Tại sao bóng đè

Hiện tượng bóng đè trong lúc ngủ gây nhiều nỗi sợ hãi cho bất kỳ ai từng trải qua. Tuy nhiên, hiện tượng bóng đè thực chất cho bạn thấy một cơ chế “bảo vệ cơ thể” của não bộ trong pha REM.

Hãy tìm hiểu thêm tại sao bạn lại bị “bóng đè" và làm thế nào để cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Bóng đè là gì?

Bóng đè thực chất là một hiện tượng có tên chứng liệt do ngủ. Liệt do ngủ xảy ra khi đầu óc bạn tỉnh táo trong lúc ngủ, nhưng cơ thể không thể nhúc nhích.

Chứng liệt do ngủ, hay có cái tên phổ biến là “bóng đè" xảy ra khi một người đang ở giữa ranh giới tỉnh và thức. Bạn không thể di chuyển cơ bắp, mất khả năng nói trong vài giây đến vài phút. 

Dấu hiệu bị bóng đè

Bị bóng đè không phải là một hiện tượng nguy hiểm cần cấp cứu. Thậm chí, nếu bị “bóng đè" vài lần, bạn sẽ làm quen với nó và có thể bình tĩnh, đợi hiện tượng này qua đi.

Đặc điểm của bóng đè là không thể nói hay cử động. Hiện tượng này diễn ra trong vài giây đến khoảng 2 phút cùng các cảm giác khác như:

  • có gì đó đang đè nặng lên người

  • có ai đó đang ở trong phòng

  • sợ hãi

  • hoang tưởng

  • khó thở

  • cảm giác như bạn sắp qua đời

  • đổ mồ hôi

Bóng đè có thể tự biến mất, hoặc khi có ai đó chạm hay lay cơ thể bạn. Khi bị bóng đè, bạn vẫn có thể nhận thức về không gian xung quanh nhưng không thể làm gì. Và bạn có thể ghi nhớ từng chi tiết trong quá trình bị bóng đè sau khi trải nghiệm tồi tệ đó kết thúc.

Trong số ít trường hợp, một số người trải qua những cơn ác mộng giống hoang tưởng khiến họ sợ hãi, lo lắng. Nhưng tất cả đều vô hại.

Giải thích của khoa học về bóng đè

Khi bạn ngủ, não trải qua 4 giai đoạn hoạt động khác nhau. Một trong số đó là pha REM [Rapid eye movement] - mắt chuyển động liên tục. Trong pha này, mắt bạn di chuyển theo nhiều hướng khác nhau.

Đa số mọi người sẽ vào pha REM trong 90 phút đầu tiên sau khi ngủ.

Ở pha REM, não sẽ gửi tín hiệu tới thần kinh tuỷ sống, “ngắt kết nối” vận động từ não tới chân tay bạn. Các cơ và dây thần kinh ở tay và chân sẽ hoàn toàn không có khả năng cử động, hiện tượng này được gọi là mất trương lực. Đây là cơ chế kỳ diệu của não bộ, ngăn bạn làm ra những hành động gây thương tích cho bản thân và người xung quanh khi đang mơ ngủ.

Trong pha REM, mọi người cũng trải qua những giấc mơ phong phú do não tăng hoạt động.

Nếu bạn thức tỉnh ngay trong pha REM, khả năng cao bạn sẽ bị bóng đè. Bởi khi bạn tỉnh dậy, não chưa kịp gửi tín hiệu “kết nối” trở lại tới tay và chân. Khiến cho đầu bạn đã bắt đầu tỉnh táo nhưng tay chân trong trạng thái “liệt", không thể cử động.

Nguyên nhân khiến bạn bị bóng đè

Cả trẻ em và người lớn đều có thể bị bóng đè. Tuy nhiên, có một số người dễ bị bóng đè hơn những người khác:

  • Mất ngủ

  • Rối loạn lo âu

  • Căng thẳng

  • Trầm cảm

Bóng đè thường cũng xảy ra với những người:

  • Có giấc ngủ không tốt: Giờ giấc đi ngủ thất thường, ngủ nông, mắc chứng ngưng thở khi ngủ, v.v

  • Nằm ngửa khi ngủ

  • Bị chuột rút khi ngủ

  • Sử dụng chất kích thích

Thay đổi thời gian ngủ nghỉ cũng tăng rủi ro bị bóng đè. Chẳng hạn như khi thời gian ngủ của bạn bị đảo lộn do lịch làm việc đêm hay do lệch múi giờ.

Trong một vài trường hợp, chứng liệt khi ngủ có xảy ra do di truyền. Tuy nhiên chưa có bằng chứng khoa học cho hiện tượng này.

Bạn có thể làm gì để hạn chế bị bóng đè

Bạn có thể giảm tần suất bị bóng đè bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt:

  • Giảm căng thẳng

  • Tập thể dục hàng ngày nhưng không tập trước giờ ngủ

  • Nghỉ ngơi đầy đủ

  • Duy trì thời gian đi ngủ cố định hàng ngày

  • Sử dụng các loại thuốc đúng theo chỉ định nếu bạn đang điều trị bệnh gì

  • Biết được các tác dụng phụ hay phản ứng của các loại thuốc khác nhau để đề phòng.

  • Ngủ tư thế nằm nghiêng, hạn chế nằm ngửa

  • Không ăn no sát giờ đi ngủ

  • Hạn chế không dùng caffeine vào buổi tối

  • Không dùng điện thoại, máy tính trước giờ ngủ

Nếu bạn đang gặp vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu hay trầm cảm, sử dụng thuốc chống trầm cảm sẽ giảm thiểu tần suất bị bóng đè. Hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ Tâm lý trước khi sử dụng thuốc để đạt hiệu quả nhé.

Tổng kết

Chứng liệt do ngủ hay còn gọi là bóng đè là hiện tượng phổ biến. Tuy nó không nguy hiểm nhưng trải nghiệm này có thể khiến bạn bị lo âu, hoảng sợ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Nếu hiện tượng bóng đè khiến bạn bị căng thẳng kéo dài, ảnh hưởng mạnh đến giấc ngủ, hãy tham khảo tư vấn từ bác sĩ.

Các bác sĩ uy tín trên ứng dụng Doctor Anywhere có thể tư vấn tình trạng giấc ngủ của bạn dựa trên tình trạng sức khoẻ hiện tại.

Nhập mã XINCHAO tại bước Thanh toán để được tư vấn miễn phí mọi lúc mọi nơi.

Tham khảo từ Healthline, Medical News Today

Xem thêm:

Hỏi:

Tôi năm nay 27 tuổi, sức khỏe bình thường nhưng từ vài tháng nay, khi ngủ tôi thường có cảm giác có vật nặng đè lên người, không thể cử động, khó thở, nhiều lúc nhìn thấy những hình ảnh rất đáng sợ. Xin hỏi có phải đó là hiện tượng bóng đè? Làm cách nào để hết hiện tượng này? [Nguyễn Vân – Hải Phòng]

Trả lời – Làm sao để tránh bóng đè

Theo thư bạn mô tả thì rất có thể bạn bị bóng đè. Đây là một dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn xuất hiện ở người khi ngủ. Hiện tượng bóng đè thường gặp ở những người mới ốm dậy, người yếu bóng vía hoặc người khỏe mạnh nhưng một lúc nào đó có điểm yếu trong tinh thần.

Những căng thẳng tâm lý, lo lắng từ sức ép công việc, stress hay đảo lộn chu trình giấc ngủ tạo ra kích thích lên vỏ não gây ra hiện tượng bóng đè. Ngoài ra, bóng đè còn xuất hiện do tư thế nằm ngủ [để tay lên ngực, nằm nghiêng bên trái], do uống rượu bia.

Khi bị bóng đè, não bộ vẫn hoạt động bình thường nhưng cơ thể không thể cử động được, cảm giác có vật nặng đè lên người mà không thể đẩy ra được, khó thở, có khi nghe thấy tiếng bước chân hay giọng nói hoặc nhìn thấy những hình ảnh đáng sợ.

Cách tốt nhất để tránh bị bóng đè là xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ, không đọc truyện kiếm hiệp, ma quỷ, tham gia các hoạt động thể thao, tránh stress, tạo thói quen đi ngủ đúng giờ, mặc quần áo ngủ rộng rãi, tư thế ngủ thoải mái [nằm nghiêng bên phải, chân hơi co, tay duỗi, đầu không vẹo lệch], phòng ngủ phải thoáng khí.  

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Hầu như ai cũng từng bị bóng đè ít nhất một lần trong đời. Cũng như bao người khác, từ lâu tôi đã thắc mắc và cố tìm câu trả lời cho hiện tượng kỳ lạ này. Một vài cách lý giải tôi được nghe kể nhuốm màu tâm linh đến mức rợn người lạnh gáy. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau quan sát hiện tượng bóng đè dưới nhiều lăng kính để nhìn thấu bản chất và tìm cách giải quyết nó một cách hiệu quả.

1. Bóng đè là gì?

Bạn đã “từng trải” như tôi?

Tôi thức giấc giữa đêm, nhìn vào góc tường… xung quanh tôi căn phòng vẫn tĩnh lặng như trước lúc tôi chìm vào giấc ngủ. Ngoại trừ một điều hơi lạ là đèn bàn vẫn mở, có lẽ tôi đã ngủ quên mà quên tắt đó thôi. Nhưng sao hộc bàn lại mở toang ra nhỉ? Rồi trên bàn của tôi… có ai đang ngồi thế kia. Một hình thù không rõ của một người có lẽ mặc áo học sinh. Một người lạ… sao lại ở trong phòng tôi vào cái giờ khuya khoắc này.

Tim tôi đập thình thịch, tôi muốn kêu lên để làm người kia sợ nhưng sao không thể phát ra tiếng thế này. Cổ họng cứng và khô khốc. Tôi muốn ngồi dậy để thủ thế nhưng tay chân không thể nhúc nhích được. Nỗi sợ tràn ngập làm tôi tê cứng rồi sao? Tôi vùng vẫy, vùng vẫy thật mạnh, cố thoát khỏi cái áp lực đang đè cả người mình xuống khiến mình không cử động được.

Rồi tôi cũng vẫy thoát được, ngón tay cái bên phải của tôi giật ra được trước tiên. Hẫng một cái như bước hụt chân, tôi mở choàng mắt. Tôi thấy mình đang nằm ngửa, mồ hôi ướt trán, tim vẫn đập thình thịch và hơi thở gấp gáp. Cái bóng bí ẩn kia biến mất không một chút dấu vết. Trời ngoài kia đã sáng, đèn tắt và hộc bàn thì vẫn đóng im ỉm ngăn nắp như tôi thường cẩn thận sắp xếp mỗi tối trước khi đi ngủ.

Tôi thức giấc giữa đêm, nhìn vào góc tường… và thấy một người ở đó. Nguồn ảnh: wallpaperaccess

Bạn đã từng cố gắng lý giải như tôi?

Có một dạo tôi trải qua chuyện này thường xuyên trong nhiều đêm liên tiếp. Từ một vài chi tiết khác biệt giữa lúc đang vật vã trong hoảng loạn với lúc có thể lấy lại sự điều khiển tay chân mình, tôi lời mờ nhận ra những trải nghiệm đó chỉ là những giấc mơ. Bạn tôi cũng có người bị, và họ có đến hàng tỷ cách để lý giải.

Bà ngoại của bạn tôi giải thích cái bóng đè mình lúc đó chính là “con mộc”. Nghĩa là trước đây có con chim bị thương  tìm đến đậu xuống và chết trên cái cây. Máu của nó rỏ xuống và thấm vào cái cây tạo thành “con mộc”. Người ta chặt cây về đóng thành giường, người ngủ trên giường này sẽ bị “con mộc” đè. Bạn tôi nghe vậy nhưng không tin, vì nó nằm ngủ trên giường sắt mà vẫn bị bóng đè.

Tồn tại nhiều cách lý giải đáng sợ và nhuốm màu tâm linh …

Có đứa bạn khác bị bóng đè ở Đà Lạt, mở mắt dậy thấy một cô gái ngồi ở mép giường nhìn mình. Sáng hôm sau bạn có nghe kể rằng ở căn phòng đó trước đây từng có người nữ khách tự tử.  Bạn tôi nghe vậy nhưng… không biết nên tin hay không. Dù sao vẫn thấy sờ sợ!

Có người ngủ ngon lành ở thành phố, khi về quê ngủ đêm nào cũng bị đè. Nhưng từ lúc đóng cửa sổ trước khi đi ngủ thì các đêm sau không còn bị bóng đè nữa. Có người khác chỉ bị lúc đang trong mùa thi căng thẳng – hết thi thì hết đè. Có người gặp phải lúc mới chuyển chỗ trọ mới, một thời gian quen chỗ thì lại hết…

Thế nhưng sau cùng, vẫn chưa ai trả lời được vì sao lúc đó tôi hay họ dù cố gắng đến tuyệt vọng nhưng không thể cử động được, tại sao chúng tôi sợ hãi, tại sao cảnh vật lại trông thật đến vậy?

2. Lý giải hiện tượng bóng đè dưới góc nhìn khoa học thần kinh

Tìm kiếm trên YouTube, bạn sẽ thấy được một số người đã quay phim lại giấc ngủ của họ trong nhiều đêm kèm với việc ghi nhật ký giấc ngủ. Trong những lần họ gặp phải hiện tượng bóng đè, khung cảnh hay môi trường xung quanh nhìn thấy được trên video không hề xảy ra bất kỳ điều gì bất thường, bí ẩn hay đáng sợ như thứ họ nhớ là mình đã trải qua.

Như vậy điều quan trọng đầu tiên cần biết: bóng đè chỉ là một giấc mơ, không phải là thực tế.

Nếu thế thì vì sao giấc mơ này lại giống thật đến thế?

Giấc ngủ của con người được chia thành 2 giai đoạn chính: giấc ngủ chuyển động mắt nhanh [REM-rapid eye movement] và giấc ngủ không có chuyển động mắt nhanh [non-REM].

Trong giấc ngủ non-REM, não bộ, tim và phổi hoạt động chậm lại, thân nhiệt hạ xuống giúp cơ thể ở trong một trạng thái nghỉ ngơi tĩnh lặng. Nhưng trong giai đoạn REM, não bộ dần hoạt động với nhịp điệu nhanh hơn, mắt di chuyển như đang quan sát nhìn ngắm, tim và phổi cũng làm việc tích cực hơn, thân nhiệt tăng gần như lúc con người đang thức. Điều khác biệt duy nhất so với khi thức là toàn bộ hệ thần kinh vận động cơ xương của bạn tạm thời bị “khóa” lại để cơ bắp được nghỉ ngơi và để tránh các cử động vô thức trong giấc mơ có thể làm bạn gặp nguy hiểm.

Trong giấc mơ bóng đè, bạn thường xuất hiện trong khung cảnh của nơi bạn chìm vào giấc ngủ

Các nhà khoa học cho rằng lúc này não đang “chiếu” lại các sự kiện xảy ra trong ngày để lưu lại các ký ức vào trí nhớ dài hạn. Thường cả quá trình này sẽ diễn ra trong vô thức, con người không biết hoặc chỉ nhớ lờ mờ dưới dạng những giấc mơ.  Nhưng nếu có một sự bất ổn nào đó về cơ thể hay môi trường làm bạn “tỉnh giấc” và có ý thức trong giai đoạn này, bạn sẽ “thấy” những hình ảnh sống động và chi tiết như thật.

Và đây chính là lúc cơn ác mộng “bóng đè” bắt đầu

Khi “tỉnh giấc trong mơ”, bạn nghĩ rằng mình đã thức, mắt đã mở. Thời điểm này khó phân biệt thực và mơ vì não bộ đang “chiếu lại” những thông tin mà nó  đã ghi nhận trước khi chìm vào giấc ngủ như nơi nằm ngủ, những vật xung quanh, những người bên cạnh, thời gian ngủ [đêm/ngày – ánh sáng môi trường]. Nếu để ý một chút, và [chẳng may] bị bóng đè nhiều lần, bạn có thể nhận thấy được có những khác biệt nhỏ giữa cảnh bạn thấy trong lúc bị bóng đè và thực tế sau khi đã tỉnh dậy thực sự.

Ví dụ bạn thấy đèn bàn học vẫn mở, học bàn mở toang dù mình đã tắt đèn và đóng học bàn ngăn nắp trước khi ngủ. Bạn cũng có thể cố cầu cứu khi thấy đứa bạn cùng phòng đang ngồi học bài, nhưng bừng tỉnh ra thật thì thấy nó đang ngủ khì không hay biết gì cả. Tương tự, những hình ảnh khác trong giấc mơ bóng đè này cũng chỉ là mô phỏng của não nhằm hợp lý hóa câu chuyện cho tương thích với các cảm nhận của bạn vào lúc này.

Vì nghĩ rằng mình đã thức dậy nên bạn sẽ cố gắng chuyển mình hay ngồi dậy. Dĩ nhiên, những nỗ lực này thất bại vì trong giấc ngủ REM, các đường dẫn truyền tín hiệu vận động đã bị khóa lại. Việc này tương tự như bạn ngắt cầu chì của mạch điện nên dù bật công tắc lên thì quạt cũng không thể quay được.

Bạn bắt đầu thắc mắc không hiểu chuyện gì xảy ra

Khi thấy một ai đó trong mơ, bạn sẽ cố gắng nhờ giúp đỡ. Hoặc nếu chỉ có một mình, bạn sẽ cố vùng vẫy. Cố gắng lắm thì bạn cũng chỉ nhúc nhích được các ngón tay hay cạnh bàn chân. Não sẽ hợp lý hóa việc không cử động được này bằng cách tạo ra các hình ảnh ghê sợ đang đe dọa, bạn bị trói hay có áp lực vô hình đè lên người.  

Bị trói là một cách não bộ hợp lý hóa trải nghiệm không cử động được trong giấc mơ bóng đè. Nguồn ảnh: news-medical.net

Giống như trong bao cơn ác mộng khác, bạn bắt đầu lo lắng, sợ hãi.

Tim bạn sẽ đập nhanh hơn, bạn thở gấp hơn, mồ hôi toát ra. Sau một nỗ lực “phi thường và đột ngột”, cuối cùng bạn cũng thức giấc, bừng tỉnh thật sự, có thể cử động tay chân một cách nhẹ nhõm kèm với một chút lo lắng và hoang mang mơ hồ trong lòng.

3. Nguyên nhân nào gây ra bóng đè?

Tại sao có người hay gặp bóng đè hơn người khác? Với cùng một người, tại sao có giai đoạn bị nhiều đêm liên tiếp, có giai đoạn rất lâu không bị một lần nào? Tại sao khi ngủ ở một nơi xa lạ lại dễ bị bóng đè hơn ở chỗ quen thuộc của mình?Những nguyên nhân có thể khiến bạn dễ bị bóng đè hơn được liệt kê dưới đây:

3.1. Nguyên nhân hàng đầu là stress

Những căng thẳng tâm lý hay sự lo âu xuất phát từ công việc và đời sống có thể làm thay đổi giấc ngủ nhiều hơn bạn nghĩ. Stress kéo dài liên tục tạo ra kích thích lên vỏ não, làm đảo lộn chu trình REM và non-REM của giấc ngủ. Sự lo lắng mơ hồ khi ngủ ở một nơi không quen thuộc, ngủ một mình… cũng khiến bạn dễ gặp hiện tượng bóng đè hơn.

3.2. Nguyên nhân tiếp theo là Tư thế nằm ngủ 

Các nghiên cứu cho thấy khi ngủ ở tư thế nằm ngửa, đặt biệt là tay hoặc gối đặt lên ngực sẽ làm người tại bị bóng đè nhiều hơn. Vì việc nằm ngửa hoặc đặt đồ vật lên ngực có thể cản trở đường thở và làm não rơi vào trạng thái thiếu oxy. Trạng thái thiếu oxy dẫn đến thở nhanh và tim đập nhanh. Tình trạng này dễ bị não hiểu thành nỗi sợ và tạo ra các câu chuyện trong giấc mơ để hợp lý hóa nỗi sợ này.

3.3. Đảo lộn chu trình hay các thói quen ngủ

Việc trực gác theo ca kíp với giấc ngủ không trọn vẹn trong các tour trực làm rút ngắn các pha của giấc ngủ và làm chúng chồng lắp lên nhau. Vì không thể ngủ đủ sâu, não của bạn có thể bị “đánh thức” trong các giai đoạn chuyển pha này.  Và nếu “thức tỉnh” trong giai đoạn giấc ngủ REM đang đến, bạn sẽ trải nghiệm hiện tượng “bóng đè”.

Điều này thường gặp ở nhân viên y tế, trong các đêm trực của họ, và cũng thường được bí ẩn hóa thành những câu chuyện kỳ bí nơi bệnh viện.

3.4. Các nguyên nhân khác

Ngoài ra, một số chất bạn hay sử dụng như cà phê hay rượu, hoặc một số loại thuốc điều trị cũng có thể gây ra hiện tượng khó chịu nạy.

Một số bệnh cơ thể hay rối loạn tâm thần cũng cũng làm bạn bị mơ nhiều hơn hơn và ngủ không sâu giấc, thức dậy mệt mỏi: hội chứng ngưng thở khi ngủ, lo âu, trầm cảm, rối loạn thích ứng…

4. Cách để hạn chế hiện tượng bóng đè

Trang bị cho mình kỹ năng quản lý stress:

Bạn cần biết mình có đang bị stress, stress có đang quá mức không và làm thế nào để giảm stress.

>> Xem thêm tại bài viết: Sống hòa hợp với stress – nhận diện người bạn đường

Trang bị cho mình kỹ năng “vệ sinh giấc ngủ”: hãy tìm hiểu về những thói quen tốt có thể giúp bạn có giấc ngủ ngon lành hơn.

>> Xem thêm: Tìm hiểu về cách để ngủ ngon hơn tại đây: Bác sĩ mách bạn 9 cách dễ ngủ cực hiệu quả

Nếu khi nằm ngửa thường xuyên bị bóng đè, hãy thử đổi tư thế sang nằm nghiêng và ôm gối. Tư thế nằm sấp không được khuyến cáo vì cũng không thuận lợi cho việc hô hấp và có thể gây chèn ép các bộ phận cơ thể khác.

Nằm nghiêng giúp giảm hiện tượng bóng đè.

Không ngủ quá nhiều: trạng thái ngủ sâu mang tính hồi phục thường chỉ hiện diện ở 3-4 chu kỳ đầu tiên của giấc ngủ [khoảng 4 tiếng rưỡi đến 6 tiếng đầu]. Giấc ngủ càng kéo dài thì càng nông dần và nhiều giấc ngủ REM hơn. Vì vậy việc ngủ quá giấc có thể làm tăng thời gian ở trong giấc ngủ REM, từ đó tăng khả năng bị bóng đè.

Đảm bảo đủ oxy và thông khí lúc ngủ: mở quạt với khe thoáng ở cửa hoặc mở máy lạnh; phòng ở không quá đông; không đặt tay hay vật nặng lên ngực hay cổ [lưu ý dây chuyền và các vật trang sức có thể là các vật chèn thường gặp]; không trùm mền, ụp gối lên mũi, mặt.

5. Cách để thoát khỏi tình huống bóng đè

Người ta thường sợ hãi những gì mình không hiểu không biết

Hãy bình tĩnh, vì bạn biết rằng đây chỉ là một giấc mơ. Những hình ảnh bạn thấy trong mơ dù rất đáng sợ nhưng không phải là thực.

Nhận biết mình đang ở trong mơ

  • Quan sát xem có gì đó không ổn trong khung cảnh xung quanh: có gì khác với khung cảnh bạn từng biết, có vị trí của đồ vật nào bị thay đổi, hay có ai đó vốn dĩ không thể ở đó. Tìm ra những điểm bất hợp lý cho thấy mình đang ở trong mơ.
  • Nhận ra rằng việc mình không thể di chuyển như ý muốn chính là một điểm cho thấy mình đang mơ. Đừng sợ hãi.

Bình tĩnh lại

Và thoát ra

  • Cảm nhận mình đang vận động được ở các vùng cơ nhỏ như ngón tay, ngón chân, mặt…
  • Chọn một vùng, như ngón tay/bàn tay chẳng hạn, tập trung hết sự chú ý vào vùng đó và dằng ra thật mạnh.
  • Một trong những cái dằng thật mạnh đó sẽ dẫn tới một cảm giác hẫng, và bạn thoát ra khỏi cơn mơ, thật sự mở mắt và cảm nhận được tay chân mình lại vận động bình thường được.

Nếu bạn bị thức giấc giữa đêm. Việc cố ngủ lại ngay có thể dẫn đến đợt bóng đè tiếp theo và nhiều lần sau đó nữa. Nếu gặp trường hợp này, hãy ngồi dậy, uống 1 ly nước, bình tĩnh lại rồi hẵng ngủ tiếp.

Lời kết

Như vậy, trong bài, chúng ta đã có dịp tìm hiểu như thế nào là bóng đè. Biết được ngoài cách lý giải thông thường trong dân gian, vẫn có cơ sở khoa học lý giải được hiện tượng này. Nếu bạn đang bị bóng đè quấy rầy, hãy thử áp dụng các cách được nhắc đến ở trên. Nếu bạn có mẹo riêng của mình, hãy chia sẻ trong comment bên dưới để mọi người được biết. Hoặc nếu muốn trao đổi thêm với bác sĩ về những lo lắng của bạn, đừng ngần ngại liên lạc với bác sĩ nhé.

Video liên quan

Chủ Đề