Tại sao tai bị nóng

Nóng trong người, một cảm giác khiến cơ thể cảm thấy khó chịu và bạn muốn tìm cách hạ nhiệt nhưng đôi khi không thành công. Bởi có nhiều nguyên nhân khiến bạn cảm thấy nóng trong người và với mỗi nguyên nhân sẽ có một cách xử lý khác nhau.

Gặp vấn đề về tuyến giáp có thể là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy nóng trong người. Với tình trạng cường giáp, tuyến giáp sẽ tạo ra quá nhiều hormone tuyến giáp. Điều này làm tăng tốc độ cơ thể, biến nhiên liệu thành năng lượng, khiến bạn bị nóng.

Cùng với đó bạn có thể thấy khát nhiều hơn, đói hơn, đổ mồ hôi và tim đập mạnh. Bạn cũng có thể bị tiêu chảy hoặc phát ban, ngứa. Phụ nữ có thể có kinh ít hơn hoặc bị trễ kinh hoặc khó mang thai.

Đó là khi một người phụ nữ ngừng có kinh, thường vào khoảng 50 tuổi. Bạn sẽ có khả năng bị "bốc hỏa". Đây là sự tăng nhiệt độ cơ thể đột ngột, ngắn ngủi. Thời kỳ mãn kinh có thể gây đổ mồ hôi dữ dội, chóng mặt và tim đập nhanh.

Các triệu chứng này thường bắt đầu trước kỳ kinh cuối cùng của bạn và có thể kéo dài trong vài năm. Nếu chúng nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị bạn kiểm soát chúng bằng liệu pháp hormon thay thế, thuốc và thay đổi lối sống.

Suy buồng trứng là khi buồng trứng của phụ nữ không tạo ra lượng hormone estrogen bình thường hoặc không giải phóng trứng một cách thường xuyên. Do đó bạn có thể khó mang thai.

Bạn cũng có thể bị bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm giống như các triệu chứng mãn kinh. Trong trường hợp này hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn nhận thấy những vấn đề này hoặc mất kinh, ít ham muốn tình dục và khô âm đạo.

Cơ thể của bạn hoạt động tốt nhất ở khoảng 37०C [98,6०F]. Khi bạn bị sốt, nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn mức đó khiến bạn cảm thấy nóng và đổ mồ hôi. Điều này thường xảy ra khi cơ thể cố gắng chống lại sự xâm nhập vi trùng như virus hoặc vi khuẩn.

Uống đủ nước, nghỉ ngơi và thuốc không kê đơn có thể giúp bạn hạ thân nhiệt. Nhưng nếu bạn sốt từ 39,5०C trở lên hoặc nếu cảm thấy tồi tệ hãy trao đổi với bác sĩ về tình trạng này. Hãy đến phòng cấp cứu nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng như đau đầu dữ dội, cứng cổ, lú lẫn hoặc co giật.

Sốt có thể làmlàm cho thân nhiệt của người bệnh tăng cao

Caffeine có thể giúp bạn tỉnh táo hơn và ít buồn ngủ hơn vào buổi sáng, nhưng điều này cũng làm tăng nhiệt độ cơ thể. Khi sử dụng quá nhiều chất này có thể làm tăng huyết áp, tăng lượng đường trong máu, tăng axit trong dạ dày và gây ra các vấn đề về giấc ngủ.

Bạn hãy đọc kỹ thành phần trên bao bì về trà, nước ngọt, sô cô la và thuốc trước khi mua/sử dụng. Đánh giá phản ứng của chính bạn để tìm ra bao nhiêu caffeine là quá nhiều cho bạn.

Cảm giác như nhiệt độ cơ thể của bạn tăng vọt khi bạn ăn những quả ớt cay cay. Thức ăn cay dường như làm tăng nhiệt độ cơ thể và thậm chí có thể khiến bạn đổ mồ hôi. Tuy nhiên không có gì phải lo lắng về hiện tượng này. Một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều gia vị có vẻ tốt cho bạn. Chỉ cần không lạm dụng quá vào trong chế độ ăn.

Tập luyện thể dục chăm chỉ và đốt cháy nhiều nhiên liệu hơn. Điều đó tạo ra nhiều nhiệt lượng hơn. Cơ thể bạn cố gắng loại bỏ nó bằng cách đưa máu ấm đến những mạch máu gần da hơn và làm mát nó bằng cách đổ mồ hôi.

Nhưng đôi khi cơ chế này không thể loại bỏ nhiệt lượng đủ nhanh và nhiệt độ bên trong cơ thể của bạn tăng lên. Hiện tượng này dễ xảy ra hơn khi trời nóng và ẩm, khi đó có thể dẫn đến say nắng, một tình trạng nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.

Cơ thể của bạn cố gắng giữ cho mình ở mức 37०C [98,6०F] với bất kể thời tiết như thế nào. Khi trời nóng và ẩm, cơ thể bạn chuyển máu lên bề mặt da và làm mát bằng cách đổ mồ hôi. Nhưng cơ chế này không phải hoạt động ngay lập tức mà cần đợi cho đến khi cơ thể đạt đến một nhiệt độ nhất định. Con số chính xác có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, sức khỏe và mức độ thể chất của bạn, nhưng bạn có thể cảm thấy nóng ngay cả khi cơ thể bạn đã cố gắng hạ nhiệt.

Với căn bệnh tiểu đường, các mạch máu không giãn hoặc mở rộng ra, điều này khiến cho việc đưa máu lên bề mặt da và thoát nhiệt qua da khó khăn hơn. Các tuyến mồ hôi được cho là làm mát da cũng không hoạt động bình thường. Điều đó khiến việc hạ nhiệt độ cơ thể trở nên khó khăn hơn nhiều so với bình thường.

Bệnh lý tiểu đường làm làm tăng thân nhiệt của người bệnh

Khi bạn lớn tuổi hơn, hệ thống làm mát cơ thể có thể không hoạt động nữa. Nếu bên ngoài trời nóng, tim của bạn cần bơm nhiều máu hơn lên bề mặt da để giúp cơ thể làm mát. Khi bạn già đi, trái tim không còn khỏe nữa, vì vậy nó phải làm việc nhiều hơn. Các mạch máu có thể không mở rộng như trước đây, do đó bạn không thể đưa được nhiều máu đến bề mặt da cùng một lúc.

Nếu bạn mắc phải bệnh tim mạch, các mạch máu không giãn nở như bình thường và cơ chế làm mát dựa trên việc đổ mồ hôi cũng không hoạt động tốt. Điều này làm cho việc hạ nhiệt khó hơn khi thân nhiệt cao. Trái tim bị suy yếu lại phải gắng sức để đưa máu đi khắp cơ thể và có thể gây ra cơn đau tim.

Nếu không uống đủ nước, bạn sẽ không tiết đủ mồ hôi và cơ thể không thể làm mát một cách dễ dàng. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể không nhận đủ nước, hãy mang theo một chai nước đá khi ra ngoài trời nắng nóng hoặc khi đi tập thể dục.

Khi bạn khỏe mạnh, các chức năng của cơ thể có thể giúp bạn làm mát tốt hơn. Khi bạn không khỏe, các chức năng này sẽ bị suy yếu khiến cho việc hạ thân nhiệt không hoạt động hiệu quả, vì vậy bạn có thể cảm thấy nóng trong người.

Không rõ lý do tại sao, nhưng các nghiên cứu cho thấy những người tập thể dục nhịp điệu nhiều hơn, loại hình thể dục giúp tim của bạn bơm máu nhiều hơn, có khả năng hạ nhiệt tốt hơn khi họ bị nóng. Tất nhiên, điều này cũng tốt cho tim mạch, cân nặng và thậm chí là tâm trạng của bạn.

Thời gian ở bên ngoài càng nhiều, cơ thể bạn càng dễ làm quen với sức nóng của môi trường. Mất khoảng 2 tuần để một người khỏe mạnh "thích nghi" với nhiệt độ mới, đôi khi cần thời gian lâu hơn nếu bạn lớn tuổi hoặc bị bệnh.

Sau khi làm như vậy, bạn sẽ cảm thấy mát hơn và cơ thể sẽ dễ chịu hơn trong khi bạn vẫn làm việc chăm chỉ trong thời tiết nóng. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy mát mẻ, dễ chịu ngay cả khi nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ trong phòng tới 10०C.

Nhiệt độ môi trường có thể khiến cơ thể của bạn nóng hơn

Những người gầy vẫn thường cảm thấy mát mẻ hơn những người thừa cân. Bạn càng béo phì, bạn càng có ít bề mặt da hơn cho mỗi kg [pound] trọng lượng cơ thể. Kết quả là bạn sẽ mất ít năng lượng làm mát hơn. Nếu cần giảm một số cân, hãy nói chuyện với bác sĩ về các ý tưởng cho một chế độ ăn uống lành mạnh và một chương trình tập thể dục phù hợp với bạn nhất.

Tốt nhất, khi bị nóng trong người và cơ thể thường xuyên đổ mồ hôi, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và có hướng can thiệp kịp thời.

Nóng trong người thường là biểu hiện của rất nhiều vấn đề khác nhau, nên để có thể tìm ra được nguyên nhân chính xác và hướng điều trị hiệu quả, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã chủ động phối hợp nhiều chuyên khoa, kết hợp cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành trực tiếp kiểm tra và tư vấn cho bệnh nhân về tình trạng sức khỏe hiện tại cũng như có hướng điều trị trong trường hợp cần thiết.

Bệnh viện hiện cũng có hệ thống cơ sở vật chất y tế tốt, đảm bảo mang đến cho bệnh nhân hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: .webmd.com

XEM THÊM:

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tai đỏ ửng

Nguyên nhân gây nên tai đỏ ửng?

Hội chứng tai đỏ có thể ảnh hưởng đến 1, hoặc cả 2 tai và nguyên nhân của nó không rõ ràng. Một số trường hợp là do nóng, lạnh, hoặc chà xát tai gây ra triệu chứng nóng, đỏ tai. Còn những trường hợp khác có thể xuất hiện tự nhiên mà không có lý do. Dù vậy, ở người trẻ tuổi, nó có thể liên quan đến chứng đau nửa đầu. 

Tăng lượng máu đến vùng tai 

Da đỏ ửng thường do phản ứng cảm xúc mãnh liệt, chẳng hạn như tức giận, hoặc xấu hổ. Khi tai đỏ ửng, tức do tăng lưu lượng máu tới khu vực đó. Ngoài ra, sử dụng rượu và thay đổi hormone trong cơ thể cũng dễ gây đỏ mặt, tai. 

Cháy nắng

Cháy nắng cũng khiến tai đến tai nóng, đỏ. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cháy nắng mà da có thể phồng rộp, hoặc lột da…

Cháy nắng cũng có thể gây đỏ ửng tai

Nhiễm trùng da 

Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết cắt, vết cắn và da khô, gây viêm da, gây nên sự tấy đỏ, trong đó có tai. Tuy nhiên, khi tai bị nhiễm khuẩn sẽ gây sưng và đau. Các triệu chứng khác của nhiễm trùng gồm: Mệt mỏi, sốt và ớn lạnh.

Chàm da [eczema]

Chàm da ứ đọng, hoặc viêm da tiết bã nhờn là một tình trạng da phổ biến gây ra tai đỏ. Chàm da có đặc điểm là có vảy. Nó cũng có thể gây ửng đỏ ở các bộ phận khác của cơ thể như: Lưng, mặt và có thể gây ảnh hưởng đến vành tai.

Theo Hiệp hội Chàm da Quốc gia Mỹ, nguyên nhân gây bệnh eczema là không rõ ràng. Nó được cho là liên quan đến di truyền và sự tương tác của hệ thống miễn dịch với các vi sinh vật sống trên da. Người bị chàm da thường có các triệu chứng: Ngứa và tróc da.

Chàm da cũng có thể gây ra tình trạng tai đỏ ửng

Viêm đa sụn tái phát 

 Viêm đa sụn tái phát là bệnh hiếm, có thể gây đỏ da và viêm sụn ở bất cứ nơi nào trong cơ thể. Tai thường bị ảnh hưởng nhiều nhất do viêm đa sụn tái phát, mặc dù tình trạng này có thể ảnh hưởng đến các vùng khác của cơ thể như: Mũi, mắt, hô hấp và khớp.

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân chính xác của việc tái phát viêm đa sụn tái phát [polychondritis] khó tìm được nguyên nhân rõ ràng, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng, nó có thể xảy ra do bệnh tự miễn dịch. Ngoài tai đỏ, các triệu chứng khác của viêm đa sụn tái phát gồm: Sưng, đau và khiếm thính.

Điều trị

Điều trị khi bị tai đỏ sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản của bệnh. Trong một số trường hợp, không cần thiết phải điều trị. Theo Viện Da liễu Mỹ, nếu bị cháy nắng, gây nên bỏng da nhẹ có thể dùng với kem dưỡng da lô hội, hoặc ibuprofen... Bệnh nhân cũng có thể sử dụng một chiếc khăn lạnh, ẩm đắp lên da để làm dịu nhẹ sự bỏng rát. 

Nếu bạn bị nóng, đỏ tai do nhiễm trùng da, có thể bác sĩ khuyên bạn điều trị y khoa và kháng sinh.

Điều trị tái phát viêm đa sụn tái phát thường là làm hạn chế các triệu chứng để ngăn ngừa tổn thương cho sụn. Thuốc corticosteroid và các thuốc làm chống, giảm viêm cũng có thể được bác sĩ kê đơn để giảm tần suất tái phát và biến chứng cuả bệnh.

Còn tai đỏ do chàm bã nhờn thường được điều trị bằng kem chống nấm, được bôi lên da. Nếu các triệu chứng từ vừa đến nặng, có thể kê toa thuốc corticosteroid tại chỗ…

Phòng ngừa

Tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh mà bạn cần có biện pháp làm giảm cơ hội phát triển của bệnh. Ví dụ, nếu bị cháy nắng, bạn cần mặc áo dài tay, đeo khẩu trang, đội mũ rộng vành, bôi kem chống nắng khi đi ra ngoài… 

Nếu bị nhiễm trùng da, dẫn đến tình trạng tai bị đỏ, bạn không nên cạy các vảy, hoặc xỏ lỗ tai khi tai bị tổn thương. Ngoài ra, bạn cũng cần giữ gìn vệ sinh vùng tai tấy đỏ để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Trong những trường hợp khác, có thể không ngăn được tai đỏ. Ví dụ, mặt đỏ bừng khi xấu hổ… Tương tự, chúng ta không thể ngăn ngừa các tình trạng bệnh lý cơ bản, ví dụ như viêm đa sụn tái phát.

Khi nào đến gặp bác sĩ?

Tai đỏ không phải lúc nào cũng cần chăm sóc y tế, nhưng khi bạn cảm thấy khó chịu, bị đau, sốt…, hoặc ảnh hưởng đến thính giác thì cần đến gặp bác sĩ.

Thịnh Nguyễn H+ [Theo MedicalNewstuday]

Video liên quan

Chủ Đề