Tại sao cài win 10 không được

Bảo Trân Ngày 18/08/2021

Bạn đang gặp trường hợp cài Win 10 xong không vào được mạng? Làm cách nào để khắc phục sự cố này? Đọc ngay hướng dẫn chi tiết trong bài viết dưới đây.

Win 10 là phiên bản mới nhất của hệ điều hành windows. Đây là một bản win được người dùng đánh giá khá cao về chất lượng. Tuy nhiên cũng có một vài vấn đề thường xảy ra với bản win này. Trong đó việc cài Win 10 xong không vào được mạng là khá phổ biến. Vì vậy, FASTCARE sẽ hướng dẫn cho bạn một vài cách để khắc phục vấn đề.

Nguyên nhân cài Win 10 xong không vào được mạng

Có khá nhiều nguyên nhân, khiến cho bạn gặp phải tình trạng cài Win 10 xong không vào được mạng wifi, cũng như win 10 không nhận mạng dây. Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu thường gặp:

Nguyên nhân đến từ modem mạng

“Thủ phạm” đầu tiên mà bạn nên cân nhắc xem xét chính là modem mạng của bạn. Một số vấn đề bắt nguồn từ modem như. Modem bị hỏng, dây cáp mạng bị đứt, cáp kết nối bị lỏng… tất cả những lý do này đều có thể làm cho máy tính win 10 của bạn không thể vào được mạng.

Nguyên nhân đến từ máy tính

Ngoài những lý do bên ngoài nêu trên, thì những nguyên nhân bắt nguồn từ máy tính cũng khá phổ biến. Lỗi driver, xung đột phần mềm hay thiết lập cài đặt không đúng… Đều có thể làm cho win 10 không vào được mạng.

Cách khắc phục Win 10 không vào được mạng hiệu quả

Sau đây, Admin sẽ cùng bạn tìm hiểu một vài thủ thuật đơn giản. Có thể giúp cho bạn khắc phục được tình trạng: win 10 không vào được wifi cũng như win 10 không nhận mạng dây.

Kiểm tra modem mạng

Để tránh trường hợp lỗi do modem mạng, bạn nên tiến hành kiểm tra modem đầu tiên. Thử tắt và bật lại modem mạng. Kiểm tra dây cáp kết nối, dây mạng… Sau khi kiểm tra xong, bạn có thể thử dùng máy tính khác để kiểm tra kết nối mạng. Nếu mạng vẫn hoạt động bình thường thì nguyên nhân sẽ bắt nguồn từ máy tính.

Kiểm tra máy tính

Nếu đã xác nhận rằng “thủ phạm” cài Win 10 xong không vào được mạng là do laptop. Bạn có thể thử những thủ thuật máy tính dưới đây để xử lý:

1: Cài đặt adaptor mạng

Nguyên nhân khiến máy tính không vào mạng được, có thể do lỗi ở adaptor. Do đó bạn nên gỡ và cài đặt lại. Cách thực hiện như sau:

B1: Nhấn tổ hợp phím windows + x.

B2: Nhấn chọn device manager.

B3: Nhấn chọn mũi tên mở rộng phần Network adapter trong device manager.

B4: Nhấn chuột phải vào adapter mà bạn đang dùng, chọn Uninstall và cuối cùng là chọn ok.

Sau khi gỡ thành công, người dùng chỉ cần khởi động lại máy tính. Win 10 sẽ tự động cài đặt lại driver này > nhấn ok là được.

2: Cập nhật driver mạng

Driver mạng bị lỗi thời cũng có thể làm cho máy tính không vào được mạng. Bạn hãy truy cập trang web của nhà sản xuất network adapter, để kiểm tra và tải xuống phiên bản mới nhất. Sau khi tải thì bạn tiến hành cài đặt và thử kết nối lại mạng nhé. Đây là giải pháp đơn giản giúp bạn xử lý tình trạng cài Win 10 xong không vào được mạng nhanh chóng.

3: Tắt ipv6

Việc máy tính không kết nối được mạng, có thể do bắt nguồn từ cấu hình sao trong cài đặt giao thức mạng ip. Để khắc phục, bạn có thể tắt ipv6 theo các bước sau.

B1: Truy cập Open Network and Sharing Center, bằng cách nhấp chuột phải vào biểu tượng mạng ở góc phải bên dưới màn hình.

B2: Tìm Change adapter options và nhấn chọn vào kết nối mà bạn đang dùng.

B3: Nhấn chuột phải và chọn Properties.

B4: Tìm đến giao thức ipv6 và bỏ chọn dấu tích.

B5: Nhấn chọn ok và khởi động lại máy tính.

4: Tắt mở lại Wireless Adapter

Một trong những cách để khắc phục máy tính không nhận mạng một cách nhanh chóng, là tắt mà mở lại Wireless Adapter.

B1: Truy cập Open Network and Sharing.

B2: Nhấn chọn Change adapter options.

B3: Nhấn chuột phải chọn vào mạng mà bạn đang dùng, và chọn disable để tắt.

B4: Tiếp tục nhấn chuột phải và chọn enable để kích hoạt lại.

5: Vệ sinh cáp kết nối giữa máy tính và modem mạng

Cáp kết nối bẩn hoặc có dị vật bám vào sẽ làm cho Win 10 không nhân mạng dây. Chính vì thể bạn nên vệ sinh đầu cáp kết nối trước khi kết nối với máy tính. Bạn có thể sử dụng bàn chải để vệ sinh đầu cáp nha!

Hy vọng những thủ thuật trên sẽ giúp bạn xử lý lỗi cài Win 10 xong không vào được mạng. Chúc mọi người thực hiện thành công!

Ổ HDD hiện tại đang là ổ cứng phổ biến nhất trên các máy tính, nó có ưu điểm lớn nhất là dung lượng ổ cứng lớn, độ bền cao thích hợp để lưu trữ thông trong thời gian dài. Thật không may, khi bạn cài đặt hệ điều hành trên ổ cứng báo lỗi không thể cài đặt, vậy làm thế nào khắc phục tình trạng này?

Hướng dẫn Sửa lỗi không cài được Windows trên HDD

Máy tính rơi vào tình trạng này thường là do các nguyên nhân sau:

1. Dây cáp nối giữa HDD và Main bị lỗi, cũng có thể trường hợp dây cáp của ổ CD

Khắc phục: Nếu máy tính của bạn bị hỏng cáp, cách tốt nhất là bạn nên thay toàn bộ và vệ sinh lại các chân cắm.

2. Ổ HDD của bạn bị hỏng

Khắc phục: Tháo ổ cứng của mình sau đó lắp sang một máy khác, nếu nó vẫn gặp tình trạng tương tự bạn nên nghĩ tới việc sắm một chiếc ổ HDD mới cho máy tính của mình. Còn nếu ổ cứng hoạt động bình thường bạn xem tiếp trường hợp dưới đây

3. Máy bạn bị lỗi RAM

Thông thường RAM lỗi thì máy vẫn khởi động bình thường, chỉ khi RAM “chết” thì BIOS mới không nhận

Khắc phục: Trường hợp nghi ngờ này tốt nhất bạn nên kiểm tra RAM. Bạn dùng đĩa Hiren BootCD, chọn phần Testing tools..., sau đó tiến hành kiểm tra tất cả thanh RAM trên máy tính. Phát hiện ra thanh nào bị lỗi bạn nên gỡ nó ra, để máy hoạt động bình thường.

4. Ngoài các trường hợp trên còn một trường hợp chỉ xuất hiện ở máy tính cài hệ điều hành 64 bit. Ổ cứng của bạn đang ở định dạng UEFI-GPT với ưu điểm là tốc độ cao. Đây là chuẩn định dạng ổ cứng mới nhưng vẫn chưa thông dụng và bạn có thể gặp lỗi khi cài Windows.

Khắc phục: Bạn cần phải chuyển đổi định dạng ổ cứng về Legacy-MBR thì có thể cài Windows tùy ý.

Trên đây là các cách khắc phục tình trạng ổ HDD không thể cài được Windows. Tùy theo từng tình trạng máy tính của mình mà bạn có phương án giải quyết phù hợp để sửa lỗi này.

Nguồn ảnh: Internet


Khi cài Windows trên máy tính, ổ cứng HDD của bạn lại báo lỗi không thể cài được. Đây thực sự là một vấn đề lớn vì máy tính không thể cài được hệ điều hành đồng nghĩa với việc bạn không thể làm gì được cả. Bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục lỗi không cài được Windows trên ổ HDD.

Cách cắt Bad ổ cứng với MHDD trong đĩa Hiren's Boot, thủ thuật cắt Bad ổ cứng Cách ghost Windows XP bằng đĩa Hiren Boot's CD Tích hợp Hiren's BootCD vào HDD Cách tạo USB boot bằng Hiren's Boot, ghost Win 10, 8.1, 7 Quên mật khẩu windows 10, phá đăng nhập windows 10 bằng hirens boot Thêm bộ cài win 7 vào bản hiren's boot 15.2

Lỗi cài đặt Windows [lỗi cài win] diễn ra tương đối phổ biến, nó khiến quá trình cài win bị thất bại. Có rất nhiều nguyên nhân gây là lỗi cài Win và lỗi này xảy ra với cả Windows 10/8.1/8/7. Bài viết này là nơi tổng hợp các lỗi cài đặt windows thường gặp và cách khắc phục mới nhất 2018.

Để tránh lỗi cài win phổ biến như: lỗi không nhận ổ cứng, lỗi do thiếu driver usb 3.0. Các bạn nên cài đặt Windows UEFI và Legacy chuẩn theo cách này. Trước khi tạo usb cài win bạn cần kiểm tra file ISO Win xem có bị lỗi hay không.

Chúng tôi có dịch vụ cài đặt Windows + Office, sửa lỗi máy tính, cứu dữ liệu tại nhà hay qua teamviewer. Nếu có nhu cầu mời các bạn liên hệ tới 0949.848.830 hoặc nhắn tin tới Fanpage

Lỗi cài Win khi không nhận ổ cứng

Mô tả lỗi

Bạn sẽ không thấy danh sách ổ cứng và phân vùng để lựa chọn. Lỗi này thường xảy ra khi cài đặt Windows 7 hoặc máy lắp ổ cứng chuẩn NVME. Nguyên nhân là windows 7 ra đời khá lâu, trong khi một số máy mới cần driver SATA mới hơn.

Lỗi này hiện tại cũng hay gặp với Laptop Intel Gen 11. Xem cách khắc phục tại đây.

Cách khắc phục

Cách khắc phục lỗi này khá đơn giản, bạn cần chuẩn bị driver SATA dạng *.inf và copy vào USB hoặc ổ cứng cài windows. Driver SATA bạn có thể tải từ trang chủ Intel: Driver SATA Intel [Bạn nên tử driver phiên bản 14.8 trước]. Driver tải về cho bản Windows 32 bit là f6flpy-x86.zipf6flpy-x64.zip cho windows 64 bit. Khi download về bạn giải nén ra và copy vào thư mục gốc của USB.

Chọn Load driver, tiếp theo chọn tất cả các driver có trong list. Bạn nhớ tích chọn ở mục Hide driver… rồi bấm Next. Khi ổ cứng hiện ra thì tiến hành cài đặt bình thường. Trong trường hợp vẫn không hiện ổ cứng, bạn thử driver SATA phiên bản mới hơn 14.8.

Ngoài ra, còn cách nữa để khắc phục lỗi không nhận ổ cứng khi cài Win. Đó là cài đặt windows từ Mini Windows theo bài này sẽ không bị lỗi như trên.

Lỗi cài đặt Windows do thiếu driver USB 3.0 [A required CD/DVD drive device driver is mising]

Đọc thêm

Mô tả lỗi

Thông báo lỗi Load Driver với nội dung: A required CD/DVD drive device driver is missing. If you have a driver floppy disk, CD, DVD or USB flash driver, please insert it now. Lỗi này xảy ra khi cài đặt windows 7 trên các mainboard đời mới [như Skylake] chẳng hạn. Bộ cài Windows 7 của Microsoft lại không có driver USB 3.0. Nên khi gặp các mainboard đời mới mà chỉ có cổng USB 3.0 bạn sẽ gặp lỗi ở hình dưới.

Cách khắc phục

Có 3 cách để giải quyết vấn đề cài Win 7 trên máy tính có cổng usb 3.0

  • Lỗi sẽ xuất hiện khi bạn dùng công cụ tạo usb boot cài đặt windows từ file ISO [Rufus, Windows creation tools…]. Nếu máy tính có cổng usb 2.0 thì hãy cắm lại usb của bạn lại vào đó và tiếp tục cài.
  • Nếu máy tính không có cổng USB 3.0 thì nên cài win chuẩn bằng mini windows. Sau đó tải driver usb 3.0 về và giải nén được folder Driver_USB_3.0. Chọn Browse, dẫn đến thư mục 32 hay 64 [tùy vào Win 32 bit hay 64 bit bạn cài] trong folder Driver_USB_3.0.

    Tải driver USB 3.0: Driver USB 3.0 [dùng 7zip giải nén với password: anh-dv.com]
  • Dùng bộ cài bộ cài Windows 7 đã được tích hợp sẵn USB 3.0 và SATA: Windows 7 SP1 USB 3.0

Lỗi cài đặt Windows The Selected disk is of the GPT, MBR Parttion style

Mô tả lỗi

Bảng thông báo lỗi với nội dung: Windows cannot be installed to this disk. The selected disk is of the GPT [ hoặc MBR] partition style.

Cách khắc phục

Lỗi cài đặt windows này xảy ra khi windows đang ở chế độ UEFI [ổ cứng là GPT], nhưng bạn lại boot usb cài windows ở chế độ Legacy. Cách khắc phục lỗi này là khởi động lại máy tính và booot USB hay DVD dưới dạng UEFI. Nếu muốn cài đặt windows Legacy, bạn cần chuyển ổ cứng sang dạng MBR. Phần mềm chuyển có thể sử dụng Partition Wizard. Quá trình chuyển đổi sẽ không mất dữ liệu và diễn ra rất nhanh chóng.

Một dạng khác của lỗi này là MBR partition style, bạn đang sử dụng Windows Legacy nhưng lại boot UEFI để cài đặt Windows. Khắc phục lỗi này là boot Legacy và cài đặt lại. Hoặc chuyển ổ cứng về GPT để cài windows UEFI

Lỗi không thể Next khi cài đặt windows

Trước tiên, bạn chọn Show details ở cuối để xem chi tiết lỗi không Next được. Nếu là lỗi liên quan MBR, GPT partiton style thì bạn xem cách sửa lỗi ở mục 3 bên trên. Nếu đang để file iso cài win trên USB, hãy copy vào ổ cứng trước khi Mount xem có khắc phục được lỗi không. Sau đó chạy lại file Setup.exe để cài đặt win.

Lỗi này phần lớn do các phân vùng khởi động của windows cũ còn. Cách giải quyết là xóa hết các phân vùng của windows cũ. Thường bạn sẽ có các phần vùng sau: Recovery, System, MSR [với win UEFI], ổ C và các ổ dữ liệu còn lại.

Chọn lần lượt các phân vùng Win cũ cần xóa ở trên và bấm delete để xóa [chọn OK]. Cuối cùng còn lại các ổ chứa dữ liệu và phân vùng Unallocated.

Chọn phân vùng Unallocated và bấm Next.

Nếu vẫn không Next được, rút usb ra và nhấn nút “X” màu đỏ để đóng cửa sổ cài đặt. Chọn OK khi được hỏi, khi quay về màn hình cài đặt chính thì bấm Install now. Một thông báo lỗi giống như lỗi thiếu driver usb 3.0 ở trên xuất hiện. Bạn chọn Ok và thoát cửa sổ cài đặt lần nữa. Cắm lại USB và chọn Install Now lại.

Nếu tìm mọi cách mà không giải quyết được lỗi không next khi cài windows. Bạn có thể sử dụng WinNTsetup để cài Win, nhớ Set Active và nạp lại MBR, PBR cho ổ cứng trước khi khởi động lại máy tính.

Tham khảo

Lỗi cài đặt Windows với Error code 0x80070570

Trước tiên hãy kiểm tra bộ cài Win xem có bị lỗi hay không. Nếu không lỗi bộ cài, thì mã lỗi 0x80070570 xảy ra do RAM bị lỗi. Kiểm tra RAM bằng phần mềm Memstest có trong Anhdv Boot. Hoặc tháo lần lượt từng thanh RAM ra kiểm tra, nếu RAM không lỗi thì kiểm tra tiếp ổ cứng.

Đọc thêm: Kiểm tra lỗi RAM máy tính.

Lỗi cài Win với mã Error code 0x80070057

Nếu gặp lỗi cài đặt Windows với mã 0x80070057, thì cần kiểm tra bộ cài xem có lỗi không. Trong trường hợp bộ cài Win không lỗi, hãy xóa hết các phân vùng Win cũ như hướng dẫn ở mục 4.

Khi chỉ còn lại phân vùng Unallocated và các ổ chứa dữ liệu của bạn. Chọn phân vùng Unallocated rồi bấm New > Apply. Phân vùng Unallocated sẽ được chia ra thành các phân vùng giống như lúc chưa xóa. Chọn phân vùng có dung lượng lớn nhất vừa tạo rồi bấm Format. Sau khi Format xong thì chọn phân vùng đó và bấm Next.

Lỗi cài Win không thể xóa phân vùng windows cũ

Lỗi cài đặt windows này xảy ra khi bạn đã cài Win. Nhưng vì lý do nào đó quá trình cài đặt bị dừng. Để khắc phục, bạn cần khởi động lại máy tính và thực hiện lại. Nếu Windows Setup không cho xóa các phân vùng, có thể dùng parititon wizard để làm việc này.

Lỗi cài đặt Windows với mã 0x80300024

Nếu máy tính bạn có ổ cứng khác thì thử tháo ổ cứng đó ra trước khi cài Win. Ngoài ra khi cài các bản Win 10 mới hơn [như Win 10 1709 chẳng hạn] gặp lỗi không cài được Windows [0x80300024]. Hoặc khi có gắng cài Windows 7 UEFI mà gặp hiện tượng treo máy không vào được Win. Thì hãy nghĩ ngay đến việc cập nhật bản BIOS mới hơn cho máy tính nhé.

Đọc thêm: Cập nhật BIOS an toàn, đúng cách

Lỗi chỉ cài được Windows 10 Home Single Language

Thực ra, đây không phải là lỗi mà chỉ do máy bạn đã có sẵn bản quyền Windows 10 Home Single Language. Nên khi cài lại Windows, bạn sẽ không có lựa chọn chọn phiên bản Windows. Cách giải quyết vấn đề này là sử dụng phần mềm WinNTSetup trên Anhdv Boot để cài đặt Windows.

Tham khảo bài viết: Cài đặt Win bằng WinNTSetup theo cả 2 chuẩn UEFI và Legacy

Lỗi treo logo khi cài Windows 7 UEFI trên máy tính đời mới

Khi cài đặt Windows 7 UEFI trên một số dòng máy tính đời mới thì máy tính bị treo logo. Cách khắc phục lỗi: Vào bios và tìm ở mục boot xem có tùy chọn Enable Legacy CMS không thì bật lên. Khởi động lại máy và kiểm tra xem lỗi treo logo hết chưa. Nếu vẫn bị lỗi thì là do máy tính bạn không hỗ trợ Windows 7 UEFI. Bạn cần chuyển ổ cứng về MBR, thiết lập BIOS về Legacy và cài lại Windows 7.

Kết luận

Trên đây là hướng dẫn sửa lỗi cài đặt windows hay gặp nhất. Nếu bạn gặp phải bất cứ khó khăn nào, hay có vấn đề gì chưa hiểu thì vui lòng gửi bình luận bên dưới bài viết này để được giúp. Các bạn cũng đừng quên Like Fanpage để theo dõi những bài viết mới nhất.

Video liên quan

Chủ Đề