Vì sao ic có thể nhận được sóng

Hằng ngày chúng tôi nhận được emal và tin nhắn của rất nhiều các bạn hỏi : ""Anh ơi nguồn xung là gì ạ ,nó có cấu tạo và hoạt động ra sao ,anh trả lời giúp em với . Các bạn có thể hiểu đơn giản như này : nguồn xung là bộ nguồn có tác dụng biến đổi từ nguồn xoay chiều sang nguồn một chiều bằng chế độ dao động xung tạo bằng mạch điện tử kết hợp với biến áp xung. Ở bài viết trước về nguồn tuyến tính các bạn đã biết nhược điểm của nó là cồng kềnh ,giải điện áp đầu ra hẹp và để khắc phục nhược điểm đó nguồn xung đã được ra đời . Sau khi sửa chữa nhiều loại thiết bị như bếp từ ,lò vi sóng ,nồi cơm cao tần ,.... thì tôi thấy hầu hết một bộ nguồn xung sẽ có những lĩnh kiện sau đây : 

NHẬN BIẾT LINH KIỆN TRONG NGUỒN XUNG

Nếu các bạn đã nhìn tất cả những ảnh trên thì bạnsẽ chú ý rằng hầu như tất cả mạch nguồn xung [ mặc dù khác nhau ở các thiết bị]đều sử dụng những linh kiện như : Cầu chì,cầu diode,tụ lọc nguồn sơ cấp ,ic nguồn,mosfet,biến áp xung ,ic quang,diode bên thứ cấp ,tụ lọc bên thứ cấp ,… Dựa vàocấu hình trên nếu bạn học tập một cách cẩn thận về nguồn xung hoạt động như thếnào [ với sự giúp đỡ của sơ đồ khối và sơ đồ nguyên lí ] và biết cách kiểm tralinh kiện trong mạch như thế nào thì tôi không thể thấy nguyên nhân nào cho thấybạn không thể thành công trong việc sửa chữa các loại nguồn xung 

SƠ ĐỒ KHỐI CỦA NGUỒN XUNG VÀ NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA NÓ ?

Sửachữa nguồn có thể nói là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất của sửa chữa điệntử và đôi khi bạn am hiểu về mạch điện và có những phương pháp sửa những loại mạchnhư mạch audio , mạch màu,điện áp cao thì bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn .Nếu bạncó kiến thức về mạch nguồn hoặc nguồn xung hoạt động như nào thì bạn đã sẵnsàng cho việc sửa chữa các vấn đề trong nguồn xung trong tất cả thiết bị nào từnhững thiết bị nhỏ sử dụng trong laptop hay các thiết bị công nghiệp lớn như biếntần ,.. bởi vì dù thiết bị to hay nhỏ đi nữa ,linh kiện có bé hay to thì nguyênlí hoạt động vẫn giống nhau.Về cơ bản,tất cả chức năng của mạch nguồn xung làgiống nhau đó là tạo ra điện áp DC bên thứ cấp .

Nguyênlí hoạt động của nguồn xung khác so với nguồn tuyến tính. Đầu tiên điện áp AC sẽqua một mạch lọc nhiễu cao tần để loại những nhiễu cao tần do đường dây điệngây ra có thể đánh chết cầu diode sau đó được chỉnh lưu qua cầu diode biếnthành điện áp một chiều DC sau đó được san phẳng bởi tụ lọc sơ cấp [ thường sửdụng tụ 220uF 450V].

-Điệnáp sau chỉnh lưu sẽ có điện áp khoảng 300V [ nếu điện áp AC vào là 220V] hoặc150V [ nếu điện áp AC vào là 110V] sau đó sẽ đi qua điện trở mồi và biến ápxung . Điện áp đi qua điện trở mồi sẽ bị sụt áp trên đó để cấp nguồn vào chânVcc của ic nguồn. Sau một thời gian điện áp nguồn Vcc của ic nguồn sẽ lấy từ mạchnguồn phụ của biến áp xung.Mạch nguồn phụ này bao gồm một diode và 1 điện trởduy trì để ic nguồn hoạt động .

-Khi ic nguồn hoạt động nó sẽ điều khiển Mosfet làm việc ở chế độ đóng mở để tạora từ trường bên sơ cấp khi đó sẽ tạo ra điện áp cảm ứng bên thứ cấp của biếnáp xung.

-Điện áp cảm ứng của biến áp xung bên thứ cấp sẽ được chỉnh lưu thành điện môtchiều và được san phẳng bởi tụ lọc .Tùy vào mạch nguồn có bao nhiêu điện áp ramà có bấy nhiêu diode và tụ điện. Điện áp ra bên thứ cấp sẽ được kết nối với mạchlấy mẫu và mạch phát hiện điện áp lỗi để khống chế điện áp đầu ra .Khi điện ápđầu ra tăng hoặc giảm nó sẽ báo về ic nguồn để ic nguồn điều khiển mosfet khốngchế điện áp ra .

Chúý : Không phải tất cả nguồn xung đều có sơ đồ khối như hình 1.4 .Một số nguồnxung trong thực tế không sử dụng ic dao động để điều khiển mosfet[ một số mạchsử dụng transistor công suất] mà thay vào đó họ sử dụng mạch dao động bao gồm mộtsố thành phần để điều khiển FET/BJT như hình 1.5. Một vài mạch lại không sử dụngmạch lấy mẫu và phát hiện điện áp lỗi bên thứ cấp thay vì đó được lấy từ bên sơcấp như hình 1.6 tích hợp sẵn bên trong ic nguồn như hình 1.7.

Hình 1.5

Hình 1.6.

Hình 1.7

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA NGUỒN XUNG ?

ƯU ĐIỂM :

-Kích thước nhỏ gọn và nhẹ.

-Hiệu suất cao hơn và ít nóng.

-Điều chỉnh tốt hơn.

-Biên độ điện áp vào lớn.

-Giá thành rẻ.

NHƯỢC ĐIỂM :

Bởivì có rất nhiều linh kiện sử dụng trong mạch nguồn cho nên khi xuất hiện lỗi nócó thể làm rất nhiều linh kiện bị lỗi theo ví dụ lỗi khi bị sét đánh hoặc điệnáp vào quá cao .

 -Với nhiều mạch điện khác nhau được sử dụng trong nguồn xung ví dụ như mạch daođộng ,mạch phản hồi,mạch bảo vệ,mạch nguồn phụ… và khi xảy ra nhiều vấn đề nóthậm chí có thể là nguyên nhân gây rắc rối trong quá trình sửa chữa nguồn xung.

 -Một số linh kiện thay thế rất đắt tiền và khó mua được trên thị trường ví dụnhư Mosfet,ic nguồn và biến áp xung.

 -Nhiễu cao tần phát ra từ biến áp xung có thể làm nhiều vấn đề bị gián đoạn..

 - Chế tạo đòi hỏi kĩ thuật cao , thiết kế phức tạp ,việc sửa chữa khó khăn cho người mới học.

 Vậy là tôi đã giới thiệu sơ qua cho các bạn  hiểu nguồn xung là gì nguyên lí và hoạt động của nó ra sao . Tất nhiên đây cũng chỉ là những cái cơ bản nhất trong nguồn xung còn việc thực tế sữa chữa lại đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm và kĩ năng như kiểm tra linh kiên , dò mạch điện tử . Nếu các bạn muốn trở thành chuyên gia về sửa nguồn xung trong thực tế thì hãy tham khảo qua bộ giáo trình video : Nghệ thuật sửa chữa nguồn xung của chúng tôi . Bên trong là những kinh nghiệm quá giá sau hàng chục năm làm  sửa chữa điện từ ,bảo hành cho các hãng . 

 Tôi hi vọng bạn học được điều gì đó từ bài viết trên. Hãy hỏi bất kì câu hỏi nào trong phần bình luận .Cảm ơn các bạn đã theo dõi và ủng hộ chúng tôi .

          Tác giả : Lộc soma

Ở bài viết trước chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn hiểu cơ bản về sơ đồ khối và nguyên lí hoạt động của nguồn xung . Hiểu vấn đề cơ bản thôi thì chưa đủ để có thể sửa chữa nguồn xung một cách chuyên nghiệp mà còn yêu cầu kinh nghiệm thực tế rất là nhiều. Để giúp các bạn có thể có một cách nhìn tổng quan hơn về sửa chữa nguồn xung thì hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn các linh kiện hay hỏng thường gặp trong nguồn xung và những nguyên nhân gây ra sự cố hỏng hóc đó .

 Ở bài viết : "" Tìm hiểu cơ bản về nguồn xung"" ở phần trước  tôi đã trình bày những linh kiện thường có ở nguồn xung dựa vào những hình ảnh thực tế trong các thiết bị mà tôi đã sửa chữa được . Các linh kiện đó có quan hệ mật thiết với nhau nên trong nhiều trường hợp những linh kiện này hỏng lại kéo theo những linh kiện khác hỏng theo dẫn đến việc sửa chữa trở nên khó khăn hơn . Để giúp những người mới học điện tử có thể hiểu một cách rõ nhất về nguồn xung thì tôi xin liệt kê ra những linh kiện hay hỏng nhất trong nguồn xung : 

1] Cầu chì. 

Cầu chì có nhiệm vụ bảo vệ quá dòng khi những phần đằng sau nó bị chập . Nguyên nhân chủ yếu là do chập Mosfet , cầu diode dẫn đến bị nổ cầu chì . Khi mở một thiết bị nào ra mà thấy cầu chì nổ thì các bạn không được thay cầu chì vào vội mà phải kiểm tra đằng sau nó xem có thành phần nào bị chập không . Khi đã phát hiện và thay thế những linh kiện bị chập thì khi đó chúng ta chỉ việc thay cầu chì tương đương là được . Trong thực tế có trường hợp cầu chì nổ nhưng phần từ đằng sau không hề chậm chạp và khi thay vào thì nó lại chạy bình thường thì nguyên nhân ở đây là do tuổi thọ của cầu chì nhưng trường hợp này rất hiếm và ít gặp trong thực tế .

2] Tụ bảo vệ quá áp.

 Chức năng chính là bảo vệ thiết bị điện trong trường hợp điện áp vào quá cao . Bình thường ở trạng thái điện áp vào nhỏ hơn điện áp danh định quy ước của varistor thì nó có tổng trở vô cùng lớn hàng mega ôm , nhưng khi điện áp vào lớn hơn thì nó sẽ ngắn mạnh lại và khi đó cầu chì sẽ nổ để bảo vệ mạch điện . Trong thực tế khi sửa các thiết bị nội địa như nồi cơm cao tần , bếp từ ,... thì các bạn sẽ gặp liên tục tình trạng nổ con này khi những người dân vô tình cắm vào điện lưới 220VAC . Khi đó các bạn chỉ cần thay thế nó và cầu chì thì mạch sẽ hoạt động lại bình thường .

3] Diode chỉnh lưu 

Trong thực tế thì nhà thiết kế thường sử dụng cầu diode [ có thể mắc đơn lẻ hoặc được đóng gói trong hẳn một linh hiện 4 chân ]để làm nhiệm vụ biến đổi điện xoay chiều thành điện áp một chiều để tăng hiệu suất cho mạch nguồn . Nếu cầu diode này chết ở dạng chập thì nó là nguyên nhân gây đến nổ cầu chì , nếu chết ở dạng đứt thì nó sẽ có biểu hiện là không lên nguồn và cầu chì không đứt . Việc xác định nó chết đứt hay chết chập thì đòi hỏi các bạn phải có kĩ năng về kiểm tra linh kiện bán dẫn nhưng trong quá trình sửa chữa thì tôi thấy hầu hết cầu diode này chết ở dạng chập còn dạng đứt rất là hiếm .

4] Phần tử công suất [ Mosfer hoặc BJT]

  Nguyên nhân dẫn đến Mosfet chết có rất nhiều nguyên nhân như : Quá dòng , quá áp , mạch dập xung ,... các vấn đề đó đều làm mosfet có thể chết .Mosfet thường chết ở 2 loại là chết chập và chết đứt .Nếu chết chập thì các bạn sẽ thấy cầu chì sẽ bị đứt còn chết đứt thì sẽ có biểu hiện là cầu chì không chết nhưng mất điện áp ra bên thứ cấp . 

5] Ic dao động 

Có rất nhiều loại ic dao động trên thị trường hiện này  , nhiệm vu của nó là tạo dao động kích vào chân G của Mosfet để điều khiển biến áp xung tạo điện áp ra bên thứ cấp . Trong thực tế thì có loại ic dao động tích hợp luôn cả Mosfet bên trong được gọi là ic nguồn nên nhiều lúc các bạn sẽ không thấy Mosfet trên bo mạch . Trong quá trình sửa chữa điện tử thì chúng tôi thấy ic dao động này thường chết ở dạng chập dẫn đến cầu chì bị nổ , còn chết ở dạng đứt thì các bạn nên thay thử cho đỡ mất thời gian vì thực tế đo ic dao động chết ở dạng đứt rất khó đối với các bạn thợ là không cần thiết.

6] Diode đầu ra bên thứ cấp.

 Nhiệm vụ của những diode này là nắn điện thành một chiều và được lọc phẳng bên thứ cấp để cấp ra cho tải hoạt động . Trong trường hợp diode này đứt hoặc chập thì nó sẽ dẫn đến nguyên nhân là nguồn ra bị mất .Khi đó các bạn phải kiểm tra và thay thế chúng thì mạch sẽ hoạt động trở lại .

7 ] Mạch phản hồi 

Mạch này gồm ic quang và ic TL431 [ trong nhiều mạch điện lại sử dụng diode zenner] nhiệm vụ của chúng là giám sát điện áp ra bên thứ cấp để phản hồi về ic dao động . Trong trường hợp mạch này có vấn đề thì sẽ dẫn đến hiện tượng như nguồn ra thấp , nguồn ra cao , nguồn chập chờn dao động và nặng hơn thậm chí dẫn đến mất nguồn . Về cách kiểm tra những ic này thì chúng tôi đã giới thiệu rất kĩ trong bộ ""Trở thành chuyên gia về kiểm tra linh kiện "", tôi sẽ không nói ở đây nữa vì trình bày sẽ rất dài dòng và mất thời gian .

8] Biến áp xung

Trong thực tế thì biến áp xung này rất ít hỏng và nó thường hỏng ở dạng đứt và chạm nhẹ các vòng dây . Đối việc việc đo kiểm tra đứt thì rất dễ còn chạm chập giữa các vòng dây thì bắt buộc các bạn phải sử dụng những thiết bị đo cuộn dây chuyên dụng . 

 Vậy là tôi đã giới thiệu sơ qua cho các bạn  biết các linh kiện hay hỏng nhất trong nguồn xung . Tất nhiên còn rất nhiều linh kiện nữa có thể hỏng hóc nhưng hầu hết những linh kiện kia là chủ yếu  . Nếu các bạn muốn trở thành chuyên gia về sửa nguồn xung trong thực tế thì hãy tham khảo qua bộ giáo trình video : Nghệ thuật sửa chữa nguồn xung của chúng tôi . Bên trong là những kinh nghiệm quá giá sau hàng chục năm làm  sửa chữa điện từ ,bảo hành cho các hãng . 

 Tôi hi vọng bạn học được điều gì đó từ bài viết trên. Hãy hỏi bất kì câu hỏi nào trong phần bình luận .Cảm ơn các bạn đã theo dõi và ủng hộ chúng tôi .

Tác giả : Lộc soma

Video liên quan

Chủ Đề