Tập làm văn on tập giữa học kì 1 Tiết 8

Xuất bản ngày 12/07/2019 - Tác giả: Huyền Chu

Soạn bài Ôn tập giữa học kì 1 lớp 5 tiết 8 môn Tiếng Việt, Đọc tài liệu sẽ tổng hợp để củng cố toàn bộ lại kiến thức Tập làm văn của Tiếng Việt 5 trong suốt nửa đầu học kì 1.

Soạn bài Ôn tập giữa học kì 1 lớp 5 tiết 8 trang 100 môn Tiếng Việt bao gồm đầy đủ kiến thức Tập làm văn 10 tuần đầu năm học, giúp các em vừa ôn tập, nhắc lại vừa rèn luyện các kĩ năng viết văn thật tốt.

Kiến thức tổng hợp

I. Lập bảng số liệu thống kê

1. Tác dụng của bảng số liệu thống kê

- Giúp người đọc dễ dàng tiếp nhận thông tin, dễ so sánh.
- Tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta.

2. Các bước làm một bảng số liệu thống kê

- Bước 1: Xác định những thông tin cần phải tìm kiếm - Bước 2: Tìm kiếm, thu thập thông tin

- Bước 3: Lập bảng số liệu thống kê dựa trên những thông tin vừa thu thập được.

II.Văn tả cảnh

1. Cấu tạo của bài văn tả cảnh

Bài văn tả cảnh gồm có ba phần Mở bài: Giới thiệu chung, bao quát về cảnh sẽ tả. Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.

2. Các bước làm bài văn tả cảnh

Bước 1: Xác định đối tượng miêu tả Bước 2: Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu để miêu tả Bước 3: Sắp xếp các ý theo một thứ tự nhất định, lập dàn ý Bước 4: Viết thành các đoạn văn, bài văn có đủ bố cục ba phần như trên.

Bước 5: Đọc và sửa lại các lỗi sai về ngữ pháp, chính tả.

3. Cách viết mở bài, kết bài

Cách viết mở bài

Các em học sinh cần biết và nhớ rằng, có hai cách viết mở bài cho một bài văn: Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.

- Mở bài trực tiếp: Kể ngay vào việc [bài văn kể chuyện] hoặc giới thiệu ngay đối tượng được tả [bài văn miêu tả]
- Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện hoặc đối tượng định kể hoặc tả.

Cách viết kết bài

Cũng tương tự như mở bài, kết bài có hai cách viết là: Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng.

- Kết bài không mở rộng: Cho biết kết cục [với bài văn kể chuyện], không đưa thêm bình luận nào.
- Kết bài mở rộng: Sau khi cho biết kết cục, có thêm lời bình luận.

Gợi ý giải bài tập SGK

Câu 1 [trang 100 sgk Tiếng Việt 5]: Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.

Gợi ý làm bài

Trường của em mang tên một vị anh hùng dân tộc - Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo. Nơi ấy luôn vọng ra bao tiếng cười hồn nhiên, bao tiếng hát ngọt ngào và tiếng giảng bài ấm áp của thầy cô giáo. Và có lẽ đây là nơi em có nhiều kỉ niệm nhất.

Trường nằm trung tâm phường. Vườn trường rộng, có bờ thành xung quanh, cổng trường hướng ra phía Bắc, cổng chính rộng ba mét, cổng phụ rộng hơn một mét. Hai trụ cổng được đúc bê tông vững chãi, bên ngoài có áp gạch men bóng loáng, trụ cổng đã tảng thêm phần trang trọng của trường em. Phía trên hai trụ cổng là tấm biển ghi tên trường. Biển trường thật đẹp với hàng chữ màu trắng nổi lên nền biển màu xanh đậm. Nơi đây đã in đậm vào những cặp mắt hồn nhiên đầy tinh nghịch của chúng em khi mới đặt chân đến cổng trường.

Bên trong cổng trường là phòng trực. Nơi ấy là một căn phòng be bé để đội cờ đỏ làm việc. Những cây cờ đội được đặt trên giá gỗ thật trang nghiêm, chúng sừng sững trước hàng hiên của phòng trực. Bên trong phòng trực là sân trường. Tuy chưa được tráng bê tông nhưng sân trường luôn sạch đẹp. Hàng ngày, sân được bác bảo vệ và các đội trực nhật nhặt sạch rác. Ai cũng giữ gìn sân trường em sạch đẹp. Và đẹp nhất là những cây xanh chạy dọc sân trường. Những cây bàng cao, to tỏa nhiều cành tựa như những cái lọng khổng lồ tiếp nối trên sân. Mặc cho bao nhiêu năm tháng đã đi qua, mặc cho bao gió mưa đã thổi tới, cây vẫn đứng đấy để lâm vui cho cảnh trường. Giữa sân trường còn có trụ cờ sừng sững, lá cờ tung bay trong gió sớm. Trước trụ cờ này, mỗi sáng thứ hai, chúng em làm lễ chào cờ. Cảnh tượng các buổi lễ đã giúp chúng em luôn nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ, hiểu sâu sắc hơn về Tổ quốc Việt Nam.

>>Xem thêm:

  • Tả ngôi trường thân yêu của em
  • Tuyển tập văn mẫu tả ngôi trường đạt điểm cao

***

Với phần Soạn bài Ôn tập giữa học kì 1 lớp 5 tiết 8 môn Tiếng Việt trên do Đọc tài liệu biên soạn, hi vọng bố mẹ, thầy cô sẽ giúp các em học sinh tổng hợp lại kiến thức tập làm văn trong suốt thời gian đầu học kì 1 lớp 5, từ đó giúp các em ôn tập có trọng tâm.



  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

  • Tiếng Việt lớp 5 trang 100 Câu 1
  • Trắc nghiệm Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 8

Với giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 8 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 5 trả lời các câu hỏi trong bài học trang 100 Tiếng Việt lớp 5 từ đó nắm được nội dung chính bài Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 8.

Câu 1 [trang 100 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1]: Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.

Trả lời:

Quảng cáo

Trường của em mang tên một vị anh hùng dân tộc - Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo. Nơi ấy luôn vọng ra bao tiếng cười hồn nhiên, bao tiếng hát ngọt ngào và tiếng giảng bài ấm áp cùa thầy cô giáo. Và có lẽ đây là nơi em có nhiều kỉ niệm nhất.

Trường nằm trung tâm phường. Vườn trường rộng, có bờ thành xung quanh, cổng trường hướng ra phía Bắc, cổng chính rộng ba mét, cổng phụ rộng hơn một mét. Hai trụ cổng được đúc bê tông vững chãi, bên ngoài có áp gạch men bóng loáng, trụ cổng đã tảng thêm phần trang trọng của trường em. Phía trên hai trụ cổng là tấm biển ghi tên trường. Biển trường thật đẹp với hàng chữ màu trắng nổi lên nền biển màu xanh đậm. Nơi đây đã in đậm vào những cặp mắt hồn nhiên đầy tinh nghịch của chúng em khi mới đặt chân đến cổng trường.

Bên trong cổng trường là phòng trực. Nơi ấy là một căn phòng be bé để đội cờ đỏ làm việc. Những cây cờ đội được đặt trên giá gỗ thật trang nghiêm, chúng sừng sững trước hàng hiên của phòng trực. Bên trong phòng trực là sân trường. Tuy chưa được tráng bê tông nhưng sân trường luôn sạch đẹp. Hàng ngày, sân được bác bảo vệ và các đội trực nhật nhặt sạch rác. Ai cũng giữ gìn sân trường em sạch đẹp. Và đẹp nhất là những cây xanh chạy dọc sân trường. Những cây bàng cao, to tỏa nhiều cành tựa như những cái lọng khổng lồ tiêp nối trên sân. Mặc cho bao nhiêu năm tháng đã đi qua, mặc cho bao gió mưa đã thổi tới, cây vẫn đứng đấy để lâm vui cho cảnh trường. Giữa sân trường còn có trụ cờ sừng sững, lá cờ tung bay trong gió sớm. Trước trụ cờ này, mỗi sáng thứ hai, chúng em làm lễ chào cờ. Cảnh tượng các buổi lễ đã giúp chúng em luôn nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ, hiểu sâu sắc hơn về Tổ quốc Việt Nam.

Quảng cáo

Tham khảo giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5:

  • Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tiết 8 Tuần 10 [trang 72]

Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 10 khác:

Trắc nghiệm Ôn tập giữa học kì 1 phần Tập làm văn [có đáp án]

Câu 1: Con hãy ghép phương án ở cột bên trái với cột bên phải để được nhiệm vụ của từng phần trong một bài văn tả cảnh:

Hiển thị đáp án

Lời giải: 

1-> b: Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả

2-> a: Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian

3 -> c: Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết

Ghép nối như sau: 1 - b, 2 - a, 3 – c

Câu 2: Đâu là chi tiết không nên dùng khi miêu tả quang cảnh công viên vào buổi sáng?

A. Từng đàn chim hót ríu rít trong những tán cây.

B. Mặt trời ló rạng từ phía sau những ngôi nhà cao tầng.

C. Những hạt sương vẫn còn đọng trên những thảm cỏ phía xa.

D. Mặt trời đã khuất dần sau những rặng núi phía xa.

Hiển thị đáp án

Lời giải: 

Chi tiết không nên dùng khi miêu tả quang cảnh công viên vào buổi sáng đó là: Mặt trời đã khuất dần sau những rặng núi phía xa.

Đây là hình ảnh mặt trời lặn vào lúc chiều tối không thích hợp cho việc tả công viên vào buổi sáng.

Chọn đáp án: D.

Câu 3: Chi tiết nào sau đây có thể sử dụng khi miêu tả cánh đồng lúa lúc hoàng hôn?  

A. Trên đường vào giờ cao điểm, xe cộ đi lại tấp nập.

B. Trên cánh đồng, từng cụm muối được gom lại trắng xốp như bông.

C. Đứng từ trên cao nhìn xuống, từng thửa ruộng trông y như những ô bàn cờ.

D. Trên những mái nhà thi thoảng lại có vài chú chim đậu xuống, ca hát líu lo.

Hiển thị đáp án

Lời giải: 

Chi tiết có thể sử dụng khi miêu tả cánh đồng lúa lúc hoàng hôn đó là: Đứng từ trên cao nhìn xuống, từng thửa ruộng trông giống y như những ô bàn cờ

Đáp án đúng: C.

Câu 4: Các số liệu thống kê thường được trình bày dưới dạng bảng để người xem có thể dễ dàng so sánh, đối chiếu, tổng hợp các thông tin. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Hiển thị đáp án

Lời giải: 

Các số liệu thống kê thường được trình bày dưới dạng bảng để người xem có thể dễ dàng so sánh, đối chiếu, tổng hợp các thông tin.

Vậy nên nhận định trên là đúng.

Câu 5: Nêu tác dụng của bảng số liệu thống kê?

A. Giúp người đọc dễ dàng tiếp nhận thông tin, dễ so sánh.

B. Tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hóa lâu đời của nước ta.

C. Cả A và B đều sai.

D. Cả A và B đều đúng.

Hiển thị đáp án

Lời giải: 

Các số liệu thống kê nói trên có tác dụng

- Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh.

- Tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hóa lâu đời của nước ta.

Chọn đáp án: D. Cả A và B đều đúng.

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem

  • Giải Toán lớp 5
  • Văn mẫu lớp 5

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn Tiếng Việt lớp 5 | Giải bài tập Tiếng Việt 5 | Để học tốt Tiếng Việt 5 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Tiếng Việt 5Để học tốt Tiếng Việt 5 và bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

on-tap-giua-hoc-ki-1-tuan-10.jsp

Video liên quan

Chủ Đề