Tại sao trẻ em thiếu iot lại chậm lớn

[1] Thiếu iôt dẫn đến thiếu tirôxin [vì iôt là thành phần tạo nên tirôxin].

[2] Thiếu tirôxin làm giảm quá trình chuyển hoá và giảm khả năng sinh nhiệt.

[3] Thiếu tirôxin làm giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào nên số lượng tế bào nói chung và cả tể bào thần kinh nói riêng giảm dẫn đến trí tuệ kém phát triển, cơ thể chậm lớn.→ Khi thiếu iôt trẻ em lại chậm lớn, chịu lạnh kém và có trí tuệ chậm phát triển.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Số câu hỏi: 200

Bài 2 trang 81 Sách bài tập [SBT] Sinh 11: Tại sao thiếu iôt trong thức ăn và nước uống, động vật non và trẻ em chậm hoặc ngừng lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp ?

Tại sao thiếu iôt trong thức ăn và nước uống, động vật non và trẻ em chậm hoặc ngừng lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp ?

Iôt là một trong hai thành phần cấu tạo nên tirôxin. Thiếu iôt dẫn tới thiếu tirôxinễ Thiếu tirôxin dẫn đến làm giảm quá trình chuyển hoá và giảm sinh nhiệt ở tế bào nên động vật và người chịu lạnh kém. Thiếu tirôxin còn làm giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào, hậu quả là trẻ em và động vật non chậm hoặc ngừng lớn, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp.

Tại sao khi thiếu iôt trẻ em lại chậm lớn, chịu lạnh kém và có trí tuệ chậm phát triển ?

[1] Thiếu iôt dẫn đến thiếu tirôxin [vì iôt là thành phần tạo nên tirôxin].

[2] Thiếu tirôxin làm giảm quá trình chuyển hoá và giảm khả năng sinh nhiệt.

[3] Thiếu tirôxin làm giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào nên số lượng tế bào nói chung và cả tể bào thần kinh nói riêng giảm dẫn đến trí tuệ kém phát triển, cơ thể chậm lớn.

Phương án đúng là


A.

B.

C.

D.

Hiện nay, các nhà khoa học ở Châu Âu lo ngại có tới 50% trẻ mới sinh không đạt được khả năng nhận thức và sự phát triển toàn diện do thiếu iốt. Vậy tại sao thiếu iot trẻ em chậm lớn, kém thông minh? Nên bổ sung bổ sung iot cho trẻ thế nào để trẻ phát triển toàn diện? Bài viết dưới đây sẽ giải thích giúp bạn!

Lý do vì sao thiếu iot trẻ em chậm phát triển?

  • I-ốt là vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ. Cơ thể trẻ hấp thu và tiếp nhận i-ốt thông qua nước uống và thực phẩm. Ngoài ra, nó cũng rất cần thiết cho việc sản xuất hormone tuyến giáp, là chất điều hòa quan trọng của quá trình trao đổi chất, tăng trưởng và phát triển.
  • Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ có nhu cầu về iốt tăng mạnh, thường không đủ trong chế độ ăn thường ngày của họ. Ngay cả khi thiếu iốt nhẹ cũng khiến thai nhi có nguy cơ bị suy giảm chức năng nhận thức thần kinh và giảm chỉ số thông minh. Khi sự thiếu hụt rất nghiêm trọng, hậu quả có thể thấp hơn tới 15 điểm IQ so với bình thường [hoặc giảm 15% chỉ số IQ trung bình]
  • Thiếu iốt là nguyên nhân phổ biến nhất của rối loạn tuyến giáp. Chế độ ăn ít i-ốt có thể gây suy giáp, tuyến giáp mở rộng [bướu cổ] và có thể ảnh hưởng đến rối loạn phát triển thần kinh ở trẻ sơ sinh.
  • Thiếu iốt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và tác động trực tiếp đến quá trình tăng trưởng chiều cao ở trẻ.
  • Trẻ em thiếu iot còn dễ mắc các bệnh lý khác như rối loạn tiêu hóa, dẫn đến biếng ăn kéo theo đó là thiếu hụt dinh dưỡng và chậm lớn.

Thiếu iốt làm trẻ chậm lớn trí tuệ thấp.

Làm thế nào để biết trẻ có bị thiếu iốt hay không?

“Tại sao thiếu iot trẻ em chậm lớn?” luôn là câu hỏi được đặt ra của nhiều bậc cha mẹ khi có con gặp phải tình trạng này. Trên thực tế, một số trẻ em có thể có mức i-ốt thấp mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Nếu muốn biết chính xác cha mẹ có thể kiểm tra lượng i-ốt của trẻ thông qua xét nghiệm máu hoặc nước tiểu.

Tuy nhiên, hậu quả dễ thấy nhất của việc thiếu iốt có thể là bệnh bướu cổ. Bướu cổ có thể khó phát hiện trong giai đoạn đầu, đặc biệt là ở trẻ em. Siêu âm là phương pháp tốt nhất để đo kích thước, hình dạng và kết cấu của tuyến giáp.

Các triệu chứng của suy giáp – có thể liên quan đến mức iốt thấp hoặc các dạng bệnh liên quan đến việc trẻ bị thiếu iốt bao gồm:

  • Mệt mỏi, yếu cơ.
  • Cơ thể luôn cảm thấy lạnh ngay cả trong những ngày ấm áp.
  • Khó tập trung, chậm chạp và trí nhớ kém.
  • Da phồng hoặc bọng mắt dày.
  • Rụng tóc.
  • Da khô.
  • Táo bón.
  • Nhịp tim yếu, chậm.
  • Bướu cổ.

Trẻ em cần bao nhiêu i-ốt mỗi ngày?

Các chuyên gia dinh dưỡng tại Úc và New Zealand khuyến nghị lượng iốt cho trẻ như sau:

  • Trẻ nhỏ từ 0-6 tháng tuổi cần 90 μg mỗi ngày.
  • Trẻ lớn hơn từ 7-12 tháng tuổi cần 110 μg mỗi ngày.
  • Trẻ em từ 1-8 tuổi cần 90 μg mỗi ngày.
  • Trẻ em từ 9-13 tuổi cần 120 μg mỗi ngày.
  • Thanh thiếu niên từ 14-18 tuổi và người lớn không mang thai hoặc đang cho con bú cần 150 μg mỗi ngày.
  • Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cố gắng mang thai cần 220 μg mỗi ngày.
  • Phụ nữ cho con bú cần 270 μg mỗi ngày.

Tại sao thiếu iốt trẻ chậm lớn trí tuệ thấp?

Thiếu i-ốt hoặc thừa i-ốt có nguy hiểm không?

Như đã phân tích trẻ em thiếu iot có thể khiến tuyến giáp hoạt động quá mức và điều này có thể dẫn đến tuyến giáp mở rộng gây sưng cổ hay còn gọi là bướu cổ.

Phổ biến hơn, lượng hormone tuyến giáp thấp có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, khô da, đau cơ, biếng ăn, chậm lớn, chậm tăng trưởng chiều cao, giảm trí nhớ, kém thông minh.

Tương tự, quá nhiều i-ốt trong một thời gian dài có thể thay đổi cách hoạt động của tuyến giáp và điều này nên tránh. Thừa i-ốt gây ra tác dụng Jod-Basedow. Đây là hội chứng cường giáp sau khi dùng quá thừa iốt, như ăn quá nhiều thực phẩm chứa i-ốt [đặc biệt là những loại thức ăn nhanh hay thực phẩm hun khói, dùng thuốc có iốt].

Bổ sung iot cho trẻ theo từng độ tuổi giúp trẻ phát triển toàn diện

Giai đoạn sơ sinh: Trẻ dưới 6 tháng tuổi

Với những trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ chính là nguồn thức ăn chính và là nguồn cung cấp i-ốt chủ yếu. Trẻ ở giai đoạn này, người mẹ tăng cường i-ốt trong chế độ ăn uống hàng ngày đóng một vai trò rất quan trọng.

Bên cạnh việc sử dụng các nguồn thực phẩm chứa nhiều i-ốt như cá, các loại hải sản, trứng, rong biển, các loại rau xanh… mẹ cũng cần uống thêm mỗi ngày tứ 1- 2 cốc sữa hoặc bổ sung 1 số sản phẩm chức năng giúp hấp thu tốt i-ốt.

Ở giai đoạn này, trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn vì thế mẹ không nên cai sữa sớm cho bé hoặc cho bé bú bình… Điều này khiến bé lười bú, bú ít từ đó dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng, chậm lớn ở trẻ.

Giai đoạn sơ sinh trẻ bổ sung iot thông qua sữa mẹ.

Giai đoạn ăn dặm: Trẻ từ 6- 12 tháng tuổi

Bổ sung iot cho trẻ dưới 1 tuổi trong giai đoạn này ngoài sữa mẹ, trẻ sẽ bắt đầu ăn những thức ăn nhuyễn và có thể được bổ sung thêm sữa công thức. Tuy nhiên, lúc này việc nêm thêm i-ốt có trong các loại gia vị chưa thật sự cần thiết bởi nếu bổ sung các loại thực phẩm và sữa cũng đủ cung cấp i-ốt cho bé trong một ngày.

Khi mua các loại sữa công thức cho trẻ, mẹ nên chú ý các thành phần dinh dưỡng tùy từng giai đoạn mà bổ sung từng thành phần khác nhau, nhằm bổ sung đủ dưỡng chất giúp bé phát triển toàn diện.

Trẻ từ 1 tuổi trở lên

Khi trẻ đủ 12 tháng tuổi, lúc này ngoài việc bổ sung i-ốt cho trẻ thông qua các loại thực phẩm và sữa… cha mẹ cũng cần bổ sung thêm các loại gia vị. Tuy nhiên, tùy từng nhóm thực phẩm mà bổ sung cho phù hợp.

Trẻ giai đoạn này có thể ăn đa dạng các loại hải sản. Hải sản chính là nguồn bổ sung i-ốt rất nhiều vì thế cha mẹ cần hạn chế, không nên cho trẻ ăn nhiều dễ dẫn đến dư thừa i-ốt.

Trong quá trình nấu nướng, i-ốt trong thực phẩm có thể mất đi vì thế bổ sung bằng gia vị muối i-ốt thay vì nước mắm. nên nêm gia vị sau khi đã tắt bếp để đảm bảo lượng muối i-ốt được giữ nguyên.

Ngoài ra, các loại thực phẩm khác như thịt, cá, trứng, phomai… cũng rất giàu i-ốt. Trong giai đoạn này, trẻ có thể ăn được những loại loại thực phẩm chế biến nhanh như: khoai tây chiên, xúc xích, thịt xông khói… Đây là những loại thực phẩm chứa nhiều muối và không thực sự tốt cho sức khỏe. Vì thế cho trẻ ăn những thức ăn này cha mẹ nên hạn chế, nhằm tránh việc dư thừa i-ốt.

Các loại hải sản như tôm cua cung cấp lượng i-ốt rất nhiều.

Cách phòng ngừa thiếu i-ốt ở trẻ

I-ốt không thể tự tổng hợp trong cơ thể mà phải được cung cấp từ bên ngoài thông qua việc ăn và uống. I- ốt không chỉ bổ sung một lần là xong hay bổ sung một lần cho cả tuần, cả tháng. Nó cần được bổ sung hàng ngày với hàm lượng cụ thể.

Cách phòng ngừa tốt nhất cho tình trạng rối loạn thiếu i-ốt là sử dụng muối i-ốt thay cho nước mắm hoặc bột nêm.

Với trẻ em trong độ tuổi từ 0-6 tháng lượng muối i-ốt cần là 90 μg mỗi ngày nguồn bổ sung trực tiếp từ sữa mẹ. Bổ sung iot cho trẻ dưới 1 tuổi [khi bắt đầu ăn dặm] cần 110 μg mỗi ngày. Giai đoạn này bổ sung i-ốt cho trẻ qua việc ăn uống hàng ngày.

Những thực phẩm chứa lượng i-ốt tốt nhất cho trẻ:

Thực phẩm Khẩu phần Hàm lượng i-ốt trung bình [mcg]
Sữa bò 200ml 50-100
Sữa chua 150g 50-100
Phô mai 40g 15
Cá tuyết 120g 230
Cá chim 130g 30
Phi lê cá hồi 100g 14
Cá ngừ đóng hộp 100g 12
Trứng 1 quả trứng [50g] 25
Thịt / gia cầm 100g 10
Bánh mì 1 lát [36g] 5
Tôm 60g 6
Trái cây và rau quả 1 phần [80g] 3

Với câu hỏi “Tại sao thiếu iot trẻ em chậm lớn?”, qua các thông tin trên bài viết, chắc hẳn các bậc cha mẹ đã có câu trả lời cho mình. I-ốt tuy chỉ là một thành phần vi lượng nhỏ của cơ thể nhưng nếu thiếu hụt lâu dài cũng gây nên những hậu quả khó lường.

Vì thế, trong chế độ ăn uống hàng ngày cha mẹ cần cân bằng các nhóm thực phẩm để có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện.

Video liên quan

Chủ Đề