Tại sao dễ bị tê tay chân

Tê bì chân tay có nguyên nhân do những tổn thương của dây thần kinh, bắt đầu bằng triệu chứng tê, sau đó sẽ xuất hiện triệu chứng yếu liệt cơ. Khi bị tê bì, nên đi khám bệnh sớm để tránh những biến chứng thần kinh nặng nề, có thể dẩn đến yếu liệt cơ.

Tê nhức chân tay là triệu chứng rất phổ biến: tê nhức chân tay có khi là biểu hiện sinh lý bình thường và không cần điều trị, ví dụ cảm giác kiến bò châm chích khi đứng lâu, ngồi xổm, ngồi vắt chân lên nhau hay một số tư thế khiến máu khó lưu thông, chỉ cần thả lỏng ở tư thế thoải mái, xoa bóp nhẹ nhàng, đi lại xung quanh một vài phút sẽ hết tê.

Nhưng tê bì cũng có thể là triệu chứng báo động những bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến yếu liệt tứ chi và nguy cơ tử vong, cho nên người bệnh không nên chủ quan, chẳng hạn đi châm cứu, giác lễ, chờ đến khi bệnh nặng mới đi khám bệnh, mà cần phải được khám sớm về chuyên khoa thần kinh hay mạch máu để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh nhằm có những phương pháp điều trị thích hợp, tránh những biến chứng nặng về sau.

Tại sao dễ bị tê tay chân

Tê tay chân bệnh lý: dấu hiệu ban đầu là tê nhức, tê buốt các ngón tay, ngón chân, sau đó cảm giác tê lan dần đến cổ tay, cổ chân, lan dọc cánh tay, cẳng chân gây cử động khó khăn khi cầm nắm, đi lại… tê nhức chân tay có thể là hậu quả của các bệnh lý như thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa mỡ hoặc ngay cả của bệnh lý tai biến mạch máu não.

Vị trí tê có liên quan mật thiết vùng dây thần kinh chi phối:

Như tê ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa như trong hội chứng Ống cổ tay; tê các ngón út và áp út như trong tổn thương thần kinh Trụ, và người bệnh có thể có các triệu chứng khác kèm theo như đau cứng các khớp bàn tay trước đó trong bệnh lý thấp khớp, hoặc đau mỏi cổ gáy, vai trong chèn ép rể thần kinh cổ, tương tự tê bì có thể xuất hiện ở bàn chân, cẳng chân, mông đùi… trong các trường hợp chèn ép rễ thần kinh thắt lưng hay cũng có thể gặp trong các bệnh lý toàn thể như trong viêm đa dây thần kinh do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Tê bì cũng có thể xuất hiện ở những vùng cục bộ khác của cơ thể như ở đỉnh đầu, một bên đầu, ở ngực lưng hoặc ngay cả quanh bộ phận sinh dục… tóm lại tê bì có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào trên cơ thể tùy theo vị trí phân bố của các dây thần kinh và nguyên nhân gây bệnh.

Những yếu tố dễ gây ra tê bì chân tay:

Những người làm công việc dễ bị chấn thương, ngay cả những chấn thương nhỏ (vi chấn thương) lặp đi lặp lại có nguy cơ tê bì chân tay, chẳng hạn như:

– Những người làm việc văn phòng sử dụng máy vi tính liên tục trong môi trường lạnh (máy lạnh)

– Những người làm công việc khuân vác

– Những người phải chạy xe gắn máy liên tục nhiều giờ mỗi ngày

– Những người phải sử dụng cổ tay thường xuyên như buôn bán thịt cá phải chặt thịt, những người nội trợ…

– Cầm nắm những thiết bị rung nặng nề như cầm khoan cắt bê tông, lái máy cày…

Khi nào bệnh nhân được chỉ định Đo Điện cơ:

Bệnh nhân được chỉ định Đo Điện cơ trong những trường hợp sau

  1. Các rối loạn về cảm giác: Tê rần, có cảm giác kiến bò, giảm cảm giác đau, hay mất cảm giác ở các chi (như cánh tay, cẳng-bàn tay, đùi, cẳng chân, bàn chân, ngón chân)
  2. Các tổn thương gây đau: Đau vùng thắt lưng-hông, đau vùng cổ-vai-cánh tay, đau đa dây thần kinh, hay đau cơ
  3. Yếu liệt cơ đối xứng hay không đối xứng
  4. Teo cơ cục bộ ở các chi hay toàn thân
  5. Tổn thương thần kinh mặt/ mệt mỏi sụp mi

Tại sao dễ bị tê tay chân

Khám tê bì chân tay tại Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh

Các loại bệnh lý có thể gây ra tình trạng tê bì chân tay:

• Trong các bệnh lý về cơ xương khớp như thoái hóa cột sống cổ/ thắt lưng, thoát vị đĩa đệm; viêm các khớp, hoặc ống cổ tay.

• Những bệnh lý rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch…

• Những bệnh lý đa dây thần kinh như do tiểu đường, nghiện rượu, những bệnh lý nội khoa như nhiễm trùng hay nhiễm siêu vi, tổn thương thần kinh do thuốc (Isoniazide), thuốc trừ sâu; trong các bệnh lý về Gan, Thận.

• Trong các bệnh lý thần kinh trung ương như đột quỵ, thiếu máu não, bệnh lý tủy sống. 

Tóm lại triệu chứng tê bì có nhiều nguyên nhân, người bệnh nên đi khám sớm để có chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời (trong giai đoạn dây thần kinh chưa bị tổn thương và thoái hóa nặng và có thể phục hồi hoàn toàn).

Tiền tê Hậu bại

Bắt đầu bằng triệu chứng Tê, sau đó sẽ xuất hiện triệu chứng Yếu liệt, cho nên nếu chủ quan để bệnh tiến triển nặng và kéo dài, khi ấy dù có được điều trị tích cực thì cũng không hồi phục được hoặc hồi phục không hoàn toàn (do sợi thần kinh đã bị tổn thương)

Vậy khi có triệu chứng tê bì chân tay, chúng ta cần làm gì?

Hãy đến gặp Bác sỹ và những chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được phân bệnh, nhận được sự tư vấn điều trị từ bác sỹ thần kinh hoặc cơ xương khớp, được thăm khám tỉ mỉ và chỉ định đo điện thần kinh-cơ, để xác định cơ chế gây tê đau và tìm hiểu nguyên nhân chính xác để có phương cách điều trị triệt để tránh những di chứng yếu liệt nặng nề về sau. 

(theo BS Nội TK Huỳnh Văn Phụng

Bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh)

———————–
📥 Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết”
 Trên 2️⃣0️⃣ năm kinh nghiệm chữa trị đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe:
📞 Hotline 0️⃣2️⃣8️⃣.3️⃣8️⃣6️⃣3️⃣.2️⃣5️⃣5️⃣3️⃣
🌐 Website benhvienvanhanh.com
🏫 Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh

Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng khác có thể xuất hiện bao gồm:

  • Đuối sức
  • Tê tay hoặc chân
  • Đau khớp và sưng
  • Khó khăn khi vận động cơ bắp
  • Sốt, cứng cổ và nhức đầu dữ dội
  • Tê liệt tạm thời ở một bên của khuôn mặt

9. Chứng đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa là tình trạng khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và đau cơ. Tình trạng này đôi khi bị nhầm lẫn với hội chứng mệt mỏi mãn tính vì các triệu chứng đều có nét giống nhau. Cảm giác mệt mỏi cùng với chứng đau cơ xơ hóa có thể trở nên trầm trọng hơn. Cơn đau cơ thường tập trung ở nhiều điểm đau khác nhau trên cơ thể.

Những người bệnh đau cơ xơ hóa cũng có thể bị ngứa ran tê tay, chân và mặt. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Khó tập trung
  • Mệt mỏi, chán nản
  • Đau đầu, đau bụng
  • Táo bón hoặc tiêu chảy
  • Gặp các vấn đề về giấc ngủ

10. Bệnh lupus gây tê tay

Lupus là một chứng bệnh tự miễn, có nghĩa là cơ thể bạn tấn công các cơ quan và mô của chính bạn. Chứng bệnh này gây viêm ở nhiều cơ quan và mô, bao gồm khớp, tim, thận và phổi.

Triệu chứng của bệnh lupus có thể tự xuất hiện và biến mất, đồng thời phụ thuộc vào các bộ phận của cơ thể bị ảnh hưởng. Tình trạng viêm có thể gây nên áp lực, làm hỏng dây thần kinh và dẫn đến ngứa ran hoặc tê tay. Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm:

  • Khó thở
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Khó tập trung
  • Gặp vấn đề về thị lực
  • Đau, cứng khớp và sưng
  • Nổi ban hình cánh bướm ở mặt
  • Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời
  • Ngón tay, ngón chân chuyển lạnh và có màu xanh (hiện tượng Raynaud)

Tê tay là triệu chứng của nhiều bệnh, do đó cần được theo dõi các triệu chứng kèm theo khác để xác định xem nguyên nhân là do áp lực lên dây thần kinh, bệnh, thuốc, dinh dưỡng hay một tình trạng khác.

Tùy thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu hơn như chụp X-quang, MRI, xét nghiệm chức năng thần kinh (như EMG), xét nghiệm máu… Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị cụ thể.

Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn nắm bắt được các nguyên nhân gây tê bàn tay hoặc tê các đầu ngón tay cùng triệu chứng kèm theo để biết cách xử lý phù hợp. Triệu chứng tê tay có thể đơn giản chỉ do tì đè cùng một vị trí lâu khiến bạn bị tê trong thời gian ngắn, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh. Do đó, bạn hãy thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường kèm theo nhé!