Tại sao mỹ rút quân khỏi syria

Mỹ đã hoàn thành việc rút quân khỏi miền Bắc Syria, ổn định vị trí của 600 binh sĩ còn lại trên khắp đất nước này sau khi tái định vị và giảm số quân, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết.

Phát biểu của ông Esper có thể sẽ là dấu hiệu của một thời kỳ hỗn loạn và bất ổn xung quanh sự hiện diện của quân đội Mỹ sau khi ông Trump ra lệnh rút quân lần đầu tiên hồi tháng 10 vừa qua.

Kể từ đó, số quân của Mỹ tại Syria giảm khoảng 40%, còn hơn 1.000 quân.

Bộ trưởng Esper cũng nhấn mạnh ông vẫn có khả năng chuyển thêm hoặc rút bớt một số quân cần thiết tại Syria. Tuy nhiên, ông cũng đề nghị duy trì mức quân ở Syria vào khoảng 600 quân trong tương lai gần.

Ông Esper không loại trừ khả năng tiếp tục giảm thêm số quân Mỹ tại Syria nếu như các đồng minh châu Âu cũng tham gia vào nhiệm vụ tại đây. “Liên minh [NATO] đang thảo luận rất nhiều. Chúng tôi biết một số đồng minh muốn tham gia vào các lực lượng tình nguyện”, ông Esper cho biết. “Nếu một nước đồng minh, một nước NATO, quyết định gửi cho chúng tôi 50 quân, tôi sẽ có thể giảm 50 quân”.

Quân đội Mỹ cho biết họ tập trung vào nhiệm vụ ngăn chặn sự hồi sinh của tổ chức khủng bố IS ở Syria và từng thực hiện một cuộc đột kích vào sào huyệt của tổ chức này, tiêu diệt thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện đang ở London tham gia các sự kiện của NATO, cho biết ông muốn các lực lượng của Mỹ đảm bảo rằng các mỏ dầu của Syria không bị rơi vào tay của IS. “Chúng tôi muốn giữ các mỏ dầu. Dầu mỏ chính là thứ nuôi sống IS”, ông Trump từng cho biết.

Ông Trump từng bớt dữ dội hơn với kế hoạch rút quân của mình khỏi Syria sau sự phản ứng của Quốc hội, trong đó, nhiều nghị sĩ cho rằng ông đã dọn đường cho Thổ Nhĩ Kỳ tấn công lực lượng người Kurd, đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống IS.

Các nhà ngoại giao NATO lo ngại rằng Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO từ năm 1952 và là đồng minh quan trọng ở Trung Đông, đang ngày càng có nhiều hành động đơn phương, như tiến hành cuộc tấn công vào Syria chống lại lực lượng do Mỹ hậu thuẫn và mua hệ thống phòng không S-400 tiên tiến của Nga.

Washington cho biết hệ thống S-400 không tương thích với hệ thống phòng không của NATO, là mối đe dọa đối với các máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Lockheed Martin Corp, và tuyên bố hồi tháng 7 rằng phải loại bỏ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình sản xuất F-35, đe dọa áp dụng các biện pháp trừng phạt.

Duy Tiến [Theo Reuters]

Các chuyên gia phân tích cho rằng, quyết định của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump rút toàn bộ binh sỹ ra khỏi Syria được coi là tin buồn đối với Israel về cả ngoại giao lẫn quân sự vì điều này sẽ để lại một khoảng trống quyền lực lớn ở Syria mà nhiều khả năng sẽ được lấp đầy bởi Iran.

Lính Mỹ tại Syria. Ảnh: Reuters.

Israel lo Iran sẽ thế chân Mỹ

Phát biểu với tờ Jerusalem Post, ông Ceng Sagnic thuộc Trung tâm nghiên cứu Trung Đông và Châu Phi cho biết: “Sự thiếu rõ ràng quanh chính sách đối ngoại của Mỹ rất nguy hiểm đối với các đồng minh của nước này tại Trung Đông. Israel có rất nhiều mục đích cần phải thực hiện tại Syria. Thế nhưng thật bất ngờ khi Mỹ- đồng minh quan trọng nhất của nước này lại tuyên bố rút khỏi Syria, khiến mọi thứ trở nên hỗn loạn. Quyết định của ông Trump đã khiến Iran trở thành một trong những lực lượng nước ngoài mạnh mẽ và quan trọng nhất tại Syria, đẩy Israel vào thế bị cô lập”.  

Việc Iran ngày càng tăng sự ảnh hưởng ở Syria đã khiến Israel “đứng ngồi không yên”. Giới chức quốc phòng Israel lo ngại rằng trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Assad sắp đạt được thắng lợi trọn vẹn, dường như hướng sự chú ý xa hơn về phía Tây Nam, phía biên giới Israel. Bên cạnh đó, Israel cũng luôn để mắt đến phong trào Hồi giáo Hezbollah do Iran hậu thuẫn, ngăn lực lượng này mở rộng lãnh thổ và gây bất ổn an ninh.

Ông Yossi Kuperwasser, một cựu quan chức Bộ Các vấn đề chiến lược Israel nhận định: “Mỹ rút quân khỏi Syria đồng nghĩa với việc các lực lượng của Tổng thống Al Assad và người Iran sẽ dễ dàng kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Syria. Khi đó họ sẽ cố gắng chuyển giao vũ khí từ Iran sang Iraq tới Syria và cuối cùng là Lebanon để hỗ trợ lực lượng Hezbollah. Sẽ chẳng có bất cứ thứ gì ngăn chặn được hoạt động này. Phía Iran sẽ ngày càng củng cố được sức mạnh và uy thế”.

Từ trước đến nay, ngăn chặn Iran mở rộng sự hiện diện quân sự tại Syria luôn là mục tiêu cấp thiết nhất trong chính sách đối ngoại của Israel. Israel đã đứng trước nguy cơ chiến tranh với Syria và rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng trong quan hệ với Nga khi mạo hiểm tấn công một số căn cứ quân sự của Iran tại Syria. Song tất cả rủi ro đó không làm lung lay quyết tâm của Tel Aviv ngăn chặn Tehran thiết lập thành trì gần biên giới của Israel và tránh xa cao nguyên Golan. Mặc dù việc Mỹ rút quân khỏi Syria không làm mất đi những kết quả mà Israel đạt được khi theo đuổi mục tiêu của mình, song nó sẽ tạo ra “cú hích” giúp Iran tiến gần hơn đến với xây dựng các căn cứ quân sự gần biên giới với Israel.

Thời điểm bất lợi với Israel

Cũng cần phải nhắc lại rằng, quyết định của Tổng thống Donald Trump được đưa ra trong thời điểm bất lợi với Israel bởi quan hệ giữa Nga và Israel vẫn chưa thể trở lại bình thường liên quan đến vụ bắn hạ chiếc máy bay quân sự Il-20 khiến 15 người thiệt mạng mà Tel Aviv bị cáo buộc là thủ phạm vào tháng 10/2018. Kể từ đó, Israel đã phải giảm tần suất các cuộc không kích tại Syria trong khi đường dây nóng giảm xung đột giữa Moscow và Tel Aviv cũng có nguy cơ bị gián đoạn.

Các quan chức của Nga đã thăm Israel vào ngày 19/12 để thị sát nỗ lực phá hủy đường hầm xuyên biên giới phong trào Hồi giáo Hezbollah dựng lên, nối Nam Lebanon với khu vực miền bắc Israel. Chuyến thăm này được xem là dấu hiệu của sự tan băng. Song không rõ Nga sẽ phản ứng như thế nào nếu Iran có ý định mở rộng phạm vi ảnh hưởng tới biên giới Israel và liệu nước này có để Tehran tự do hành động khi Mỹ rút khỏi Syria hay không?

“Đơn thương độc mã” trên chiến trường

Ông Alon Ben David – nhà phân tích quốc phòng của hãng tin tức Channel 10 [Israel] đã gọi việc Mỹ rút quân khỏi Syria là “một cú đòn đau đớn” đối với Israel. Hãng tin này cho biết, Thủ tướng Netanyahu đã phải nỗ lực rất nhiều để thuyết phục Tổng thống Donald Trump xem xét lại nhưng không thành công và ông thực sự thất vọng trước quyết định được xem là chiến thắng của Nga, Iran và Hezbollah. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã phải nói rằng: "Đây là quyết định của Mỹ, chúng tôi sẽ tìm hiểu kỹ thời gian, kế hoạch triển khai của Mỹ cũng như tác động của kế hoạch đó đến chúng tôi. Cho dù thế nào, chúng tôi vẫn sẽ chắc chắn rằng an ninh của Israel được đảm bảo và chúng tôi sẽ tự bảo vệ mình".

Mặc dù Mỹ chỉ có khoảng 2.000 binh sỹ ở Syria, hầu hết triển khai tại khu vực miền đông và không tham gia nhiều vào các hoạt động của Israel song sự hiện diện của lực lượng này đã ngăn chặn Iran triển khai lực lượng tới khu vực biên giới của Israel thời gian qua. Việc Mỹ rút quân sẽ khiến Iran và Nga xem như sự thừa nhận thất bại, từ đó mở rộng tầm ảnh hưởng tại Syria.

Phát biểu với tờ Los Angeles Times ngày 19/12, ông Yaakov Amidror, cựu Cố vấn an ninh quốc gia của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khẳng định: “Mỹ đã đóng góp cho cuộc chiến lớn tại Iran là ngăn chặn “cỗ máy chiến tranh của Iran tại Syria”. Vì thế quyết định rút quân khỏi Syria đã gây ảnh hưởng về mặt tâm lý lẫn ngoại giao. Điều đó đồng nghĩa Mỹ đã từ bỏ Syria và để Israel chiến đấu một mình”.

Quan hệ giữa Mỹ và Israel là một quan hệ song phương đặc biệt trên chính trường quốc tế. Nhờ sự hỗ trợ của Mỹ về cả mặt ngoại giao lẫn quân sự, Israel vẫn là một quốc gia lớn mạnh. Suốt thời gian qua, Israel đã được hưởng nhiều ưu đãi dưới sự bảo hộ của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Có ý kiến cho rằng ông Trump đã quá “ưu ái” đồng minh Israel khi tung ra một loạt quyết sách có lợi cho Israel như  chuyển đại sứ quán tới Jerusalem, rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran và áp đặt trừng phạt mạnh tay với Iran.

Dẫu vậy, Israel vẫn không tránh khỏi lo lắng khi Tổng thống Trump rút quân khỏi Syria bởi một khi không còn bóng dáng quân đội Mỹ trên quốc gia Trung Đông này, Israel sẽ  phải “đơn thương độc mã” chiến đấu với các lực lượng Iran, Nga và Hezbollah. Mối quan hệ đồng minh gắn bó bền chặt giữa Israel và Mỹ, do vậy cũng có thể bị ảnh hưởng đáng kể./.

Chụp lại hình ảnh,

Mỹ có khoảng 2.000 binh sĩ tại Syria

Chính quyền Trump nói rằng quân đội Mỹ đang rút khỏi Syria, sau khi tổng thống tuyên bố Nhà nước Hồi giáo [IS] đã bị "đánh bại".

Lầu Năm Góc cho biết họ đang chuyển sang "giai đoạn tiếp theo của chiến dịch" nhưng không cho biết chi tiết.

Khoảng 2.000 binh sĩ đã giúp phần lớn miền đông bắc Syria chống IS.

Không kích Syria: Mỹ vẫn 'lên nòng'

Nga cảnh báo ‘chiến tranh’ với Mỹ ở Syria

Trump cho phép 6.900 người Syria ở lại Mỹ

Có suy đoán cho rằng giới chức quốc phòng muốn duy trì sự hiện diện của Mỹ để đảm bảo IS không trở lại.

Cũng có những lo ngại về việc quân Mỹ rút đi sẽ khiến Nga và Iran giành ảnh hưởng ở Syria và khu vực rộng hơn.

Thông cáo của cả Lầu Năm Góc và Nhà Trắng đều cho biết Mỹ bắt đầu "đưa quân đội Hoa Kỳ trở về nhà khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo của chiến dịch".

Lầu Năm Góc cho biết họ không cung cấp thêm thông tin "vì lý do bảo vệ lực lượng và bảo mật hoạt động".

Nhà Trắng cho biết Mỹ và các đồng minh "sẵn sàng tham gia tất cả các cấp để bảo vệ lợi ích của Mỹ bất cứ khi nào cần thiết và chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác để tấn công cứ địa của bọn khủng bố Hồi giáo cực đoan, cắt đứt các đường viện trợ và hậu thuẫn cho bọn chúng."

Tổng thống Trump cho biết đã đến lúc đưa quân đội Mỹ về nước sau "những chiến thắng lịch sử".

Truyền thông Việt Nam 'bênh' Nga và Syria?

Tên lửa bắn vào Syria và các con số trái ngược

Israel cho biết họ được nói rằng Hoa Kỳ có "những cách khác để có ảnh hưởng trong khu vực" nhưng sẽ "nghiên cứu tiến độ [rút quân], cách thức thực hiện".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói trên kênh Channel One do nhà nước kiểm soát rằng quyết định của Hoa Kỳ có thể dẫn đến "triển vọng thực sự cho một sự ổn định chính trị" ở Syria.

Việc Mỹ rút quân khỏi Syria đã được Tổng thống Trump hứa hẹn từ lâu.

Nhưng thông báo này có thể khiến một số quan chức Mỹ bất ngờ.

Tuần trước, Brett McGurk, đặc phái viên Mỹ trong liên minh chống IS, nói với các phóng viên: "Không ai nói rằng [các chiến binh IS] sẽ biến mất. Không ai ngây thơ như vậy. Vì vậy, chúng tôi muốn ở lại và đảm bảo rằng sự ổn định có thể được duy trì ở những khu vực này. "

Bộ ngoại giao Mỹ đột ngột hủy cuộc họp giao ban hôm 19/12 sau khi việc rút quân được công bố.

Video liên quan

Chủ Đề