Tại sao khi ngủ dậy miệng bị đắng

Nhiều người có một giấc ngủ ngon vào đêm hôm trước, nhưng thường xuyên cảm thấy khô và đắng miệng vào ngày hôm sau. Vị đắng đọng lại một thời gian mới tan. Cảm giác này khiến mọi người cảm thấy khó chịu và mệt mỏi ngay từ đầu ngày mới.

Đối mặt với cảm giác đắng miệng khi thức dậy vào sáng sớm, hầu hết mọi người sẽ cho rằng bản thân quá mệt mỏi. Họ thường xuyên phải chịu áp lực công việc cao, nhịp sống không ổn định, rất hay thiếu ngủ và có thể là do hút thuốc lá lâu ngày.

Thế nhưng, ngoài những yếu tố đến từ thói quen thường ngày này, rất có thể 4 bộ phận trong cơ thể cũng đang gặp vấn đề nghiêm trọng.

Ngủ dậy thấy đắng miệng có thể là vấn đề của 4 cơ quan này

1. Khoang miệng

Khoang miệng không được vệ sinh sạch sẽ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khô miệng và đắng miệng khi thức dậy vào buổi sáng hôm sau. Đặc biệt, những ai không đánh răng sạch sẽ vào tối hôm trước sẽ tạo môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, phát ra mùi hôi và vị lạ.

Ngoài ra, nếu bạn bị viêm nướu, hoặc có bệnh lý răng miệng như chảy máu chân răng cũng có thể xảy ra tình trạng ngủ dậy thấy đắng miệng.

2. Dạ dày

Ăn uống không điều độ, thường xuyên ăn quá no hoặc ăn quá nhiều thức ăn gây kích thích (như cay, nóng...) dễ khiến dạ dày chịu tổn thương. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm hấp thụ dinh dưỡng, đóng vai trò quan trọng với sức khỏe tổng thể.

Các chứng khó tiêu ở dạ dày, gây tổn thương hoặc viêm loét niêm mạc dạ dày, trào ngược dạ dày khi ngủ vào ban đêm… sẽ khiến cuộc sống ảnh hưởng nhiều. Đặc biệt, các vấn đề dạ dày khiến chúng ta luôn cảm thấy khô và đắng miệng khi thức dậy vào ngày hôm sau.

Tại sao khi ngủ dậy miệng bị đắng

3. Túi mật

Mật dự trữ trong túi mật có vị rất đắng. Khi mật tham gia phân hủy chất béo cần chảy qua tá tràng, nếu sức khỏe túi mật không đảm bảo mà bị viêm hoặc sỏi mật thì một phần dịch mật sẽ bị đào thải ra ngoài, tiết bất thường vào dạ dày. Do dịch vị trào ngược lên thực quản, miệng sẽ có cảm giác đắng, đặc biệt là khi ngủ dậy.

4. Gan

Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc, người bị nóng gan, không giải tỏa được tình trạng ứ trệ nhiệt ẩm của gan rất dễ bị rối loạn chức năng gan mật. Điều này cũng gây ra tình trạng tràn dịch mật, tạo cảm giác đắng miệng khi ngủ dậy.

Nói chung, nếu một người bị căng thẳng nhiều, làm việc và nghỉ ngơi không cân đối sẽ sinh ra cáu kỉnh, gan thận khí trệ. Cơ thể giống như một cái lò nung phải hoạt động quá công suất sẽ khiến nước cạn nhanh, bắt đầu nổi váng, và gan sẽ không hoạt động kém hiệu quả. Kết quả dẫn tới là nó sẽ mang vị đắng của mật vào miệng.

Làm thế nào để cải thiện tình trạng ngủ dậy thấy đắng miệng?

Nếu bạn ngủ dậy thấy đắng miệng và tình trạng này kéo dài trong một thời gian, cần phải kiểm tra kỹ lưỡng chế độ sinh hoạt và ăn uống của mình. Qua đó, cần xác định nguyên nhân gây đắng miệng là gì.

Nếu là vấn đề vệ sinh răng miệng thì việc cần làm đơn giản chỉ là học cách vệ sinh thật tốt. Nên đánh răng theo đúng cách theo chiều dọc, kéo bàn chải theo hướng ngoài – trong. Tuyệt đối không được đánh răng theo chiều ngang với lực quá mạnh. Thời gian để vệ sinh răng thích hợp là khoảng 2 – 3 phút.

Tại sao khi ngủ dậy miệng bị đắng

Đánh răng là hoạt động quen thuộc hằng ngày, tưởng chừng đơn giản nhưng lại có rất nhiều người thực hiện sai. Ảnh: Aboluowang

Nếu là vấn đề về dạ dày, nên điều chỉnh chế độ ăn, sử dụng ít thực phẩm kích thích dạ dày, thay thế bằng những món ăn ít dầu mỡ, thanh đạm để bảo vệ dạ dày.

Nhưng nếu có vấn đề với gan hoặc túi mật, hãy cố gắng giảm bớt cáu kỉnh, điều hòa gan khí. Việc duy trì tâm trạng bình tĩnh và vui vẻ, tránh nguy cơ stress trong thời gian dài cũng giúp nâng cao sức khỏe tổng thể.

Quan trọng nhất, để bảo vệ các lá chắn của cơ thể, mọi người cần nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đúng giờ và đủ giấc, hạn chế hút thuốc và uống rượu để chăm sóc tốt cho lục phủ ngũ tạng.

Nếu triệu chứng đắng miệng vào buổi sáng kéo dài, thậm chí kèm theo các biểu hiện như đau bụng, chướng bụng, sốt, sụt cân, mệt mỏi rã rời thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Cần xử lý kịp thời các triệu chứng ngay từ sớm để tình trạng bệnh không trở nên nghiêm trọng, gây ra các biến chứng nguy hiểm.

*Theo Aboluowang

Ngủ dậy luôn cảm thấy đắng miệng thì bạn đừng chủ quan, bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm dưới đây.

  • 4 cách khử mùi hôi miệng siêu hiệu quả trong 4 hoàn cảnh: Vừa ngủ dậy, khi bạn lo lắng, lúc ăn no hoặc đói bụng
  • Bị chê hôi miệng suốt nhiều năm không khỏi, người phụ nữ không ngờ đó là dấu hiệu của loại ung thư cực nguy hiểm này
  • Đánh răng đều đặn thường xuyên mà vẫn bị hôi miệng, hóa ra nguyên nhân lại nằm ở một bộ phận ít ai ngờ đến nhất

Sau mỗi sáng sớm ngủ dậy, hầu hết mọi người đều sẽ thấy có những biểu hiện bất thường trong khoang miệng. Ngoài việc khát nước do mất nước sau 1 đêm ngủ, hầu hết mọi người cũng sẽ gặp phải triệu chứng đắng miệng, thậm chí là hôi miệng.

Tất nhiên, nếu các triệu chứng biến mất sau khi thức dậy và đánh răng thì không có vấn đề gì lớn. Nhưng nếu vẫn có triệu chứng đắng miệng sau khi đánh răng thì bạn cần hết sức lưu ý, rất có thể cảnh báo một số cơ quan trong cơ thể có vấn đề.

1. Khoang miệng

Tại sao khi ngủ dậy miệng bị đắng

Ảnh minh họa

Nếu miệng bị đắng sau khi thức dậy, việc đầu tiên phải nghĩ đến miệng có vấn đề. Trong cuộc sống hàng ngày, việc vệ sinh khoang miệng không sạch sẽ sau bữa ăn hoặc hình thành những thói quen xấu như hút thuốc lá, không đánh răng trước khi đi ngủ khiến vi khuẩn sinh sôi, rất dễ gây ra viêm nha chu, viêm nướu và các bệnh răng miệng khác.

Những bệnh lý này nếu để lâu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra bệnh đau dạ dày thậm chí là hôi miệng. Một khi bị hôi miệng, người bệnh không chỉ có cảm giác vô cùng khó chịu mà còn mang đến những phiền toái, xấu hổ trong cuộc sống hay công việc.

2. Thần kinh đang bị tổn thương

Vị đắng ở miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ thần kinh của bạn đang gặp vấn đề. Nếu dây thần kinh vị giác không hoạt động bình thường, nó có thể gây ra tình trạng đắng miệng kéo dài.

Dây thần kinh bị tổn thương có thể do nhiều nguyên nhân như động kinh, u não, sa sút trí tuệ. Chính vì thế, khi tình trạng miếng đắng xảy ra thường xuyên thì bạn nên đi kiểm tra sức khỏe.

3. Vấn đề về đường tiêu hóa

Tại sao khi ngủ dậy miệng bị đắng

Ảnh minh họa

Ruột và dạ dày của cơ thể được kết nối trực tiếp với miệng nên các vấn đề về đường tiêu hóa cũng có thể được phản ánh qua khoang miệng. Nhiều người bị trào ngược dạ dày thực quản do căng cẳng và có cảm giác đắng miệng.

Việc axit trong dạ dày bị trào ngược không chỉ kích thích thực quản, tạo cảm giác khó chịu mà còn gây ra mùi hôi và vị đắng trong miệng. Nếu không được điều trị kịp thời trào ngược dạ dày thực quản có thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư.

4. Bệnh gan mật

Tại sao khi ngủ dậy miệng bị đắng

Ảnh minh họa

Như chúng ta đã biết, chức năng chính của gan và túi mật là tiết ra dịch mật và phân hủy chất béo trong cơ thể. Nếu chức năng gan và túi mật không bình thường cũng có thể gây ra tình trạng tiết mật bất thường, dẫn đến các triệu chứng như đắng miệng. Nếu đau miệng kéo dài, kèm theo chóng mặt và các triệu chứng khác thì cần nghĩ đến các bệnh lý về gan, túi mật, nên đi khám để điều trị kịp thời.

5. Bệnh thận

Nếu chức năng thận bị suy giảm, nó cũng có thể gây ra đắng miệng. Nếu sau khi ngủ dậy có cảm giác miệng bị đắng và kèm theo các triệu chứng như đau thắt lưng, sưng eo, phù toàn thân thì bạn cần nghĩ đến các vấn đề về thận. Tất nhiên, không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần đến bệnh viện kiểm tra trước khi lựa chọn phương án điều trị tốt nhất, có như vậy mới chữa khỏi bệnh.

Nếu ngủ dậy thấy cảm giác đắng miệng, bạn hãy thử thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt để cải thiện tình trạng này:

- Chế độ ăn uống lành mạnh, tránh đồ ăn quá cay hoặc quá mặn.

- Nghỉ ngơi đầy đủ.

- Giữ vệ sinh khoang miệng bằng cách đánh răng, súc miệng thường xuyên để giảm vi khuẩn, nấm trong miệng.

Nguồn: Sohu