Tại sao kì thị người thanh hoá

Chiều 18/8, Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM đã tổ chức tọa đàm “Xây dựng phương pháp nghiên cứu tính cách vùng miền: Trường hợp tính cách người Thanh Hóa”, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm là báo cáo viên.

    Đặt vấn đề về nghịch lý tính cách người Thanh Hóa: Vì sao xưa xứ Thanh là đất anh hùng, nơi sinh ra nhiều đời vua chúa, nhưng nay người lao động Thanh Hóa không được đón tiếp ở nhiều nơi?, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Bí ẩn của nghịch lý là ở chỗ vị trí trung gian đặc biệt của vùng đất này”.

    Theo GS Trần Ngọc Thêm, Thanh Hóa giữ vị trí trung gian giữa thủ phủ của đất nước là miền Bắc với phần còn lại là miền Trung và miền Nam. Một mặt, trong những hoàn cảnh khó khăn, người Thanh Hóa trong lịch sử đã tích hợp được những phẩm chất giá trị của hai miền. Đó là sự bản lĩnh, quyết đoán của người miền Trung, tính linh hoạt, biến báo và khôn ngoan của người miền Bắc.

    “Sự phối hợp hai phẩm chất này trên một vùng đất lý tưởng cho việc khởi nghiệp đã trở thành thế mạnh sản sinh một số lượng vua chúa khổng lồ [48/97 vị vua tính từ thời Trưng Vương và 20/20 chúa], một số lượng nhà chính trị và quân sự khổng lồ” - GS Thêm nhấn mạnh.

    Đồng thời, GS Thêm cũng cho rằng chính vị trí trung gian đặc biệt này đã đem đến Thanh Hóa những hạn chế nghiêm trọng. Đó là sự tích hợp cái xấu, cái phi giá trị của hai miền. “Nguồn gốc người Thanh Hóa bên cạnh người bản địa, là những dòng di dân với nhiều lý do khác nhau [những người cùng đinh, ương bướng, những kẻ lưu đày] từ đồng bằng Bắc bộ, nhất là các tỉnh đông dân giáp ranh và nam Trung Quốc”- ông cho biết.

    Tuy nhiên, GS Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Ý nghĩa của việc giải mã nghịch lý Thanh Hóa ở chỗ nhiều tật bệnh của người Thanh Hóa cũng là những tật bệnh của người Việt Nam nói chung. Những gì đã và đang xảy ra với người Thanh Hóa ở Việt Nam cũng đã và đang xảy ra với người Việt Nam ở trên thế giới. Thanh Hóa về cơ bản có thể xem là một Việt Nam thu nhỏ”.

    Và ông kết luận: “Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng phải điều chỉnh hệ giá trị của mình” và “mục tiêu của buổi tọa đàm không phải là xác định hệ thống tính cách người Thanh Hóa mà là bàn về phương pháp nghiên cứu tính cách vùng miền. Để xác định tính cách người Thanh Hóa cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn”.

GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM. Ảnh: Đức Lộc

Toàn cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: Đức Lộc

ĐỨC LỘC - ANH VŨ
 

– Quê hương là gốc rễ, nguồn cội và là niềm tự hào của mỗi người. Thế nhưng trong xã hội hiện nay vẫn tồn tại một bộ phận người có hành động chê bai, kì thị những vùng quê khác. Thậm chí có những người miệt thị cả quê hương, nơi sinh ra và lớn lên của chính mình.

Chối từ ở ghép

Bạn đang xem: tại sao người thanh hóa bị ghét

Thanh Hiền [quê Nghệ An, SV ĐH Ngoại Thương Hà Nội] chia sẻ, đầu năm học, Hiền và người bạn đi từ sáng sớm tới trưa mới tìm được một phòng trọ khá ưng ý ở khu vực Cầu Giấy. Khi quyết định ký hợp đồng thuê thì cả hai ớ người khi được hỏi quê ở đâu. “Bọn mình thật thà trả lời bọn cháu ở quê Nghệ An thì ngay lập tức nhận được ánh nhìn khó chịu và lời từ chối khéo của nhà chủ khiến hai đứa đành ra về mà trong lòng ấm ức”, Hiền bức xúc.

Thậm chí nhiều người khi đăng những mẩu tin tìm người ở ghép đã thẳng thừng ghi rõ không tiếp nhận dân Thanh Hoá – Nghệ An mà không kèm theo lý do cụ thể nào.

Cũng chung hoàn cảnh, Trung Quân [SV năm 3 Đại học Bách khoa Đà Nẵng] cho biết: “Mình thỉnh thoảng vẫn gặp phải thái độ kỳ thị của một số người khi biết mình là người Nghệ An vì họ nghĩ dân mình hay gây gổ đánh nhau nhưng vẫn chưa có gì quá đáng lắm”.

Khu công nghiệp tẩy chay

Từ năm 2006, có một thực tế là trong các khu công nghiệp ở Bình Dương, tình trạng phân biệt trong việc tuyển dụng lao động đối với những người quê Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh diễn ra khá mạnh mẽ gây rất nhiều khó khăn cho người lao động ba tỉnh này.

Đang hot: Tại sao không in nhiều tiền

Một độc giả có nickname Kevin Le cho biết: “Tôi hiện đang sống ở Dĩ An, Bình Dương, cách không xa các KCN Sóng Thần, Đồng An, Bình Đường, Linh Trung I, II. Cách đây khoảng 2 năm đã nghe 1 anh làm tổ trưởng sản xuất cho một công ty nước ngoài ở KCN Linh Trung nói rằng theo chỉ thị từ các sếp người nước ngoài, anh không được nhận công nhân từ 3 tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh vào làm trong công ty. Cũng thời gian ấy, tôi chở đứa em đi nộp hồ sơ xin việc trong KCN Sóng Thần, thấy ít nhất 2 công ty dán giấy trước cổng “Không nhận nam công nhân Thanh-Nghệ-Tĩnh”.

Còn bạn có nickname TuanDang thì cho rằng: “Thật ra thì tình trạng tẩy chay người Thanh-Nghệ-Tĩnh không mới mà đã tồn tại khá lâu rồi. Và cũng không riêng gì ở các khu công nghiệp, khu chế xuất mà còn là trên rất nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nữa”.

“Công nhân nam từ Nghệ An – Hà Tĩnh đã từ lâu khó xin việc ở trong Nam rồi, lý do cũng chỉ vì hay gây gổ đánh nhau, gây mất trật tự, chứ cũng chả có lý do gì khác đâu. Còn đối với nữ thì xin việc vẫn dễ”, bạn đọc luucong chia sẻ.

Điển hình như vụ mới đây nhất [4/11], anh Nguyễn Đức Nghĩa [20 tuổi, ngụ phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng] khi câu cá về đi ngang qua cổng Công ty Lilama 45-3 [đóng trên cùng địa bàn] đã bị các công nhân của công ty này vô cớ vây đánh trọng thương. Vụ việc khiến người dân địa phương bức xúc kéo đến bao vây chỗ ở các công nhân này để tìm gặp để hỏi cho ra lẽ, một số người dân không kìm chế đã đập phá đồ đạc trong nhà máy gây nên cảnh hỗn loạn. Người dân ở đây cho biết nhóm thanh niên địa phương và một số công nhân [hầu hết là người Thanh Hóa và Nghệ An] từng mâu thuẫn dẫn đến xích mích và có xảy ra va chạm với nhau.

Dù chưa biết thực hư bên nào đúng – sai, nhưng vụ việc lại một lần nữa khiến những người sẵn có ấn tượng không mấy tốt về thanh niên, công nhân vùng Thanh – Nghệ được đà nói tới.

Và vô vàn chuyện kỳ thị “dở khóc dở cười” khác…

Cách đây không lâu, ba sinh viên theo học tại trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định đã dùng phầm mềm chỉnh sửa logo về Lễ kỷ niệm 750 năm Thiên Trường của người dân Nam Định thành một hình ảnh rất phản cảm và vô văn hoá sau đó đăng lên trang facebook cá nhân của mình.

Xem thêm: tại sao xuất tinh lại sướng | Hỏi gì?

Những nam sinh này đã chèn thêm dòng chữ: “Nam Định rẻ rách phong cách rẻ lau” lên phía trên của logo và sửa dòng chữ Nam Định trên logo thành Hai Ngón. Chính sự coi thường và có phần kỳ thị này đã khiến cho nhiều bạn trẻ Nam Định tức giận và truy lùng xem những anh chàng này là ai mà lại dám xúc phạm quê hương của họ như vậy. Sự việc chỉ tạm lắng xuống khi một trong ba nam sinh đã quay một clip gửi lời xin lỗi chân thành tới toàn thể nhân dân Nam Định.

Hay như một nam sinh tên H. [quê Tuyên Quang], sinh viên trường ĐH Công Nghệ – ĐHQG Hà Nội đã phải công khai xin lỗi vì đã “ném đá”, miệt thị người dân Thanh Hoá trên trang mạng xã hội. H. đã lập một trang có tên “Hiệp hội những người ghét dân Thanh Hóa” và qua đó đã có những lời lẽ bôi nhọ, đả kích các bạn sinh viên quê Thanh Hoá.

Đỉnh điểm sự việc là nhiều người Thanh Hoá kéo đến ký túc xá ĐHQG Hà Nội và đòi H. phải ra mặt làm rõ trắng đen, vì thấy quá đông người đến nên H. đã phải nhờ tới sự giúp đỡ của Ban Quản lý Ký túc xá và lực lượng công an phường. H. đã phải xin lỗi trực tiếp tới những người Thanh Hoá có mặt ngày hôm đó đồng thời trang Hội những người ghét dân Thanh Hoá cũng bị xóa bỏ.

Hãy dừng lại hành động xấu xí này!

Thời gian gần đây, trong cộng đồng cư dân mạng nổi lên clip “Quê tôi Thanh Hoá” do nhóm sinh viên ĐH Sân khấu Điện ảnh thực hiện thể hiện tình yêu đối với quê hương Thanh Hoá của mình. Chỉ sau 5 ngày được chia sẻ trên youtube, clip đã có hơn 300 nghìn lượt xem. Với ca từ, nội dung khá ấn tượng và ý nghĩa, clip đã khiến những người lâu nay có cái nhìn phiến diện, chủ quan có cái nhìn mới về mảnh đất và con người Thanh Hoá.

Trả lời phỏng vấn một tờ báo mạng về sự kỳ thị, phân biệt vùng miền, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược và khoa học – Bộ Công an cho rằng: “Về lâu về dài, cần có những biện pháp giải quyết thực trạng này. Tất nhiên, chắc chắn là không thể nào xóa bỏ triệt để sự phân biệt vùng miền, nhưng phải làm sao để điều này không ảnh hưởng tới việc công, tới sự phát triển của đất nước, xã hội. Muốn làm được điều này thì phải khắc phục trước tiên từ cấp lãnh đạo. Đây là con đường ngắn nhất, nhanh nhất để hạn chế sự phân biệt vùng miền. Chừng nào giới lãnh đạo vẫn còn phân biệt vùng miền thì không thể nào giải quyết được vấn đề này”.

Thiết nghĩ, lối suy nghĩ đánh giá người khác theo kiểu cực đoan “vơ đũa cả nắm” đang dần ăn sâu vào nhận thức một bộ phận người không chỉ gây mất đoàn kết giữa các vùng miền mà còn nảy sinh những hệ lụy lâu dài nếu không được nhận thức lại.

Hương Ngân

Tham khảo: tại sao 2 tháng mà vẫn chưa có kinh nguyệt


gmail.com] trao đổi về vấn đề phân biệt, kì thị vùng miền.

Bạn đang xem: Vì sao lại ghét người thanh hóa


Tôi không ủng hộ việc phân biệt vùng miền bởi nó gây chia rẽ, mất đoàn kết. Nhưng nếu nói là ác cảm, thì cũng có nguyên nhân của nó, như các cụ đã dạy “không có lửa thì làm sao có khói”. Đâu phải tự nhiên vô cớ mà người ta ghét dân tỉnh này, tỉnh nọ làm chi cho mệt.Thú thực, tôi cũng thường e dè, không có nhiều thiện cảm, thậm chí có những ấn tượng xấu với một số người Thanh Hóa. Các bạn đừng vội nói tôi là a dua, ghét theo phong trào, thấy người ta ghét dân Thanh Hóa thì cũng ghét theo. Bởi mới đầu tôi cũng không ác cảm gì với họ, nhưng sau đó chính bản thân tôi đã từng tiếp xúc, va chạm và chứng kiến những câu chuyện không hay về nhiều người Thanh Hóa thì mới dám tự rút ra kết luận cho riêng mình như thế.

Xem thêm: Mặc Cảm Tự Ti Tiếng Anh Là Gì ? Mặc Cảm Tự Ti Tiếng Anh Là Gì


Một thông báo tìm người ở trọ cùng, trong đó có một điều kiện là "không phải quê Thanh Hóa".Trong ngõ nhà tôi có một gia đình gốc Thanh Hóa. Khoảng một năm nay, khu dân cư chỗ tôi thực hiện thắp đèn buổi tối khắp các ngõ để cho sáng sủa, thuận tiện cho người dân đi lại và đảm bảo an ninh. Gia đình người Thanh Hóa kia ở ngay gần nơi mắc một bóng đèn nên dĩ nhiên nhiệm vụ bật đèn mỗi tối được giao cho họ. Ngoài chi phí lắp đặt ban đầu được chính quyền hỗ trợ, các hộ trong khu dân cư sẽ đóng tiền định kỳ để trả tiền điện cho hộ phụ trách bật đèn. Bóng đèn tiết kiệm điện, bật từ tối hôm trước đến sáng sớm hôm sau nên chả tốn bao nhiêu tiền điện. Tiền điện đã nhận đủ nhưng gia đình này luôn luôn bật đèn muộn nhất và tắt đi sớm nhất. Khi các bóng đèn dọc con ngõ đã bật sáng trưng thì bóng đèn nhà này phụ trách vẫn chưa chịu bật khiến mọi người qua lại phải kêu ầm lên. Buổi sáng khi trời chưa nhìn rõ mặt người thì nhà này đã dậy sớm tắt điện đi làm mấy ông bà đi tập thể dục phản đối suốt ngày. Ai ý kiến cứ ý kiến, nhà này cứ thực hiện phương châm tranh thủ bật muộn, tắt sớm được chút nào hay chút đó. Thậm chí có nhiều đêm, khi không còn ai đi lại ngoài đường, nhà này lại lén tắt bóng đèn đi khiến khoảng ngõ chỗ đó tối thui.Không chỉ riêng việc bật đèn, gia đình người Thanh Hóa này còn nổi tiếng cả khu là luôn trây ì, tìm cách trốn đóng tiền vệ sinh, tiền thu rác dù chẳng nhiều nhặn gì, chỉ vài chục ngàn đồng mỗi năm; và chẳng bao giờ biết giúp đỡ mọi người xung quanh. Tổ trưởng dân phố, hàng xóm góp ý đủ kiểu họ vẫn cứ trơ ra không thay đổi. Mọi người chỉ còn biết ngán ngẩm nói với nhau.Tưởng mấy ông bà già cổ lỗ sĩ nên vẫn giữ nguyên bản chất nhưng một số người Thanh Hóa trẻ tuổi tôi tiếp xúc cũng không mất đi được những tiếng xấu lưu truyền về người dân vùng mình. Chuyện là ở công ty tôi có hai cậu thanh niên người Thanh Hóa. Hai cậu này khi có việc gì cần nhờ vả thì ngọt sớt, nhưng chẳng ai nhờ lại được họ việc gì cả, lại còn chuyên đi nịnh sếp và nói xấu đồng nghiệp như đàn bà nữa.Mỗi lần anh em trong công ty đi liên hoan, hai cậu này luôn tìm cách từ chối tham gia hoặc luôn có lý do chuồn trước khi cuộc vui sắp tàn để khỏi phải đóng tiền. Một lần, hai lần rồi nhiều lần như thế, mọi người cũng chán không muốn rủ nữa. Nhưng mà đấy là những lần đi ăn đóng tiền, còn những dịp liên hoan mà sếp mời hay có khoản thưởng gì đó, hai cậu này chẳng bao giờ vắng mặt và luôn ăn uống nhiệt tình từ đầu đến cuối, chẳng thấy về sớm nữa. Đúng là…Một điều nữa khiến mấy cậu Thanh Hóa này bị mọi người trong công ty tôi ghét, chẳng ai muốn chơi cùng là cái tính tinh tướng, lúc nào cũng nghĩ là mình tài giỏi hơn người, vỗ ngực nhận mình là “hào kiệt xứ Thanh” để không coi ai ra gì. Vì vậy chẳng ai muốn chơi với hai cậu này nên họ đành… tự chơi với nhau.Tưởng là đồng hương, tương đồng tính cách lại chơi thân với nhau nhưng hai cậu này cũng không ít lần đấu đá, “đâm lưng” nhau. Bình thường thì chả sao, nhưng mỗi khi có dự án hay cần thể hiện để ghi điểm với sếp là hai cậu này tìm đủ mọi cách triệt hạ nhau. Một lần, một cậu giả vờ vô tình làm đổ cốc cà phê lên bản thiết kế của cậu kia, thế là suýt đánh nhau to. Rồi cứ hễ cậu này được sếp khen là cậu kia đi khắp nơi nói xấu. Vốn biết tính cách mấy cậu này nên mọi người chẳng rỗi hơi quan tâm, bởi ai cũng biết “kiểu gì nó chẳng từng nói xấu mình”.Nhân chuyện này, tôi nhớ có một lần đọc được ý kiến của một ông giáo sư người Thanh Hóa trả lời trên báo chí, đại ý là: Năm anh Thanh Hóa đi với nhau, bình thường thì vui vẻ không sao, nhưng hễ có một anh tỏ ra nổi trội, tài giỏi hơn là chắc chắn bốn anh kia sẽ quây vào dìm xuống. Đó là một nét tính cách cực xấu nhưng đặc trưng của người xứ Thanh.Chỉ có hai cậu Thanh Hóa kia thôi mà đã bao lần làm công ty tôi ầm ĩ hết cả lên. Vậy nên chắc hẳn nhiều doanh nghiệp ở miền Nam tẩy chay từ đầu, không nhận lao động Thanh Hóa là có lý do chính đáng của họ. Mấy ông suốt ngày lôi kéo đánh nhau, rượu chè cờ bạc, làm thì lười lại hay quậy phá mà nhận vào thì có mà phá tan doanh nghiệp người ta.Mà tôi thấy cũng lạ. Rõ ràng nhiều nét tính cách xấu của người Thanh Hóa đã rõ rành rành ra đấy, ngay cả nhiều người dân ở đây cũng phải thừa nhận, rồi doanh nghiệp người ta phải hãi hùng cấm cửa, thế mà cứ có ai động chạm đến mình là chưa biết đúng sai họ đã nhảy dựng lên phản ứng. Có người còn thách thức là “đã mang tiếng xấu thì hành động xấu luôn cho bõ” khiến hình ảnh dân Thanh Hóa càng trở nên xấu xí trong mắt người khác. Như bạn tên Tuấn người Thanh Hóa trong bài viết trước, tôi thấy bạn này vốn định thanh minh, kể lể về việc mình bị ghét "một cách vô lí" chỉ vì là người Thanh Hóa, nhưng đọc những gì bạn này chia sẻ và comment của mọi người ở dưới thì thấy không mấy người đồng cảm, trái lại, đa số đều lên án và cho rằng bạn Tuấn này đã tự thể hiện một hình ảnh chẳng đẹp chút nào.Tôi nghĩ là không phải vô cớ mà người ta không ưa, người ta ghét, thậm chí là tẩy chay, nhiều bạn Thanh Hóa nên tự nhìn lại mình để thay đổi những tính xấu thì mới mong người ta bớt ác cảm.

Video liên quan

Chủ Đề