Thông tư hướng dẫn hoàn thuế gtgt mới nhất Informational, Transactional năm 2024

Hoàn thuế GTGT là việc cơ quan Nhà nước hoàn trả lại cho người nộp thuế một khoản đã nộp thừa vào Ngân sách Nhà nước. Vậy điều kiện hoàn thuế GTGT theo quy định thực hiện như thế nào? Cùng tìm hiểu thủ tục hoàn thuế GTGT mới nhất 2024 cùng iHOADON nhé.

1. Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là gì?

Thuế GTGT (VAT) là loại thuế được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa đến người tiêu dùng. Thuế GTGT là thuế gián thu được tính theo căn cứ giá tính thuế và mức thuế suất. Thuế suất được áp dụng đối với từng nhóm hàng hóa, dịch vụ theo các mức khác nhau 0%, 5%, 8% và 10%.

2. Điều kiện hoàn thuế GTGT mới nhất

Thông tư hướng dẫn hoàn thuế gtgt mới nhất	Informational, Transactional năm 2024

Quy định về điều kiện hoàn thuế GTGT mới nhất

Điều kiện hoàn thuế GTGT là nội dung được nhiều cá nhân và doanh nghiệp hoạt động kinh doanh quan tâm. Người nộp thuế phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định mới được hoàn thuế GTGT.

2.1. Căn cứ pháp lý về hoàn thuế GTGT

Căn cứ xác định điều kiện hoàn thuế GTGT được căn cứ theo:

(1) Luật thuế giá trị gia tăng 2008 (Số 13/2008/QH12) ban hành ngày 03/06/2008

(2) Các Luật sửa đổi bổ sung Luật thuế GTGT 2008:

- Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng;

- Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về Thuế;

- Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và luật quản lý thuế;

(3) Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/08/2016

(4) Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16/03/2018

(5) Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019

(6) Thông tư số 80/2021/TT-BTC ban hành ngày 29/9/2021

2.2. Quy định về điều kiện hoàn thuế GTGT

Theo quy định tại Điều 70 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 nêu rõ các trường hợp hoàn thuế như sau:

“(1) Cơ quan quản lý thuế thực hiện hoàn thuế đối với tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp hoàn thuế theo quy định

(2) Cơ quan thuế hoàn trả tiền nộp thừa đối với trường hợp người nộp thuế có số tiền đã nộp ngân sách Nhà nước lớn hơn số phải nộp theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật này”

Như vậy, điều kiện để hoàn thuế GTGT bao gồm:

- Các tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp được hoàn thuế GTGT theo quy định

- Tổ chức, cá nhân có số tiền thuế nộp vào ngân sách Nhà nước lớn hơn số tiền phải nộp

3. Các trường hợp được hoàn thuế GTGT

.jpg)

Các trường hợp được hoàn thuế GTGT theo quy định

Các trường hợp được hoàn thuế GTGT được quy định tại Điều 13 Luật Thuế GTGT 2008 (sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Luật số 106/2016/QH13) như sau:

(1) Nộp thuế theo phương pháp khấu trừ:

Các đơn vị, cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

- Có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng/quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo

- Trường hợp đơn vị đã đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, dự án đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ vào số thuế còn lại từ 300.000.000 đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT

(2) Hàng hóa xuất nhập khẩu có thuế GTGT lớn hơn 300 triệu đồng chưa được khấu trừ

Các đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp trong tháng/quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300.000.000 đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng/quý (trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu không thực hiện xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định tại Luật hải quan)

Lưu ý: Thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với các trường hợp:

- NNT sản xuất hàng hóa xuất khẩu không vi phạm pháp luật về thuế, hải quan trong 02 năm liên tục

- NNT không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định tại Luật quản lý thuế

(3) Chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi, sáp nhập doanh nghiệp,...

Đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT khi có số thuế GTGT nộp thừa hoặc chưa được khấu trừ hết khi:

- Chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp

- Sáp nhập, chia tách, hợp nhất

- Giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh

(4) Có quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan có thẩm quyền

Các đơn vị có quyết định hoàn thuế GTGT từ cơ quan có thẩm quyền theo quy định và trường hợp hoàn thuế GTGT theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên tham gia.

4. Thủ tục hoàn thuế GTGT thực hiện như thế nào?

.jpg)

Hướng dẫn thực hiện thủ tục hoàn thuế GTGT

Thủ tục hoàn thuế GTGT được hướng dẫn tại Chương VIII Luật Quản lý thuế 2019 và Chương V Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế

Các đơn vị, người nộp thuế thuộc trường hợp được hoàn thuế chuẩn bị hồ sơ gồm các văn bản:

- Văn bản yêu cầu hoàn thuế: Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách Nhà Nước theo Mẫu số 01/HT ban hành kèm theo tại Phụ lục I Thông tư 80

- Các tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế GTGT

Bước 2: Nộp hồ sơ hoàn thuế GTGT

Người nộp thuế tiến hành gửi hồ sơ đến cơ quan Thuế trực tiếp quản lý theo các hình thức:

- Gửi trực tiếp

- Gửi qua đường bưu điện

- Nộp hồ sơ hoàn thuế GTGT online qua Cổng Giao dịch điện tử của cơ quan Thuế

Bước 3: Cơ quan thuế xử lý hồ sơ

Cơ quan Thuế có trách nhiệm giải quyết thủ tục hoàn thuế cho người nộp thuế (NNT) trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ. Cơ quan thực hiện phân loại hồ sơ và thông báo cho NNT khi:

- Chấp nhận hồ sơ hoàn thuế GTGT: Thông báo thời hạn giải quyết thủ tục hoàn thuế

- Từ chối hồ sơ hoàn thuế GTGT: Thông báo bằng văn bản về lý do từ chối hồ sơ hoàn thuế GTGT cho người nộp thuế

Bước 4: Nhận kết quả xử lý thủ tục hoàn thuế GTGT

NNT nhận tiền hoàn thuế GTGT theo thông báo của cơ quan thuế. Thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo quy định:

- Chậm nhất trong vòng 06 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan Thuế thông báo về việc tiếp nhận và thời hạn giải quyết đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước

- Chậm nhất trong vòng 40 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan Thuế thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế

Một số trường hợp số thuế GTGT được hoàn trả rất lớn, có thể ảnh hưởng đến nguồn tài chính của doanh nghiệp. Do đó, các đơn vị, cá nhân cần lưu ý về điều kiện và thủ tục hoàn thuế GTGT theo quy định để đảm bảo lợi ích của mình nhé.

Trên đây là toàn bộ nội dung về điều kiện hoàn thuế theo quy định mới nhất 2024. Thông qua bài viết này, hy vọng bạn đọc đã nắm rõ thủ tục liên quan đến thuế GTGT và thủ tục hoàn thuế chính xác.