Thành tựu công nghệ sinh học môi trường

Thành tựu của Công nghệ sinh học trong lĩnh vực Y dược

Một trong những thành tựu nổi bật nhất của Công nghệ sinh học y dược đã làm thay đổi nền y học thế giới là việc giải mã thành công hệ gene người vào năm 2003. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, các năm tiếp sau mở đầu cho thời kỳ phát triển của các nghiên cứu giải mã toàn bộ hệ gene, các lĩnh vực khoa học Omics và các chương trình nghiên cứu liên quan đến khai thác cơ sở dữ liệu hệ gene, tạo ra các sản phẩm khoa học công nghệ có giá trị ứng dụng cao trong lĩnh vực y dược.

Ngoài ra, còn nhiềuthành tựu khác phải kể đếnbao gồm ứng dụng tế bào gốc trong chữa trị bệnh hiểm nghèo, thụ tinh nhân tạo, công nghệ tế bào gốc, công nghệ tái tạo mô cơ quan, công nghệ nhắm trúng đích điều trị ung thư,

Trong năm 2019, các nhà khoa học đã đạt được một số thành tựu mới trong CNSH thuộc lĩnh vực y dược ở cấp độ PTN: [i]Khả năng phục hồi các tế bào não của lợn đã chết vài giờ khi được đặt trong hệ thống BrainEx mở ra những hi vọng cho việc nghiên cứu não người; [ii] Các nhà khoa học Trung Quốc nuôi thành công phôi khỉ trong một đĩa thí nghiệm gần ba tuần; thành công này là cơ sở để tiến gần đến mục tiêu nuôi nội tạng người trong cơ thể động vật; [iii] Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra cách phát triển phôi người từ tế bào gốc. Phôi nhân tạo dường như bắt chước sự phát triển ban đầu của phôi người thật; [iv] Các nhà khoa học tại Đại học Osaka [Nhật Bản] sử dụng loại tế bào gốc đa năng cảm ứng [iPS] tạo ra giác mạc có thể dùng để cấy ghép cho người bị suy giảm thị lực. Một nhóm nghiên cứu khác tại Đại học Keio được Bộ Y tế Nhật Bản chấp thuận sử dụng tế bào gốc iPS như một liệu pháp điều trị chấn thương cột sống.

Đặc biệt, trướctìnhhình đại dịch toàn cầu hiện nay, nhiều tổ chức Công nghệ sinh học trên thế giới đang chạy đua với thời gian để tạo ra một loại vaccine dựa trên đặc điểm di truyền của virus SARS-CoV-2 bằng công nghệ tổng hợp hệ gene và đã đạt được một số kết quả nhất định.

Và sự ra đời ngành Công nghệ sinh học Y dược

Công nghệ sinh học y dược [Medical and Pharmaceutical Biotechnology]là một ngành học mới, lần đầu tiên được triển khai đào tạo tại Trường Đại học Văn Lang. Đây là ngành học ứng dụng các thành tựu của công nghệ sinh học vào lĩnh vực y học dược học hướng tới gia tăng khả năng điều trị, chẩn đoán và bảo vệ sức khoẻ con người.

Ngành Công nghệ sinh họcy dược đào tạo kỹ sưcó năng lực chuyên môn sâu để triển khai ứng dụng các công nghệ mới trong công nghệ sinh họcvào [1] Phân tích, kiểm nghiệm, chẩn đoán; [2] Tạo nguồn dược liệu, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, vật liệu y sinh ứng dụng trong điều trị và thẫm mỹ.

Sinhviên tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh họcy dược dễ xin việc và có thể đảm nhận nhiều vị trí tại nhiều cơ sở chăm sóc sức khỏe như: Bệnh viện, cơ sở y tế, cơsở thẩm mỹ, trung tâm y học, viện nghiên cứu, công ty sản xuất và phân phối dược mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, vật liệu y sinh, trung tâm kiểm nghiệm và quản lý chất lượng sản phẩm.

TS. Võ Thị Xuyến

Hình thức xét tuyển:

Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia

Xét tuyển kết quả học bạ lớp 12 hoặc [lớp 11 + Học kỳ 1 của lớp 12] THPT.

Kết hợp xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia và điểm học bạ THPT trong cùng 1 tổ hợp môn

Xét tuyển điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. HCM.

Đăng ký xét tuyển online//xettuyenonline.vanlanguni.edu.vn/

Mã ngành 7420204

Tổ hợp xét tuyển

  • Tổ hợp 1: Toán Lý Hoá
  • Tổ hợp 2: Toán Hoá Sinh
  • Tổ hợp 3: Toán Hoá Anh
  • Tổ hợp 4: Toán Sinh Anh

Mọi chi tiết liên hệ Thầy Hoàng Khang để biết thêm thông tin. Số điện thoại: 0357121499

  • Văn phòng Khoa Công nghệ: phòng 5.03 Tòa nhà LV, cơ sở 3 [69/68 Đặng Thùy Trâm, phường 13, quận Bình Thạnh, TP. HCM]
  • Điện thoại: [028] 71099246
  • Email:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

[Bài viết có tham khảo tài liệu từ://www.genome.gov/]

Video liên quan

Chủ Đề