Tại sao lúa gạo là lương thực có vị trí hàng đầu trong ẩm thực Việt Nam

Đậm đà phong vị quê hương

Bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước, người Việt đã lấy lúa gạo là nguồn lương thực cơ bản. Từ những hạt ngọc của trời đất, gạo được thổi thành cơm và trở thành một món ăn quốc hồn, quốc túy trong các bữa ăn gia đình. Những chén cơm nóng hổi với từng hạt gạo mang sắc trắng tinh tươm, vị dẻo bùi ngọt lành luôn mang lại cảm giác ấm lòng no dạ cho người thưởng thức.

Không dừng lại ở món cơm trắng bình dị mà ấm áp, gạo đi vào trong thế giới ẩm thực với sự phá cách đầy tinh tế. Những món ăn như bún, phở, hủ tiếu được làm từ gạo luôn có sức hấp dẫn kỳ lạ. Thật khó cưỡng lòng mình trước mùi vị thơm ngon của tô phở nóng hổi, của bát hủ tiếu thanh tao ngon ngọt vị xương hay tô bún đậm đà nhiều hương vị.

Nếu sợi bún được làm thủ công, có tiết diện tròn, mềm thì bánh phở thường được tráng mỏng và cắt thành sợi dài. Cả bún và phở đều là nét điển hình trong văn hóa ẩm thực Bắc bộ ngày xưa. Cùng với thời gian, hương vị đặc trưng này đã được phát triển mạnh trên mọi miền đất nước. Một món ăn khác, thịnh hành tại miền Nam, cùng gần tương tự như như sợi phở là hủ tiếu, sợi có dạng nhỏ, dai và dài nuột hơn.

Tùy vào đặc trưng mỗi vùng miền mà người dân yêu chuộng loại thức ăn dân dã làm từ những hạt ngọc của trời, nhưng tựu chung lại, những món ăn chế biến từ gạo như phở, bún, hủ tiếu từ lâu đã trở thành những món ăn truyền thống và quen thuộc đối với người Việt bên cạnh món chính là cơm, mang theo hương thơm của đất trời, vị ngon của tự nhiên và đậm đà phong vị quê hương.

\n

Các món ngon hiện đại từ gạo

 

Nguyên chất từ hạt gạo thơm kết hợp với công nghệ hiện đại tạo ra sợi Phở Đệ Nhất, Hủ Tiếu Nhịp Sống, Bún Hằng Nga có độ hoàn nguyên cao, tươi ngon, hòa quyện với nước súp lôi cuốn đậm đà… Thật dễ dàng để bạn thưởng thức tô phở, bún hay hủ tiếu thơm ngon ngay tại nhà mà không cần phải ra tiệm.

Không bị giới hạn trong phương thức chế biến truyền thống, cùng sự phát triển hiện đại, ngày nay, tinh hoa của gạo không chỉ đơn thuần là giữ lửa cho ẩm thực mà còn đóng vai trò vào việt phát triển văn hóa Việt trên toàn thế giới. Hòa nhập cùng nhịp sống hiện đại, những món ăn từ gạo bây giờ không còn tốn thời gian chế biến như trước đây, với sức mạnh của công nghệ tiên tiến, nấu các món ăn trở nên dễ dàng, nhanh chóng, hợp vệ sinh và đặc biệt vẫn giữ được sự tinh tế, đậm đà. Bên cạnh hương vị truyền thống quen thuộc, các món ngon hiện đại từ gạo như bún, phở, hủ tiếu luôn mang đậm hơi thở của cuộc sống bận rộn. Các sản phẩm này không chỉ giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian, đảm bảo được giá trị dinh dưỡng trong các bữa ăn, mà còn giúp họ dễ dàng giải được bài toán về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hòa cùng xu hướng tiêu dùng mới đó, Vina Acecook đã mang đến các sản phẩm sợi gạo ăn liền như Phở Đệ Nhất, Bún Hằng Nga, Hủ tiếu Nhịp Sống đều được chế biến từ loại gạo tự nhiên, sản xuất trên công nghệ tạo sợi hiện đại của Nhật Bản. Vì thế, sợi gạo luôn mềm, dai, óng ánh như sợi gạo tươi nguyên và lưu giữ được đậm đà hương vị tinh túy truyền thống trong mỗi món ăn. Từ đó, đã tạo cho người ăn một cảm giác ngọt ngào, ngon đúng chất như đang được thưởng thức tô phở tươi thơm ngon tại tiệm.

Vốn là một đơn vị sản xuất thực phẩm ăn liền hàng đầu tại Việt Nam, Vina Acecook cho biết, ngoài việc mang đến sự tiện lợi, hợp khẩu vị cho người tiêu dùng thì các sản phẩm của công ty còn cung cấp nhiều năng lượng, dinh dưỡng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm do được sản xuất với quy trình khép kín, kiểm soát nghiêm ngặt chất lượng đầu vào, đầu ra theo tiêu chẩn ISO, HACCP và các tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm quốc tế khác.

Thủy Mộc
THÔNG TIN DỊCH VỤ

Dù là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng Việt Nam [VN] gây ngạc nhiên khi nhập khẩu lượng lớn lúa từ nước láng giềng Campuchia.

Việt Nam là một trong ba quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới hiện nay nhưng vẫn nhập từ Campuchia để đa dạng nguồn cung. Ảnh: QH

Người Việt sang thuê đất Campuchia trồng lúa

Báo cáo của Tổng cục Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia cho biết sáu tháng đầu năm nay, Campuchia đã xuất khẩu trên 1,7 triệu tấn lúa, tương đương khoảng 900.000 tấn gạo thành phẩm, sang VN. Số lượng lúa xuất khẩu này đạt trị giá hơn 336 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

VN mỗi năm xuất khẩu khoảng 6-6,5 triệu tấn gạo và là một trong ba quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới hiện nay. Vì thế, thông tin VN nhập khẩu lượng lớn lúa từ Campuchia khiến nhiều người bất ngờ. Tuy nhiên, ông Nguyễn Thanh Long, Giám đốc Công ty TNHH Gạo Việt, cho rằng hoạt động nhập khẩu lúa từ Campuchia đã diễn ra nhiều năm nay. Đặc biệt, vài năm trở lại đây, sản lượng lúa nhập từ Campuchia tăng do có nhiều cá nhân, doanh nghiệp VN sang nước này thuê đất trồng lúa xong thu hoạch chở về nước.

“Diện tích đất có thể canh tác lúa ở Campuchia còn lớn, người Việt sang thuê diện tích lớn để giảm chi phí trồng trọt, thu hoạch. Hơn nữa, thổ nhưỡng ở Campuchia cũng rất phù hợp, lúa cho năng suất, chất lượng tốt. Lúa do người dân Campuchia trồng cũng ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học nên chất lượng đảm bảo” - ông Long phân tích.

Lãnh đạo Công ty TNHH Gạo Việt thông tin thêm giá lúa trồng ở Campuchia tùy thời điểm có lúc rẻ, có lúc cao hơn VN nhưng không đáng kể. Hơn nữa, loại lúa trồng ở Campuchia nhập vào VN chủ yếu là giống lúa IR 50404, cho ra loại gạo thành phẩm là gạo trắng, hạt dài, chủ yếu xuất khẩu vào những thị trường truyền thống như Trung Quốc, châu Phi, Philippines…

“Nguồn lúa gạo nhập từ Campuchia cung cấp một lượng gạo nhất định để doanh nghiệp VN chế biến, xuất khẩu khi nguồn cung trong nước giảm sút. Điều này vừa đảm bảo an ninh lương thực vừa ổn định thị trường gạo trong nước” - ông Long thông tin.

Nhiều công ty xuất nhập khẩu khác cũng cho rằng việc nhập lúa từ Campuchia là bình thường và nhiều nước cũng làm như vậy. Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng, phân tích: Những năm gần đây, nước ta tập trung trồng các giống lúa chất lượng cao để tăng giá trị xuất khẩu, như giống lúa thơm ST, OM hay các loại đặc sản… Trong khi đó, nhiều thị trường châu Phi, Trung Đông, Philippines, Trung Quốc… lại chỉ thích nhập nhiều loại gạo trắng thông dụng như IR 50404. Tuy nhiên, vì thiếu hụt nguồn cung nên các công ty Việt sang Campuchia mua, hợp tác thuê đất trồng lúa rồi thu hoạch đem về VN chế biến, xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 06/2022 quy định nhập khẩu mặt hàng gạo có xuất xứ từ Campuchia. Theo đó, trong năm nay, tổng lượng hạn ngạch thuế quan ưu đãi đặc biệt, áp thuế 0% đối với mặt hàng gạo có nguồn gốc từ Campuchia là 300.000 tấn và nếu là lúa thì tỉ lệ quy đổi 2 kg lúa bằng 1 kg gạo. Đây cũng là một trong những lý do khiến lượng lúa nhập từ Campuchia về nước ta tăng lên.

Theo Hiệp hội Lương thực VN, tính đến cuối tháng 6-2022, lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt hơn 3,5 triệu tấn, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước và thu về hơn 1,7 tỉ USD. Tuy nhiên, giá gạo xuất khẩu bình quân nửa đầu năm đạt hơn 489 USD/tấn, giảm 55 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước.

Kiểm soát chặt nguồn gốc, xuất xứ

Giám đốc Công ty TNHH Gạo Việt Nguyễn Thanh Long cho rằng việc nhập khẩu lúa từ Campuchia trước mắt không có gì đáng lo ngại. Bởi nguồn cung từ Campuchia sẽ giúp VN ổn định được nguồn gạo xuất khẩu suốt năm, vì cũng có những thời điểm thiếu hụt. Hơn nữa, loại lúa nhập từ Campuchia chủ yếu là loại trung cấp, trong khi VN đang chú trọng sản xuất gạo chất lượng cao nên không cạnh tranh nhiều.

GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia lúa gạo, cũng đánh giá nông sản nói chung, lúa gạo Campuchia nói riêng có ưu điểm là ít sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật, giống tốt, đất đai màu mỡ nên chất lượng đảm bảo. Điều đó lý giải vì sao một số loại gạo đặc sản Campuchia được người tiêu dùng ưa chuộng dù giá cao.

Cũng theo GS Xuân, diện tích đất nông nghiệp ở Campuchia còn chưa được khai phá nhiều, chi phí lao động thấp và nước này cũng tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp. Chính vì vậy, khi thuê đất trồng lúa, giá thành sản xuất vẫn thấp hơn ở VN nên được nhiều đơn vị lựa chọn.

Tuy nhiên, GS Xuân cũng cảnh báo nguồn gạo Campuchia nhập vào VN cần phải được truy xuất nguồn gốc rõ ràng, minh bạch, tránh tình trạng đấu trộn vào nhau để xuất khẩu. “Hiện nay, các thị trường đều siết chặt về chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ. Ngay Trung Quốc cũng đã làm chặt khâu xuất xứ, vì vậy các nhà xuất khẩu gạo nước ta cần phải trung thực, làm tốt để giữ uy tín, thương hiệu gạo VN” - GS Xuân nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, một số chuyên gia kinh tế khuyến nghị để tránh việc trộn lẫn các loại lúa gạo hoặc nhập khẩu tiểu ngạch lúa gạo hay nông sản từ Campuchia vào VN, cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra mặt hàng này từ Campuchia cũng như từ các nước khác thông qua Campuchia nhập vào VN. Qua đó, bảo đảm nguyên tắc xuất xứ cũng như giữ vững thương hiệu nông sản Việt.•

Việt Nam là đầu ra lớn cho nhiều nông sản Campuchia

Bộ NN&PTNT cho biết trong năm tháng đầu năm nay, Campuchia là thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất của VN với hơn 1,9 tỉ USD, chiếm 10,7% thị phần nhập khẩu nông sản.

Thương vụ VN tại Campuchia cũng nhìn nhận VN đang là đối tác thương mại và đầu ra lớn cho nhiều loại nông sản Campuchia. Đơn cử, trong bốn tháng đầu năm, Campuchia xuất tổng cộng 3.834 tấn hạt tiêu thì có đến 3.540 tấn sang VN, chiếm 92% tổng sản lượng. Trong bốn tháng đầu năm nay, hạt điều Campuchia nhập về VN đạt 555.094 tấn, kim ngạch 845,8 triệu USD.

VN cũng nhập khẩu lượng lúa gạo rất lớn từ Campuchia. Riêng năm ngoái, VN nhập khẩu từ Campuchia hơn 3,5 triệu tấn lúa, tương đương khoảng 1,7-1,8 triệu tấn gạo, tăng hơn 60% so với năm trước đó. Các công ty VN chủ yếu nhập khẩu lúa về xay xát, chế biến để xuất khẩu và cả tiêu thụ trong nước. Nhiều loại gạo Campuchia được ưa chuộng tại thị trường nội địa VN vì chất lượng tốt.

Việc nhập khẩu lúa gạo giúp các nhà xuất khẩu bổ sung nguồn cung, đa dạng hóa sản phẩm. Đặc biệt, việc duy trì giao thương này góp phần củng cố an ninh lương thực xuyên biên giới.

Video liên quan

Chủ Đề