Tại sao có tục dựng cây nêu ngày tết

Bảo Trang [TH]   -   Thứ tư, 30/01/2019 09:30 [GMT+7]

Từ bao đời nay, trong số những phong tục tín ngưỡng của người Việt Nam ngày Tết Nguyên đán, việc dựng cây nêu trước nhà đã trở thành một nét đẹp đối với con người, dân tộc Việt.

Cổ tích Việt Nam có cả một câu chuyện hấp dẫn về “Sự tích cây nêu ngày Tết” và nhiều khảo dị. Chuyện kể rằng:

“Ngày xưa Quỷ chiếm toàn bộ đất nước, Người chỉ làm thuê, và nộp phần lớn lúa thu hoạch cho Quỷ. Quỷ ngày càng bóc lột Người quá tay, tuyệt đường sinh nhai của người nên Người cầu cứu Đức Phật giúp đỡ. Nhờ Phật dùng phép thuật để bóng chiếc áo cà sa che phủ toàn bộ đất đai khiến Quỷ mất đất phải chạy ra biển.

Vì mất đất sống nên Quỷ huy động quân vào cướp lại, nhưng vẫn bị thua. Trước khi đi, Quỷ xin Phật thương tình cho phép một năm được vào đất liền một ngày viếng thăm phần mộ của tổ tiên cha ông. Phật thương hại nên hứa cho.

Do đó, hàng năm, theo phong tục cứ vào dịp Tết Nguyên đán là những ngày Quỷ vào thăm đất liền thì người ta theo tục cũ trồng cây nêu để quỷ không bén mảng đến chỗ người cư ngụ.

Trên cây nêu có treo khánh đất, có tiếng động phát ra khi gió rung để nhắc nhở bọn quỷ nghe mà tránh. Trên ngọn cây nêu còn buộc một bó lá dứa hoặc cành đa... để cho quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía đông và rắc vôi bột xuống đất trước cửa ra vào những ngày Tết để cấm cửa Quỷ”.

Vì vậy, mỗi dịp Tết mọi nhà sẽ dựng cây nêu, trên cây nêu sẽ treo đèn lồng vào buổi tối để soi đường cho hương linh ông bà tổ tiên về đón tết cùng con cháu. Qua đó, nói lên ý nghĩa cao quý của dân tộc Việt – đó là tinh thần hiếu đạo, tưởng nhớ ông bà tổ tiên.

Ngoài việc dựng cây nêu thì dịp Tết, người Việt còn có truyền thống treo câu đối. Trong dân gian, câu đối đã có hàng nghìn năm lịch sử.

 

Ngày xưa, vào mỗi dịp Tết đến, xuân về, hầu như mọi nhà, dù giàu hay nghèo cũng đều treo một đôi câu đối đỏ trước bàn thờ tổ tiên, hay nơi cột nhà, cổng ngõ.

Ngoài chức năng trang trí, câu đối còn nói lên mong ước của gia chủ về một năm mới bình an, thịnh vượng, phát tài. Đây là một phong tục đẹp, một nghi lễ độc đáo và không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Với bài viết trên đây hi vọng sẽ cho các bạn cái nhìn đầy đủ hơn về tục trồng cây nêu và treo cây đối vào ngày tết.

Cây nêu ngày Tết

[ĐCSVN] – Dựng cây nêu ngày Tết là một phong tục lâu đời của người Việt Nam. Không giống như tục đánh chuông, đi chùa đầu năm thường thấy ở người Nhật hay tục lệ lì xì ngày Tết của người Trung Quốc, tục lệ trồng nêu của người Việt mang những ý nghĩa sâu xa không kém phần đặc sắc và lý thú.

Theo tài liệu văn hóa dân gian, cây nêu ngày Tết mang triết lý âm dương, qua hai chữ Càn [Trời] và Khôn [Đất] nằm trong hình ảnh cái nón và cây gậy của Chử Đồng Tử và Tiên Dung. Nó bao hàm sự thống nhất và tương trợ giữa Âm và Dương hay sự không tách rời giữa Động và Tĩnh… cây nêu còn gắn với truyền thuyết dân gian ngăn ngừa không cho quỷ ở biển Đông vào đất liền, bén mảng tới nơi con người cư trú làm ăn, sinh sống. Theo thời gian, từng địa phương phong tục, tập quán ở mỗi dân tộc, ý nghĩa của trồng cây nêu ngày Tết trải rộng hơn, đa dạng hơn.

Thời gian dựng cây nêu cũng khác, người Kinh dựng nêu vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, để ngăn ngừa ma quỷ tới quấy rầy gia chủ trong những ngày ông Công - ông Táo lên chầu trời. Một số dân tộc khác như Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc như: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Lào Cai, Yên Bái lại trồng cây nêu vào chiều 30 tháng Chạp âm lịch. Người Mông dựng cây nêu trong lễ hội Gầu tào từ ngày 3 đến ngày 5 tháng Giêng âm lịch, ngày 7/1 âm lịch là ngày hạ nêu, đồng bào dân tộc Sán Dìu dựng cây nêu trong lễ Cầu mùa. Ngoài ra cây ném trong hội lồng tồng, cây pồn pông của người Mường, cây đâm trâu của người dân tộc ở Tây Nguyên đều là những hình thức biểu hiện của cây nêu.

Trong triều đại quân chủ ở Việt Nam, tục dựng cây nêu đã đưa vào Hoàng cung và sử dụng như một phong tục, điển chế của triều đình. Theo các tài liệu Châu bản triều Nguyễn về Tết Nguyên đán trong Hoàng cung triều Nguyễn, trong suốt 143 năm tồn tại, tục lệ dựng cây nêu được duy trì hằng năm. Theo đó, trong ngày 30 Tết, Hoàng cung diễn ra các nghi lễ thiêng liêng, với ý nghĩa tống tiễn điều xấu năm cũ, đón điều tốt đẹp của năm mới. Lễ xong triều đình làm lễ Thượng tiêu [dựng cây nêu], ngọn nêu treo ấn, tín, văn phòng tư bảo hình tượng việc phong ấn để triều đình nghỉ ngơi. Khi thấy trong Hoàng cung dựng cây nêu người dân cũng theo đó dựng nêu, đón Tết. Lễ Hạ tiêu diễn ra vào ngày mồng 7 tháng Giêng, khi tổ chức Thượng tiêu và Hạ tiêu có đại nhạc, tiểu nhạc và các nghi thức trang trọng khác.

Dựng cây nêu là phong tục truyền thống lâu đời, ý nghĩa đối với nhiều dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, cây nêu không chỉ thể hiện ý nghĩa “tống cựu, nghinh tân”, biểu tượng tâm linh mà còn chuyển tải những ý nghĩa nhân sinh tốt đẹp
Những năm gần đây, tại một số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn hóa của Hà Nội tổ chức tục lệ Thượng nêu để giới thiệu những nét đẹp văn hoá truyền thống trong phong vị đón Tết cổ truyền của người Việt
Trong lễ dựng nêu diễn ra các hoạt động văn hoá như biểu diễn văn nghệ dân gian tại khu phố cổ Hà Nội…
....hay biểu diễn viết thư pháp giúp cho tục lệ cổ truyền thêm đậm đà bản sắc dân tộc
Theo GS. Trần Lâm Biền - nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam: Người Việt coi cây nêu là trục vũ trụ, là cột nối giữa trời và đất. Cây nêu làm bằng tre vì tre có đốt, là bậc thang đi về của thần linh, mang sinh khí của trời chuyển xuống mặt đất giúp mặt đất phì nhiêu, hội tụ sinh khí giúp mùa màng tốt tươi.
Những vật treo trên cây nêu hướng về bảo vệ, tạo lập hạnh phúc cho con người. Ví như chiếc khánh đồng âm với khánh có nghĩa là phúc, đem lại hạnh phúc cho gia đình...
Trong những năm gần đây, tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội thường tái hiện phong tục dựng nêu, luôn thu hút đông đảo du khách và nhân dân Thủ đô tham dự
Không khí lễ thượng nêu linh thiêng, lưu dấu thời khắc tiễn năm cũ đón năm mới diễn ra với nhiều nghi thức truyền thống được tái hiện
Cây nêu dựng trước Hậu Lâu, Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội
Dựng nêu cũng là hoạt động được tổ chức đều đặn hàng năm tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô [Sơn Tây - Hà Nội], nhằm giới thiệu với du khách và nhân dân Thủ đô những phong tục lâu đời trong Tết Việt.
Với ý nghĩa tạo lập hạnh phúc với con người, tục lệ dựng cây nêu ngày Tết nhắc nhở mỗi người ý thức giữ gìn một phong tục lâu đời trong Tết Việt
Ngọn nêu vươn cao, mang theo ước vọng về một năm mới bình yên,hạnh phúc, thuận hòa tại “Ngôi nhà chung” của 54 dân tộc anh em

N.Phương

Video liên quan

Chủ Đề