ. Nếu điều này có khả năng xảy ra, doanh nghiệp sẽ rút lui khỏi ngành.

Doanh nghiệp độc quyền cũng có thể chỉ thu được lợi nhuận kế toán thông thường, tức chỉđạt mức lợi nhuận kinh tế bằng 0. Tuy nhiên, trạng thái này vẫn đủđể giữ doanh nghiệp ở lại trong ngành cả trong dài hạn.

Khi doanh nghiệp độc quyền lựa chọn sản lượng tối đa hóa lợi nhuận theo nguyên tắc MC = MR, vì MC phải dương nên MR tương ứng với mức sản lượng tối ưu cũng phải dương. Điều đó có nghĩa là: sản lượng tối đa hóa lợi nhuận phải nhỏ hơn sản lượng tối đa hóa doanh thu [sản lượng tương ứng với khi MR = 0]. Tại mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận, bằng cách hạ giá hàng hóa, doanh nghiệp vẫn có thể gia tăng được tổng doanh thu. Từ mối quan hệ giữa tổng doanh thu và độ co giãn của cầu theo giá mà chúng ta đã biết ở chương 2, có thể kết luận rằng, doanh nghiệp độc quyền chỉ sản xuất trên phần co giãn củađường cầu.

Ta có thểdùng mô hình tối đa hóa lợi nhuận đểphân tích phản ứng  của doanh nghiệp độc quyền trước những thay đổi của thịtrường. Khi chi  phí sản xuất của doanh nghiệp thay đổi, chẳng hạn do giá đầu vào tăng  lên, các đường MCvà ATCbịdịch chuyển lên trên. Đường MClúc này sẽ cắt đường MRtại một mức sản lượng thấp hơn. Nếu điều kiện bổsung  trong lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp vẫn thỏa mãn, nó sẽsản xuất  ởmức sản lượng này. Khi đó, doanh nghiệp độc quyền sẽtăng giá hàng  hóa phù hợp với tính chất dốc xuống của đường cầu. Nhưvậy, khi chi phí  tăng, cầu vẫn không thay đổi, nhà độc quyền sẽcắt giảm sản lượng và  tăng giá.

Khi nhu cầu vềhàng hóa mà nhà độc quyền sản xuất tăng lên,  đường cầu Ddịch chuyển ra phía ngoài. Đường MRcũng dịch chuyển  theo một cách tương ứng. Đường MRmới bây giờsẽcắt đường MCtại  mức sản lượng cao hơn. Nói cách khác, doanh nghiệp độc quyền sẽmở rộng sản lượng để đáp ứng lại sựgia tăng trong cầu vềhàng hóa. Bạn đọc  có thểtựvẽ đểkiểm tra lại điều này.  Đường cung của doanh nghiệp độc quyền  Khi chúng ta đã giả định doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa  hóa lợi nhuận, có thểkhẳng định đường cung của doanh nghiệp là đường  mô tảcác cặp giá cảvà sản lượng cho phép doanh nghiệp tối đa hóa lợi  nhuận. Đối với một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo, nhưta đã biết, đó  chính là một phần của đường MC. Tuy nhiên, trong trường hợp thịtrường  độc quyền, các cặp giá và sản lượng tối ưu của doanh nghiệp lại không  kết nối được với nhau thành một đường cung xác định. Đó là lý do người  ta nói rằng, không có đường cung trong trường hợp độc quyền. Có thể giải thích điều này nhưsau: Vì không phải là người chấp nhận giá, các  quyết định vềsản lượng và giá cảcủa doanh nghiệp độc quyền diễn ra  đồng thời. Chúng phụthuộc vào vịtrí của đường cầu, đường doanh thu  biên và chi phí biên. Với một đường MCxác định, khi đường cầu là D1và  đường doanh thu biên tương ứng là MR1, sản lượng và mức giá mà doanh  nghiệp độc quyền lựa chọn là Q1và P1. Tuy nhiên, ta không thểnói được  rằng, tại mức giá P1, lượng cung duy nhất của nhà độc quyền là Q1. Khi  đường cầu và đường doanh thu biên thay đổi, sản lượng và mức giá mà  doanh nghiệp lựa chọn sẽthay đổi. Tại cùng mức giá P1, nếu đường cầu  là D2và đường doanh thu biên tương ứng là MR2, sản lượng tối ưu của  nhà độc quyền sẽlà Q2. Ngược lại, nếu đường cầu là D3, đường doanh thu  biên tương ứng là MR3, doanh nghiệp độc quyền sẽsản xuất ởmức sản  lượng Q1, nhưng lại định giá là P2khác với mức giá P1. Trạng thái không  có đường cung của một doanh nghiệp độc quyền phản ánh sựkiện là: tại  cùng một mức giá, doanh nghiệp có thểsẵn sàng cung ứng với những  mức sản lượng khác nhau; và tại cùng một mức sản lượng doanh nghiệp  có thể định những mức giá khác nhau.

So sánh thị trường độc quyền và thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Do thuộc về các cấu trúc thị trường khác nhau, các quyết định về giá cả và sản lượng của các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo và doanh nghiệp độc quyền là không giống nhau. Các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, không có quyền lực thị trường, luôn chịu áp lực từ sự gia nhập ngành dễ dàng của các doanh nghiệp mới tiềm năng. Chúng là người chấp nhận giá và lựa chọn sản lượng theo nguyên tắc MC = P. Là người sản xuất duy nhất trên thị trường, không chịu áp lực từ việc gia nhập ngành của các đối thủ tiềm năng do những rào cản hữu hiệu được thiết lập chống lại sự thâm nhập vào ngành, doanh nghiệp độc quyền lại có quyền lực thị trường lớn. Nó có khả năng tác động vào mức giá thị trường tùy theo mức sản lượng mà nó định cung ứng. Tuy nhiên, để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền phải lựa chọn sản lượng và định giá tương ứng theo nguyên tắc MC = MR < P. Sự khác nhau như vậy có thể làm cho các kết cục thị trường chung trên hai thị trường là khác nhau.

Để so sánh mức giá và sản lượng của một thị trường cạnh tranh hoàn hảo với một thị trường độc quyền, ta phải giảđịnh chúng có các điều kiện giống nhau về cầu và chi phí. Có thể coi đường cầu D là chung cho cả hai thịtrường và đường chi phí biên MC của doanh nghiệp độc quyền trên thị trường độc quyền cũng chính là đường tổng hợp theo chiều ngang của các đường chi phí biên của các doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Giảđịnh về chi phí như vậy, trên thực tế, không phải lúc nào cũng hợp lý. Ở những ngành mà độc quyền có thể xuất hiện nhờ lợi thế kinh tế nhờ quy mô, việc chia nhỏ thị trường cho nhiều doanh nghiệp sẽ làm cho mỗi doanh nghiệp đều hoạt động ở quy mô không hiệu quả [chi phí bình quân của chúng sẽ rất lớn] so với việc tập trung sản lượng của ngành vào một doanh nghiệp. Vì lý do này mà một doanh nghiệp lớn nào đó sẽ dần dần thâu tóm được toàn bộ thị trường và trở thành nhà độc quyền tự nhiên. Bởi thế, để giảđịnh của chúng ta có thể chấp nhận được, hãy tưởng tượng một ngành cạnh tranh hoàn hảo có thể biến thành ngành độc quyền một cách đơn giản chỉ nhờ việc ra quyết định sản lượng và định giá một cách tập trung [giống như việc các doanh nghiệp thỏa thuận với nhau để thành lập một cacten-độc quyền duy nhất trong ngành: hoạt động sản xuất vẫn được từng doanh nghiệp riêng rẽ tiến hành, song cacten lại quyết định mức giá và sản lượng chung của ngành và phân bổ sản lượng đó cho mỗi doanh nghiệp]. Điều chúng ta quan tâm ởđây là: sản lượng và mức giá của ngành thay đổi như thế nào khi một ngành cạnh tranh hoàn hảo bị cacten hóa?

Khi ngành là ngành cạnh tranh hoàn hảo, mức giá cân bằng P1 trên thị trường được xác định bởi giao điểm của đường cầu D và đường cung S – đường tổng hợp theo chiều ngang các đường MC của các doanh nghiệp. Tại mức giá P1 này, sản lượng cân bằng thị trường là Q1. Sản lượng của mỗi doanh nghiệp được xác định theo nguyên tắc chi phí biên của đơn vị sản lượng cuối cùng của doanh nghiệp bằng P1. Nếu ngành bị cacten hóa, đường cung S nói trên cũng chính là đường MC của cacten. Để tối đa hóa lợi nhuận cho cả cacten, nó phải lựa chọn sản lượng Q2 tương ứng với giao điểm của đường MC nói trên với đường MR. Vì đường MR nằm phía trong và bên dưới đường cầu D, sản lượng Q2 nhỏ hơn sản lượng Q1. Một cách tương ứng, mức giá P2 mà cacten – độc quyền này định sẽ lớn hơn P1. Như vậy, ở những hoàn cảnh tương tự nhau, nhà độc quyền có xu hướng sản xuất với một sản lượng thấp hơn và định giá cao hơn so với sản lượng và mức giá cân bằng trên trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

2. Sự phân biệt đối xử về giá của doanh nghiệp độc quyền

 Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các doanh nghiệp bán những hàng hóa giống hệt nhau theo một mức giá thống nhất. Đặc điểm của thị trường không cho phép một doanh nghiệp có thểđịnh giá cao hơn các doanh nghiệp khác. Trái lại, trên thị trường độc quyền, do không có đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có khả năng phân biệt đối xử về giá: nó có thể bán cho những người tiêu dùng khác nhau theo những mức giá khác nhau; có thểđịnh giá khác nhau cho mỗi đơn vị hàng hóa tùy theo khối lượng hàng mà người tiêu dùng mua; có thểđịnh giá cao vào thời điểm tiêu dùng này song lại định giá thấp hơn vào thời điểm khác. Ởđây, chúng ta chỉ nghiên cứu trường hợp nhà độc quyền phân biệt giá theo những người tiêu dùng khác nhau.

Mục tiêu của sự phân biệt đối xử về giá là gia tăng lợi nhuận đến mức có thể nếu như những người tiêu dùng khác nhau có những đường cầu với đọ co giãn theo giá khác nhau. Nếu tất cả mọi người tiêu dùng đều có những đường cầu giống nhau, nhà độc quyền sẽ không tối đa hóa được lợi nhuận khi thực hiện sự phân biệt giá. Thật vậy, đểđơn giản hóa, chúng ta tưởng tượng trên thị trường chỉ có hai người tiêu dùng A và B. Tương ứng với các đường cầu cá nhân DA và DB là các đường doanh thu biên MRA và MRB của hai người này. Đường cầu thị trường D cũng nhưđường doanh thu biên chung MR của thị trường chính là các đường tổng hợp theo chiều ngang, một cách tương ứng, các đường cầu và đường doanh thu biên cá nhân lại. Để tối đa hóa lợi nhuận, trước hết doanh nghiệp độc quyền phải lựa chọn sản lượng Q* sao cho tại đơn vị cuối cùng MC = MR. Giả sử nhà độc quyền bán cho người tiêu dùng A số lượng hàng hóa là qA và người tiêu dùng B số lượng hàng hóa là qB. Ta có Q* = qA + qB. Nếu doanh thu biên mà nhà độc quyền thu được từđơn vị hàng hóa cuối cùng bán cho người tiêu dùng A là MRA lớn hơn doanh thu biên MRB nhận được từđơn vị hàng hóa cuối cùng bán cho người tiêu dùng B, nhà độc quyền có thể tăng được doanh thu mà vẫn giữ nguyên chi phí [do đó tăng được lợi nhuận] bằng cách chuyển một đơn vị hàng hóa bán cho B sang bán cho A. Bằng cách phân bổ lại các mức sản lượng qA và qB [trong khuôn khổ tổng sản lượng là Q*] theo hướng chuyển hàng hóa từ nơi thu được doanh thu biên thấp về nơi có doanh thu biên cao hơn, nhà độc quyền sẽ gia tăng được lợi nhuận. Sự phân bổ này sẽđạt đến điểm tối ưu khi mà doanh thu biên của hai người tiêu dùng là bằng nhau, tức ởđơn vị hàng hóa cuối cùng, MRA = MRB = MC [1]. Khi hai người tiêu dùng có các đường cầu giống hệt nhau, đường doanh thu biên của họ cũng sẽ giống nhau. Điều kiện [1] lúc này cho thấy mức giá mà nhà độc quyền định ra cho mỗi người tiêu dùng cũng phải bằng nhau. Tuy nhiên, khi những người tiêu dùng có các đường cầu thực sự khác nhau, do lúc này các đường doanh thu biên của họ là khác nhau nên việc thỏa mãn điều kiện [1] thường đi đôi với việc phân biệt đối xử về giá. Nhà độc quyền sẽđịnh giá cao hơn cho người tiêu dùng nào có độ co giãn của cầu theo giá thấp hơn và ngược lại, sẽđịnh giá thấp hơn cho người tiêu dùng mà nhu cầu của anh ta [hay chị ta] co giãn cao hơn theo giá. Trên thực tế, do thu nhập và sở thích của những người tiêu dùng là khác nhau, nhu cầu của họ về hàng hóa cũng thường có độ co giãn khác nhau. Ví dụ, nhu cầu đi lại bằng máy bay của những người kinh doanh thường kém co giãn. Do tính chất của công việc, lợi ích của việc tiết kiệm thời gian đối với những người này là tương đối lớn so với chi phí mua vé máy bay. Khi giá vé máy bay tăng, lượng cầu của những khách hàng loại này giảm không đáng kể. Trong khi đó, nhu cầu đi máy bay của những khách hàng thông thường lại khá co giãn theo giá. Khi giá vé máy bay tăng, lượng cầu của những khách hàng này thường giảm mạnh và ngược lại. Trong điều kiện này, việc định giá vé máy bay cao hơn đối với các nhà kinh doanh và thấp hơn đối với những khách hàng thông thường là chiến lược định giá tối ưu của các hãng hàng không.

Trên các thị trường độc quyền, sự phân biệt đối xử về giá thường hay xảy ra ở một số lĩnh vực kinh doanh như hàng không [vé máy bay], điện, nước sạch, dịch vụđiện thoại… Ở những lĩnh vực này, hàng hóa khó có thể tiêu chuẩn hóa. Với những loại hàng hóa này, người ta khó tích trữ, và khó chuyển giao cho nhau. Việc mua đi, bán lại hàng hóa giữa các khách hàng nhằm lợi dụng sự chênh lệch giá không thực hiện được. Trái lại, đối với những hàng hóa được tiêu chuẩn hóa, việc những người tiêu dùng có thể mua hàng hóa với giá thấp để bán lại cho những người sẵn sàng trả giá cao hơn sẽ làm cho sự phân biệt đối xử về giá của nhà độc quyền trở nên vô nghĩa.

Tóm lại, đối với nhà độc quyền, sự phân biệt đối xử về giá chỉ thực hiện được khi, thứ nhất, độ co giãn của cầu theo giá của những người tiêu dùng khác nhau là khác nhau; thứ hai, hàng hóa mà người ta định phân biệt giá thuộc loại khó chuyển giao cho nhau.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • hình thái cạnh tranh thị trường thuần túy
  • cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền thuần túy
  • gatt va ban hang doc quyen
  • ,

    Video liên quan

    Chủ Đề