Tên viết tắt của tổ chức Văn hóa Khoa học giáo dục LHQ và quĩ Nhi đồng LHQ lần lượt là

Danh sách dưới đây tổng hợp tên viết tắt, tên tiếng Anh và tên tiếng Việt của các tổ chức Quốc Tế.

A.D.B

Asian Development Bank

Ngân hàng phát triển Châu Á

AFC

Asian Football Confederation

Liên đoàn bóng đá châu Á

APEC

Asia – Pacific Economic Cooperation

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CIA

Central Intelligence Agency

Cục Tình báo Trung ương Mỹ

DFID 

Department For Developing International Development

Vụ Phát Triển Quốc Tế Anh

FAO

Food and Agriculture Organisation

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc

FBI   

Federal Bureau of Investigation

Cục điều tra Liên bang Mỹ

IAEA   

International Atomic Energy Agency

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế

ICC

International Chamber of Commerce

Phòng Thương mại Quốc tế

IMF  

International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

IOM 

International Organization for Migration

Tổ chức di cư Quốc Tế

IUNC 

International Union for Conservation of Nature and Natural Resources

Liên minh bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

OECD

Organisation for Economic Co-operation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

OPEC 

Organization of the Petroleum Exporting Countries

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ

UEFA 

The Union of European Football Associations

Liên đoàn bóng đá châu Âu

UN        

United Nations

Liên Hợp Quốc

UNDP   

United Nations Development Programme

Chương Trình phát triển của Liên Hiệp Quốc

UNESCO              

The United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc

UNFPA

United Nations Population Fund

Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc

UNHCR

United Nations High Commissioner for Refugees

Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn

UNICEF

The United Nations Children’s Fund

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc

UNIDO 

United Nations Industrial Development

Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc

WB        

World Bank

Ngân hàng Thế giới

WFP      

United Nations World Food Programme

Chương trình Lương thực Liên Hiệp Quốc

WHO    

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới

WTO     

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

Chúng ta thường nghe nhiều thông tin về các danh lam thắng cảnh của Việt Nam được UNESCO công nhận. Cái tên UNESCO đã trở nên quá quen thuộc và phổ biến trong đời sống. Mặc dù vậy, không phải ai cũng hiểu rõ UNESCO là gì và đây là viết tắt của tổ chức nào?

Để hiểu hơn về vấn đề này, mời Quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết UNESCO là gì dưới đây.

UNESCO là tên viết tắt của United Nations Educational Scientific and Cultural Organization, có nghĩa là Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc.

Đây là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên Hiệp Quốc với hoạt động chính là thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, pháp luật, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo.

UNESCO hiện có 195 quốc gia thành viên và 9 quan sát viên. UNESCO có 50 văn phòng và vài viện hay trung tâm trực thuộc đặt khắp nơi trên thế giới.

Cơ cấu tổ chức của UNESCO

UNESCO hoạt động theo hệ thống phân quyền như sau: Cao nhất là Đại hội đồng, lãnh đạo Tổ chức giữa các Đại hội đồng chấp hành, Ban thư ký và Tổng giám đốc là cơ quan triển khai các hoạt động của tổ chức và các Ủy ban Quốc gia UNESCO tại các quốc gia thành viên là đầu mối quan hệ giữa UNESCO với các chính phủ thành viên. Cụ thể:

– Đại hội đồng: Đây là cơ quan quyền lực cao nhất, gồm đại biểu của các nước thành viên, họp hai năm một lần. Đại hội đồng sẽ quyết định đường lối, chính sách, kết nạp thành viên mới, bầu Hội đồng chấp hành và Tổng giám đốc, thông qua chương trình và biểu quyết ngân sách. Ngôn ngữ làm việc của đại hội đồng bao gồm: Tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Ả rập, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha.

– Hội đồng chấp hành: Là cơ quan thay mặt Đại hội đồng trong thời gian giữa hai kỳ họp của Đại hội đồng, giám sát sát việc thực hiện chương trình và quản lý ngân sách; duy trì quan hệ tham khảo ý kiến với Liên Hợp Quốc, Toà án quốc tế và các tổ chức quốc tế khác thuộc Liên Hợp Quốc; lập chương trình nghị sự và chuẩn bị cho Đại hội đồng; nghiên cứu dự thảo chương trình và ngân sách do Tổng giám đốc đệ trình và đưa dự thảo này ra Đại hội đồng với những ý kiến cần thiết; đề nghị kết nạp thành viên mới và giới thiệu người ứng cử vào chức vụ Tổng giám đốc. Hội đồng chấp hành gồm 58 ủy viên với nhiệm kỳ 4 năm.

– Ban thư ký: bao gồm Tổng Giám đốc và bộ máy công chức và nhân viên do Tổng Giám đốc tuyển dụng và bổ nhiệm. Là cơ quan thực hiện, bảo đảm hoạt động thường xuyên của UNESCO, thi hành nghị quyết của Đại hội đồng và hội đồng chấp hành nhất là việc thực hiện các chương trình đã được Đại hội đồng thông qua.

Tổng giám đốc được Đại hội đồng bầu cho một nhiệm kỳ 4 năm [trước đây nhiệm kỳ Tổng Giám đốc là 6 năm].

Phần tiếp theo bài viết UNESCO là gì? sẽ đề cập tới chức năng, nhiệm vụ của UNESCO.

Chức năng, nhiệm vụ của UNESCO

Được thành lập vào ngày 16/11/1945, UNESCO hoạt động với mục đích “thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền, tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo mà Hiến chương Liên Hợp Quốc đã công nhận đối với tất cả các dân tộc”. Điều này được ghi rõ trong Công ước thành lập UNESCO.

UNESCO hoạt động với nhiều chức năng, nhiệm vụ. Trong đó, 3 chức năng chính bao gồm:

– Khuyến khích sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa các dân tộc thông qua những phương tiện thông tin rộng rãi. Khuyến nghị những hiệp định quốc tế cần thiết để khuyến khích tự do giao lưu tư tưởng bằng ngôn ngữ và hình ảnh.

– Thúc đẩy việc giáo dục quần chúng và truyền bá văn hóa bằng cách:

+ Hợp tác với các nước thành viên trong việc phát triển các hoạt động giáo dục theo yêu cầu của từng nước.

+ Hợp tác giữa các quốc gia nhằm thực hiện từng bước lý tưởng bình đẳng về giáo dục cho mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ hoặc bất cứ sự khác biệt nào khác về kinh tế hay xã hội.

+ Đề xuất những phương pháp giáo dục thích hợp để luyện tập thiếu nhi toàn thế giới về trách nhiệm của con người tự do.

– Duy trì, tăng cường và truyền bá kiến thức bằng cách:

+ Bảo tồn và bảo vệ di sản thế giới về sách báo, tác phẩm nghệ thuật và các công trình lịch sử hay khoa học. Khuyến nghị với các nước hữu quan về các Công ước quốc tế cần thiết.

+ Khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia về tất cả các ngành hoạt động trí óc. Trao đổi quốc tế những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hóa kể cả trao đổi sách báo, tác phẩm nghệ thuật, dụng cụ thí nghiệm và mọi tư liệu có ích.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc tiếp xúc với các xuất bản phẩm của mỗi nước thông qua các phương pháp hợp tác quốc tế thích hợp.

Trên đây chúng tôi đã đưa tới Quý bạn đọc bài viết với chủ đề UNESCO là gì? Chúng tôi hy vọng với những thông tin này Quý vị đã phần nào hiểu hơn về tổ chức chuyên môn lớn này của Liên Hợp Quốc. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan, Quý vị đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp.

Video liên quan

Chủ Đề