Tại sao có bầu ko được nằm võng

Tư thế nằm ngủ rất quan trọng đối với các mẹ bầu cũng như thai nhi. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, trong thời gian mang thai, nhất là giai đoạn càng về cuối thai kỳ, mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái để giảm áp lực lên vùng chậu, đồng thời giúp máu lưu thông đến thai tốt hơn.

Tuy nhiên, tư thế nằm nghiêng này không phải mẹ bầu nào cũng nằm được, có người sẽ cảm thấy khó ngủ. Vì vậy, có nhiều bà bầu đã nằm võng để được thoải mái và dễ ngủ hơn.

Bà bầu có nên nằm võng hay không?

Chuyên gia nghên cứu về giấc ngủ Sophie Schwartz [ đại học Geneva – Thuỵ Sĩ] cho biết giấc ngủ của con người sẽ thay đổi khi người ta dùng võng đung đưa khi nằm ngủ. Theo dõi các điện não đồ của các tình nguyện viên nằm võng, chuyên gia nhận ra rằng giấc ngủ của họ đến nhanh hơn, chất lượng giấc ngư cũng được cải thiện đáng kể, trí nhớ tăng lên trông thấy. Nghiên cứu này mở ra một ứng dụng mới đầy hy vọng cho việc cải thiện chứng mất ngủ của cuộc sống hiện đại.

Quả thật nằm võng sẽ giúp bà bầu có thể đi nhanh vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Nhưng những cơn đung đưa có thể khiến bà bầu gặp một số vấn đề về sức khỏe sau:

- Ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Chúng ta để ý thấy tư thế nằm trên võng thường là đầu và chân cao, phần thân dưới thấp và hơi gập khiến cho tim, phổi và nhiều bộ phận trong cơ thể bà bầu bị chèn ép từ đó gây khó thở, nhồi máu cơ tim. Việc đầu ở phía trên cao còn gây ảnh hưởng đến lưu thông máu, để đẩy máu lên não thì quá trình bơm, đẩy máu của tim cần hoạt động mạnh hơn, có tác động không tốt lên toàn bộ tim mạch.

- Ảnh hưởng đến cột sống

Nghiên cứu ở các bệnh nhân có thói quen nằm võng cho thấy họ đều bị bệnh liên quan đến xương sống, điển hình là việc bị thoát vị đĩa đệm. Khi người càng lớn tuổi hoặc phụ nữ đang mang thai, canxi không đủ cung cấp cho hệ xương dẫn tới bị giòn và dễ gãy hơn, những mảnh xương vỡ đâm vào dây thần kinh cột sống gây đau đớn. Mặt khác các gai cột sống xuất hiện khi nằm võng là nguyên nhân gây ra các tổn thương lớn như bị đau dây thần kinh cổ, vai, gáy, đau lưng, bị tê liệt tứ chi.

- Chèn ép lên thai nhi

Để có một tư thế thoải mái giúp bà bầu và thai nhi luôn mạnh khỏe, võng không thể là giải pháp tối ưu vì nằm võng bà bầu không thể lật mình, không thể điều chỉnh cơ thể khi mỏi, tê chân tay. Nhất là việc nằm nghiêng trên võng sẽ chèn ép lên bào thai, gây sự khó chịu hay bức bối ở thai nhi.

- Tăng nguy cơ bị ngã

Với bà bầu, việc bụng có chu vi ngày càng lớn, cồng kềnh, di chuyển thường khó khăn hơn, trong quá trình đứng lên, ngồi xuống võng dễ bị ngã. Do đó, các mẹ không nên nằm võng trong thời gian mang thai.

Vậy bà bầu nên nằm ngủ ở tư thế nào là chuẩn?

Từ những điều trên thì thực sự bà bầu không nên nằm võng, nhất là khi đã đến 3 tháng cuối thai kỳ. Tốt nhất là các mẹ nên nằm ở những nơi có không gian thoải mái và bằng phẳng như giường và nệm. Ngoài ra, những tư thế sau đây sẽ giúp mẹ bầu được điều chỉnh giấc ngủ dễ dàng hơn qua từng giai đoạn thai kỳ.

- Tư thế nằm chuẩn trong ba tháng đầu thai kỳ:

Lúc này, bụng mẹ không quá lớn. Mẹ có thể chọn cho mình tư thế ngủ quen thuộc nhất để có được sự thoải mái, thậm chí ở cả tư thế nằm ngửa cũng không đáng ngại. Mặc dầu vậy, cần hạn chế nằm ở tư thế sấp bởi nó không tốt cho sức khỏe của người bình thường, phương chi mẹ lại đang trong giai đoạn bầu bí.

- Tư thế nằm chuẩn trong ba tháng giữa thai kỳ

Mặc dầu vẫn chưa đến mức “bụng to vượt mặt” nhưng việc bảo vệ chiếc bụng lấp ló cũng là điều hết sức quan trọng. Từ lúc này, mẹ nên bắt đầu làm quen với tư thế nằm nghiêng để mang đến sự dễ chịu nhất. Nếu cảm thấy khó khăn ở thời điểm ban đầu, mẹ có thể dùng một chiếc gối mềm để kê chân cao lên.

- Tư thế nằm chuẩn trong ba tháng cuối thai kỳ


 

Do lúc này tử cung của mẹ đã bắt đầu xoay theo hướng phải nên các chuyên gia khuyên mẹ nghiêng về phía trái trong lúc ngủ nhằm tránh những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Mẹ có thể chọn mua cho mình những chiếc gối ngủ chuyên dụng để lúc nào cũng có được tư thế nằm an toàn nhất cho con. Điều quan trọng cần nhớ là tránh nằm co người khiến em bé trong bụng chịu áp lực.

Bí quyết giúp mẹ bầu đi sâu vào giấc ngủ

Mặc dù không nên nằm võng trong thời gian mang thai, các mẹ vẫn có thể tham khảo một vài biện pháp an toàn giúp mình đi vào giấc ngủ nhanh hơn như sau:

- Nghe nhạc, đọc sách: Dành một khoảng thời gian trước khi lên giường ngủ để nghe các bản nhạc nhẹ nhàng hoặc đọc các thể loại sách yêu thích.

- Dinh dưỡng: Nên ăn uống đúng giờ, không ăn bữa tối quá trễ. Bổ sung các thức ăn chứa nhiều vitamin nhóm B như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, cá. Các món ăn cay, chua, chiên xào nhiều dầu mỡ không được khuyến khích trong thai kỳ. Hạn chế sử dụng thức uống chứa caffeine như trà, café. Một ly sữa ấm sẽ giữ cho mẹ bầu không cảm thấy đói và ngủ ngon suốt đêm.

- Không gian ngủ: Giường ngủ cần rộng rãi, thoải mái. Phòng ngủ tối, yên tĩnh và mát mẻ thì mẹ bầu mới có thể ngủ ngon.

- Tạo giờ giấc thức – ngủ đồng bộ: Đi ngủ và thức dậy vào những giờ cố định và duy trì khung giờ này hàng ngày. Dần dần, cơ thể sẽ quen với những thời điểm đó, việc đi vào giấc ngủ trở nên dễ dàng hơn.

- Massage: Massage vùng lưng và chân giúp bà bầu giảm cảm giác đau mỏi và tê, hãy nhờ ông xã massage giúp vợ dễ ngủ.

- Tập thể dục hàng ngày: Tuy việc này sẽ ngày càng khó khăn vì cơ thể nặng nề nhưng bạn không thể bỏ qua nó. Cố gắng vận động với các bài tập phù hợp giúp giảm đau lưng và dễ ngủ.


 

Theo Thành viên diễn đàn lamchame.com tổng hợp

Trong giai đoạn thai kỳ, tư thế đi, đứng, nằm, ngồi của mẹ cũng rất quan trọng không kém so với các chế độ dinh dưỡng, tập luyện khi mang thai. Mẹ hay trăn trở liệu mang thai 3 tháng đầu có được nằm võng không và nằm võng như thế nào cho thoải mái mà không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé? Hãy cùng Góc của mẹ khám phá ngay nhé!

1. Mang thai 3 tháng đầu có được nằm võng không?

Mẹ mang thai 3 tháng đầu nằm võng đúng cách sẽ không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Mẹ phải đối mặt với nhiều lo lắng cho sức khỏe thai kỳ nên khó đi vào giấc ngủ ngon, vì thế, mẹ tìm đến giải pháp nằm võng để mang đến cảm giác dễ chịu, dễ ngủ hơn. Vì thế, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm nằm võng trong thời gian mang thai 3 tháng đầu, nhưng không nên nằm ngủ ở võng hoặc nằm võng quá thường xuyên

  • Nằm võng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ cho mẹ khỏi những lo lắng thường ngày. Những nhịp đung đưa của võng giúp mẹ dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ mà không cần các biện pháp can thiệp khác.
  • Theo các chuyên gia y tế, thời điểm tam cá nguyệt đầu tiên này bụng mẹ vẫn chưa lớn nên vẫn có thể nằm võng. Nếu điều này giúp mẹ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn, mẹ vẫn có thể nằm võng để nghỉ ngơi. Và mẹ bầu chỉ nên nằm võng tối đa khoảng 20-30 phút/ ngày

2. Cách nằm võng đúng cách cho mẹ bầu 3 tháng đầu

2.1. Nằm trong thời gian ngắn, tối đa 20-30p/ngày

Mang thai 3 tháng đầu nằm võng đúng cách sẽ giúp tinh thần của mẹ trở nên thoải mái hơn

Khi cảm thấy mệt mỏi, mẹ có thể nằm tựa lưng trên võng để mang lại cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên mẹ không nên nằm lâu, 20- 30 phút/ ngày là lý tưởng. Vì nếu nằm võng quá lâu, mẹ dễ bị tê chân hay khó khăn trong việc trở mình, gây cảm giác khó chịu.

2.2. Điều chỉnh độ cong của võng phù hợp: 

Đây là yếu tố nhiều mẹ vẫn lo ngại liệu mang thai 3 tháng đầu có được nằm võng không. Võng quá trũng sâu sẽ khiến trọng tâm của mẹ bị dồn vào bụng nhiều hơn, làm tăng thêm các nguy cơ gặp phải như suy hô hấp, chóng mặt… Do đó mẹ có thể điều chỉnh cho võng “thoải” hơn, tuy nhiên mẹ cũng cần chú ý đến độ cao của võng để hạn chế bị ngã.

2.3. Cẩn trọng quá trình lên xuống võng

Mẹ cần đảm bảo lên xuống võng từ tốn, tránh tình trạng vấp ngã

Đôi khi vì vội vàng đứng lên, nhiều mẹ bỉm sẽ bị mắc chân vào võng gây vấp té, rất nguy hiểm và việc giữ thai 3 tháng đầu không được đảm bảo. Điều này có thể lưu ý và khắc phục bằng cách đảm bảo mẹ đã kéo võng đủ để ngồi lên và hai chân chạm đất chắc chắn trước khi rời khỏi võng.

2.4. Chọn loại võng chắc chắn

Một chiếc võng chắc chắn, uy tín sẽ là yếu tố khiến mẹ cân nhắc kỹ để tránh tình trạng võng bị sụp hay rơi khỏi khung trong lúc nằm. Điều này là vô cùng nguy hiểm khi mẹ ở nhà một mình. Mẹ có thể tham khảo các loại võng xếp đến từ các thương hiệu uy tín lâu năm như Duy Lợi,Ban Mai, Duy Phương,…

3. Vì sao mang thai 3 tháng đầu không được nằm võng thường xuyên? Nằm võng thường xuyên gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và bé

3.1. Ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Khi nằm võng, cơ thể mẹ bầu thường sẽ bị bó hẹp trong tư thế đầu và chân nằm ở vị trí cao hơn, trong khi ngực và bụng lại bị ép xuống. Điều này khiến mẹ mang thai 3 tháng đầu nằm võng dễ bị rơi vào tình trạng khó thở, chóng mặt, lâu dần dẫn đến tình trạng suy hô hấp nguy hiểm.

Khi nằm võng, cơ thể mẹ bầu thường sẽ bị bó hẹp trong tư thế đầu và chân nằm ở vị trí cao hơn, hệ hô hấp dễ bị chèn ép

Bên cạnh đó, khi đầu nằm quá cao phía trên khiến việc lưu thông máu lên não gặp khó khăn, gây sức ép lên tim. Dẫn đến hậu quả tất yếu là thiếu máu, thiếu oxy lên não, không hề tốt cho sức khỏe mẹ bầu.

3.2. Ảnh hưởng đến cột sống

Một số chuyên gia nhận định rằng bệnh nhân có thói quen nằm võng cho thấy họ đều bị bệnh liên quan đến xương sống, điển hình là việc thoát vị đĩa đệm. Vì khi nằm võng thường xuyên sẽ tăng nguy cơ xuất hiện gai xương cột sống, đau dây thần kinh cổ, vai, gáy, đau lưng…

Nằm võng không đúng cách sẽ khiến mẹ dễ đau lưng, thoát vị đĩa đệm

Đặc biệt với câu hỏi mẹ mang thai 3 tháng đầu có nằm được võng không và ảnh hưởng thế nào đến cột sống mẹ bầu? Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu nằm võng lâu hơn 30 phút thì sẽ xuất hiện tình trạng đau lưng, ảnh hưởng đến cột sống càng rõ ràng hơn, vì thế mẹ bầu nên tránh nằm thường xuyên.

3.3. Chèn ép lên thai nhi

Mẹ bầu luôn cần một tư thế ngủ thật thoải mái để cả mẹ và em bé trong bụng luôn khỏe mạnh. Nếu nằm võng khi mang thai 3 tháng đầu, cơ thể sẽ bị gò bó, khó khăn trở mình, thay đổi tư thế mỗi khi cảm thấy không thoải mái, tay chân nhức mỏi… Thậm chí nếu mẹ bầu nằm võng tư thế gập người, lại nằm nghiêng sẽ chèn ép lên thai nhi, gây ra sự khó chịu hay bức bối cho bé con trong bụng.

3.4. Tăng nguy cơ bị ngã

Sẽ rất nguy hiểm cho mẹ và bé nếu chẳng may vấp ngã

Bụng của mẹ bầu ngày một lớn, di chuyển, đi lại cũng vì thế mà khó khăn hơn. Do đó, mẹ bầu không nên nằm võng thường xuyên bởi rất có thể mẹ không may bị té ngã mỗi khi đứng lên, ngồi xuống võng. Điều này nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Ngoài việc nghiên cứu kỹ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của mẹ thì trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nhiều bố mẹ cũng đã suy nghĩ đến việc chọn một chiếc tên ở nhà đáng yêu cho bé gái hay tên ở nhà cho bé trai không đụng hàng.

Bất kể là đặt tên theo ngũ hành, tên ở nhà hay tên tiếng Anh, lựa chọn từ sớm sẽ giúp bố mẹ có nhiều thời gian chọn cho bé yêu nhà mình cái tên ưng ý nhất.

4. Cách giúp mẹ bầu dễ đi vào giấc ngủ

  • Chọn tư thế ngủ phù hợp và thoải mái nhất: Trong giai đoạn 3 tháng đầu khi bé còn nhỏ, lực tác động vào cơ thể cũng chưa lớn nên mẹ bầu có thể tự do lựa chọn tư thế nằm sao cho thoải mái nhất. Tuy nhiên, mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu nằm võng vẫn nên tránh tư thế nằm sấp, nằm đè lên gối để ngủ vì sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới em bé.
  • Thường xuyên vận động nhẹ nhàng thoải mái: Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền sẽ giúp xương khớp của mẹ được thư giãn, tăng độ dẻo dai và khả năng lưu thông máu trong cơ thể. Điều đó sẽ giúp mẹ bầu 3 tháng đầu nằm võng dễ ngủ, có chất lượng giấc ngủ tốt hơn và cải thiện cả tình trạng ốm nghén.
  • Bổ sung đủ dinh dưỡng: Chất lượng giấc ngủ cũng bị phụ thuộc rất nhiều từ chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Mẹ nên bổ sung đủ các nhóm chất vào mỗi bữa ăn, uống đủ nước và không ăn quá trễ.
  • Massage, ngâm chân với nước ấm, sả chanh: Massage chân giúp bà bầu giảm cảm giác đau mỏi và tê. Bên cạnh đó kết hợp với ngâm chân nước ấm hoặc sả chanh vừa có thể thải độc tố, vừa làm giãn các mạch máu giúp khí huyết lưu thông. Mẹ nhất định sẽ cảm thấy dễ chịu và sẵn sàng bước vào giấc ngủ và không còn phải phân vân việc mang thai 3 tháng đầu có được nằm võng không nữa
Chất lượng giấc ngủ của mẹ còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau
  • Thiết lập khung giờ ngủ và thức: Mẹ nên thiết lập khung giờ  đi ngủ và thức dậy để tránh rối loạn đồng hồ sinh học. Từ dó, có được tinh thần sảng khoái, đây sức sống hơn.
  • Tắt điện thoại, thiết bị điện tử: Các thiết bị này không chỉ hại cho mắt, đôi khi còn ảnh hưởng không tốt đến tư thế, làm đau cột sống của mẹ.
  • Nghe nhạc thư giãn: Mẹ nên dành một khoảng thời gian khoảng 30 phút trước khi lên giường ngủ để nghe các bản nhạc nhẹ nhàng hoặc đọc các thể loại sách yêu thích. Đây là một cách cải thiện tinh thần hiệu quả, giúp mẹ tạm thời quên đi những phiền muộn hoặc tránh những suy nghĩ căng thẳng.
  • Tư thế nằm đúng: Nằm nghiêng về bên trái là bí quyết cho giấc ngủ ngon và sâu giấc của mẹ. Tư thế nằm đúng sẽ giúp mẹ hạn chế các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Mẹ có thể xem thêm:

Mẹ nên làm gì để giữ thai 3 tháng đầu an toàn?

Mang thai 3 tháng đầu – Mẹ thông thái nhất định cần biết điều này!

Hy vọng qua những thông tin thú vị mà Góc của mẹ đã mang đến,mẹ đã giải đáp được nỗi lo ngại liệu mang thai 3 tháng đầu có nằm võng được không và nằm như thế nào để tốt cho sức khỏe mẹ và bé. Để xem thêm nhiều bài viết hay, mẹ đừng quên thường xuyên cập nhật tại Góc của mẹ nhé!

Đọc thêm:

Thai giáo 3 tháng đầu: 6 phương pháp giúp mẹ khỏe, bé thông minh!

Có thai 3 tháng đầu nằm ngủ như thế nào tốt nhất, mẹ ngủ ngon, bé khỏe mạnh!

Bầu 3 tháng đầu nên nằm tư thế nào tốt cho mẹ và thai nhi?

Mang thai 3 tháng đầu không nên làm gì? Cần tránh 10 điều dưới đây nhé!

Video liên quan

Chủ Đề