Tại sao tóc bị bạc

Mỗi tuổi xuân đi, trẻ em thì thêm tuổi mới, người lớn thì lo ngại già yếu, xấu xí, bệnh tật. Theo ghi nhận nhiều bạn trẻ ở tuổi “băm” – tuổi 30 đã có rất nhiều tóc. Vậy, tuổi nào tóc bắt đầu bạc và nguyên nhân khiến tóc sớm là gì?

Tóc dưới góc nhìn khoa học

Theo y học, vòng đời của một sợi tóc trải qua các bước từ phát triển, thoái triển đến nghỉ ngơi. Trung bình mỗi người có 100.000 nang tóc, mỗi nang tóc sinh ra khoảng 20 sợi trong suốt cuộc đời. Bình thường tóc rụng tự nhiên khoảng 100 sợi mỗi ngày và rụng nhiều hơn trong thai kỳ, khi ốm đau hoặc dùng thuốc đặc trị.

Thời điểm tóc bắt đầu có sợi bạc thường vào cuối những năm 20 tuổi. Tuy nhiên, thời điểm tóc bạc ở từng người rất khác nhau, phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Tóc được xem là bạc sớm khi xảy ra trước 30 tuổi ở người châu Á, hoặc 50% số tóc bị bạc trước 50 tuổi. Theo các nhà khoa học, thông thường phải trên 40 tuổi thì tóc mới bắt đầu bạc do cơ chế “lão hóa” chung ở cơ thể người.

Nguyên nhân khiến tóc bạc sớm

Nguyên nhân tóc bạc sớm theo Đông Y

Theo Y học cổ truyền, tình trạng tóc bạc sớm trước tuổi là do tính huyết không đầy đủ, bên cạnh đó còn do suy nghĩ nhiều, lao tâm. Tóc chính là phần huyết dư, vì thế, khi cơ thể của người có tạng thân sung mãn, tinh huyết đầy đủ thì tóc sẽ đen, bóng, lâu bạc. Ngược lại, nếu tinh huyết không đầy đủ thì tóc dễ gãy, dễ rụng và mau bạc. Ngoài ra tóc bạc sớm còn do yếu tố di truyền.

Thiếu ngủ, căng thẳng, stress… khiến tóc bạc sớm

Nguyên nhân tóc bạc sớm theo Tây Y

Đối với phụ nữ khi qua tuổi 30 một số người phải đối mặt với tình trạng tóc ngày một khô, xơ và rụng. Nguyên nhân chính là do sinh con và những thay đổi của tuổi tác khiến lượng estrogen giảm xuống và tiết tố nam trong cơ thể gia tăng làm cho tóc rụng gãy. Còn đối với phái mạnh khi tuổi lớn dần, lượng tiết tố nam androgen nhiều lên cũng khiến họ mắc chứng rụng tóc, hói đầu.

Ngoài những yếu tố kể trên, tóc bạc sớm còn do chế độ dinh dưỡng không đủ chất gây nên hiện tượng tóc khô, thiếu độ đàn hồi nên gẫy rụng. Ngoài ra căng thẳng, ngủ ít cũng khiến cho sự phục hồi của tóc kém hơn, các tế bào tóc không được tái tạo sẽ gây nên hiện tượng đứt gãy. Đặc biệt, môi trường cũng ảnh hưởng không nhỏ tới mái tóc như nước dùng, dầu gội, thuốc nhuộm, sấy nóng, ánh nắng, gió, độ ẩm không khí… khiến tóc xơ rối và rụng.

Thực phẩm phòng ngừa tóc bạc sớm

Ngừa tóc bạc sớm bằng rau chân vịt

Rau chân vịt còn gọi là rau bina là loại rau rất giàu sắt và vitamin, giúp duy trì sức khỏe cho mái tóc. Thiếu máu thiếu sắt là một nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng tóc bạc sớm, nhất là phụ nữ. Do đó, bạn nên bổ sung rau chân vịt trong chế độ ăn hàng ngày. Ngoài rau chân vịt ra, rau cải xoong cũng là một loại rau rất giàu sắt có thể bổ sung thường xuyên trong bữa ăn.

Betacaroten từ Cà rốt giúp khỏe tóc

Cà rốt rất giàu beta-carotene và vitamin A giúp thúc đẩy mọc tóc, phát triển các nang tóc do đó chống hói đầu, giúp làm đen và mượt tóc. Đây là hai loại chất chống oxy rất tốt cho cơ thể cũng không nên bỏ qua trong chế độ ăn hàng ngày. Đặc biệt Betacaroten rất an toàn cho cơ thể, nếu sử dụng dư thừa cũng không gây tác hại vì loại này tích trữ trong gan và giải phóng dần dần để chuyển hóa thành Vitamin A dạng hoạt tính.

Biotin trong trứng dưỡng tóc đen óng, ngăn tóc bạc, rụng tóc

Trừng là nguồn cung cấp biotin dồi dào nhất trong tự nhiên. Ngoài ra, protein trong trứng cũng giúp tăng cường phát triển nang tóc, sợi tóc mới, kéo dài tuổi thọ cho tóc. Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng biotin – thực chất là vitamin H hay vitamin B8 vừa có tác dụng ngăn rụng tóc, vừa giúp ngăn ngừa chứng lão hóa, bạc tóc.

Dưỡng nang tóc, chống bạc tóc bằng hạt óc chó

Trong các loại hạt thì Óc chó là loại hạt duy nhất giàu biotin, hỗn hợp vitamin B, acid béo không no thực vật giúp nuôi dưỡng da đầu và giữ nang tóc khỏe mạnh, ngăn bạc tóc sớm, rụng tóc. Ngoài ra là nguồn vitamin E dồi dào trong hạt Óc chó cũng giúp chống oxy hóa, có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa của tóc, chậm quá trình bạc tóc, giữ lại màu đen cho mái tóc.

Đậu lăng và các loại đậu giữ cho mái tóc khỏe

Đậu lăng và các loại đậu khác là một trong số ít các loại rau chứa nhiều protein giúp cho việc phân chia tế bào của tóc. Ngoài ra đậu còn  chứa  axit folic giúp tăng lưu thông máu, cung cấp ôxy cho các nang lông, đây là điều cần thiết để giữ cho mái tóc khỏe.

Thịt gia cầm giúp tóc và da đầu khỏe

Gia cầm nói chung là loại thực phẩm có hàm lượng protein cao và ít chất béo, chỉ nên ăn thịt trắng và bỏ da. Khi bỏ da sẽ loại bỏ một lượng lớn chất béo và cholesterol có hại vào cơ thể. Đạm từ thịt gia cầm vừa giúp mái tóc khỏe, vừa cung cấp dưỡng chất giúp da đầu nuôi dưỡng tóc.

Sữa chua nuôi tóc

Ăn sữa chua là thực phẩm probiotic, có tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe và mái tóc của bạn.

Các nghiên cứu trên động vật cho biết sữa chua có tác dụng nuôi dưỡng chân tóc, kích thích mọc tóc, tăng cường lưu thông máu, cung cấp máu đến các nang tóc làm tóc bóng mượt và khỏe mạnh. Do đó giúp tóc lâu bạc.

Xem thêm: Các bài thuốc bổ thận, chữa yếu sinh lý từ Tắc kè

Lời kết

Để giảm bớt tình trạng bạc tóc, chúng ta cần kiểm soát stress, ngủ đủ giấc, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung các nguồn thực phẩm giúp chống lão hóa cho cơ thể và tốt cho tóc [mè đen, đậu đen…].

Trường hợp da đầu có vùng mất màu kèm tóc ở vùng đó bạc, cần đi khám sớm vì có thể là biểu hiện của bệnh bạch biến. Lưu ý, gội đầu với trái bồ kết giúp tóc sạch và mượt, tuy nhiên không giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng bạc tóc.

Xem thêm: 7 bài thuốc thần kỳ chữa tóc bạc sớm

AN NHIÊN [T/H]   -   Chủ nhật, 27/09/2020 07:03 [GMT+7]

Nguyên nhân vì sao lại bạc tóc sớm?

Poliosis ảnh hưởng đến người lớn và cả trẻ em, có thể xảy ra do một khiếm khuyết di truyền của việc cấu tạo melanin, do sự hủy hoại tự nhiên của các tế bào hắc tố ở chân tóc hoặc do các nang lông, tóc bị tổn thương.

Hút thuốc lá

Nguyên nhân là do chất Nicotine trong thuốc lá khiến máu chậm lưu thông không nuôi dưỡng chân tóc, cùng với khí cacbon monoxide tác động trực tiếp đến nang tóc, làm tóc suy yếu và bạc màu.

Thiếu vitamin

Nguyên nhân quan trọng không kém là sự thiếu vitamin, đặc biệt vitamin B12 và vitamin E – các vitamin quan trọng nhất cho sự phát triển khỏe mạnh của tóc, dẫn đến giảm lượng tế bào sản sinh sắc tố Melanin.

Bạn nên bổ sung đầy đủ các loại vitamin này trong bữa ăn qua các loại thức ăn giàu vitamin B12, vitamin E, vitamin C hoặc uống thuốc theo chỉ định bác sĩ.

Chăm sóc tóc không tốt

Mái tóc là góc con người và rất dễ bị hư tổn nếu bạn chăm sóc không tốt. Các hành vi gây hư hại đến tóc như lạm dụng sản phẩm chăm sóc tóc, thuốc nhuộm, thuốc uốn tóc, dầu gội, dầu xả, thuốc tẩy tóc…

Sử dụng máy sấy tóc, máy ép tóc thường xuyên và nhiệt độ cao gây hại đến sản sinh tế bào melanin. Gội đầu với nước cứng có chứa nhiều chất khoáng và chất oxy hóa.

Ảnh minh họa tóc bạc. Ảnh: BoldSky

Chế độ ăn không lành mạnh

Để có mái tóc khỏe mạnh, bạn cần cân bằng chế độ dinh dưỡng, duy trì thói quen ăn uống điều độ. Điều này sẽ giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch giúp bạn tránh mắc các bệnh tật và không gây ảnh hưởng tới tóc, răng.

Thiếu vận động, thể dục thể thao

Vận động thể thao để giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường tuần hoàn máu giúp nuôi dưỡng nang tóc và sản sinh tế bào hắc tố tốt nhất.

Rối loạn tuyến giáp, tuyến yên

Bệnh rối loạn tuyến giáp và tuyến yên được ghi nhận như là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn hormone, dẫn đến tóc bạc sớm. Khi đó, quá trình sản xuất sắc tố melanin sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến tóc không được phát triển đúng, gây tóc khô, tóc dễ gãy, chẻ ngọn và bạc tóc.

Đi nắng trực tiếp

Đi dưới nắng gắt mà để đầu trần, không mũ nón, tia cực tím sẽ tác động tới tóc khiến mái tóc khô cháy và tóc bị phai nhạt màu

Uống rượu bia, sử dụng chất kích thích

Sử dụng quá nhiều rượu bia hoặc trong thời gian dài sẽ khiến bạn đối mặt cao với tóc bạc sớm. Trong các loại đồ uống này có chứa nồng độ cồn ethanol cao nên làm các cơ quan trong cơ thể tổn thương, lạm dụng quá sẽ khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh chóng hơn.

Sự căng thẳng, mệt mỏi kéo dài

Sự lo lắng, căng thẳng, mất ngủ, suy nhược cơ thể, phụ nữ sau sanh hay yếu tố tuổi già kích hoạt phản ứng dây chuyền làm ảnh hưởng đến hoạt động của melanocyte, xáo trộn việc tổng hợp melanin quyết định màu sắc tự nhiên của tóc. Nguyên nhân bạc tóc là sự lão hóa của cơ thể khiến các melanocytes sản xuất mỗi lúc một ít dần các sắc tố melanin.

Di truyền

Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng nhất trong việc xác định đến thời điểm nào thì tóc bạn bị bạc, nhưng cũng có thể do các bệnh lý gây tổn hại nang lông như vitiligo [bạch biến], alopecia areata [rụng tóc từng mảng], halo naevus [nốt ruồi mất sắc tố], piebaldism [tóc bạc đốm], tuberous sclerosis [bệnh xơ cứng củ],…

Chấn thương tâm lý, sốc về thể chất hoặc những trải nghiệm căng thẳng khác có thể gây ra chứng bạc lông tóc, đôi khi tạm thời.

Video liên quan

Chủ Đề