Thiếu tướng Lê Xuân Thành Học viện Quốc phòng

Chiều 6/6, đoàn cán bộ giảng viên, học viên lớp đào tạo cao cấp quân sự địa phương khóa 38 do Thiếu tướng Lê Xuân Thành - Cục trưởng Cục huấn luyện [Học viện Quốc phòng] dẫn đầu tổ chức tọa đàm về công tác quốc phòng - quân sự địa phương tại Bộ CHQS tỉnh.

Thiếu tướng Lê Xuân Thành - Cục trưởng Cục huấn luyện đặt vấn đề tại buổi tọa đàm

Thay mặt lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh, Đại tá Nguyễn Hữu Thông - Phó Chỉ huy trưởng – Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh đã thông báo tóm tắt tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn, công tác quân sự, quốc phòng địa phương cùng kết quả xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng – an ninh của các địa phương.

Thời gian qua, Bộ CHQS tỉnh đã phối hợp với công an, biên phòng tỉnh chủ động xây dựng các đề án, kế hoạch, tham mưu tích cự, hiệu quả cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương, bảo đảm tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, nhờ đó kinh tế - xã hội ngày một phát triển, góp phần củng cố niềm tin cho nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đại tá Nguyễn Hữu Thông - Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh tóm tắt tình hình an ninh, chính trị, kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và thông qua kế hoạch tác chiến phòng thủ của đơn vị.

Tại buổi tọa đàm, cán bộ, học viên lớp đào tạo cao cấp quân sự địa phương khóa 38 - Học viện Quốc phòng đã trao đổi, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến công tác quân sự, quốc phòng địa phương của tỉnh và các địa phương cơ sở; công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương trong lãnh đạo chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác quân sự, quốc phòng.

Thành viên trong đoàn tìm hiểu các vấn đề liên quan đến công tác quân sự, quốc phòng địa phương

Đặc biệt là những kinh nghiệm xây dựng thế trận quân sự, quốc phòng, khu vực phòng thủ tỉnh; xây dựng cụm tuyến an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu [ATLC – SSCĐ], hiệu quả phối hợp nghị định 77 của Chính phủ; công tác xây dựng các công trình quốc phòng, khu vực phòng thủ, công tác xây dựng, tổ chức biên chế lực lượng, đặc biệt là là lực lượng dân quân, tự về nòng cốt, dân quân biển....

Bên cạnh đó, đoàn công tác còn quan tâm đến công tác tôn giáo, chính sách, hậu phương quân đội, nhiệm vụ tuyển giao quân cũng như công tác giúp đỡ nhân dân đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới...

Đại tá Trần Văn Sơn - Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh trao đổi kinh nghiệm một số vấn đề mà các học viên đề cập.

Buổi tọa đàm đã cung cấp nhiều thông tin quý báu cũng như những kiến thức, kinh nghiệm bổ ích cho cán bộ, học viên của Học viện Quốc phòng trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố nền quốc phòng - an ninh vững chắc, từ đó làm cơ sở để các học viên bổ sung những kiến thức thực tế, đúc rút những kinh nghiệm quý báu, vận dụng linh hoạt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại các địa phương, đơn vị đạt hiệu quả, chất lượng cao nhất.

Được biết chuyến công tác lần này, đoàn cán bộ, học viên Học viện Quốc phòng còn tham quan một số địa danh và cơ quan Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.

Trọng Sơn

Trọng Sơn

Trong buổi gặp mặt các nhà khoa học quê Bắc Giang ở Hà Nội, Thiếu tướng, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - Chủ nhiệm Khoa Công tác đảng, Công tác chính trị [Học viện Quốc phòng] đã giới thiệu ngắn gọn về mình như thế! Điều đó làm chúng tôi muốn tìm hiểu nhiều hơn về vị tướng quê ở TP Bắc Giang này.

Chuyện về một thời hoa lửa

Sinh năm 1955 trong một gia đình có truyền thống cách mạng, năm 1972, khi mới 17 tuổi và đang là học sinh lớp 10 trường cấp 3 Ngô Sĩ Liên, ông viết đơn xung phong đi bộ đội, được tập trung huấn luyện tại làng Đa Mai chờ các đơn vị đến nhận quân.

Chưa một ngày được mặc quần áo lính, đêm 19-12-1972, máy bay B.52 của đế quốc Mỹ ném bom rải thảm làm chết bao người dân vô tội của xã Đa Mai - thị xã Bắc Giang bấy giờ. Ông và các bạn đồng ngũ phải làm nhiệm vụ đi chôn cất xác bà con mình. Hình ảnh tang thương đó gieo trong ông lòng căm thù giặc sâu sắc và quyết tâm ra trận tuyến chiến đấu với quân thù.

Sau mấy tháng huấn luyện tân binh, nhiều bạn đồng ngũ với ông được đưa lên Trường 255 Sơn Tây đào tạo trở thành lái xe vận tải quân sự vào tuyến lửa Trường Sơn, nhưng với chiều cao 1m53, cân nặng 42 kg, sức vóc còm nhom của một cậu học trò như ông lúc đó không thể quay nổi ma-ni-ven của chiếc xe tải hạng nặng. Nếu muốn trở thành lái xe vận tải quân sự vào chiến trường, ông phải tiếp tục ở lại Đại đội… nuôi lợn chờ sức khỏe khá lên.

Điều kiện trên đặt ra như vậy và ông cũng đồng ý, miễn sao được toại nguyện. Thấy ông nhanh nhẹn, có ý chí, nghị lực, trình độ học lực khá, lý lịch gia đình tốt [ông ngoại và bố đẻ đều là cán bộ lão thành cách mạng, bác ruột là đồng chí Nguyễn Khang - Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, người được T.Ư Đảng và Bác Hồ cử về Hà Nội lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại Thủ đô năm 1945], giữa năm 1973, Đoàn 808 chuyển ông về làm nhân viên bảo mật Cục Chính trị - Tổng cục Hậu cần. Cuối năm 1974, ông được chọn làm chiến sĩ bảo vệ cho đoàn sĩ quan tiền phương Tổng cục Kỹ thuật hành quân vào miền Nam làm công tác bảo đảm kỹ thuật chuẩn bị chiến trường và tiếp quản các căn cứ kỹ thuật của Mỹ, ngụy, sau đó được tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Trưa 30-4-1975, đúng vào thời khắc Dương Văn Minh đọc lời đầu hàng trên Đài phát thanh Sài Gòn, ông cùng đồng đội tiến vào Dinh Độc lập, cùng nhân dân cả nước hân hoan hưởng niềm vui chiến thắng.

Sau khi giải phóng miền Nam, đơn vị thu được rất nhiều xe ô tô của địch để lại, ông được Thủ trưởng đơn vị giao nhiệm vụ trong một tháng phải tự học và lái được xe ô tô. Ông kể: Ngày ấy ở miền Bắc xe máy còn hiếm, vậy một tháng đã phải lái được xe ô tô thì làm như thế nào đây?

Thiếu tướng Nguyễn Xuân Thành ở Trường Sa.

Tình cờ lúc đó có người đàn ông đến xin ăn cho 6 đứa con nhỏ. Kiểm tra giấy tờ tuỳ thân, thấy người này là lái xe cho Chánh Văn phòng Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, ông báo cáo chỉ huy đơn vị và đề nghị người này hướng dẫn mình cách lái. Ngay chiều đó, ông đã tự lái chiếc xe Renault chạy thẳng ra chợ Bến Thành - Sài Gòn. Sau đó, ông vừa làm nhân viên bảo mật, vừa làm lái xe cho chỉ huy và cán bộ cơ quan đại diện Cục Chính trị - Tổng cục Kỹ thuật tại miền Nam, đến năm 1977 được ra miền Bắc học bổ túc văn hóa để thi vào đại học.

Chuyện của người lính - người thầy

Năm 1977, học bổ túc văn hoá cấp 3 xong, ông dự thi và trúng tuyển vào Khoa Triết học - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông được quân đội chọn xếp vào nguồn đào tạo để phục vụ lâu dài, cho hưởng chế độ quân nhân biệt phái đi học. Vào đại học, Cục Cán bộ - Tổng cục Chính trị lại sắp xếp ông chuyển sang học Khoa Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử thế giới. Năm 1981, ông tốt nghiệp đại học, được phong quân hàm Trung uý và được điều về làm giảng viên Học viện Chính trị Quân sự - Bộ Quốc phòng.

Thiếu tướng, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành là tác giả của hơn 20 bài báo khoa học, đồng tác giả của 16 cuốn sách, chủ biên và tham gia biên soạn 9 cuốn giáo trình, tài liệu. Ông làm chủ nhiệm và thành viên 9 đề tài khoa học, trong đó có 4 đề tài cấp Nhà nước, 3 đề tài cấp Bộ, 2 đề tài cấp Học viện.

Nhớ lại những ngày đầu tiên đứng trên bục giảng, do Học viện Chính trị Quân sự không có môn Lịch sử thế giới nên ông được phân công dạy môn Tiếng Việt cho học viên Campuchia. Thật thú vị khi thấy những sĩ quan nước bạn cầm quyển Vần vỡ lòng say sưa uốn lưỡi đánh vần "I-tờ, Tờ-i-ti-sắc-Tí, Tí luồn kim cho bà". Ông thấy vui vì mỗi ngày giúp học viên nước ngoài hiểu thêm về tiếng Việt và cảm thấy bắt đầu yêu thích nghề dạy học.

Như có duyên nợ với môn Triết học, năm 1983, ông được điều động về Khoa Triết học, được cử đi học lớp Sư phạm chuyên ngành Triết học tại Học viện Chính trị Quân sự, sau đó làm giảng viên bộ môn Lịch sử Triết học.

Đang làm thầy thì chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, ông được cử đi thực tế đơn vị, làm chính trị viên Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 52, Sư đoàn 337, Quân đoàn 14, đóng quân ở Bắc Cao Lộc - Lạng Sơn. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở biên giới, ông trở về Học viện Chính trị Quân sự, làm Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Triết học. Ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Triết học, chuyên ngành "Những vấn đề Triết học trong lĩnh vực quân sự" năm 1996 với đề tài "Xây dựng bản chất chính trị - xã hội của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình hiện nay".

Năm 2006, ông được Bộ Quốc phòng điều động về Học viện Quốc phòng và được phong PGS năm 2007. Từ năm 2009 đến nay, ông được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Khoa Công tác đảng, Công tác Chính trị - Học viện Quốc phòng và tháng 12 năm 2012, ông vinh dự được Đảng, Nhà nước phong quân hàm Thiếu tướng.

Những tâm sự giảng đường, đời thường

Nghề sư phạm quân sự là một nghề cao quý nhưng cũng đầy khó khăn, thử thách đối với người giảng viên, nhất là giảng viên ở những nhà trường bậc cao của quân đội. Học viên ở Học viện Quốc phòng hầu hết là sĩ quan cao cấp quân đội, các đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư và tương đương, đã được đào tạo qua nhiều bậc học ở trong và ngoài nước, có kinh nghiệm thực tiễn lãnh đạo, chỉ huy, quản lý điều hành các cơ quan, đơn vị cấp chiến dịch, chiến lược - trong khi giảng viên lại chưa được trải nghiệm qua thực tế.

Để soạn được các giáo trình, giáo án, xây dựng đầu bài tập và trực tiếp đạo diễn, chỉ đạo học viên thực hiện các vai Bí thư Đảng ủy, Chính ủy đơn vị cấp chiến dịch, chiến lược, Bí thư và Thường vụ Tỉnh ủy… điều hành các loại hội nghị quan trọng như: Hội nghị Đảng ủy chiến trường thông qua Quyết tâm tác chiến chiến lược, Hội nghị Đảng ủy Quân khu [hoặc Đảng ủy Quân đoàn] thông qua Quyết tâm tác chiến chiến dịch, Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lãnh đạo xử trí tình huống bạo loạn vũ trang v.v... đòi hỏi lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong Học viện, cá nhân mỗi giảng viên phải "lao tâm, khổ tứ", tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm và phải không ngừng nâng cao trí tuệ của người thầy, bản lĩnh của người lính.

Đó là chưa kể đối tượng học viên khối quốc tế thì soạn giáo án, giảng dạy như thế nào để vừa làm cho bạn tiếp nhận và nâng cao hiểu biết về lịch sử hào hùng của dân tộc và quân đội Việt Nam, thể hiện sự cởi mở của ta, tạo sự tin cậy đối với bạn, đồng thời vẫn bảo đảm giữ được bí mật quân sự? Để giải được những "bài toán" ấy, ông bảo nếu không có sự say mê, yêu nghề thì khó có thể đáp ứng được.

Bỏ qua bề ngoài có vẻ khô khan, mực thước trong bộ quân phục và sự nghiêm nghị khi ở giảng đường, qua những tấm hình ông lưu giữ trong máy tính, chúng tôi phát hiện ở vị tướng - nhà khoa học và sư phạm quân sự này có một đời thường khá… nghệ sĩ, đó là thú vui chụp ảnh nghệ thuật, thích tham gia các hoạt động xã hội, thiện nguyện.

Đó là hình ảnh ông cùng CLB Offroad Hà Nội lên Mèo Vạc [Hà Giang] tặng quà trẻ em nghèo; là hình ảnh ông thăm, chúc Tết cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Thanh Luông [Điện Biên]; là buổi nói chuyện truyền thống với học sinh các trường học ở Thái Bình… Những hình ảnh về Hồ Gươm lung linh trong ngày Đại lễ 1.000 năm, về dòng sông Nho Quế uốn lượn như tranh, về "sông Thương tóc dài"… trong ống kính của ông thật đẹp và căng tràn sức sống. Ông bảo đó cũng là nguồn năng lượng, là cảm xúc để ông thêm yêu quê hương, đất nước và cũng để mong được cống hiến cho cuộc đời nhiều hơn.

Thu Hương - Việt Hưng

Video liên quan

Chủ Đề