Tại sao trẻ bị khô môi

Trẻ nhỏ bị khô môi có sao không? 

Trẻ nhỏ bị khô môi có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể trẻ bị thiếu nước. Bên cạnh đó thời tiết lạnh hay hanh khô sẽ khiến môi trẻ bị khô, nứt. Việc khô hay nứt môi còn có thể là do cơ thể đang bị thiếu vitamin B. Mặc dù điều này không gây ra nhiều đau đớn hoặc khó chịu, nếu bố mẹ không chăm sóc kỹ, vết nứt sẽ lâu lành và có thể cản trở việc ăn uống của trẻ.

Bố mẹ cần lưu ý thường xuyên cho trẻ bú đủ sữa hoặc uống đủ nước. Nếu thời tiết quá hanh khô nên có sử dụng máy tạo hơi ẩm trong nhà.

Nguyên nhân trẻ nhỏ bị khô môi

Môi trẻ sơ sinh bị khô vì nhiều lý do, bao gồm:

1. Lột da

Trẻ sơ sinh thường sẽ bong một ít da sau khi sinh để da dần thích nghi với thế giới bên ngoài tử cung của người mẹ. Đây là một quá trình bình thường và có thể gây ra hiện tượng lột da, thậm chí khô môi.

2. Mút, liếm môi

Trẻ sơ sinh có bản năng mút và có thể tiếp tục mút hoặc liếm môi ngay cả khi không bú. Điều này làm cho môi bị khô vì nước bọt bốc hơi trên môi, từ đó khiến môi bị mất nước nhiều hơn.

3. Da nhạy cảm

Da trẻ nhỏ rất nhạy cảm và dễ phản ứng với các tác nhân gây kích thích. Ví dụ như son, phấn, đồ trang điểm khi hôn trẻ có thể khiến bé bị phát ban và gây ra hiện tượng khô hoặc nứt nẻ môi. Ngoài ra, vải, khăn ướt, kem dưỡng da cũng có nguy cơ gây ra các kích ứng cho trẻ.

4. Thiếu dinh dưỡng

Trong một số ít trường hợp, trẻ sơ sinh bị khô môi là biểu hiện cho thấy bé đang thiếu một số chất dinh dưỡng. Nếu nghi ngờ, gia đình nên đưa con đến bác sĩ kiểm tra.

5. Tác dụng phụ của thuốc khiến trẻ nhỏ bị khô môi

Nếu bé đang phải sử dụng thuốc, bố mẹ nên thảo luận về những tình trạng mà con gặp phải với bác sĩ. Điều này giúp bác sĩ có hướng điều chỉnh thích hợp.

6. Bệnh Kawasaki

Trẻ sơ sinh bị khô môi kéo dài hàng tuần hoặc lâu hơn mà không hề cải thiện có thể là dấu hiệu của bệnh Kawasaki. Đây là tình trạng hiếm gặp xảy ra ở trẻ em và liên quan đến viêm mạch máu. Bệnh xảy ra ở các bé trai nhiều hơn các bé gái và thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ sơ sinh bị Kawasaki sẽ bị khô, nứt môi cùng với những biểu hiện như:

  • Tay, chân sưng
  • Lòng bàn tay, bàn chân đỏ
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ
  • Sốt kéo dài từ 5 ngày trở lên
  • Phát ban và khu vực háng có vẻ nghiêm trọng hơn
  • Mắt đỏ ngầu, không chảy nước mắt hoặc mắt kết vảy

7. Thiếu nước khiến trẻ nhỏ bị khô môi

Trẻ nhỏ có thể bị mất nước nếu không uống đủ sữa hoặc nước. Vào những ngày trời nóng, em bé sẽ cần uống thêm sữa để tránh hiện tượng thiếu nước. Các dấu hiệu mất nước khác ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Da khô, nứt nẻ
  • Thóp đầu bị lõm
  • Môi và lưỡi đều khô
  • Hơi thở sâu, gấp gáp
  • Bàn tay và bàn chân hơi lạnh
  • Khóc nhưng không có nước mắt

8. Trẻ có xu hướng thở bằng miệng

Việc bé thở bằng miệng cho phép không khí tràn xung quanh môi liên tục. Luồng không khí này sẽ lấy đi độ ẩm ở vị trí mà nó đi qua. Một số bệnh như nghẹt mũi thường dẫn đến việc trẻ phải thở bằng miệng và khiến môi bị nứt nẻ, khó chịu.

9. Thay đổi thời tiết

Da của trẻ chưa thể quen với sự khắc nghiệt của thời tiết. Khí hậu nóng bức, lạnh giá hoặc những ngày gió lớn, nắng nhiều có thể khiến cho môi của trẻ bị khô, nứt.

Triệu chứng trẻ nhỏ bị khô môi

Trẻ nhỏ bị khô môi thường có các triệu chứng có thể là:

  • Môi bị khô rõ rệt hơn so với môi của bạn
  • Các vết nứt xuất hiện trên bề mặt môi có thể sâu hơn
  • Vùng da quanh môi bắt đầu có màu sẫm hơn
  • Môi bị đau và có màu hơi đỏ
  • Các vết nứt nghiêm trọng sẽ khiến máu chảy ra nhiều

Cách điều trị cho trẻ nhỏ bị khô môi

Có khá nhiều biện pháp để chăm sóc cho trẻ nhỏ bị khô môi:

Dầu dừa

Thành phần chính của dầu là axit lauric, có khả năng làm mềm vết khô môi nhưng không ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Gia đình chỉ cần chấm một chút dầu dừa lên môi bé, thoa nhẹ và lặp lại nhiều lần trong ngày.

Sữa mẹ

Sữa mẹ rất giàu các kháng thể hữu ích. Trong những ngày đầu tiên sau khi sinh, sữa mẹ còn chứa sữa non, giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi vi khuẩn và virus. Mẹ hãy thoa một vài giọt sữa mẹ lên môi trẻ nhằm làm dịu và giữ ẩm.

Son dưỡng môi

Hiện nay, có nhiều loại son dưỡng được sản xuất dành riêng cho trẻ nhỏ với các thành phần tự nhiên. Do đó, bố mẹ có thể tìm hiểu và xin tư vấn từ bác sĩ về các sản phẩm này.

Giữ ấm tốt

Nhiệt độ quá lạnh có thể nhanh chóng làm khô đôi môi nhạy cảm của trẻ sơ sinh. Do vậy, bố mẹ nên lưu ý độ ẩm trong phòng của trẻ. Có thể sử dụng máy giữ ẩm không khí ở mức độ phù hợp cho trẻ.

Cho bú thường xuyên

Trẻ sơ sinh có thể nhanh chóng bị mất nước nếu không được cho bú đều đặn. Mỗi bé sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Trong vài tuần đầu đến vài tháng đầu đời, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường sẽ được cho ăn mỗi 1 – 3 giờ hoặc khoảng 8 – 12 lần trong 24 giờ.

Cách phòng ngừa cho trẻ bị khô môi

  • Bố mẹ cần lưu ý duy trì nhiệt độ tối ưu trong nhà, đồng thời sử dụng máy tạo độ ẩm nếu cần.
  • Cho bé mặc quần áo phù hợp với thời tiết, và tránh để trẻ tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc gió mạnh.
  • Đảm bảo cho bé bú sữa thường xuyên hơn trong thời tiết nóng để trẻ không bị mất nước.
  • Bổ sung vitamin B cho trẻ qua các loại thực phẩm như: rau xanh, sữa, gan, trứng, cá, đậu nành, bắp cải, đậu phộng.

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị khô môi phải làm sao? Trẻ nhỏ bị khô môi có sao không và những lưu ý bố mẹ cần biết.

Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm các bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Môi nứt nẻ, bong tróc, thậm chí chảy máu là tình trạng không ai muốn nhưng thường xảy ra. Môi nứt nẻ quanh năm còn có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt các vitamin thiết yếu trong cơ thể. Lúc này, việc chăm sóc môi khô thiếu chất đòi hỏi một chiến lược toàn diện hơn.

Da trên môi rất nhạy cảm và môi của mỗi người luôn phụ thuộc vào vitamin để giữ cho chúng khỏe mạnh. Nếu một người đang phải đối mặt với tình trạng môi khô, nứt nẻ thì có thể nguyên nhân một phần cần nghĩ đến là do chế độ ăn uống của bản thân. Trong đó, các vitamin nhóm B luôn có vai trò to lớn hỗ trợ làn da; vì vậy, nếu mắc phải môi khô nứt nẻ quanh năm, hãy xem có thể do thiếu các loại vitamin nhóm B sau:

Cơ thể cần vitamin B-2, hoặc riboflavin, để giữ cho tóc, móng tay, da và môi luôn khỏe mạnh. Nếu không có nó, người bệnh có thể nhận thấy các vết loét trong miệng hoặc trên môi. Nguồn thực phẩm cung cấp vitamin B-2 là từ các sản phẩm sữa, trứng, đậu, thịt nạc, các loại hạt và rau lá xanh.

Nếu không có đủ vitamin B-3 hoặc niacin, người bệnh có thể bị khô, nứt môi hoặc lưỡi và miệng sưng đỏ. Sự thiếu hụt loại sinh tố này cũng có thể dẫn đến viêm da. Mọi người có thể bổ sung niacin trong chế độ ăn uống của mình bằng cách ăn thịt bò, thịt lợn, cá bơn, cá ngừ, thịt gia cầm, hạt ngũ cốc, sữa và rau lá xanh.

Sự thiếu hụt vitamin B-6 có thể dẫn đến các vết nứt ở khóe miệng, cũng như viêm da. Chế độ dinh dưỡng giàu vitamin B-6 là ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, thịt và rau lá xanh.

Môi khô do thiếu các loại vitamin nhóm B

Cũng giống như những người không ăn thịt thường bị thiếu hụt vitamin B12, các đối tượng này cũng phải đối mặt với các vấn đề về sắt. Mặc dù sắt có trong các loại rau như rau bina và bông cải xanh, vấn đề là phytates trong chúng ức chế sự hấp thụ sắt. Polyphenol trong rau, trái cây, các loại đậu, trà, cà phê và rượu vang cũng ức chế sự hấp thụ sắt. Vì phụ nữ còn có thể bị mất sắt do mất máu trong kỳ kinh nguyệt, những người không ăn thịt thậm chí còn có nguy cơ bị thiếu sắt nghiêm trọng hoặc cả đe dọa tính mạng.

Theo đó, trước khi thiếu máu nặng do thiếu sắt, đôi môi khô nứt nẻ đã có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm. Lúc này, việc điều trị cải thiện môi khô còn là chiến lược bổ sung sắt lâu dài.

Kẽm là một trong những khoáng chất bổ sung quan trọng nhất giúp giữ cho đôi môi luôn căng mọng, quyến rũ. Hơn nữa, kẽm còn rất quan trọng cho một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Nguồn thực phẩm có chứa kẽm có thể được tìm thấy trong mọi thứ, từ thịt và cá đến các loại đậu. Mặc dù tình trạng thiếu hụt kẽm rất hiếm khi gặp phải nếu có một chế độ ăn uống đủ chất, việc chủ động bổ sung kẽm có thể ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp, tăng cường sự đàn hồi cho làn da và cả làn môi.

Trái ngược với các tình huống môi khô do thiếu chất, quá nhiều Vitamin A cũng có thể là một nguyên nhân gây khô môi. Vì Vitamin A có trong retinoid từ động vật và carotenoid từ thực vật, hầu hết mọi người đều có đủ trong chế độ ăn uống. Tất cả mọi thứ từ rau lá xanh đến thịt bò và trứng đều có vitamin A cần thiết cho lượng vitamin hàng ngày.

Do đó, khi sử dụng các chất bổ sung mà không có chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể dễ dàng vượt quá giới hạn tiêu thụ vitamin A. Lúc này, môi khô không phải là hậu quả đáng lo sợ do quá nhiều vitamin A mà còn gây ngộ độc, dị tật thai bẩm sinh trên thai phụ hay thậm chí có thể gây tử vong.

Uống đủ nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước là rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, không chỉ giúp cải thiện chứng môi khô. Nếu một người khó uống đủ nước theo yêu cầu, việc trang bị máy tạo độ ẩm trong phòng có thể giúp ích.

Uống đủ nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước là rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể

Bên cạnh các nguyên nhân môi khô là thiếu chất khoáng, vitamin, một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ là môi khô, ví dụ như thuốc cao huyết áp.

Đồng thời, ngay cả các sản phẩm chăm sóc da có chứa retinoids cũng có thể là nguyên nhân gây nứt nẻ môi. Kem đánh răng, son môi hoặc son dưỡng môi nếu gây kích ứng môi đều có thể trở thành nguyên nhân. Vì vậy, tránh dùng son môi có chứa propyl gallate và kem đánh răng có sodium lauryl sulfate. Son dưỡng môi có paraben, phthalates hoặc các thành phần làm căng mọng như phenol và carmol có thể gây hại cho môi cũng như nếu chứa thành phần tinh dầu bạc hà.

Tóm lại, nếu một người gặp phải tình trạng môi khô nứt nẻ quanh năm và không thể ngừng sử dụng son dưỡng môi trong ngày, môi khô nứt nẻ là một trong những triệu chứng của thiếu vitamin. Hơn nữa, đây còn là một dấu hiệu cảnh báo sớm cho các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thay vì chỉ nghĩ đến nguyên nhân do thời tiết lạnh, khô đơn thuần. Lúc này, một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, cân đối các thành phần sẽ trở thành liệu pháp điều trị đơn giản, vừa cải thiện vẻ đẹp cho đôi môi, vừa đảm bảo sức khỏe tổng quát.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: deteroutdoor.com, doctorpedia.com

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề