Tại sao từ f1 thành f0

Ở cùng không gian kín tối thiểu 15 phút với F0 được xác định là F1

Tác giả PV

Thứ năm, 30/12/2021 12:51 0 Bình luận

[Mặt trận] - Theo quy định mới, người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 mét hoặc ở cùng không gian hẹp, kín tối thiểu 15 phút với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0 được xác định là F1.

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị toàn quốc về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Góp phần để Đồng bằng sông Cửu Long 'vươn lên' mạnh mẽ hơn nữa

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Trung ương Hội Luật gia Việt Nam

Ảnh: Zing.vn

Ngày 29/12, Bộ Y tế có công văn về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh Covid-19, ca bệnh nghi ngờ và trường hợp F1 [người tiếp xúc gần].

Theo đó, người dân được xác định là F1 nếu thuộc một trong số các trường hợp:

- Có tiếp xúc cơ thể trực tiếp [bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể…] với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.

- Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định [F0] khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0.

- Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 2 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.

- Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định [F0] khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0 mà không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân [PPE].

Thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định được tính từ 2 ngày trước khi khởi phát cho đến khi kết quả xét nghiệm âm tính hoặc giá trị CT≥30. Đối với ca bệnh xác định không có triệu chứng thì thời kỳ lây truyền được tính từ 2 ngày trước ngày được lấy mẫu có kết quả xét nghiệm dương tính.

Trước đây, Bộ Y tế quy định F1 là người có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian kín tại nơi lưu trú, làm việc, cùng phân xưởng, học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí…, cùng khoang trên phương tiện vận chuyển với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.

Nếu tiếp xúc với F0 có triệu chứng, một người chỉ trở thành F1 khi tiếp xúc trong vòng 3 ngày trước khi F0 khởi phát triệu chứng đến khi được cách ly y tế.

Nếu tiếp xúc với F0 không triệu chứng, F0 đã xác định được nguồn lây thì F1 là người tiếp xúc với F0 trong khoảng thời gian từ khi F0 tiếp xúc lần đầu với nguồn lây đến khi được cách ly. Nếu F0 chưa xác định được nguồn lây thì F1 là người tiếp xúc với F0 trong khoảng thời gian 14 ngày trước khi F0 được lấy mẫu xét nghiệm khẳng định dương tính cho đến khi F0 được cách ly.

Như vậy, theo quy định mới, nếu người dân có đeo khẩu trang và tiếp xúc với F0 trong không gian hẹp, kín tối thiếu 15 phút mới được coi là F1. Bên cạnh đó, cách tính thời kỳ lây truyền cũng được giảm xuống so với quy định cũ.

Nhóm người có mặt trên cùng phương tiện giao thông hoặc cùng địa điểm, sự kiện, nơi làm việc, lớp học… với ca bệnh xác định [F0] đang trong thời kỳ lây truyền được tính thuộc diện “có yếu tố dịch tễ” [không bao gồm F1]. Người ở, đến từ khu vực ổ dịch đang hoạt động cũng thuộc nhóm này.

Cũng trong công văn, Bộ Y tế nêu 4 trường hợp cụ thể để xác định một người là F0 [ca bệnh xác định]:

- Người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của virus [PCR].

- Người tiếp xúc gần [F1] và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2.

- Người có biểu hiện lâm sàng nghi mắc Covid-19 [ca bệnh nghi ngờ] và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2, có yếu tố dịch tễ [không bao gồm F1].

- Người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính 2 lần liên tiếp [xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1] với virus SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ [không bao gồm F1].

Sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên phải thuộc danh mục được Bộ Y tế cấp phép. Xét nghiệm nhanh kháng nguyên do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.

Ca bệnh giám sát [ca bệnh nghi ngờ] là một trong số các trường hợp sau: Người tiếp xúc gần [F1] và có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng: sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp.

Người có yếu tố dịch tễ [không bao gồm F1] và có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng như trên. Người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2 [trừ 3 trường hợp xác định F0].

PV

Tags

COVID-19

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị toàn quốc về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

23/04/2022

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Góp phần để Đồng bằng sông Cửu Long 'vươn lên' mạnh mẽ hơn nữa

22/04/2022

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Trung ương Hội Luật gia Việt Nam

22/04/2022

Cần cấp bách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác quy hoạch

22/04/2022

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh hôm 19/11 cho hay tỷ lệ F1 thành F0 hiện nay ở thành phố lên đến 13%, gấp đôi giai đoạn từ đầu dịch đến cuối tháng 10 [khoảng 7%]. Cụ thể, từ ngày 11/10 đến 17/11, Hà Nội ghi nhận 8.630 F1, trong đó có 1.134 trường hợp chuyển thành F0.

Nhận định về con số 13%, Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng [Bộ Y tế], cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho rằng tỷ lệ này cao so với trước đây do nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất, có khả năng nhà chức trách đánh giá F1 sát hơn nên số F1 dương tính nhiều hơn. Thứ hai, vấn đề phát hiện F0 chậm dẫn tới F1 bị lây nhiễm và trở thành F0 nhiều hơn. Thứ ba, cần xem xét khả năng F1 bị lây từ F0 ở cộng đồng hay khu cách ly tập trung khi mà khu cách ly bị quá tải. Cuối cùng là ý thức chủ quan của người dân, đặc biệt người đã tiêm vaccine Covid-19, không thực hiện tốt 5K dẫn đến tỷ lệ lây nhiễm tăng.

"Các giả thiết trên cần có đánh giá nghiên cứu cụ thể để tìm ra được nguyên nhân chính xác", chuyên gia cho hay.

Quảng cáo

PGS TS Nguyễn Việt Hùng [Phó Chủ tịch Hội kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội], nhìn nhận F1 bị lây từ F0 ở cộng đồng hoặc khu cách ly tập trung là nguyên nhân hàng đầu khiến tỷ lệ lây lan nhanh. Trong đó, chính là vấn đề quản lý tại các khu cách ly, dễ xảy ra lây nhiễm chéo. Ông nhận định thực tế này khó tránh khỏi, nhất là F1 chung một gia đình cách ly cùng nhau, việc quản lý chặt bên trong là điều rất khó.

Người dân đứng quét mã QR Code khai báo y tế tại cổng làng Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, sáng 18/11. Ảnh: Phạm Chiểu

Quảng cáo

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật [CDC] Hà Nội, từ ngày 4/11, số ca nhiễm tại thành phố liên tục ghi nhận hơn 100 ca một ngày, nhiều ngày ghi nhận hơn 200 đến gần 300 ca.

Thành phố Hà Nội đến nay đã tiêm trên 11,2 triệu mũi vaccine Covid-19, trong đó tiêm mũi một 6,1 triệu [đạt 93,5% dân số từ 18 tuổi trở lên và 70,3% tổng dân số]; tiêm mũi hai 5,1 triệu [đạt 79% dân số từ 18 tuổi trở lên và 59,4% tổng dân số]. Với dân số trên 50 tuổi, tỷ lệ tiêm mũi một là 82,4%, mũi hai 69,5%, theo lãnh đạo UBND thành phố trả lời hôm 19/11.

Theo ông Phu, nhà chức trách cần thống kê cụ thể về tỷ lệ người nhiễm sau tiêm vaccine và chưa tiêm, tỷ lệ triệu chứng nặng, tử vong... để có cách đáp ứng phù hợp.

Từ ngày 16/11, Hà Nội triển khai thí điểm cách ly F1 tại nhà. Ông Phu cho rằng đây là điều nên làm để giảm tải F1 tại các khu cách ly tập trung, từ đó giảm nguy cơ lây nhiễm chéo, đồng thời giúp F1 bị cách ly đỡ tốn kém, người cách ly không bị ảnh hưởng nặng nề về tâm lý. Nhiều hộ dân Hà Nội đủ điều kiện, đủ cơ sở vật chất để cách ly ở nhà. Hệ thống y tế cơ sở và chính quyền từ thôn, xóm, tổ dân phố đủ năng lực, có thể giám sát, theo dõi người cách ly.

Giải pháp cách ly F1 tại nhà cũng được Phó giáo sư Hùng đồng tình. Ông cho rằng xuất hiện ổ dịch, tỷ lệ F1 chuyển thành F0 tăng trong tình huống "sống chung với Covid-19" là điều đã được dự đoán. Cách ly F1 tại nhà với những trường hợp đủ điều kiện là giải pháp hiệu quả để giảm tỷ lệ F1 bị lây từ F0 ở cộng đồng hoặc khu cách ly tập trung, khi khu cách ly bị quá tải.

"Ý thức của người dân vẫn phải đặt trên hết", ông Phu nhấn mạnh trước bối cảnh Hà Nội ghi nhận nhiều ổ dịch phức tạp, số ca cộng đồng tăng cao. Ông khuyến cáo người dân "sống chung an toàn", thích ứng linh hoạt, luôn luôn thực hiện 5K để đảm bảo an toàn cho chính mình và cộng đồng.

Video liên quan

Chủ Đề