Thế nào là nhân thân

Câu hỏi: Quyền nhân thân là gì?

Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Đại Tâm. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Quyền nhân thân là những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào.

Quyền nhân thân, còn được gọi là Quyền cá nhân, Quyền nhận dạng cá nhân bao gồm một số quyền được quy định để bảo vệ đời sống cũng như tự do của một cá nhân. Cụ thể nó bao gồm quyền của một cá nhân kiểm soát việc sử dụng thương mại của tên của mình, hình ảnh, diện mạo, hoặc các đặc điểm rõ ràng khác về nhận dạng cá nhân của mình. Nó thường được coi là một quyền sở hữu tài sản và trái ngược với một quyền cá nhân, và như vậy, hiệu lực của quyền nhân thân có thể tồn tại kể cả sau cái chết của cá nhân, pháp nhân và có thể thừa kế hoặc hiến tặng [mức độ khác nhau tùy thuộc vào thẩm quyền và luật pháp của mỗi quốc gia].

* Đặc điểm của quyền nhân thân:

- Thứ nhất, quyền nhân thân luôn gắn với một cá nhân xác định, không được phép chuyển giao cho người khác.

- Thứ hai, quyền nhân thân không xác định được bằng tiền. Về cơ bản, chủ thể của quyền nhân thân chỉ được hưởng lợi ích tinh thần mà không được hưởng lợi ích vật chất. Những lợi ích vật chất mà chủ thể được hưởng là do giá trị tinh thần mang lại.

- Thứ ba, quyền nhân thân được xác lập không phải dựa trên các sự kiện pháp lý mà chúng được xác lập trực tiếp trên cơ sở những quy định của pháp luật.

- Thứ tư, quyền nhân thân là một loại quyền tuyệt đối. Các chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng giá trị nhân thân được bảo vệ.

* Ý nghĩa của quyền nhân thân:

Việc quy định quyền nhân thân là cơ sở pháp lý để cá nhân được thực hiện các quyền nhân thân trong sự bảo hộ của Nhà nước và pháp luật.

Quyền nhân thân có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần của cá nhân. Mỗi hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân đều ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần người bị xâm hại. Việc bảo vệ quyền nhân thân có tác dụng kịp thời ngăn chặn các hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân, bảo đảm trật tự pháp lí xã hội và giáo dục ý thức pháp luật cho công dân.

* Phân loại quyền nhân thân:

  •      Dựa vào căn cứ phát sinh các quyền nhân thân có thể phân loại thành:

+ Nhóm các quyền nhân thân gắn với tài sản.

+ Nhóm các quyền nhân thân không gắn với tài sản.

  •      Dựa vào đối tượng của quyền mà các quyền nhân thân được phân thành các nhóm sau đây:

+ Nhóm các quyền cá biệt hoá chủ thể.

+ Nhóm các quyền liên quan đến thân thể của cá nhân.

+ Nhóm các quyền liên quan đến giá trị tinh thần của chủ thể.

+ Nhóm các quyền liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình của cá nhân.

+ Nhóm các quyền đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.

  •      Dựa vào thời gian bảo hộ các quyền nhân thân được phân loại thành:

+ Nhóm các quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn.

+ Nhóm các quyền nhân thân được bảo hộ có thời hạn.

* Phân biệt quyền nhân thân và quan hệ nhân thân:

Quyền nhân thân là tiền đề hình hành nên quan hệ nhân thân.

- Quyền nhân thân: Là một quyền dân sự do luật định và được pháp luật bảo vệ; Trong Bộ luật dân sự thì quyền nhân thân được quy định từ Điều 25 đền Điều 39.

- Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người về một một giá trị nhân thân của cá nhân, tổ chức. Quan hệ nhân thân phát sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật – là các quy định về quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật dân sự, cùng với các sự kiện pháp lý và năng lực chủ thể. Có các quy định về quyền nhân thân mới có thể phát sinh quan hệ nhân thân.

- Cơ sở phát sinh:

+ Quyền nhân thân là quyền được pháp luật ban hành hoặc thừa nhận cho các chủ thể. Do vậy quyền nhân thân có mối quan hệ hữu cơ đối với cá nhân từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi cá nhân chết. Mỗi cá nhân đều bình đẳng về quyền nhân thân.

+ Không giống như quyền nhân thân để xác lập nên quan hệ nhân thân bên cạnh việc phải căn cứ xem đó có phải là các quyền nhân thân đã được quy định trong luật hay không thì nó còn đòi hỏi khi tham gia quan hệ phải có năng lực hành vi chủ thể cũng như là sự kiện pháp lý. Tức là trong quan hệ nhân thân thì bên cạnh chỉ có quyền nhân thân được đề cập tới mà các quy phạm pháp luật dân sự khác nói chung [ví dụ như độ tuổi, năng lực hành vi dân sự …] cũng được xem xét xem liệu có phát sinh quan hệ nhân thân hay không.

Công ty Luật TNHH Đại Tâm chịu trách nhiệm về nội dung trả lời với câu hỏi trên và giữ bản quyền. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua Tổng đài 24/7 gọi số: 1900.9244 để nhận được sự tư vấn hoặc gửi thắc mắc đến Email: để được hỗ trợ cụ thể hơn.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Mặc dù khái niệm quan hệ nhân thân được sử dụng khá biến, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về vấn đề này. Vậy, quan hệ nhân thân là gì? Chứng minh quan hệ nhân thân bằng cách nào?

  • Quan hệ nhân thân là gì? Có những loại nào?
  • Quan hệ nhân thân vợ, chồng được hiểu thế nào?
  • Hậu quả về quan hệ nhân thân khi vợ, chồng ly hôn thế nào?
  • Chứng minh quan hệ nhân thân cần những giấy tờ nào?

Quan hệ nhân thân là gì? Có những loại nào?

Câu hỏi: Em thường nghe mn nói đến quan hệ nhân thân nhưng tìm hiểu trong các văn bản pháp luật thì chỉ thấy đề cập đến quyền nhân thân. Vậy cho em hỏi quan hệ nhân thân là gì? - Thúy Ngọc [Hải Phòng].

Quan hệ nhân thân là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong các văn bản luật. Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản nào đưa ra quy định cụ thể về quan hệ nhân thân.

Theo đó, Bộ luật Dân sự 2015 chỉ có quy định về quyền nhân thân tại khoản 1 Điều 25 như sau:

Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Tại khoản 4 Điều 68 Luật Hôn nhân và Gia đình cũng đề cập đến quan hệ nhân thân như sau:

Mọi thỏa thuận của cha mẹ, con liên quan đến quan hệ nhân thân, tài sản không được làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự…

Như vậy, có thể hiểu quan hệ nhân thân là các quan hệ giữa cá nhân với người khác như: Cha, mẹ, anh, chị, em... Theo đó các quan hệ nhân thân sẽ phát sinh quyền nhân thân và quyền này không thể chuyển giao cho người khác.

Tóm lại, quan hệ nhân thân là những quan hệ liên quan đến giá trị nhân thân của một người, có thể là quan hệ nuôi dưỡng hoặc ruột thịt và được phân biệt với quan hệ tài sản.

Quan hệ nhân thân sẽ gồm 02 loại:

- Quan hệ nhân thân gắn với tài sản, ví dụ: Quyền tác giả, quyền sáng chế,...

- Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản: Họ tên, quốc tịch, tính mạng, uy tín, danh dự,...

Ví dụ, bố mẹ với con cái, vợ với chông, anh chị với em,... được xác định là có quan hệ nhân thân.

Quan hệ nhân thân vợ, chồng được hiểu thế nào?

Câu hỏi: Xin hỏi, quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng được hiểu như thế nào? Quyền nhân thân giữa vợ, chồng ra sao? Tôi cảm ơn! - Hằng Phạm

Bộ luật Dân sự 2015 chỉ đưa ra quy định cụ thể về quyền nhân thân giữa vợ và chồng, cụ thể tại Điều 39 Bộ luật dân sự 2015 chỉ rõ:

“1. Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình.
Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình.

2. Cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan”.

Như vậy, quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng được xác lập từ thời điểm phát sinh quan hệ vợ chồng. Đồng thời, nghĩa vụ nhân thân giữa vợ, chồng cũng được nêu rõ tại Điều 19 Luật Hôn nhân và Gia đình:

“1.Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau; cùng nhau chia sẻ , thực hiện các công việc trong gia đình.

2.Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ, chồng có có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lí do chính đáng khác.”


Hậu quả về quan hệ nhân thân khi vợ, chồng ly hôn thế nào?

Câu hỏi: Trước đây chồng tôi bị mất tin tức nên tôi nghĩ là đã chết mà không tìm thấy xác nên tôi đã yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố chồng tôi đã chết và mới lập gia đình mới. Tuy nhiên, vừa rồi, anh ấy đã quay về. Vậy hiện tại cho tôi hỏi quan hệ vợ chồng giữa tôi và anh ấy và với chồng mới xác định thế nào?

Theo thông tin bạn cung cấp, chồng bạn đã được tuyên bố chết những giờ quay trở về thì Tòa án sẽ hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó đã chết, lúc này các quan hệ nhân thân sẽ được khôi phục, trừ các mối quan hệ sau:

- Trường hợp đã ly hôn: Quyết định ly hôn của người bị tuyên bố đã chết trước đó vẫn còn hiệu lực.

- Trường hợp vợ/chồng của người bị tuyên bố là đã chết kết hôn với người khác: quan hệ hôn nhân này vẫn có hiệu lực.

- Vợ/chồng người bị Tòa án quyết định hủy tuyên bố đã chết mà chưa kết hôn: Quan hệ hôn nhân được khôi phục kể từ thời điểm kết hôn.

 Tóm lại, xét trong trường hợp của bạn, mặc dù tòa án đã hủy bỏ quyết định tuyên bố người chồng cũ của bạn đã chết nhưng do bạn đã kết hôn với người khác nên quan hệ hôn nhân mới này vẫn còn hiệu lực.

Quan hệ nhân thân là gì? Chứng minh bằng cách nào? [Ảnh minh họa]


Chứng minh quan hệ nhân thân cần những giấy tờ nào?

Câu hỏi: Tôi muốn nhập khẩu vào nhà chồng ở Hà Nội nhưng cán bộ tư pháp yêu cầu phải có giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của tôi với chồng. Cho tôi hỏi giấy tờ này là những gì?

Liên quan đến vấn đề vợ nhập khẩu vào nhà chồng, điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020 nêu rõ:

2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:

a] Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

Theo đó, các giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân khi vợ nhập khẩu vào nhà chồng gồm [theo điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 62/2021]:

- Giấy chứng nhận kết hôn;

- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;

- Xác nhận của UBND xã/UBND huyện nơi cư trú.

Như vậy, khi làm thủ tục nhập khẩu về nhà chồng bạn phải chứng minh quan hệ nhân thân [quan hệ vợ chồng] thông qua các giấy tờ nêu trên.

Ngoài ra, Điều 6 Nghị định 62/2021 cũng quy định các giấy tờ, tài liệu dùng để chứng minh quan hệ nhân thân trong các trường hợp khác như:

- Chứng minh quan hệ cha, mẹ, con:

+ Giấy khai sinh;

+ Chứng nhận hoặc quyết định việc nuôi con nuôi;

+ Quyết định việc nhận cha, mẹ, con;

+ Trích lục hộ tịch; hoặc văn bản của cơ quan giám định, cơ quan y tế,... xác nhận về quan hệ cha, mẹ với con,...

- Chứng minh mối quan hệ anh, chị, em ruột, cháu ruột:

+ Giấy khai sinh;

+ Giấy xác nhận của UBND xã/huyện nơi cư trú,...

Trên đây là giải đáp về Quan hệ nhân thân là gì? Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề