Tại sao nói luân hồi là khổ

Hỏi: Tôi xin hỏi là có kiếp luân hồi không? Người ta nói tới nhân quả. Không biết trong đạo Phật có sự nhân quả này không: Kiếp trước ăn ở như thế nào đấy, kiếp sau đến đời con cháu phải nhận. Liệu người chết ở kiếp trước rồi sau này đầu thai vào những kiếp sau không?

Thiền sư Nhất Hạnh: Luân hồi có nghĩa là sự tiếp nối. Chúng ta đã nghe trong bài nói chuyện là không có cái gì từ có trở thành không hết. Tất cả đều được tiếp nối dưới một hình thức này hay một hình thức khác. Đám mây luân hồi ra thành cơn mưa và cơn mưa luân hồi ra thành ra nước trà. Khi uống trà trong chánh niệm, tôi thấy tôi đang uống mây. Không cần phải là thi sĩ mới thấy mình đang uống mây, mình chỉ cần là một thiền giả thôi. Khi nhìn vào nước trà mình thấy đây là cơn mưa, đây là đám mây và mình đang uống mây. Nước trà là sự tiếp nối của cơn mưa, cơn mưa là sự tiếp nối của đám mây và đám mây là sự tiếp nối của sức nóng mặt trời cùng nước ao, hồ, sông, biển. Luôn luôn có sự tiếp nối như vậy, gọi là luân hồi.

Nhưng mình đừng đi tìm cái tướng, mình đừng kẹt vào tướng. Nếu kẹt vào tướng, mình không nhận diện được sự tiếp nối. Nhìn vào cơn mưa, mình phải thấy đám mây, đó là nhìn với con mắt vô tướng. Nhà khoa học người Pháp Lavoisier nói rằng: Không có cái gì mất đi hết. Ðúng như vậy. Có ba cái sẽ còn mãi, ít nhất có ba cái. Thứ nhất là tư duy, thứ hai là ngôn ngữ và thứ ba là hành động của chúng ta. Tư duy, ngôn ngữ, hành động trong đạo Bụt gọi là thân, khẩu và ý. Ý là tư duy, khẩu là ngôn ngữ và thân tức là hành động.

Mỗi tư duy của chúng ta mang chữ ký của chúng ta. Tư duy của chúng ta có thể đi theo với sự độc ác, sự kỳ thị, sự thèm khát, sự giận dữ. Nếu chúng ta phát ra một tư duy như vậy, tư duy đó mang chữ ký của chúng ta. Chúng ta không thể nói rằng tư duy đó không phải là của tôi. Khi mình phát ra một tư duy như vậy, tư duy đó lập tức đi luân hồi. Thấm vào mình, nó có ảnh hưởng trên mình. Thấm vào người kia, nó ảnh hưởng tới người kia. Tư duy làm cho mình đau khổ và làm cho những người khác đau khổ không phải là chánh tư duy mà là tà tư duy.

Lời nói cũng như vậy. Nói ra một câu không có tình, không có nghĩa, một câu gieo sự bất hòa, nghi kỵ, hận thù, câu nói đó cũng mang chữ ký của mình, mình chịu trách nhiệm hoàn toàn. Một câu như vậy nói ra gây đổ vỡ trong lòng, gây những đổ vỡ chung quanh. Ðó là sự tiếp nối của chính mình. Nói một câu nói ân tình giúp người ta hòa giải với nhau, giúp người ta có niềm tin vào tương lai, câu nói đó cũng mang chữ ký của mình. Đó là chánh ngữ chứ không phải là tà ngữ, đó là sự tiếp nối của mình. Đó là sự luân hồi của mình.

Khi có một hành động nhân ái, biết bảo vệ sự sống và hòa giải người khác, hành động đó mang chữ ký của mình. Ðó là sự tiếp nối đẹp đẽ của mình, còn nếu hành động của mình là chia rẽ là giết chóc là tàn phá, nó cũng mang chữ ký của mình và mình sẽ tiếp nối, sẽ luân hồi dưới một dạng rất xấu.

Thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp được mình tạo ra thì nó sẽ đi luân hồi mãi mãi, đó là sự tiếp nối của mình, nó không có thể nào mất đi được và nó sẽ ảnh hưởng dài dài sau này cho nên mình chỉ muốn luân hồi đẹp thôi.

Muốn có tiếp nối đẹp mình phải làm sao cho tư duy của mình là chánh tư duy, tư duy với tình thương, với sự hiểu biết. Mình phải làm sao cho lời nói của mình là chánh ngữ, đi theo sự hiểu biết và tình thương. Hành động của mình phải là chánh nghiệp. Ba nghiệp đó mang chữ ký của mình và ba nghiệp đó tiếp nối mình trong tương lai, dưới dạng này hay dạng kia, dưới hình thức này hay là hình thức kia. Nghiệp đã được gây rồi, không bao giờ mất hết. Nghiệp tốt sẽ đưa đến kết quả tốt. Nghiệp xấu đưa đến kết quả xấu.

Chữ nghiệp chỉ có nghĩa là hành động thôi. Tư duy là một hành động vì có kết quả. Ngôn ngữ là một hành động vì nó có kết quả. Và động tác của cơ thể là một hành động vì nó có kết quả. Không có nhân nào mà không có quả cho nên mình phải rất cẩn thận khi chế tác những tư duy, những lời nói hay những hành động của mình, đó là sự tiếp nối của mình. Quán chiếu cho kỹ thì mình thấy mình đã đi luân hồi rồi, đã được tiếp nối rồi chứ không chờ đến khi thân xác này hoàn toàn tiêu diệt, mình mới đi luân hồi.

Trong truyền thống Tây Tạng có một niềm tin bình dân là sau khi một vị đại sư chết rồi thì ba năm sau người ta đi tìm một em bé và cho đó là hậu thân của vị đạo sư nhưng theo truyền thống của đạo Bụt ở Việt Nam thì khác. Khi tôi phát ra những tư duy, những ngôn ngữ và hành động thì những tư duy, ngôn ngữ và hành động đó đã đi vào trong các bạn của tôi, vào trong các đệ tử của tôi và tôi đã được tiếp nối. Tôi đã bắt đầu luân hồi rồi và tôi đi luân hồi rất xa. Có những người ở trong tù đang đọc sách tôi viết và đang ngồi thiền ở trong nhà tù bên Mỹ, bên Anh hay bên Pháp, họ cũng là sự tiếp nối của tôi. Tôi đi vào trong họ để giúp cho họ nhẹ nhàng hơn, cho họ bớt khổ hơn và tôi muốn luân hồi một cách tốt đẹp.

Tôi luân hồi ra nhiều hình thái chứ không phải một hình thái. Khi mình gieo một hạt bắp, hạt đó có thể thành ra một cây bắp. Cây bắp đó có thể cho hai trái bắp. Từ một hạt bắp có thể thành ra mấy trăm hạt bắp. Luân hồi cũng như vậy, có thể từ một trở thành nhiều. Thầy Nhất Hạnh luân hồi thành biết bao nhiêu đệ tử xuất gia và tại gia. Thầy Nhất Hạnh đang có mặt ở bên Pháp dưới dạng của những người học trò của thầy. Thầy đang có mặt bên Hà Lan. Nếu quý vị nói thầy Nhất Hạnh chỉ đang ngồi ở đây thôi, quý vị chưa thấy thầy Nhất Hạnh, quý vị mới thấy một phần nhỏ của thầy Nhất Hạnh thôi. Luân hồi là như vậy, mình đã luân hồi rồi, đã bắt đầu luân hồi rồi. Nếu nhìn cho kỹ thì mình thấy rằng mình đang có mặt nhiều nơi chứ không phải chỉ có mặt ở đây mà thôi.

Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây.

Sáu cõi luân hồi [tiếng Phạn: Kamadhatu] là thuật ngữ trong Phật giáo dùng để chỉ về những con đường mà chúng sinh sẽ tái sinh vào sau khi chết. 6 cõi luân hồi bao gồm:

  • Cõi trời [tiếng Phạn: deva]
  • Cõi thần [tiếng Phạn: asura]
  • Cõi người [tiếng Phạn: manussa]
  • Cõi súc sinh [tiếng Phạn: tiracchānayoni]
  • Cõi ngạ quỷ [tiếng Phạn: petta]
  • Cõi địa ngục [tiếng Phạn: niraya].

Tác phẩm "Bánh xe luân hồi" tại tu viện Sera, Tây Tạng.

Đặc điểm chung của các cõi luân hồi là vô thường, chúng sinh sau khi chết sẽ được tái sinh vào một trong 6 cõi này. Tùy theo nghiệp của chúng sinh đã làm được nhiều việc tốt hoặc cố tình làm nhiều việc xấu sẽ được tái sinh vào các cõi trên là các cõi trời, cõi thần, cõi người [dành cho chúng sinh có nhiều việc làm tốt] hoặc sẽ tái sinh vào các cõi dưới là cõi súc sinh, cõi ngạ quỷ, cõi địa ngục [dành cho chúng sinh có nhiều việc làm xấu]. Còn những chúng sinh đã chứng quả A-la-hán thì sẽ không phải luân hồi sau khi chết nữa.

Cõi trời [cũng có thể gọi là cõi thiên đường] cũng là cõi của những con người giống như cõi người và cõi thần [a-tu-la], có thể hiểu đây là cõi người tốt nhất so với hai cõi người còn lại. Cõi trời là cõi của hạnh phúc, không có chiến tranh vì chúng sinh cõi trời rất ít khi giận dữ và cực kỳ hiếm xung đột. Chúng sinh cõi trời cũng có nam có nữ như cõi người và cõi thần. Tuổi thọ, hạnh phúc và trí tuệ của chúng sinh cõi trời cũng vượt trội hơn hẳn nhưng cũng vẫn có giới hạn. Phật muốn độ người cõi trời rất khó, vì họ muốn cái gì trong suy nghĩ tất thảy đều sẽ hiện ra, vậy nên họ không biết khổ, Phật rất khó độ được.

Cõi thần

Cõi thần là cõi những chúng sinh có tuổi thọ và hạnh phúc nhiều hơn cõi người nhưng không bằng cõi trời. Họ là những con người có khá nhiều phước vì có khá nhiều hành động tốt, làm nhiều việc thiện nhưng bản tính còn rất nóng nảy, thích hơn thua với người khác và muốn mọi người phải ca tụng và nhớ ơn công lao của họ và họ vẫn còn sự thù hận và khó tha thứ với những kẻ từng phạm lỗi với họ

Cõi người

Cõi người là cõi của con người. Chúng sinh ở cõi này đều sẽ được nhận cả sự sung sướng và chịu đựng cả sự đau khổ tùy vào hoàn cảnh, nơi sinh ra và thời gian. Sự tái sinh vào cõi này được cho là có lợi nhất trong tất cả các cõi luân hồi về mặt tu hành giải thoát vì chúng sinh cõi người dễ nghe và làm theo chánh pháp. Sự hạnh phúc và đau khổ của con người tuỳ vào nghiệp. Việc tái sinh làm con người được cho là một sự hiếm hoi, Phật ví cơ hội được làm người giống như một con rùa mù trăm năm mới nổi lên một lần và chui đầu được vào một khúc cây có lỗ thủng nổi lênh đênh trên biển. 

Cõi súc sinh

Cõi súc sinh [hay còn gọi là cõi động vật] là cõi bao gồm tất cả các loài động vật, côn trùng, vi sinh vật trừ con người. Chúng sinh cõi này tuy vẫn có sự sung sướng nhưng sự đau khổ thì lại nhiều hơn do bị các chúng sinh khác [như các loài động vật khác hoặc con người ăn thịt]. Phật dạy không nên sát sinh vì sẽ bị quả báo rất nặng. Cõi này dành cho những chúng sinh có nhiều nghiệp ác, chủ yếu là không biết phân biệt giữa việc làm đúng và việc làm sai hoặc biết là việc làm sai nhưng vẫn cố làm, ví dụ như buôn bán lậu, lừa đảo...

Cõi ngạ quỷ

Cõi ngạ quỷ [hay còn gọi là cõi ma đói] là cõi đau khổ vì những chúng sinh cõi ngạ quỷ luôn bị đói khát đến mức nếu họ vẫn ăn được một ít thức ăn và uống được một ít nước thì cũng không bao giờ no và hết khát được và luôn bị thời tiết nóng lạnh hành hạ, ánh Trăng mùa hè cũng khiến họ nóng bức như thiêu cháy, ánh Mặt Trời mùa đông cũng không thể khiến họ ấm hơn.

Cõi âm phủ

Cõi địa ngục [còn gọi là cõi Niraya] là cõi hoàn toàn đau khổ, sự đau khổ không thể nào diễn tả được, chúng sinh ở cõi này thường bị các ác quỷ hoặc những chúng sinh khác tra tấn hết sức dã man bằng những hình phạt cực kỳ khủng khiếp. Cõi này dành cho những chúng sinh có rất rất nhiều nghiệp ác như giết người, hiếp dâm, hành hạ đánh đập người khác, hình phạt ở cõi địa ngục thì thật không thể nghĩ bàn.

 

Chúng sinh thuộc cõi người [con người] đang chung sống với chúng sinh thuộc cõi súc sinh [động vật] trong cùng một cảnh giới.

Mặc dù được gọi là sáu cõi luân hồi nhưng thực chất chỉ có bốn cảnh giới sống vì những chúng sinh ở cõi trời và cõi a-tu-la sống cùng một cảnh giới và những chúng sinh ở cõi người và chúng sinh ở cõi súc sinh sống cùng một cảnh giới [con người vẫn đang sống chung với các loài động vật mặc dù con người thuộc cõi người, động vật thuộc cõi súc sinh]. Chúng sinh thuộc cõi a-tu-la cảm nhận về chúng sinh thuộc cõi trời rất giống với chúng sinh thuộc cõi súc sinh cảm nhận về chúng sinh thuộc cõi người, nếu các loài động vật [cõi súc sinh] thường tranh giành nơi sống, thức ăn với con người [cõi người] thì chúng sinh thuộc cõi a-tu-la cũng thường hay gây sự với chúng sinh thuộc cõi trời mặc dù a-tu-la tuy làm nhiều việc tốt nhưng vẫn có sự nóng nảy, ganh tỵ và hơn thua.

  • Tam giới
  • Luân hồi
  • Nghiệp [Phật giáo]

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Sáu_cõi_luân_hồi&oldid=68752130”

Video liên quan

Chủ Đề