Thang điểm đánh giá chức năng gia đình apgar

1. Khái niệm về YHGĐ đã có từ 60 năm qua (1960), có nhiều bằng chứng về ưu điểm của mô hình này ở các hệ thống y tế tại các nước trên thế giới.

* YHGĐ: Chuyên ngành y học kết hợp giữa sinh học, y học lâm sàng và khoa học hành vi, chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ CSSKBĐ toàn diện, liên tục cho cá nhân và HGĐ ở tất cả các lứa tuổi, giới tính với tất cả các loại bệnh tật.

* Theo WHO:

+ BSGĐ: Thầy thuốc thực hành quản lý và CSSK trực tiếp, liên tục và toàn diện cho cá nhân, HGĐ đang theo dõi… BSGĐ chịu trách nhiệm cung cấp toàn bộ các CSYT hoặc hỗ trợ các thành viên HGĐ được sử dụng các DVYT và các nguồn lực XH khác nếu cần.

CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA Y HỌC GIA ĐÌNH

1. Chăm sóc sức khỏe liên tục:

– Là nguyên lý quan trọng nhất của YHGĐ. Người dân/người bệnh được quản lí, theo dõi CSSK và KCB trong thời gian dài.

– Tùy từng cá nhân cụ thể, BSGĐ có thể biết đối tượng mình CSSK từ lúc sinh đến lúc chết: chăm sóc, điều trị từ khi phát hiện bệnh, điều trị bệnh đến phục hồi chức năng.

– Hồ sơ của NB có các thông tin liên quan (tiền sử, thông tin các lần khám lại và theo dõi sau khi NB chuyển lên tuyến trên hoặc bác sỹ chuyên khoa khác.

– Chú trọng việc giải thích cho NB về sự quan trọng của việc theo dõi SK.

– Bàn bạc với NB về kế hoạch CSSK lâu dài cũng như điều trị các bệnh cấp hoặc mạn tính (nếu đang mắc).

– Việc chăm sóc liên tục giúp cho quá trình xây dựng mối quan hệ lâu dài và tin cậy lẫn nhau (và cả mối quan hệ đối với gia đình NB).

2.Chăm sóc SK toàn diện:

– Phục vụ cả khi ốm lẫn khi khỏe mạnh.

– BSGĐ tập trung hơn vào người bệnh, tìm hiểu các vấn đề sinh học và tâm lý, xã hội của người bệnh và cùng với họ xử trí các vấn đề này.

– NB không chỉ được xem xét dưới góc độ sinh học mà còn cả mặt tâm lý xã hội. Nhu cầu tổng thể của cá nhân được đặt vào kế hoạch chẩn đoán và điều trị.

– Phương thức chăm sóc lấy bệnh nhân làm trung tâm.

– Tính toàn diện là một nguyên tắc quan trọng để cung cấp được các dịch vụ CS hiệu quả ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên. BSGĐ tìm cách cung cấp một số lượng tối đa các dịch vụ sức khỏe cho người bệnh tùy thuộc vào khả năng, tránh việc chuyển tuyến người bệnh không cần thiết.

– BSGĐ là chuyên gia trong việc điều trị những bệnh lý thường gặp.

3.Chăm sóc phối hợp:

– BSGĐ giống như một nhạc trưởng trong việc CSSK cho người bệnh.

– BSGĐ ngoài việc trực tiếp CSSK cho NB còn xác định các BSCK và các nguồn lực CSSK khác nếu cần thiết để kết hợp KCB tổng thể.

– Khi NB cần đến sự CS của một số BSCK khác nhau, của các cơ sở y tế khác. BSGĐ là người điều phối, xây dựng KH CS lồng ghép.

– Trao đổi thông tin cần thiết của NB trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh giữa các BSCK khác nhau.

4.Quan tâm dự phòng:

– BSGĐ không chỉ là BS điều trị bệnh mà còn phải giúp người bệnh của mình phòng chống các nguy cơ bệnh tật, dự phòng làm chậm lại các hậu quả của bệnh tật và khuyến khích lối sống lành mạnh.

– Dự đoán các vấn đề có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của người bệnh và gia đình.

– Tư vấn dự phòng, nâng cao sức khỏe cho cả người khỏe.

+ Tư vấn không hút thuốc.

+ Tích cực tập thể dục và chế độ ăn hợp lý…

+ Phát hiện yếu tố nguy cơ đối với mắc bệnh/vấn đề sức khỏe (dựa vào thông tin về tiền sử gia đình, vòng đời người, vòng đời gia đình…).

– Sử dụng các phương tiện sàng lọc để phát hiện bệnh sớm.

5.Hướng tới gia đình:

– Có sự ảnh hưởng của bệnh tật của người bệnh đến gia đình và ngược lại.

– Yếu tố GĐ ảnh hưởng: Bệnh di truyền, SK tâm thần của mỗi cá nhân trong GĐ, lây truyền bệnh truyền nhiễm, yếu tố GĐ đối với bệnh không lây nhiễm, tác động và hỗ trợ đối với kết quả điều trị của NB (tuân thủ điều trị, PHCN, dinh dưỡng…).

– Chăm sóc cả gia đình ở các giai đoạn khác nhau của vòng đời.

– BSGĐ thường sử dụng một số công cụ để đánh giá tác động của GĐ: cây phả hệ, sơ đồ gia đình, chỉ số APGAR, đánh giá SCREEM, chuỗi sự kiện gia đình.

7.Hướng tới cộng đồng:

– Nghề nghiệp của người bệnh, yếu tố văn hóa và môi trường là những khía cạnh của cộng đồng tác động đến việc CSSK người bệnh.

– Cộng đồng là một trong các yếu tố trị liệu. Trong cộng đồng có thể có nhiều thành phần mà BSGĐ có thể sử dụng để cung ứng dịch vụ CSSK tối ưu cho người bệnh.

– Rất cần thiết cân nhắc yếu tố cộng đồng trong việc đưa ra kế hoạch điều trị và CSSK phù hợp cho từng người bệnh cụ thể.

ÁP DỤNG NGUYÊN LÝ Y HỌC GIA ĐÌNH TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CÁN BỘ

* Đặc điểm của đối tượng được chăm sóc:

– Đa số > 50 tuổi.

– Có quan hệ rộng, kể cả với các chuyên gia y tế hàng đầu, sẵn sàng đến các cơ sở KCB cao hơn.

– Chủ yếu là hoạt động trí não, ngồi nhiều, ít vận động.

– Tiếp khác, nhiều bữa ăn có lượng đạm, mỡ nhiều, uống rượu bia.

– Hầu hết đủ sức khỏe công tác, nhưng không phải là không có bệnh hoặc rối loạn chuyển hóa, suy giảm chức năng.

– Bận công việc nhiều, chủ quan, chưa quan tâm thích đáng đến giữ gìn, nâng cao sức khỏe.

– Niềm tin đối với bác sỹ ở Phòng khám QLSK cán bộ.

Để chăm sóc sức khỏe tốt cho các đối tượng này cần thực hiện một số việc theo chủ trương của Ban BVSK TW như tập huấn về YHGĐ cho các BS ở PK QLSK cán bộ (ít nhất là 3 tháng), đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị. Đội ngũ BS, điều dưỡng cần đổi mới tư duy , không chỉ đơn thuần là khám bệnh, cấp thuốc mà phải tư vấn nâng cao sức khỏe, phòng bệnh, phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời.