Tại sao điện thoại nổ khi sạc

Nhiều người nghĩ rằng sử dụng điện thoại khi đang sạc chỉ đơn giản làm giảm tuổi thọ của pin sạc nhưng không biết rằng, thực tế, việc làm này có thể nguy hiểm đến tính mạng của họ. Những hình ảnh tai nạn từ việc sử dụng smartphone lúc đang sạc dưới đây sẽ là hồi chuông "cảnh tỉnh" cho những thói quen vừa sạc vừa chơi điện thoại mà nhiều người chúng ta mắc phải. Chắc chắn bạn sẽ không khỏi giật mình!

1. Điện thoại OnePlus phát nổ trong khi sạc tại Ấn Độ

Một người đàn ông tại Ấn độ đã đăng một đoạn video về chiếc điện thoại OnePlus của anh ta sau khi nó phát nổ. Anh cho biết rằng nó chỉ vừa được sạc 2 tiếng đồng hồ và bất ngờ phát nổ. Rất may mắn là anh vẫn an toàn do chiếc điện thoại được đặt xa tầm tay khi đang sạc.

Nhìn chiếc điện thoại cháy đen như thế này, nhiều người không dám tưởng tượng đến cái kết nếu như nó nổ tung trong lúc đang nằm trong tay chủ nhân sẽ thế nào.

2. Điện thoại phát nổ khi đang chơi game

Một cậu bé 10 tuổi tên Aryan Shivade bị chấn thương vùng đầu và tay khá nặng khi chơi game trên chiếc điện thoại vẫn còn đang cắm sạc của cha cậu. Đây có lẽ là một bài học đắt giá cho cả cậu và chính các bậc phụ huynh. Hiện nay, nhiều cha mẹ còn "vô tư" đến mức cho con trẻ sử dụng các thiết bị di động ngay cả khi đang cắm vào nguồn điện. 

3. Đứt lìa ngón tay vì nói chuyện điện thoại khi đang sạc

Điều không may xảy ra cho một anh chàng người Nam Phi khi anh đang sạc điện thoại thì có cuộc gọi đến. Như thói quen, anh bắt máy trả lời và quên mất việc phải rút dây sạc từ ổ cắm ra. Như bạn đã thấy, điện thoại đã thực sự phát nổ và khiến một số ngón tay của anh chàng xấu số đứt lìa. May mắn là các bác sĩ đã cứu sống được bàn tay của anh ta.

4. Điện thoại phát nổ hủy hoại khuôn mặt người thanh niên trẻ

Anh chàng Nam Phi ở trên có lẽ còn may mắn hơn nhiều so với chàng thanh niên trẻ ở Mysuru. Anh đã bị hủy hoại và biến dạng hoàn toàn khuôn mặt do chiếc điện thoại bất ngờ phát nổ khi anh đang nói chuyện điện thoại trong khi thiết bị vẫn đang được sạc pin.

5. Cô gái chơi game khi đang sạc

Theo người bạn thân của cô nàng "ghiện game" này cho biết, trong khi cô nàng đang chơi game hào hứng thì điện thoại bỗng dở chứng ...hết pin. Thế nên, cô nàng đã lập tức cắm sạc để tiếp tục cuộc chơi của mình. Trong khi cuộc chơi đang gây cấn thì cũng là lúc điện thoại bắt đầu nóng lên, nhưng tiếc thay, ốp lưng silicon khiến cô nàng không còn để ý đến độ nóng của máy cho đến khi nó bất ngờ phát nổ trực tiếp ngay mặt cô. Và hậu quả như bạn thấy đấy...

6. Điện thoại Motorola phát nổ khi đang gọi thoại

Sự cố này xảy ra với một người đàn ông tại phía bắc Texas khi anh cũng đang vừa sạc vừa nghe điện thoại. Theo chủ nhân của chiếc Motorola này cho biết, anh chỉ vừa mua nó cách đây 2 ngày. Cũng may anh chàng vẫn còn giữ được chiếc tai để... đeo kính.

7. Lại vì chơi game khi đang sạc pin

Có lẽ trường hợp không may nhất là cậu bé 12 tuổi tại Trung Quốc khi bị chấn thương nặng với chiếc điện thoại của mình. Cũng như các trường hợp trên, cậu chơi game trong khi đang sạc pin và khi điện thoại nóng lên và bất ngờ phát nổ khiến khuôn mặt cậu biến dạng, lộ cả một phần xương hàm cũng như những chấn thương nghiêm trọng trên tay và chân của mình.

Lời kết 

Trên đây là những trường hợp khiến bạn phải suy nghĩ rất nhiều về độ an toàn khi sử dụng chiếc smartphone thân yêu của mình phải không?

Smartphone đang trở nên dần phổ biến hơn bởi tính hữu dụng trong xã hội hiện đại ngày nay. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, dường như chúng ta cứ mãi đắm chìm vào công nghệ smartphone mà quên mất những thú vui của cuộc sống bên ngoài. Bằng chứng cho thấy, cơn nghiện smartphone đã khiến cho các cuộc vui trở nên tẻ nhạt, khoảng cách gia đình và bạn bè ngày càng một xa hơn khi bất kì thành viên nào cũng có thể sở hữu trong tay một chiếc smartphone để nghiền ngẫm dễ dàng. Thực tế cho thấy, đây là một điều rất nguy hại cho sức khỏe cũng như tinh thần của chúng ta. Thế nhưng, liệu có bao nhiêu người quan tâm đến điều ấy?

Để đảm bảo cho tuổi thọ của điện thoại cũng như độ an toàn sức khỏe và tính mạng của chúng ta, hãy ngưng ngay việc vừa sử dụng điện thoại vừa sạc pin bạn nhé! Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên chọn mua những chiếc điện thoại và phụ kiện điện thoại [đầu sạc, dây sạc, pin sạc dự phòng...] chất lượng của các thương hiệu uy tín. 

Bài: Mỹ Dung

Chơi điện tử trên điện thoại đang sạc, nam thanh niên nát tay

Kỹ sư Nguyễn Huy Bạo, nguyên cán bộ Học viện Kỹ thuật Quân sự cho biết, chiếc sạc điện thoại tưởng là vô hại, nhưng lại chính là "tử thần" lấy đi sinh mạng mà ít người có thể ngờ tới.

Mỗi điện thoại đều được đính kèm một củ sạc riêng biệt. Để nạp pin cho điện thoại, củ sạc sẽ hoạt động theo nguyên lý của máy biến áp: biến điện áp cao thành điện áp thấp, đổi dòng từ xoay chiều qua 1 chiều. Hạ điện áp từ 220V xuống điện áp nạp [tùy từng dòng điện thoại]. Sau đó nắn từ dòng điện xoay chiều sang dòng điện 1 chiều để nạp cho điện thoại.

Một vụ tai nạn do sử dụng điện thoại khi đang sạc pin.

Về cấu tạo, củ sạc điện thoại gồm 2 bộ phận: sơ cấp nối với dòng điện vào và thứ cấp nối với dòng điện ra. Như vậy cho dù mạch ra có kín hay không [nghĩa là có sạc hay không] thì mạch vào luôn kín nếu được cắm điện.

Chính vì nguyên lý hoạt động như trên nên khi không sạc thì mạch sơ cấp với cấu tạo mạch kín vẫn tiêu thụ điện năng, chỉ là ở mức ít hơn so với khi mạch ra đóng kín [khi sạc]. Khi cắm sạc vào nguồn điện nhưng không sử dụng còn khiến tuổi thọ của mạch sơ cấp giảm do các linh kiện của mạch này phải hoạt động liên tục nếu không được rút ra khỏi ổ điện.

Với thiết kế đơn giản, độ an toàn thấp của các sạc điện thoại hiện nay thì việc điện giật và lấy đi tính mạng người dùng bất cứ lúc nào là điều dễ. KS. Nguyễn Huy Bạo khuyến cáo:

  • Chỉ cắm điện khi cần sạc điện thoại để tránh những rủi ro không đáng có.
  • Sạc điện thoại cũng cần đúng cách, đừng chờ đến khi điện thoại hết sạch pin mới cắm sạc và cũng đừng chờ đến khi điện thoại báo đầy pin đến 100% mới rút sạc ra.
  • Khi pin báo còn từ 35-40% nên cắm sạc. Khi sạc được khoảng 95-98% là phải rút sạc ra.

Việc nhận biết linh kiện bên trong cục sạc bị hỏng là rất khó, chỉ trừ khi đã xảy ra sự cố, hỏng hóc rồi. Có những chiếc sạc dùng chục năm không hỏng, nhưng có những cái vừa mua đã hỏng. Do đó cần dùng sạc chính hãng, có bảo hành. Khi cục sạc có dấu hiệu nóng bất thường, phải thay bằng sạc khác.

Theo TS. Trần Văn Thịnh, nguyên Trưởng bộ môn Thiết bị Điện, ĐH Bách khoa Hà Nội, hiện nay trong các gia đình, thói quen sử dụng thiết bị điện sai cách, không đúng hướng dẫn sử dụng của thiết bị, chính là những "sát thủ" đối với các thành viên trong nhà, nhất là đối với trẻ em.

Nhiều nhà sử dụng bình đun nước siêu tốc, nhưng đa phần không rút phích cắm mà cứ để nguyên đó, trong khi công tắc điện nằm trên thân ấm chứ không nằm ở bộ phận để tiếp đất. Rất nguy hiểm nếu điện rò rỉ ra ngoài, hoặc trẻ em nghịch ngợm, chọc vào ổ điện thì nguy cơ chết người là có thể.

Hoặc thói quen cắm sạc điện thoại, sạc máy tính để đó cũng cực kỳ nguy hiểm vì đa phần các thiết bị này có lớp sơn cách điện mỏng chỉ khoảng 1 micromet đến đầu cắm sạc. Chỉ cần sơ sẩy để lớp sơn này bong ra, khả năng bị điện giật chết người từ việc sờ vào các đầu cắm sạc cũng rất lớn

Sử dụng sạc điện thoại đúng cách

Vậy sử dụng sạc điện thoại thế nào là đúng cách?. Theo KS. Nguyễn Huy Bạo, đầu tiên là không cắm cục sạc liên tục vào ổ cắm điện. Nhiều người vì cho tiện mỗi khi cần cắm sạch nên cứ để cục sạc cắm liên tục ở ổ cắm. Điều này rất nguy hiểm vì cục sạc là thiết bị hạ điện áp từ 220V xuống 5V không sử dụng biến áp mà sử dụng điện trở và tụ điện. Sau đó, điện được đưa trực tiếp từ nguồn điện lưới xuống thông qua mạch điện biến xoay chiều thành một chiều để nạp cho pin điện thoại.

Giả sử nếu trẻ nghịch ngậm vào đầu dây cắm vào điện thoại đầu ra bị chập do nước làm cho mạch điện quá tải bị chập điện, thông mạch đầu ra sẽ là điện lưới 220V. Hoặc đơn giản vào những khi trời nồm như khoảng thời gian này ở miền Bắc, ẩm ướt làm chập đầu ra làm chập mạch điện sẽ xảy ra hỏa hoạn.

Không được sử dụng điện thoại trong khi sạc [vừa sạc vừa sử dụng] điều này rất nguy hiểm. Nhiều trường hợp nổ điện thoại gây ra thương tích, có khi chết người. Sở dĩ có hiện tượng đó vì khi sạc điện thoại làm pin nóng lên, cùng lúc đó sử dụng điện thoại làm dòng điện tăng càng làm điện thoại nóng lên. Khi đó, pin phồng to dẫn tới nổ pin.

Theo KS. Nguyễn Huy Bạo, để tránh các tình trạng gây cháy nổ, giật điện gây nguy hiểm cho người sử dụng, bạn không nên thường xuyên vừa dùng điện thoại vừa sạc pin. Đồng thời, khi phát hiện điện thoại có những dấu hiệu như nóng lên bất thường thì bạn nên nhanh chóng rút sạc ra khỏi ổ điện ngay lập để giảm nhiệt cho pin điện thoại của mình.

Không nên để pin hết kiệt mới sạc mà thông thường khi điện thoại báo pin còn 15% là cần sạc [nhiều điện thoại khi xuống 15% là báo để người dung sạc]. Lý do là khi xuống tới 15% pin thì điện thoại chuyển sang chế độ bù dòng, tăng cường dòng điện. Do đó nếu để pin xuống quá thấp rồi mới sạc sẽ rất dễ làm hỏng pin, giảm tuổi thọ của pin.

Đồng thời khi sạc pin cũng không nên sạc tới đầy 100% mới rút ra vì như thế cũng dễ làm pin chóng hỏng [chai pin]. Chỉ nên nạp tới 95% đến 98% nên rút ra.

Không cắm sạc điện thoại qua đêm. Thông thường điện thoại nào cũng có bộ ngắt điện khi nạp đầy nhưng nếu để điện thoại tự ngắt lúc đó pin đầy 100% mới ngắt sẽ làm chai pin. Mặt khác đề phòng điện thoại hỏng bộ ngắt pin nạp quá tải sẽ bị nổ, trong lúc đang ngủ thì dễ xảy ra tai nạn đáng tiếc.

Theo TS. Trần Văn Thịnh, ở các công trình công cộng hay nhà ở, an toàn nhất là lắp hệ thống aptomat chống rò, chống giật. Khi có điện rò ra vỏ thì aptomat sẽ tự động ngắt hệ thống điện. Theo nguyên lý đó, khi có người không may chạm vào dây điện bị hở thì hệ thống aptomat cũng sẽ tự động ngắt điện. Đây là cách dễ làm nhất để tránh xảy ra những tai nạn thương tâm. Đặc biệt là những thiết bị điện dễ xảy ra rò rỉ như bình nóng lạnh, tủ lạnh, máy sấy, nồi cơm điện, ấm đun nước, ấm siêu tốc… thì nên lắp đặt hệ thống aptomat riêng…

Ngày 24/5, Bệnh viện Việt Đức [Hà Nội] cho biết các bác sĩ vừa tiếp nhận trường hợp nam bệnh nhân ở Hà Nội vào viện với nhiều vết thương nghiêm trọng do điện thoại phát nổ. Bác sĩ Nguyễn Hoàng Quân, Khoa Phẫu thuật chi trên và y học thể thao, Bệnh viện Việt Đức cho biết, nam bệnh nhân có vết thương môi trên kích thước 2x2 cm, dập nát ngón 1,2 mất hết phần mềm; cụt chấn thương ngón 1, vết thương ngón 3 tay trái, vết thương 3 cm vùng cẳng chân bên phải… Qua khai thác, người bệnh cho biết khi vừa sạc điện thoại vừa chơi điện tử, bất ngờ điện thoại phát nổ.

Mất thị lực, cháy sém toàn thân do dùng điện thoại đang sạc

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lan truyền qua đường tình dục | SKĐS


Video liên quan

Chủ Đề