Tại sao dầu có dạng lỏng còn mỡ thì lại đặc

Cách phân biệt mỡ và dầu, mỡ và dầu dùng cái nào tốt hơn

18965 lượt xem

Mục lục

Đặc điểmSửa đổi

Mỡ động vật thành phần chính bao gồm các acid béo- là những hợp chất hữu cơ bao gồm carbon, hydro và oxy, không tan trong nước mà chỉ tan trong các dung môi hữu cơ như ether, benzen, mỡ động vật thì chứa khá nhiều axit béo no [bão hòa], cùng chứa nhiều vitamin A, D, chúng lại có khả năng tái tạo cholesterol trong máu [ngoại trừ mỡ cá thu, cá hồi và cá trích]. Một số chất béo của động vật chẳng hạn như mỡ ngỗng, có điểm khói cao hơn các loại mỡ động vật khác nhưng vẫn thấp hơn nhiều loại dầu thực vật như dầu ô liu hoặc bơ[1], mỡ động vật khó hấp thu hơn dầu thực vật.

Sử dụngSửa đổi

Muối Shortening

Mỡ động vật thường được tiêu thụ rộng rãi như một phần của chế độ ăn phương Tây ở dạng bán rắn của chúng như sữa, bơ, mỡ lợn, mỡ gia cầm [schmaltz] và dạng nhỏ giọt hoặc phổ biến hơn là chất độn trong các sản phẩm thịt, thức ăn cho vật nuôi và thức ăn nhanh[2], các loại dầu mỡ động vật phổ biến có thể kể đến như mỡ lợn, mỡ bò, mỡ cừu, mỡ gà, mỡ ngỗng, dầu nhuyễn thể, dầu hào [từ con hàu], dầu cá như dầu gan cá thu, dầu gan cá hồi. Nhiều chất béo và tinh dầu mỡ động vật được tiêu thụ trực tiếp hoặc gián tiếp như một thành phần trong các loại thực phẩm, cũng như việc chế biến, nấu nướng. Các loại dầu mỡ động phục vụ thường dùng để:

  • Mỡ động vật, kể cả dầu động được sử dụng trong các công thức nấu nướng như chiên, xào, rán tạo hương vị thơm ngon
  • Làm muối Shortening: Tạo ra một dạng kết cấu vụn, mịn như muối nhưng có vị ngọt mặt, béo, thường ăn kèm với mì tôm
  • Tăng độ kết cấu của nguyên liệu vì khi chiên, rán, mỡ động có thể giúp các thành phần khác ít dính vào nhau thành từng khối hơn, chúng tạo độ rời của từng miếng thức ăn khi chiên rán.
  • Tăng cái hương vị lên do đó, một số loại dầu mỡ động có thể được chọn để nêm vào để tạo ra hương vị đặc biệt, hoặc đánh thức các hương vị của nguyên liệu ví dụ như dầu hào.
  • Tăng hương vị tự nhiên của nguyên liệu- dầu mỡ động vật cũng có thể "hàm chứa" hương vị của các thành phần khác, vì nhiều hương liệu có trong các hóa chất hòa tan trong dầu.
  • Mỡ động vật có thể được làm nóng và dùng để nấu thức ăn. Dầu mỡ động vật thích hợp cho việc này này phải có Điểm bắt lửa cao.

Phân biệt dầu thực vật và mỡ động vật

Đăng bởi L QCường vào lúc 2019-11-28

Việc sử dụngdầu ănhay mỡ động vật với liều lượng hợp lý, phù hợp với từng lứa tuổi và giai đoạn của cơ thể đều mang lại những lợi ích nhất định cho sức khỏe người dùng. Tìm hiểu kỹ hơn về chúng để hiểu đúng và sử dụng đúng nhé.

1-Sự giống nhau giữa dầu thực vật và mỡ động vật

- Chúng đều được sử dụng trong các công thức nấu nướng như chiên, xào, rán…

- Chứa thành phần chính bao gồm các acid béo - là những hợp chất hữu cơ bao gồm carbon, hydro và oxy.

- Một sự thật rất ít ai biết là dầu và mỡ đều cung cấp năng lượng cho cơ thể và được ước tính rằng khoảng 1g [dầu hoặc mỡ] cung cấp đến 9 kilo calo.

2-Sự khác nhau giữa dầu thực vật và mỡ động vật

Về nguồn gốc:

- Dầu thực vật được chiết xuất từ các loại hạt và quả như đậu nành, dừa, oliu, hướng dương…

- Còn mỡ động vật lại được lấy từ gia súc, gia cầm và hải sản như heo, gà, bò, cá hồi…

Về thành phần:

- Dầu thực vật chứa nhiều axit béo chưa no [chưa bão hòa] vàvitamin E, K. Chúng không chứacholesterolxấu [ngoại trừ dầu dừa, dầu cọ và ca cao].

- Còn mỡ động vật thì lại chứa khá nhiều axit béo no [bão hòa], cùng chứa nhiềuvitamin A, D. Tuy nhiên chúng lại có khả năng tái tạo cholesterol trong máu [ngoại trừ mỡ cá thu, cá hồi và cá chích].

Về trạng thái vật lý:

- Ở điều kiện của nhiệt độ bình thường thì dầu thực vật luôn ở trạng thái lỏng.

- Còn mỡ động vật thì lại ở thể đông đặc ở nhiệt độ bình thường.

Khả năng hấp thụ đối với cơ thể:

- Dầu thực vật dễ bị oxy hóa ở đường ruột nên rất dễ hấp thu hơn mỡ động vật.

- Ngược lại thì mỡ động vật khó hấp thu hơn.

Lợi ích:

- Dầu thực vật có thể giúp bạn hạ cholesterol xấu [LDL] trong máu, chúng cũng tốt cho tim mạch, ngăn ngừa các bệnh cao huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, béo phì…

- Cũng được xem là chất béo có khả năng cung cấp năng lượng nên mỡ động vật cũng giúp cung cấp cholesterol tốt [HDL], đặc biệt là tế bào thần kinh, giúp làm bền thành mao mạch, phòng ngừa tốt tình trạng xuất huyết não, đột quỵ...

Tác hại:

- Trong quá trình chế biến và sử dụng dầu thực vật rất dễ bị oxy hóa ở nhiệt độ cao, chúng có thể sản sinh một lượng lớn các aldehyde. Đây là loại chất liên quan đến rất nhiều bệnh khác nhau.

- Ngược lại với dầu thực vật nếu sử dụng quá nhiều mỡ động vật chúng có thể làm tăng nhiều cholesterol xấu [LDL] trong máu dẫn đến một số bệnh như xơ vữa động mạch, tiểu đường, cao huyết áp, béo phì....

3-Nên sử dụng dầu thực vật hay mỡ động vật?

Mặc dù dầu thực vật [như dầu oliu] được quảng cáo là loại dầu tốt nhất để có thể tránh được các tình trạng bệnh xấu, nhưng thực tế đã chứng minh rằng mỡ động vật cũng không xấu như chúng ta thường nghĩ. Do vậynếu bạn có sức khỏe bình thường thì không cần kiêng cữ mỡ động vật quá.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạnchỉ nên sử dụng dầu thực vật để chế biến salad hoặc nấu những món ăn không cần nhiệt độ quá cao, còn nếu chiên rán thì nên sử dụng bơ hoặc mỡ động vật.

Nếu bạn là người đang ăn chay biết cách phối hợp khẩu phần ăn một cách hợp lý thì không cần mỡ động vật.

Nếu bạn đang mắc một trong số bệnh như béo phì, máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tiểu đường thì không nên dùng mỡ động vật. Tốt nhất nên sử dụng dầu thực vật kết hợp với chế độ ăn nhiều rau củ, quả...không nên ăn các đồ ăn chiên rán, bánh ngọt, thức ăn nhanh…

Việc lựa chọn dầu thực vật hay mỡ động vật còn tùy thuộc vào từng đối tượng. Mỗi chất béo đều tốt với cơ thể nếu biết sử dụng đúng cách. Hi vọng rằng bài viết này sẽ giải đáp được những thắc mắc của bạn.


Nguồn: Bachhoaxanh


Tags

  • dinh dưỡng
  • thực phẩm
  • mỡ động vật
  • dầu thực vật

Chia sẻ với bạn bè

Video liên quan

Chủ Đề