Vì sao không được hoàn thuế gtgt

KHÁI QUÁT CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN
 HOÀN THUẾ GTGT

        Hoàn số tiền thuế nộp dư hoặc số tiền thuế chưa khấu trừ hết là thực hiện quyền lợi của doanh nghiệp. Khi số tiền thuế hoàn được cũng có nghĩa là doanh nghiệp không bị chiếm dụng vốn, nguồn lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tăng cường.        Tuy nhiên, trên thực tế để thu lại được số tiền thuế dư-thừa ấy là không dễ, quy trình phải trải qua nhiều thủ tục, hồ sơ phức tạp, thậm chí có thể doanh nghiệp phải tốn kém một khoản chi phí không nhỏ. Vậy các thủ tục hoàn thuế là gì ? Hồ sơ hoàn thuế ra sao ? Làm như thế nào để doanh nghiệp có thể hoàn được số tiền thuế cao nhất với chi phí thấp nhất ?

        Với kinh nghiệm thực tiễn qua hàng trăm vụ hoàn thuế thành công ở tất cả các quận, huyện trong Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, Công ty V.L.C chúng tôi luôn sẵn sàng chia sẻ và hợp tác với doanh nghiệp để trả lời các câu hỏi trên một cách hiệu quả nhất.


 

          Hiện nay, loại thuế được các doanh nghiệp đề nghị hoàn nhiều nhất đó là thuế Giá trị gia tăng [GTGT hoặc VAT]. Chúng tôi có thể khái quát để các doanh nghiệp rõ hơn:

I. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC HOÀN THUẾ GTGT    


- Hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; - Hoàn thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư; - Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư; - Hoàn thuế GTGT khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi DN, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết; - Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức [ODA] không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo; - Hoàn thuế  đối với đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng; - Hoàn thuế đối với cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế GTGT theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.  

II. ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC HOÀN THUẾ GTGT


Các doanh nghiệp muốn được hoàn thuế GTGT thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau
- Doanh nghiệp phải là đơn vị kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; - Doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư [giấy phép hành nghề] hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền và các loại giấy tờ có điều kiện theo quy định của pháp luật về hoạt động có điều kiện; - Doanh nghiệp có con dấu theo đúng quy định của pháp luật; - Doanh nghiệp có lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán; - Doanh nghiệp có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh.  

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ĐỂ HOÀN THUẾ GTGT


Sau đây là các bước hoàn thuế GTGT theo quy định
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế bao gồm - Rà soát lại toàn bộ các điều kiện hoàn thuế; - Lập công văn đề nghị hoàn thuế [theo mẫu] ; - Lập các tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế [với mỗi trường hợp được hoàn thuế GTGT là khác nhau].

Bước 2: Nộp hồ sơ hoàn thuế

Hồ sơ hoàn thuế được nộp một bộ tại cơ quan có thẩm quyền hoàn thuế. Người nộp thuế được gửi hồ sơ hoàn thuế điện tử hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc gửi qua đường bưu chính.

Bước 3: Xử lý yêu cầu hoàn thuế GTGT

- Sau khi tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế, cơ quan có thẩm quyền sẽ phân loại, đánh giá, kiểm tra và yêu cầu doanh nghiệp đến để giải trình; - Nếu hồ sơ suôn sẻ thì cơ quan thuế ra quyết định hoàn thuế và số tiền thuế được hoàn sau đó sẽ được chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp.  

IV. THỜI HẠN GIẢI QUYẾT HOÀN THUẾ


Thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế được chia thành 02 trường hợp: Hoàn trước kiểm sau hoặc kiểm trước hoàn sau:


1. Đối với hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau: - Nếu hồ sơ hoàn thuế không thuộc đối tượng và trường hợp được hoàn hoặc chưa đủ thông tin để xác định thì cơ quan thuế gửi thông báo cho người nộp thuế trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; - Nếu đủ điều kiện hoàn thuế thì cơ quan thuế ban hành quyết định hoàn thuế trong thời hạn không quá 06 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

 2. Đối với hồ sơ hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau:

- Cơ quan thuế tiến hành kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và ban hành quyết định hoàn thuế trong thời hạn không quá 40 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế.

 - Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh chi hoàn thuế cho người nộp chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước.


Tag: dịch vụ hoàn thuế gtgt, hoàn thuế gtgt, dịch vụ hoàn thuế, dich vu hoan thue, dịch vụ kế toán thuế, dich vu ke toan thue, hoàn chỉnh sổ sách cuối năm, hoan chinh so sach cuoi nam, dịch vụ kế toán nội bộ, dich vu ke toan noi bo, công ty kế toán thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, kế toán thuế trọn gói, dich vu ke toan tron goi, dịch vụ kế toán tại tphcm, dịch vụ kế toán giá rẻ

Về vấn đề này Cục Thuế tỉnh Phú Thọ có ý kiến như sau:

- Căn cứ Điều 20 Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 của Quốc hội quy định về hóa đơn:

“Điều 20. Hóa đơn

1. Hỏa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bản hàng, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật. 2. Nội dung, hình thức hóa đơn, trình tự lập, quản lý và sử dụng hoả đơn
thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế” Căn cứ Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán:

+ Tại khoản 1 Điều 8 quy định loại tài liệu kế toán phải lưu trữ
* Loại tài liệu kế toán phải lưu trữ bao gồm:

1.Chứng từ kế toán

+ Tại khoản 1 Điều 9 quy định bảo quản, lưu trữ và cung cấp thông tin, tải liệu kế toán:

Tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính theo quy định của pháp luật cho từng loại tài liệu kế toán trừ một số trường hợp sau đây: a]Tài liệu kế toán quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Nghị định này chỉ có một bản chính nhưng phải lưu trữ ở nhiều đơn vị thì ngoài đơn vị hưu bản chính các đơn vị còn lại được lưu trữ tài liệu kể toàn sao chụp...

"Căn cứ Điều 25 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 /01/2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:

“Điều 25. Sử dụng hoá đơn của người mua hàng

1. Người mua được sử dụng hóa đơn hợp pháp theo quy định pháp luật để chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ; hưởng chế độ khuyến mãi, chế độ hậu mãi, xổ số hoặc được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật, được dùng để hạch toán kế toán hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toàn; kê khai các loại thuế; đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu và để kê khai thanh toán vốn ngân sách nhà nước theo các quy định của pháp luật.

2. Hóa đơn được sử dụng trong các trường hợp tại khoản 1 phải là

- Hóa đơn mua hàng hoá, dịch vụ bản gốc, liên 2 [liên giao khách hàng]. trì các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều 4 và Điều 24 Thông tư này.

- Hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu, nội dung theo quy định và phải nguyên vẹn, Số liệu, chữ viết, đánh máy hoặc in trên hóa đơn phải rõ ràng, đầy đủ, chính xác theo đúng quy định, không bị tẩy xóa, sửa chữa.

- Hóa đơn không thuộc các trường hợp nêu tại Điều 22 và Điều 23 Thông tư này, “ Căn cứ Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế GTGT:

“Điều 14. Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hoa chịu thuế GTGT bị tổn thất.” - Căn cứ khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/3/2013 của Bộ Tài chính quy định điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào:

“10. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 [đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính] như sau:

“Điều 15. Điều kiện khẩu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước. ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt ...

- Căn cứ khoản 3 Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT. Căn cứ 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính quy định về các khoản chỉ được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp [TNDN] như sau: “Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC [đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC] như sau: “Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: a] Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b] Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c] Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên [giả đã bao gồm thuế GTGT] khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Căn cứ các quy định nêu trên và theo nội dung trình bày tại Công văn hỏi của bà Nguyễn Thị Hương, Cục Thuế tỉnh Phú Thọ trả lời theo nguyên tắc sau:

Công ty được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT nếu đáp ứng điều kiện về khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Công ty được hoàn thuế GTGT nếu thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 130/2013/TT-BTC.

Công ty xác định các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính. Trường hợp Công ty kê khai khấu trừ thuế GTGT và hạch toán chi phí để xác định thu nhập chịu thuế TNDN khi không có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ bản gốc là không đúng quy định.

Video liên quan

Chủ Đề