Tại sao hòn đá nổi trên mặt nước

Các nhà khoa học tìm ra nguyên nhân đá bọt có thể nổi được trong nhiều năm, cũng như khả năng chìm xuống rồi lại nổi trở lại.

Mọingười đều biết đá thả xuống nước sẽ bị chìm, nhưng kì lạ thay một số đá lại có thể nổi trên mặt nước trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Hiện các nhà khoa học đã tìm ra lời giải cho hiện tượng này.

Một nhóm các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm Lawrence Berkeley National [Mỹ] đã tiến hành quét một mẫu đá núi lửa thủy tinh có khối lượng nhẹ và tính xốp được gọi với cái tên đá bọt.Đá bọt được tạo thành từ mắc-ma phun trào từ núi lửa. Nó có rất nhiều lỗ nhỏ li ti chứa đầy không khí.

Không giống như hầu hết các loại đá khác, đá bọt có thể nổi trên mặt nước. Trong một khoảng thời gian dài, những viên đá này đã trôi qua nhiều dặm nước biển. Dựa vào đặc điểm đặc biệt này của đá bọt, các nhà khoa học đã có cơ sở để tiến hành nghiên cứu và khám phá ra những điều còn ẩn giấu trong những trận phun trào núi lửa dưới nước.

Không giống như chúng ta nghĩ, Trái đất còn có loại đá có khả năng nổi trên mặt nước. Đó chính là đá bọt.

Về khả năng có thể trôi nổi trên mặt nước, kết quả nghiên cứu cho thấy những túi khí nằm sâu bên trong chính là nhân tố khiến những viên đá này có thể "bơi" xa nhiều dặm nước biển như vậy. Nói đến đây, nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi rằng tại sao những túi khí đó lại có thể tồn tại trong một thời gian dài đến như vậy mà không bị vỡ.

Cuối cùng thì các nhà khoa học cũng tìm ra câu trả lời cho hiện tượng kỳ lạ: đá nổi trên mặt nước.

Giải thích về điều này, các nhà khoa học cho biết có thể dùng hình ảnh những con côn trùng, thằn lằn chạy trên mặt nước mà không bị chìm để làm hình ảnh so sánh đối chiếu cho câu trả lời.

Theo đó, quá trình "giam giữ" khí gas bên trong những hòn đá là sự căng bề mặt. Cụ thể, sự tương tác hóa học giữa bề mặt nước và không khí phía trên hoạt động giống như một lớp da mỏng không thấm nước. Điều này giúp những viên đá có thể nổi lềnh bềnh trên mặt biển trong thời gian dài.

Đá bọt nổi trên mặt biển sau vụ phun trào núi lửa.

Về quá trình nghiên cứu để giải mã những bí ẩn của đá bọt, Kristen E Fauria, một học viên cao học tại trường Đại học California, Berkely, Mỹ đồng thời cũng là trưởng nhóm nghiên cứu lần này, cho biết:"Câu hỏi về loại đá có thể nổi trên mặt nước đã xuất hiện từ lâu, thế nhưng từ đó đến nay nó vẫn bị bỏ ngỏ.Ban đầu người ta nghĩ những túi khí trong viên đá được bịt kín giống như một chiếc chai nhựa nổi trên mặt nước. Thế nhưng, qua quan sát chúng tôi thấy rằng những túi khí này hoàn toàn mở chứ không đóng kín".

Để hiểu được những gì đang diễn ra bên trong các viên đá, nhóm nghiên cứu đã tiến hành bôi một loại sáp lên bề mặt những viên đá chứa những lỗ khí nhỏ như lỗ chân lông. Sau đó, họ đã sử dụng tia X-Rays để nghiên cứu nồng độ nước, khí và quá trình tương tác giữa chúng như thế nào. Từ đó có thể đưa ra kết luận.

Tác giả nghiên cứu,Kristen Fauria từ Đại học California-Berkeley [Mỹ] cho biết:

“Quá trình kiểm soát trạng thái nổi này diễn ra ở quy mô của sợi tóc người. Rất nhiều những lỗ trong đá bọt thực sự rất nhỏ, như những sợi rơm mỏng quấn lại với nhau. Vì vậy sức căng bề mặt có tác dụng rất lớn”.

Những lỗ nhỏ trong đá bọt khá lớn và liên kết với nhau. Điều này dường như khiến đá bọt dễ chìm, bởi nếu nước chảy vào một trong những lỗ ở mặt ngoài, thì không gì có thể ngăn nước tràn vào những lỗ khác và khiến hòn đá chìm xuống. Tuy nhiên, trên thực tế có một số hòn đá bọt bị ngập nước và chìm, nhưng sau một khoảng thời gian có thể nổi lên trở lại.

Để tìm hiểu cơ chế đằng sau hiện tượng này, các nhà khoa học đã phủ một lớp sáp bên ngoài hòn đá sau khi nhúng chúng qua nước. Sau đó họ chụp X-quang hòn đá để xem sự phân bổ lượng nước và không khí chứa bên trong các lỗ nhỏ.

Câu trả lời nằm ở sức căng bề mặt của nước bên trong hòn đá thông qua cơ chế bẫy không khí. Cụ thể, do chịu sức căng bề mặt của nước, nên lượng không khí bị “giam lỏng” bên trong các lỗ nhỏ của hòn đá bọt và không thể thoát ra. Ở kích thước càng nhỏ, hiệu ứng căng bề mặt càng rõ rệt, tương tự như cách nhện nước di chuyển trên mặt nước mà không bị chìm hay cách những giọt nước mưa không thể chảy qua các lỗ nhỏ giữa các sợi vải căng trên ô dù.

Sau một thời gian lâu, không khí trong các lỗ nhỏ dần dần khuếch tán ra bên ngoài, nước tràn vào trong khiến hòn đá chìm xuống. Nhưng khi nhiệt độ gia tăng, không khí còn lại bên trong giãn nở đẩy nước ra ngoài, và chúng lại nổi lên.

Hiểu được cơ chế nổi của đá bọt là một bước tiến để hiểu được đá bọt được phân chia thành các thành phần nổi và thành phần chìm như thế nào. Đồng thời nó cung cấp một con số ước tính cho “tuổi đời” của các dải đá bọt trên biển.

Những phát hiện này được kỳ vọng giải thích cơ chế các khối đá bọt khổng lồ được hình thành. Một số được tạo ra trong các vụ phun trào núi lửa dưới nước có chiều ngang lên đến 1 mét, trong khi hầu hết các hòn đá khác có kích cỡ ngang bằng quả táo.

Đá bọt với khả năng nổi trên mặt nước là một hiện tượng hiếm, việc nghiên cứu và giải mã thành công hiện tượng này đã khẳng định thêm một thành công nữa của nền khoa học Mỹ nói chung và khoa học thế giới nói riêng.

Bích Ngọc [tổng hợp]

Xem thêm bài mới hơn

  • Dùng Vitamin C đã lâu nhưng bạn có biết nên và không nên kết hợp cùng những thành phần nào hay chưa?
  • H'Hen Niê khoe body cực cháy tại vòng sơ khảo cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022
  • 5 phương pháp canh ngày rụng trứng phổ biến và hiệu quả nhất để ''một phát ăn ngay'' mà cặp đôi nào cũng cần phải biết
  • Vụ hàng loạt người bị nhập viện sau khi ăn bánh mì: Đề xuất phạt cơ sở bánh mì hơn 100 triệu đồng
  • Khả năng kiếm tiền phát nể của Khánh Vy: Tỉnh táo đa dạng hóa thu nhập, đầu tư chứng khoán và đất từ năm 22 tuổi
  • Nếu mê mệt mua sắm mỗi ngày thì nhất định phải follow ngay những KOC tiềm năng dưới đây
  • Cưới cô vợ lười nặng 125kg về rồi phải hầu cơm nước tận giường, chồng U40 không một lời ca thán vì cho rằng... có vợ là tốt rồi
  • Ái nữ nhà Đông Nhi mới 1 tuổi đã theo chân mẹ đi diễn, liệu có màn kết hợp nào trên sân khấu vào ngày mai?
  • "Bà cả Penthouse" Lee Ji Ah lên top Naver chỉ với 2 ảnh hậu trường, diện váy ngủ mỏng manh sexy thế này ai nghĩ đã U45
  • Toà nhà TNR Tower đang có gì mà “ai cũng phải ngước nhìn”?

Xem thêm bài cũ hơn

  • Sợ không ai biết mình giàu, đại gia tặng con hơn 18 tỷ đồng tiền mặt làm hồi môn
  • Cận cảnh bồn cầu bằng vàng ròng trị giá 57 tỉ đồng cả trăm người tranh nhau vào check-in
  • Tiếng cười trẻ thơ tạo dấu ấn 'Thu Vọng Nguyệt'
  • Xả súng Las Vegas: Những lá chắn sống trong cơn mưa đạn
  • Tôi muốn tán đổ anh chàng đã quen 2 năm
  • Chóng mặt với gà 9 cựa huyền thoại giá 50 triệu/con, đại gia Việt đang lùng mua cúng Tết lấy hên
  • Bé trai mới sinh trông giống như ông cụ 80 tuổi, mặt đầy nếp nhăn, ánh mắt vô hồn chỉ vì mắc bệnh này
  • 23 bức ảnh trùng hợp ngẫu nhiên có thể hù dọa người xem
  • Sốc: Đứng ra bảo vệ David Luiz, Deco bất ngờ bị đâm chết tại chỗ
  • Biệt thự song lập được cải tạo đẹp ngất ngây

Đun nước tới khi nước reo, ta thấy các bọt khí nổi lên từ đáy cốc thí nghiệm, nhưng lại nhỏ dần và có thể biến mất khi tới mặt nước. Hãy giải thích tại sao?

Video liên quan

Chủ Đề