Tầm quan trọng của tư duy phản biện trong việc học tiếng Anh

Học tiếng Anh theo cách thông thường, trẻ được dạy học thuộc và rất mau quên. Trong khi đó, học tiếng Anh theo tư duy phản biện, trẻ phải chủ động học và tiếp nhận thông tin, nhờ đó ghi nhớ nhanh và dù lâu đến mấy vẫn áp dụng được ngay kiến thức đó.

Đây cũng chính là lí do mà nhiều bố mẹ quyết định cho con học tiếng Anh theo tư duy phản biện.

1. Về phương pháp dạy

Các lớp học tiếng Anh thông thường, dù theo phương pháp nào khi đến lớp cũng đi theo trật tự: thầy giảng – trò ghi chép; thầy luôn đúng – trò phải nghe. Một số nơi đã có cải thiện về cách thức dạy và học, nhưng nhìn chung vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi “lối mòn” này, thụ động và gây ra nhàm chán. Học sinh không thấy được niềm vui khi khám phá, tiếp cận với kiến thức mỗi ngày.

Trong khi đó, học tiếng Anh theo Tư duy phản biện lại hoàn toàn khác biệt. Học sinh phải chủ động đối với việc học của mình, bằng cách “tăng thời gian đào sâu suy nghĩ”, “giảm thời gian tiếp thu bị động”. Với mỗi nội dung, ví dụ như khi tìm hiểu chủ đề: “Tiền có mua được hạnh phúc không?”; điều đầu tiên các em cần làm là chuẩn bị, thu thập, tìm kiếm thông tin liên quan; xây dựng ý tưởng và giả thuyết về nó. Bất kể câu trả lời là không hay có, học sinh cũng cần phân tích các dữ kiện thu thập được, đánh giá chúng theo các khía cạnh khác nhau rồi đưa ra lý lẽ,  bằng chứng và tiến hành thuyết phục người khác. Cách dạy này không giới hạn suy nghĩ người học, nó khơi dây đam mê học tập và khuyến khích sự sáng tạo. Ngoài việc nghe – nói – đọc – viết nói chung, các em cũng dần làm quen với cách nghiên cứu, suy nghĩ, tư duy… bằng tiếng Anh một cách tự nhiên như người bản địa.

2. Chương trình học

Tại Việt Nam, tiếng Anh được xem là môn học thêm và sách tiếng Anh thường được xây dựng với nội dung độc lập. Các bài học chỉ hướng gói gọn trong mục tiêu phát triển ngôn ngữ, sao cho học viên có thể nhận biết từ, ngữ pháp, phát âm, để nghe được, nói được. Kể cả học theo chủ đề cũng vậy. Ít có liên hệ với các mảng kiến thức khác trong đời sống.

Còn học tiếng Anh theo tư duy phản biện, việc xây dựng chương trình học cần đến các giáo trình chuyên biệt, đặc thù. Do học sinh phải tiếp nhận kiến thức – liên tưởng – tư duy, nội dung học phải mang tính chất rộng mở và đa dạng. Nó không chỉ cung cấp từ, ngữ…mà còn đưa cho các em thông tin cũng như khơi gợi, khuyến khích học sinh tìm hiểu kiến thức của nhiều mảng liên quan như khoa học, văn hóa, xã hội… Nhờ đó học sinh có thể mở rộng hiểu biết về các lĩnh vực. Đây cũng chính là cách mà các nước phương Tây áp dụng để giáo dục được những đứa toàn diện, tài năng.

3. Vai trò của giáo viên

Với cùng một chủ đề, giáo viên bình thường sẽ làm đủ mọi việc, từ giảng dạy, phân tích và chứng minh cho các em. Nhưng giáo viên tư duy phản biện không như thế. Họ đóng vai trò như một người đồng hành đắc lực với học sinh. Họ hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động tìm kiếm, phân tích thông tin, tổng kết rồi thuyết trình, làm việc nhóm. Họ cũng chỉ cho các em cách nhìn nhận thực tế, ứng dụng kiến thức đã học trong cuộc sống hàng ngày. 

Do đó, kết quả của việc học tiếng Anh theo tư duy phản biện cũng trở nên vượt trội. Tự bản thân các em sẽ thấu hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học, luôn chủ động tiếp cận kiến thức theo nhiều chiều; đồng thời được rèn luyện các kỹ năng: tư duy, sáng tạo, giao tiếp, làm việc nhóm… Từ đó phát triển cả năng lực lẫn thể lực, tự tin làm chủ cuộc sống của mình.

Thực tế đã cho thấy việc thiếu hụt tư duy phản biện đang là một vấn đề nan giải ở Việt Nam. May mắn thay là nó đang được quan tâm và đã có những lớp học tiếng Anh theo tư duy phản biện như ở GPA. Xem thông tin chi tiết tại đây: //goo.gl/Pcsb5y

Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, bên cạnh kiến thức, kỹ năng mềm có vai trò quan trọng trong cả công việc và cuộc sống. Kỹ năng tư duy phản biện critical thinking còn thiếu ở hầu hết giới trẻ khiến cho họ ngày càng trở nên thụ động, làm việc không hiệu quả. Vậy critical thinking là gì và áp dụng như thế nào để mang lại hiệu quả tối đa, hãy cùng English Town khám phá chủ đề tư duy phản biện ngày hôm nay nhé!

1. Critical thinking là gì?

Critical thinking là gì là câu hỏi chung của nhiều người, có thể nói khái niệm critical thinking chưa phổ biến ở Việt Nam nên không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ, thiếu hiểu biết về kỹ năng tư duy này.

Critical thinking là gì? Câu hỏi chung của nhiều người

Critical thinking hay còn được gọi là tư duy phản biện, là quá trình phân tích, đánh giá, chất vấn các giả định hoặc giả thiết, giúp bạn hình thành cách suy nghĩ và đưa ra quan điểm khi đứng trước vấn đề nào đó. Nói cách khác, kỹ năng tư duy phản biện là kỹ năng đưa ra quan điểm về một vấn đề và chứng minh, bảo vệ cho luận điểm của mình sao cho nhất quán, logic, đồng thời phản bác những ý kiến trái ngược với nó.

Từ khái niệm bên trên, bạn đã hiểu được critical thinking là gì và tại sao nó lại quan trọng. Tiếp theo, cùng tìm hiểu về cấp độ và những loại tư duy phản biện phổ biến.

2. Cấp độ của tư duy phản biện

Tư duy phản biện được chia thành 6 cấp độ từ thấp đến cao như sau:

6 cấp độ tư duy phản biện

– Cấp độ 1: Nói rõ ràng về 1 nội dung cụ thể

Đây chính là vấn đề mà nhiều cơ quan, tổ chức và ngay cả trường học gặp phải và cũng chính là lý do khiến cho các cuộc họp mất nhiều thời gian mà vẫn không giải quyết được vấn đề. Chưa nói đến việc các cá nhân có hiểu được mấu chốt của vấn đề hay không nhưng riêng việc trình bày và diễn đạt quan điểm không rõ ràng đã khiến người nghe khó hiểu và tốn nhiều thời gian để giải thích, phản biện.

– Cấp độ 2: Cấu trúc nói

Để đưa ra quan điểm và bảo vệ quan điểm ấy cũng cần diễn đạt theo cấu trúc để người nghe nắm được vấn đề, tránh mất thời gian giải thích thêm. Chẳng hạn khi bạn phát biểu ý kiến ở lớp học bạn sẽ bắt đầu phần trình bày của mình bằng cấu trúc: “Thưa thầy, quan điểm của em về vấn đề là … Lý do em đưa ra nhận định này là …”

– Cấp độ 3: Tranh luận cơ bản

Việc tranh luận chúng ta đã bắt gặp nhiều ở những buổi thuyết trình, hùng biện tiếng Anh. Việc tranh luận có thể đến từ 2 hoặc nhiều phía nhằm phản bác ý kiến ban đầu của bạn. Việc bạn cần làm khi gặp phải những câu hỏi phản bác này là đưa ra lập luận và bằng chứng thuyết phục để bảo vệ quan điểm của mình hoặc tiếp thu ý kiến của người đối diện nếu tích cực.

– Cấp độ 4: Tranh luận hiệu quả

Để cuộc tranh luận, hùng biện diễn ra tích cực, có tính xây dựng, tránh trở thành những cuộc ẩu đả, cãi vã, bạn phải nhận định được các giả thiết ngầm được đặt ra đằng sau ý kiến phản bác và có tư duy phản biện logic, nhất quán.

– Cấp độ 5: Thực hành thường xuyên

Việc tập luyện kỹ năng tư duy phản biện thường xuyên sẽ giúp bạn có tư duy logic trong việc nhận định, đánh giá về một vấn đề, lĩnh vực nào đó. Hãy tập luyện trong lớp học hoặc công việc để nâng cao khả năng tư duy của mình.

– Cấp độ 6: Tư duy hiệu quả

Lúc này, có thể nói tư duy phản biện của bạn đã đạt đến trình độ “thượng thừa”, đáp ứng đầy đủ các yếu tố bao gồm: công bằng, can đảm, chính trực, khiêm tốn, cảm thông và bền bỉ.

Trên đây là những loại tư duy phản biện giúp bạn hiểu được các cấp độ của critical thinking là gì. Để áp dụng chúng hiệu quả, hãy tham khảo phương pháp tư duy dưới đây!

3. Cách rèn luyện tư duy phản biện

Mỗi người sẽ có khả năng nhìn nhận và phân tích khác nhau. Để rèn luyện tư duy phản biện, hãy tích cực hoàn thiện mỗi ngày vì học chưa bao giờ là đủ.

– Tích cực hoàn thiện kiến thức

Không phải cứ nói đến phản biện là chúng ta phải nghĩ ngay tới việc tìm cách để tranh luận hiệu quả. Bạn sẽ không thể tranh luận nếu thiếu kiến thức về vấn đề đang được nhắc đến. Vì vậy hãy tích cực trau dồi kiến thức tổng quan, rèn luyện bằng những câu hỏi trắc nghiệm tư duy phản biện hay còn gọi là câu hỏi kiểm tra IQ thường thấy trong những cuộc phỏng vấn xin việc.

– Hãy có tầm nhìn khách quan

Bạn hiểu được critical thinking là gì và những kiến thức về tư duy phản biện, không có nghĩa là bạn cứ nằng nặc bảo vệ ý kiến của mình bất kể đúng sai. Hãy nhìn vào sự thật, là một người khách quan, biết đâu là đúng đâu là sai để tiếp thu và hoàn thiện mình mỗi ngày.

– Thắc mắc để hoàn hảo

Người ta sẽ không đánh giá những câu hỏi thắc mắc hay năng lực của bạn thông qua những câu hỏi ấy. Thành ngữ Việt Nam có câu “không biết dựa cột mà nghe” nên không có lý do gì để chúng ta phải giấu dốt, không dám thể hiện quan điểm.

Không gian học độc và lạ tại English Town

Như vậy, hy vọng với những phân tích trên đây, các bạn đã hiểu critical thinking là gì và tầm quan trọng của chúng. Trong công việc hay cuộc sống, chúng ta sẽ thường bắt gặp những câu hỏi trắc nghiệm tư duy phản biện. Vì vậy hãy tích trau dồi và rèn luyện kiến thức, kỹ năng để phát triển bản thân tốt hơn nữa.

Hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng tư duy phản biện, thuyết trình, English Town sẽ tổ chức khóa học đặc biệt Public Speaking dành riêng cho những ai mong muốn nâng cao khả năng tiếng Anh giao tiếp, tư duy nhạy bén trong mọi tình huống. Hãy nhanh tay liên hệ với English Town ngay để đăng ký tham dự nhé!

Video liên quan

Chủ Đề