Thiên trong thiên văn nghĩa là gì

Để bắt đầu đi sâu vào định nghĩa của thuật ngữ thiên văn học mà chúng ta có trước chúng ta, chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách tiết lộ nguồn gốc từ nguyên của nó. Trong trường hợp này, chúng ta có thể chỉ ra rằng đó là kết quả của tổng ba từ xuất phát từ tiếng Hy Lạp: -Tên danh từ "Astron", có thể được dịch là "ngôi sao". -Tên "nomos", tương đương với "quy tắc" hoặc "quy tắc".

-Các hậu tố "-ia", được sử dụng để chỉ "chất lượng".

Thiên văn học là khoa học dành riêng cho việc nghiên cứu các đặc điểm và chuyển động của các ngôi sao . Cần nhớ rằng một ngôi sao là một thiên thể [nghĩa là một vật thể thiên văn riêng lẻ có hình dạng xác định trên bầu trời].

Các hành tinh, các ngôi sao, các hành tinh lùn, các vệ tinh và các tiểu hành tinh là những ngôi sao và do đó, là một phần của đối tượng nghiên cứu về thiên văn học. Con người luôn quan tâm đến những ngôi sao này và hiện tượng của chúng: thời cổ đại, Thales of Miletus, Aristotle, Galileo GalileiNicolaus Copernicus, trong số những người khác, đã phát triển nghiên cứu có thể là một phần của khuôn khổ của thiên văn học.

Điều quan trọng là không nhầm lẫn thiên văn học với chiêm tinh học . Trong khi thiên văn học là một khoa học phát triển thông qua phương pháp khoa học và chứng minh bằng thực nghiệm, chiêm tinh học là một phần của nhóm khoa học giả: các định đề của nó không thể được chứng minh theo các tiêu chí khoa học.

Nghiên cứu về bức xạ điện từ là một trong những nguồn kiến ​​thức chính của thiên văn học, trong đó kêu gọi sử dụng kính viễn vọng để hình dung các vật thể thiên văn. Tính đặc biệt này có nghĩa là bất cứ ai có kính viễn vọng đều có thể thực hiện những khám phá quan trọng đối với thiên văn học.

Sự thay đổi lịch sử vĩ đại của thiên văn học xảy ra nhờ vào Copernicus, người cho rằng Trái đất xoay quanh Mặt trời. Khám phá của ông đã sửa đổi quan điểm rằng Mặt trời quay quanh hành tinh của chúng ta và nhường chỗ cho sự phát triển của thiên văn học hiện đại.

Thiên văn học sao , thiên văn học thiên hà, thiên văn quang họcthiên văn học hồng ngoại là một số ngành và chuyên ngành của thiên văn học.

Chúng ta không thể bỏ qua thực tế rằng nó được coi là vào năm 2015, một loại hình thiên văn học mới đã ra đời. Cụ thể, nó được thành lập vào ngày 14 tháng 9 của năm nói trên, cái gọi là thiên văn học sóng hấp dẫn đã được đưa ra. Và đó là lần đầu tiên một số nhà khoa học đã đi qua, với việc tìm thấy một biến dạng nhỏ của không-thời gian. Biến dạng được gây ra bởi các sóng được hình thành từ sự hợp nhất của hai lỗ đen, có tuổi khoảng 1.200 - 1.300 triệu năm.

Có một số sinh vật tồn tại ủng hộ thiên văn học. Đây sẽ là trường hợp, ví dụ, của Hiệp hội Thiên văn học Tây Ban Nha [SEA], được ra mắt vào năm 1992 và được tạo thành từ hơn 700 nhà vật lý thiên văn. Với sự sáng tạo và phát triển của nó, những gì được theo đuổi, trong số những thứ khác, là để thúc đẩy sự phát triển của khoa học đó cũng như tạo ra một không gian để tranh luận và nghiên cứu xung quanh nó.

Một vài định nghĩa và khái niệm cơ bản trong thiên văn học:

1, Ngôi sao:

là một khối cầu khí, chứa chủ yếu Hidro và Heli, tự phát sáng [thường nhờ các phản ứng tổng hợp hạt nhân] và liên kết bằng lực hấp dẫn của chính nó, chính vì thế các ngôi sao thường có dạng hình cầu. Ngôi sao gần Trái Đất nhất chính là Mặt Trời của chúng ta.

2. Hành tinh [planet]:

Là thiên thể quay xung quanh một ngôi sao, có khối lượng đủ lớn để lực hấp dẫn làm nó có hình cầu. Hệ Mặt Trời của chúng ta hiện có 8 hành tinh. Những thiên thế có khối lượng nhỏ hơn nhưng lực hấp dẫn vẫn duy trì được dạng hình cầu được xếp là hành tinh lùn [như sao Diêm Vương, Ceres…]. Nhỏ hơn nữa là các tiểu hành tinh. Cách gọi sao Thủy, sao Kim, sao Mộc… thực ra là một cách gọi sai lầm, do thói quen, trong thiên văn học cổ đại, con người đã khám phá bầu trời và đồng nhất chúng cũng như những ngôi sao khác.

3. Hệ Mặt Trời [hay Thái Dương Hệ]

là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các hành tinh, thiên thể quay xung quanh, được giữ bằng lực hấp dẫn của chính Mặt Trời. Và có một điểm thú vị là Hệ Mặt trời của chúng ta ngoài 8 hành tinh, phía ngoài còn có vành đai Kuiper, vùng đệm và đám mây Oort, nơi xuất phát của đa số các sao chổi.

4. Tinh vân [nebula]:

Là những đám mây bụi khí trong không gian vũ trụ, thường sáng hơn hoặc tối hơn không gian xung quanh. Một số tinh vân là nơi sản sinh ra những ngôi sao trẻ. Mặt trời của chúng ta theo một vài giả thuyết cũng được hình thành từ một tinh vân.

5. Thiên hà [galaxy]:

là một tập hợp với số lượng lớn các ngôi sao trong vũ trụ [thường từ 10 triệu trở lên], chúng liên kết bằng lực hấp dẫn và thường có 1 tâm xác định. Những thiên hà ở gần nhau được gọi là quần thiên hà. Về cơ bản thiên hà có 3 dạng: xoắn ốc, elip và vô định.

6. Ngân Hà [Milky Way]:

Chính là thiên hà của chúng ta đang sống, chứa Hệ Mặt Trời. Nó có đường kính 10 vạn năm ánh sáng, chứa từ 200 đến 400 tỷ ngôi sao. Milky Way của chúng ta chính là một thiên hà dạng xoắn ốc khổng lồ.

7. Lỗ đen [Black hole]:

Là một vùng không – thời gian mà trường hấp dẫn khủng khiếp của nó ngăn cản mọi thứ, bao gồm cả ánh sáng. Biên giới của lỗ đen hay hố đen gọi là “chân trời sự kiện”. Lỗ đen được hình thành bởi những ngôi sao có khối lượng từ 3 đến 4 lần Mặt Trời, là bước cuối cùng trong quá trình tiến hóa của ngôi sao đó. Những ngôi sao mà có khối lượng lớn hơn Mặt trời nhưng bé hơn giới hạn hình thành Lỗ đen khi chết biến thành những sao neutron, hay còn được gọi là các pulsar.

8. Chòm sao:

Là những vùng trời được phân định rõ ràng dựa trên một số ngôi sao. Hiện trên bầu trời được chia thành 88 chòm sao. Những ngôi sao thuộc các chòm sao đều thuộc Ngân Hà chúng ta, bởi các thiên hà khác là quá xa xôi để ta có thể thấy rõ các ngôi sao trong đó.

9. Hoàng đạo:

Là con đường Mặt Trời đi qua trên bầu trời trong 1 năm, được vẽ trong tưởng tượng, đi qua 12 chòm sao, gọi là 12 cung hoàng đạo. Mỗi 30, 31 ngày, Mặt Trời sẽ đi qua 1 chòm trong 12 chòm sao đó. Sau 1 năm, nó hoàn thành con đường qua 12 chòm sao.

10. Big Bang [hổng phải thần tượng Hàn Quốc đâu mấy thím]:

Giả thuyết ngày nay được chấp nhận rộng rãi nhất về nguồn gốc vũ trụ – Vụ nổ lớn hình thành nên vũ trụ. Xảy ra cách ngày nay gần 14 tỷ năm, từ một điểm “kỳ dị” ban đầu. Trước Big Bang, không – thời gian không tồn tại.

11. Những đơn vị đo khoảng cách thường dùng trong thiên văn:

Đơn vị thiên văn: 1Đvtv bằng khoảng cách giữa Trái Đất đến Mặt Trời, bằng khoảng cỡ 150 triệu km.

Năm ánh sáng [light year – viết tắt Ly], 1 NAS = 9 460 730 472 580,8 km, là quãng đường ánh sáng đi được trong chân không trong vòng 1 năm. Tính ra 1Ly bằng khoảng 63 241 đơn vị thiên văn.

Parsec [ký hiệu pc]: đơn vị thị sai 1 giây cung, 1 parsec bằng khoảng 3,26 Ly. Các ước của nó: 1 kpc [Kiloparsec] = 10^3 pc, 1 Mpc [Megaparsec] = 10^6 p, 1 Gpc [Gigaparsec] = 10^9 pc.

theo ://www.facebook.com/hitokiri.battousai.712

#thiênvănhọc #ctbcb

 1,314 total views,  1 views today

[Last Updated On: 27/01/2022]

Thiên văn học là môn khoa học về các thiên thể – những vật thể tồn tại trên trời. Đó là cách nói nôm na.

Thực ra, định nghĩa một cách chính xác hơn là: Thiên văn là môn khoa học về cấu tạo, chuyển động và tiến hóa của các thiên thể [kể cả Trái đất], về hệ thống của chúng và về vũ trụ nói chung.

Thiên văn học là gì?

Đối tượng, nội dung nghiên cứu.

Nội dung nghiên cứu có thể chia làm 3 phần chính :

* Về qui luật chuyển động của các thiên thể trong mối quan hệ giữa Trái đất và bầu trời.

* Về cấu trúc và bản chất vật lý của các thiên thể và các quá trình xảy ra trong vũ trụ.

* Về nguồn gốc hình thành và phát triển của các thiên thể, của hệ thống của chúng và của vũ trụ.

Việc phân chia các nội dung này rất trùng khớp với lịch sử phát triển của môn thiên văn học. Sự phức tạp của nội dung tăng dần cùng với sự phát triển của môn học.

Đối tượng nghiên cứu của thiên văn cũng được xác định ngày càng rộng ra và phức tạp hơn. Từ “thiên thể” chung chung, chỉ các vật trên bầu trời, được mở rộng ra, cụ thể hơn, đa dạng hơn. Từ mặt trời, mặt trăng, các hành tinh, các thiên thạch… đến các vệ tinh nhân tạo, các sao, bụi sao [Tinh vân] các quần sao, các thiên hà. Càng ngày người ta càng phát hiện ra nhiều vật thể lạ [có những vật được tiên đoán trước bằng lý thuyết] như sao nơ trôn [pun xa], các quaza, các lỗ đen v.v…

Như vậy ta thấy thiên văn không phải thuần túy là môn khí tượng học hay môn chiêm tinh như người ta thường nhầm.

Phương pháp nghiên cứu.

Do đối tượng nghiên cứu là những vật thể rất to lớn và ở trong vũ trụ xa xôi [trừ Trái đất] nên phương pháp nghiên cứu của thiên văn cũng rất đặc biệt, thậm chí không giống bất kỳ một môn khoa học nào.

Phương pháp chủ yếu của thiên văn cổ điển là quan sát và quan trắc. Người ta không thể làm thí nghiệm với các thiên thể [tức không thể bắt chúng tuân theo những điều kiện mà ta tạo ra], cũng không thể trực tiếp “sờ mó” được chúng. Nguồn thông tin chủ yếu là ánh sáng từ các thiên thể. Do ảnh hưởng của khí quyển, do chuyển động của Trái đất và do chính tính chủ quan của việc quan sát làm cho kết quả nghiên cứu có thể bị hạn chế, thậm chí dẫn đến những kết luận sai lầm. [Ví dụ: Việc quan sát chuyển động biểu kiến của Mặt trời và các hành tinh dẫn đến kết luận về hệ địa tâm của Ptolemy].

Một khó khăn nữa phải kể đến của việc quan sát là các hiện tượng thiên văn xảy ra trong một thời gian rất dài so với đời sống ngắn ngủi của con người và đôi khi không lặp lại. Tuy vậy, khi khoa học càng phát triển thì việc nghiên cứu thiên văn càng trở nên dễ dàng hơn.

Nguồn thông tin chính gởi đến trái đất là bức xạ điện từ được khai thác triệt để ở cả hai vùng khả kiến và vô tuyến đã giúp cho sự hiểu biết về vũ trụ được phong phú hơn. Đồng thời, cùng với sự phát triển của ngành du hành vũ trụ [cũng là một thành tựu của thiên văn] con người đã bước ra khỏi sự ràng buộc, hạn chế của Trái đất để có được những thông tin khách quan hơn về vũ trụ. Việc xử lý thông tin bằng kỹ thuật tin học đã giúp thiên văn phát triển vượt bậc. Khác hẳn với thiên văn cổ điển là kiên trì thu thập số liệu quan trắc và suy luận để tìm ra qui luật, thiên văn hiện đại sử dụng phương pháp mô hình hóa, đề ra những thuyết có tính chất dẫn đường và việc quan sát thiên văn là tìm kiếm những bằng chứng để kiểm định sự đúng đắn của lý thuyết.

Nhìn chung phương pháp nghiên cứu khoa học của thiên văn cũng nằm trong khuôn khổ những phương pháp luận khoa học nói chung, nó luôn phát triển và sẽ còn được hoàn thiện mãi.

Các nội dung vật lý chính của thiên văn.

Các giáo viên vật lý không thể biết hết các phương pháp nghiên cứu thiên văn, các phương tiện, dụng cụ v.v… Nhưng họ cần phải biết những nguyên tắc cơ bản và các kết quả nghiên cứu thiên văn để có được cái nhìn đầy đủ, tổng quát về thế giới tự nhiên.

Những nội dung vật lý chính mà thiên văn có liên quan là:

– Cơ học cổ điển

– Điện từ

– Quang

– Vật lý chất rắn

– Vật lý thống kê và nhiệt động học

– Vật lý Plasma

– Cơ học lượng tử

– Vật lý nguyên tử hạt nhân, hạt cơ bản, vật lý năng lượng cao

– Thuyết tương đối [hẹp, rộng]

– Thuyết thống nhất lớn v.v…

Mối liên hệ của thiên văn với các môn khoa học khác và ý nghĩa của việc nghiên cứu, giảng dạy thiên văn.

Thiên văn có liên hệ với rất nhiều ngành khoa học. Vốn là một môn khoa học xuất hiện rất sớm, ngay từ trong các nền văn minh cổ, thiên văn là nội dung chính của các cuộc đàm đạo của các nhà thông thái. Dần dần, khi khoa học đã có sự phân hóa rõ rệt, thiên văn là môn khoa học góp phần đắc lực nhất vào việc trả lời những câu hỏi lớn của triết học như:

Thế giới được tạo ra như thế nào? Vật chất có trước hay tinh thần có trước? Thế giới là “khả tri” hay “bất khả tri?” Cuộc đấu tranh tư tưởng giữa hai trường phái triết học xoay quanh những câu hỏi đó là cuộc đấu tranh gay go, khốc liệt và còn chưa ngã ngũ. Thiên văn luôn đứng trong hàng đầu của cuộc đấu tranh đó. Trong phần lịch sử phát triển thiên văn ta sẽ thấy rõ điều này.

Mối quan hệ của thiên văn với vật lý là quá rõ ràng. Trong quá trình học thiên văn ta sẽ thấy rõ điều này. Các định luật vật lý được ứng dụng trong thiên văn, đem lại phương tiện để giải quyết những vấn đề của thiên văn. Nhưng đồng thời chính thiên văn thường dẫn đường và nêu ra những ý tưởng mới cho vật lý.

Công cụ tính toán của thiên văn là toán học, nhất là phần thiên văn tính toán. Rất nhiều nhà thiên văn đồng thời là các nhà toán học. Trước kia môn thiên văn cũng thường được dạy trong khoa toán. Trong quá trình tìm hiểu cấu tạo của các thiên thể ta không thể không biết đến hóa học. Ngày nay trong thiên văn có riêng ngành hóa học thiên văn. Sinh vật học cũng tìm được cách lý giải rất nhiều vấn đề của mình nhờ thiên văn. Đặc biệt trong sinh học, mối quan hệ Thiên – Địa – Nhân ngày càng được chú ý. Để hiểu rõ bản chất nguồn gốc và sự tiến hóa của sự sống không thể không biết gì về thiên văn.

Đối với địa lý môn thiên văn chính là người anh em. Đối tượng nghiên cứu của địa lý tự nhiên là Trái đất, một thành viên của hệ Mặt trời. Không thể hiểu rõ được Trái đất nếu không nắm được mối quan hệ của nó với các thành viên trong hệ nói riêng và trong toàn vũ trụ nói chung.

Ngay cả lịch sử, vốn là môn khoa học xã hội tưởng như xa lạ với thiên văn, nhưng để xác định chính xác các sự kiện trong lịch sử phải biết cách tính thời gian trong thiên văn. Nhiều công trình cổ của các nền văn minh lớn của loài người đều ghi lại các kiến thức thiên văn thời đó. Làm sao có thể hiểu được nếu không có kiến thức thiên văn? Vũ trụ là một phòng thí nghiệm thiên nhiên vô cùng vĩ đại cho tất cả các ngành khoa học. Chính thiên văn kích thích các ngành kỹ thuật khác phát triển theo. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu và giảng dạy thiên văn là rất rõ ràng. Đó không chỉ là vấn đề học thuật, mà còn là vấn đề xây dựng nhân sinh quan, thế giới quan đúng đắn cho con người.

Hy vọng thiên văn sẽ có một chỗ đứng xứng đáng trong nền giáo dục – đào tạo của nước nhà. Tuy nhiên, thiên văn là môn học dựa trên cơ sở vật lý và toán cao cấp, nên việc đưa thiên văn vào dạy ở các bậc học phổ thông là vấn đề còn rất khó khăn, cần phải nghiên cứu nhiều.

Video liên quan

Chủ Đề