Tam tòng tứ đức xuất giá tòng phụ

Phụ nữ thời phong kiến tuy không được đi học nhưng vẫn luôn phải nằm lòng Tam tòng tứ đức bởi chỉ khi ấy thì người phụ nữ mới được coi là đã được giáo dục. Vậy thì Tam tòng Tứ đức là gì mà lại có thể dùng để đánh giá một người phụ nữ. Cùng Tinh Hoa Bắc Bộ tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Thuyết Tam tòng Tứ đức trong Nho giáo

Nho giáo được ra đời vào thời Xuân Thu – Chiến Quốc, đây là thời kỳ mà tình hình kinh tế và xã hội có nhiều biến động nhất trong lịch sử của Trung Quốc. Trước tình hình đó thì các nhà tư tưởng Nho giáo đã lý giải về các vấn đề xã hội và họ muốn tìm ra một phương pháp để đưa xã hội từ loạn lạc tới cảnh thịnh trị. Chính vì vậy mà có nhiều ý kiến đã cho rằng thực chất Nho giáo chính là đạo trị nước.

Nội dung về giáo dục đạo đức con người của Nho giáo tập trung ở các phạm trù rất cơ bản như Tam cương, Ngũ thường và Chính danh. Đối với những người phụ nữ thì nội dung giáo dục đạo đức được thể hiện thông qua thuyết Tam tòng, Tứ đức.

Nho giáo đã được truyền vào nước ta từ thời Bắc thuộc và đã được cải biến đi cho phù hợp với tính chất ôn hoà của người Việt. Trong quá trình tồn tại, các giai cấp phong kiến tại Việt Nam đã sử dụng Nho giáo như một công cụ để thiết lập sự ổn định và trật tự của xã hội đồng thời duy trì sự thống trị của các giai cấp cầm quyền. Trải qua những bước thăng trầm trong lịch sử, Nho giáo dần đã có chỗ đứng nhất định ở trong đời sống tư tưởng người Việt. Trong các nội dung về đạo đức của Nho giáo thì thuyết Tam tòng, Tứ đức chính là những quy phạm giáo dục đạo đức cơ bản dành cho những người phụ nữ. Tư tưởng này đã có ảnh hưởng cực kỳ sâu sắc đến vai trò cũng như vị trí và cuộc sống của người phụ nữ Việt Nam thời xưa và cả thời hiện đại. Thuyết Tam tòng, Tứ đức cũng đã đóng góp những giá trị nhất định giúp tạo nên vẻ đẹp truyền thống của những người phụ nữ Việt Nam.

2. Tam Tòng Tứ Đức là gì?

Tam Tòng là gì?

Chữ “Tòng” trong tiếng Trung có nghĩa là nghe theo, thuận theo và làm theo. Tam tòng có nghĩa là chỉ ba điều mà người phụ nữ xưa bắt buộc phải nghe và làm theo đó là :

Con gái khi vẫn còn ở nhà thì phải nghe theo lời của cha mẹ. Trong xã hội xưa thì một người con gái ngoan ngoãn và muốn được mọi người đánh giá là con nhà có giáo dưỡng thì sẽ phải biết nghe lời bố mẹ và làm theo đúng những lời của bố mẹ mà chủ yếu là do người cha đề ra. 

Con gái khi đã được ngả đi rồi thì luôn phải nhất nhất nghe theo chồng. Người phụ nữ trong gia đình phải có trách nhiệm vun vén và tạo dựng hạnh phúc cho gia đình đồng thời giúp chồng làm lên nghiệp lớn. 

Nếu như chồng đã qua đời thì người phụ nữ phải ở vậy nuôi con trưởng thành và các việc trọng đại thì sẽ đều do người con trai quyết định.

Tam tòng ở trong xã hội hiện đại ngày nay đã được hiểu theo một cách khái quát và rộng hơn. Là một người phụ nữ và cũng là một người con thì việc nghe theo lời bố mẹ là lẽ đúng nhưng việc nghe lời cũng nên đi kèm theo chính kiến của cá nhân. Khi đã lấy chồng thì dù là ngày xưa hay ngày nay thì người vợ vẫn luôn nên tôn trọng và dung hòa để bảo vệ hạnh phúc gia đình nhưng họ cũng phải là người được tôn trọng trong gia đình. Nếu chồng như qua đời thì người phụ nữ ngày nay cho dù có đi thêm bước nữa hay ở vậy nuôi con thì cũng vẫn nên là một điểm tựa vững chắc cho những đứa con của mình. 

Tứ đức là gì?

Người phụ nữ ngày xưa có thể không được biết chữ nhưng 4 cụm từ về tứ đức thì luôn phải khắc cốt ghi tâm.  Người phụ nữ nào mà có hội tụ được đủ 4 yếu tố này thì sẽ được mọi người đánh giá là một người phụ nữ tốt và có giáo dục tốt.

Người xưa thường có câu: “Vợ chồng có khác biệt” cũng là để chỉ công việc của vợ và của chồng có sự khác biệt. “Nam chủ ngoại sự” là ý chỉ người chồng sẽ làm việc bên ngoài và nuôi dưỡng gia đình. “Nữ chủ nội sự” là ý chỉ người phụ nữ sẽ đảm nhiệm các công việc quản gia và phụng dưỡng cha mẹ chồng đồng thời giáo dục con cái. Trong đó các việc nữ công, gia chánh đều phải khéo léo. Với phụ nữ ngày xưa thì chủ yếu là các công việc như may, vá, thêu, dệt, bếp núc và buôn bán, tuy nhiên với một người phụ nữ giỏi thì sẽ có thêm cầm kỳ thi họa.

Đối với xã hội ngày nay, người phụ nữ vừa giỏi việc gây dựng sự nghiệp lại vừa chăm sóc được gia đình cũng không phải là điều trái với tứ đức ngày xưa. Nhưng bởi vì người phụ nữ thường là người có tính âm và nhu mềm, nên mọi việc sẽ phải giữ được chừng mực và xử lý được tốt quan hệ giữa công việc và gia đình. Nếu như quá thiên về các công việc bên ngoài thì trong nhà sẽ thiếu đi một trụ cột và hôn nhân sẽ đến muộn hoặc là cuộc sống gia đình không được hòa thuận.

Người xưa thường giáo dục rất cẩn thận cho người con gái về cách ăn mặc. Phụ nữ trong cách ăn mặc phải giữ được sự trang nhã và đứng đắn đồng thời không làm mất đi đức hạnh của mình. Người phụ nữ thì bên ngoài không nên ăn diện quá mức và bên trong phải luôn chú trọng việc tu dưỡng đạo đức. Người xưa còn có quan niệm rằng, người phụ nữ thì phải có ngôn hành dịu dàng và dáng vẻ đoan trang cùng nội tâm ôn hòa thì mới là người phụ nữ đẹp.

Người phụ nữ luôn phải giữ cho giọng nói được dịu dàng ôn hòa, nói những lời hay ý đẹp và không nói lời bậy bạ hay hỗn hào, thô tục, phải biết khéo léo ứng đối. “Khéo léo” ở đây tức là khi nói phải biết suy xét xem lời nói có thỏa đáng hay không, có thích hợp hay không, không được dùng lời ác để làm tổn thương người khác và không được cướp lời người khác. 

Đây cũng là tiêu chuẩn có vị trí quan trọng nhất trong các hành vi thường ngày của người phụ nữ. Một người phụ nữ nếu như có phẩm hạnh thì sẽ giáo dục được con cái trở thành những người có đạo đức trong xã hội. Hơn nữa, họ cũng sẽ giúp chồng đề cao được phẩm đức của bản thân và khiến cho gia đình được thịnh vượng. Người phụ nữ có phẩm đức phải biết thủ vững tiết tháo và giữ thân như ngọc, đối với hôn nhân trong gia đình thì phải một lòng một dạ còn đối với cha mẹ chồng thì phải khiêm cung hiếu lễ.

Có thể thấy rằng, “tứ đức” đối với một người phụ nữ hoàn toàn là một điều cần thiết và không có điểm nào là không tốt hay không phù hợp. Cho dù là ở thời xưa hay là thời nay, thì một người phụ nữ cũng nên giữ được “tứ đức” để trở thành người phụ nữ có giáo dưỡng và xinh đẹp.

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng tam tòng tứ đức đối với một người phụ nữ là rất cần thiết. Dù là xã hội đã càng hiện đại và tam tòng tứ đức cũng không còn quá khắt khe như trước kia nhưng nó sẽ vẫn luôn có giá trị nhất định trong việc hình thành những nhân cách của người phụ nữ. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu được Tam tòng tứ đức là gì và đã mang được nhiều kiến thức bổ ích đến cho các bạn. 

Những người phụ nữ thời xưa có thể không biết chữ, nhưng phải hiểu rất rõ về “tam tòng tứ đức”. Chỉ cần như vậy thì đã được khẳng định là một phụ nữ có giáo dưỡng tốt. Tiêu chuẩn này từng là nền tảng của trật tự xã hội thời xưa và đến ngày nay nó bị cho là lạc hậu. Tuy nhiên bên trong tiêu chuẩn ấy vẫn có những điều thật sự đáng suy ngẫm, làm nên giá trị của người phụ nữ xưa, và cũng là những điều mà con người hiện đại không hiểu rõ.

[Ảnh minh họa: Saravutpics, Shutterstock]

Tam tòng – Ba điều phụ nữ cần tuân theo

1. Tòng phụ mẫu

Tòng phụ mẫu nghĩa là ở nhà cần nghe theo cha mẹ. Một cô gái xưa nếu biết nghe lời cha mẹ, thì được xem là một cô gái ngoan ngoãn và thông minh. Người xưa đề cao chữ Hiếu, cho rằng “bách thiện hiếu vi tiên”, nên nghe lời và hiếu kính cha mẹ là lẽ đương nhiên. Đối với người phụ nữ xưa mà nói, do lấy chồng sớm, khoảng thời gian ở cùng cha mẹ là thời gian hoàn toàn chưa trưởng thành, tương đương với các học sinh ở tầm tuổi trung học ngày nay. Đối với lứa tuổi này mà nói, cha mẹ quả thật là những người uốn nắn và đưa ra lời khuyên tốt nhất. Vì vậy, biết tham khảo ý kiến của cha mẹ trước khi làm việc gì thì đó cũng là điều tốt.

Người ta có thể đã từng nghe những chuyện về cha mẹ ép duyên con theo kiểu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Kỳ thực điều này không phải là số nhiều trong xã hội thời xưa. Chẳng qua là văn học, nghệ thuật sân khấu đã thổi phồng những câu chuyện ấy lên, khiến người ta có cái nhìn thiên kiến về việc này. Các bậc cha mẹ thời xưa đa phần là những người thông hiểu lễ nghĩa, phép tắc, đạo đức, nên họ rất muốn gìn giữ gia quy, không muốn để con cái tùy tiện làm điều xằng bậy. Đây là điều tốt, có lợi trong việc giáo dưỡng con cái. Vì vậy, người con gái nghe theo cha mẹ thì được xem là người đáng quý.

Tòng phụ mẫu xét theo tuổi tác người phụ nữ, xét trong trật tự xã hội xưa, bình diện đạo đức xưa thì không có điều gì là xấu cả.

2. Tòng phu

Tòng phu tức lấy chồng thì theo chồng. Một cô gái khi lấy chồng thì phải theo chồng, một lòng một dạ với chồng, giúp chồng làm thành sự nghiệp, quản gia, làm vẻ vang gia đình. Ở độ tuổi lấy chồng của người con gái xưa thì có thể nói là còn quá trẻ, nên tòng phu còn có ý thuận theo chồng, bởi vì người chồng sẽ là chủ gia đình, cũng là người mang lại kinh tế và gánh vác công việc bên ngoài.

Người con gái khi đi lấy chồng thì tình nghĩa vợ chồng cũng bắt đầu từ đây. Trước ngày về nhà chồng, người mẹ sẽ dặn dò con gái phải gắng sức giúp chồng, dạy con, phụng dưỡng cha mẹ chồng. Người chồng là người cáng đáng những việc bên ngoài, người vợ lo việc trong nhà. Vợ chồng tôn trọng lẫn nhau, giúp đỡ nhau. Đây chính là phúc phận của người phụ nữ và cũng là phúc khí của người chồng.

“Tòng phu” ở phương diện hôn nhân, là chỉ người phụ nữ phải một lòng một dạ với chồng, bảo trì trinh tiết, không thất tiết. Người phụ nữ như vậy sẽ giữ được đức hạnh của mình, có được hậu phúc và được người đời tôn kính.

3. Tòng tử

Trong luân lý đạo đức của Nho giáo, từ trước đến nay đều có truyền thống tôn kính cha mẹ, hiếu thảo với cha mẹ. Người mẹ có quyền quản giáo, dạy bảo con cái. “Tòng tử” ý chỉ, khi người chồng mất đi thì người mẹ sẽ ở vậy chăm sóc nuôi dưỡng con trưởng thành và những việc trọng đại trong gia đình sẽ do con trai quyết định. Nhưng bởi vì thời xưa, con cái hiểu lễ nghĩa, coi trọng việc hiếu thảo với cha mẹ nên họ hiểu được nên làm điều gì và không nên làm gì để tránh việc trái với đạo đức làm người.

Trong lịch sử không thiếu những câu chuyện các vị hoàng hậu trở thành người nhiếp chính thay con. Thời Nho giáo cực thịnh là thời nhà Tống, thì đây lại là thời có nhiều Thái Hậu buông rèm nghe chính sự nhất. Chân Tông Lưu Hậu, Nhân Tông Tào Hậu, Anh Tông Cao Hậu, Thần Tông Hướng Hậu đều buông rèm nhiếp chính thay con trẻ, giúp nhà Tống ổn định, không gặp sự rối loạn tranh giành quyền lực. Đặc biệt họ hoặc là được quần thần mời, hoặc được tiên đế phó thác, mới từ hậu cung bước lên đài chính trị. Hơn nữa, trong số họ không có một ai là không xuất phát từ tâm muốn phò tá ấu chúa, dẹp loạn phản chính, đẩy lùi kẻ tiểu nhân, hoặc giả tránh xa ngoại thích, vì để giữ lại cơ nghiệp của tổ tiên, vì để bảo vệ giang sơn Đại Tống, do vậy có thể lưu danh muôn đời, danh lưu thiên cổ. Sau khi con lớn rồi thì họ lại quay về hậu cung. Điều này hoàn toàn khác xa với trường hợp không “tòng tử” của Võ Tắc Thiên, bà khuynh đảo triều chính, dâm loạn rồi sau đó khiến binh biến xảy ra.

Vậy nên tòng tử cũng là một giá trị do trật tự xã hội xưa quy định.

Với “tam tòng”, nếu áp dụng vào thời nay thì sẽ ra sao? Ở độ tuổi trung học thời nay thì với các bé gái, “tòng phụ mẫu” không có gì sai cả, bản thân các bậc cha mẹ cũng sẽ có ứng xử phù hợp với xã hội hiện đại. Khi trưởng thành rồi, thì trong hôn nhân nếu trở thành người biết nhường nhịn bao dung, biết “tòng phu” khéo léo, dùng cái ôn nhu mà thay đổi được cương cường, cũng là thể hiện trí tuệ của người phụ nữ, giữ cho hôn nhân tốt đẹp. Còn khi người bạn đời ra đi, nếu người phụ nữ có thể trở thành điểm tựa tinh thần cho con, thì đó quả thật là một người phụ nữ tuyệt vời.

Tứ đức – Bốn đức hạnh của người phụ nữ

Tứ đức là bốn loại tu dưỡng cần thiết của một cô gái thời xưa, đó là “công”, “dung”, “ngôn”, “hạnh”. Phụ nữ thời xưa, từ mười tuổi trở ra cho dù là không được đi học thì cũng được gia đình giáo dục, dạy bảo cách làm việc, nấu ăn, nuôi tằm, dệt vải, các lễ nghi… trước khi đi lấy chồng phải được dạy bảo thành thục về “công, dung, ngôn, hạnh”.

1. Công

Người xưa có câu: “vợ chồng có khác biệt” cũng là chỉ công việc của vợ, của chồng là có sự khác biệt. “Nam chủ ngoại sự”, ý chỉ người chồng làm việc bên ngoài, nuôi dưỡng gia đình. “Nữ chủ nội sự” là chỉ người phụ nữ đảm nhiệm công việc quản gia, phụng dưỡng cha mẹ chồng, giáo dục con cái. Trong đó việc nữ công, gia chánh phải khéo léo. Với phụ nữ ngày xưa thì chủ yếu là may, vá, thêu, dệt, bếp núc, buôn bán, tuy nhiên với người phụ nữ giỏi thì có thêm cầm kỳ thư họa.

Trong xã hội ngày nay, người phụ nữ vừa gây dựng sự nghiệp, vừa chăm sóc gia đình cũng không phải là trái với tứ đức xưa. Kỳ thực là người phụ nữ vì vậy mà có phần vất vả hơn, không công bằng cho họ. Điều này không chỉ ở Việt Nam, mà ví như ở Mỹ chỉ khoảng 50-100 năm trước thôi, người phụ nữ cũng chủ yếu là chăm sóc gia đình, lo cho con cái.

Thời nay, bởi vì người phụ nữ là có tính âm, nhu mềm, nên mọi việc phải giữ chừng mực, xử lý tốt quan hệ giữa công việc gia đình và bên ngoài. Nếu quá thiên về công việc bên ngoài thì nhà sẽ thiếu đi trụ cột bên trong, hôn nhân sẽ đến muộn hoặc cuộc sống gia đình không hòa thuận.

2. Dung

Người xưa thường giáo dục rất cẩn thận cho con gái về cách ăn mặc. Phụ nữ trong cách ăn mặc phải trang nhã, đứng đắn không làm mất đi đức hạnh của mình. Người phụ nữ, bên ngoài không nên ăn diện quá mức, bên trong phải chú trọng tu dưỡng đạo đức. Người xưa quan niệm rằng, người phụ nữ phải có ngôn hành dịu dàng, dáng vẻ đoan trang, nội tâm ôn hòa đó mới là người phụ nữ đẹp.

3. Ngôn

Người phụ nữ phải giữ giọng nói luôn dịu dàng ôn hòa, nói lời hay ý đẹp, không nói lời bậy bạ, hỗn hào, thô tục, khéo léo ứng đối. “Khéo léo” ở đây không phải yêu cầu là “mồm miệng lanh lợi” mà là khi nói phải suy xét xem lời nói có thỏa đáng không, có thích hợp không, không dùng lời ác làm tổn thương người khác, không cướp lời người khác. Khi nói chuyện với chồng, với con thì lời lẽ phải dịu dàng, khuyên can. Khi giao tiếp xã hội, lời nói phải rõ ràng, giữ lễ . Cho nên “ngôn” là yêu cầu người phụ nữ phải có trí tuệ và tu dưỡng tri thức mới có thể làm được.

4. Hạnh

Đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất trong hành vi thường ngày của người phụ nữ. Một người phụ nữ có phẩm hạnh sẽ giáo dục con cái trở thành những người có đạo đức. Hơn nữa, họ cũng giúp chồng đề cao phẩm đức của bản thân, khiến gia đình thịnh vượng. Người phụ nữ có phẩm đức phải thủ vững tiết tháo, giữ thân như ngọc, đối với hôn nhân gia đình phải một lòng một dạ, đối với cha mẹ chồng phải khiêm cung hiếu lễ.

Có thể thấy rằng, “tứ đức” đối với người phụ nữ hoàn toàn là điều cần thiết, không có điểm nào là không tốt. Cho dù là thời xưa hay thời nay, thì một người phụ nữ giữ được “tứ đức” thì đúng người phụ nữ có giáo dưỡng và xinh đẹp.

Theo Vision Times tiếng Trung An Hòa biên tập

Xem thêm:

  • Điều ít biết về nữ quyền trong xã hội Việt Nam dưới thời quân chủ

Mời xem video:

Video liên quan

Chủ Đề