Thu nhập bình quân đầu người trung quốc 2023 năm 2024

VOV.VN - Đúng như tiết lộ trước đó của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã đạt mục tiêu cả năm với tốc độ tăng trưởng ghi nhận ở mức 5,2%.

Dữ liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) vừa công bố ngày 17/1 cho thấy, quý IV và cả năm 2023, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đã tăng 5,2% so với năm trước, đạt 126,06 nghìn tỷ nhân dân tệ (17,52 nghìn tỷ USD).

Phát biểu tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh về tình hình phát triển kinh tế của nước này, Cục trưởng Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc Khang Nghĩa đánh giá: “Nhìn chung, năm 2023, Trung Quốc đã đứng vững trước áp lực bên ngoài, vượt qua khó khăn nội tại, nền kinh tế quốc dân khởi sắc trở lại, phát triển chất lượng cao được thúc đẩy vững chắc, hoàn thành tốt các mục tiêu dự kiến ​​chính, việc xây dựng toàn diện đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại có những bước đi vững vàng.

Đồng thời, cũng cần nhận thấy, tính phức tạp, khắc nghiệt, bất định của môi trường bên ngoài hiện nay vẫn gia tăng, phát triển kinh tế còn gặp một số khó khăn và thách thức".

Thu nhập bình quân đầu người trung quốc 2023 năm 2024

Ông Khang Nhĩa, Cục trưởng Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc. Ảnh: SCIO

Bên cạnh những kết quả đạt được, dữ liệu của NBS cũng cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh thiếu niên (16-24 tuổi) Trung Quốc dù đã có dấu hiệu cải thiện so với mức cao kỷ lục hơn 20% hồi tháng 4/2023, nhưng vẫn duy trì ở mức hai con số là 14,9%, trong khi tỷ lệ này ở mức tổng thể các độ tuổi là 5,2% trong cả năm 2023.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc cũng giảm 3 tháng liên tiếp trong quý IV, dù tăng nhẹ 0,2% trong cả năm. Chỉ số giá sản xuất công nghiệp (PPI) giảm 3% trong năm 2023, khiến tình trạng này đã kéo dài tháng thứ 15 liên tiếp.

Giá nhà mới tháng 12 giảm 0,4%, đánh dấu tháng giảm thứ 6 liên tiếp và cũng là mức sụt giảm mạnh nhanh kể từ tháng 2/2015. Doanh số bán bất động sản theo diện tích sàn giảm 8,5% trong năm qua, trong khi số công trình mới khởi công giảm 20,4%.

Năm 2023 cũng là năm thứ hai liên tiếp dân số Trung Quốc giảm. Tổng dân số nước này đã giảm 2,08 triệu xuống còn 1.409.670.000 người vào năm 2023, mức giảm nhanh hơn so với năm 2022.

Thu nhập bình quân đầu người trung quốc 2023 năm 2024

Người dân chọn mua hàng trong siêu thị ở Hà Bắc, Trung Quốc, ngày 9/12/2023. (Ảnh: THX/TTXVN)

Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm đã đạt mục tiêu nhưng nhu cầu trong nước phục hồi yếu, thị trường bất động sản tiếp tục đình trệ và áp lực giảm phát gia tăng, đã gây các tác động lên nền kinh tế Trung Quốc. Tuy vậy, xét về tổng thể, nền kinh tế thứ hai thế giới vẫn được dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà phục hồi và có thể tăng trưởng khoảng 5% trong năm 2024.

Trước đó, phát biểu tại cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ngày 16/1, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường cho biết, tăng trưởng kinh tế nước này năm 2023 đạt khoảng 5,2%, cao hơn mục tiêu đề ra hồi đầu năm là khoảng 5%. Ông cũng nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ tiếp tục tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế thế giới và việc nước này mở cửa với thế giới bên ngoài sẽ không thay đổi.

Trong một báo cáo công bố hôm thứ Sáu tuần trước, IMF dự báo tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Trung Quốc tăng trưởng bình quân khoảng 4% mỗi năm trong thời gian từ nay đến năm 2027, sau đó giảm còn 3% trong thập kỷ sau đó. Dự báo này đồng nghĩa với GDP bình quân đầu người của Trung Quốc cũng tăng với tốc độ tương tự - theo báo cáo.

Đó sẽ là một sự giảm tốc mạnh so với mức tăng trưởng GDP thực tế bình quân khoảng 7% mỗi năm mà Trung Quốc đạt được trong thập kỷ qua, IMF nhấn mạnh. Trong cùng khoảng thời gian, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc tăng 6% mỗi năm.

Sự giảm tốc như vậy sẽ là một trở ngại lớn đối với mục tiêu mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề ra về GDP bình quân đầu người. Ông Tập muốn đến năm 2035, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc đạt ngưỡng của một quốc gia thu nhập trung bình. Các chuyên gia kinh tế ước tính mục tiêu đó đòi hỏi nền kinh tế Trung Quốc phải đạt tăng trưởng bình quân 4,7% mỗi năm trong vòng 15 năm tính đến năm 2035.

Trung Quốc đang đối mặt với một loạt vấn đề kinh tế dài hạn được cho là sẽ ảnh hưởng bất lợi đến tăng trưởng, bao gồm dân số lão hoá và tổng năng suất lao động tăng chậm lại – theo IMF. Nhóm chuyên gia thực hiện báo cáo của IMF cũng nhấn mạnh mặt hạn chế của mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư của Trung Quốc. Trong mô hình này, dòng vốn khổng lồ được rót vào các doanh nghiệp quốc doanh và lĩnh vực bất động sản. Theo báo cáo, việc đặt trọng tâm vào những khu vực kém năng suất như vậy đẩy cao nguy cơ nợ công chồng chất.

Triển vọng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong ngắn hạn đang bị phủ bóng bởi những yếu tố như căng thẳng địa chính trị và cuộc cạnh tranh khốc liệt toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ - IMF nhận định.

“Nếu không có nỗ lực cải cách, dân số lão hoá và năng suất suy giảm có thể sẽ tiếp tục gây áp lực lên tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong dài hạn, hơn cả những gì mà chúng tôi dự báo”, báo cáo của IMF có đoạn viết. “Những yếu tố chèn ép này cho thấy sự cần thiết phải tái cân bằng khỏi mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư và có mức phát thải carbon cao sang một mô hình tăng trưởng bền vững hơn, cụ thể là dựa vào tiêu dùng”.

Thu nhập bình quân đầu người trung quốc 2023 năm 2024

Báo cáo của IMF kêu gọi Trung Quốc theo đuổi các cải cách mang tính cơ cấu về thị trường và phân bổ lại nguồn vốn giữa các công ty quốc doanh và doanh nghiệp tư nhân. IMF cũng khuyến khích việc phân bổ lại nguồn vốn đầu tư vào hạ tầng và bất động sản sang những lĩnh vực mà định chế có trụ sở ở Washington DC này cho là có năng suất cao hơn như sản xuất hoặc dịch vụ, đồng thời thúc đẩy sáng tạo về tái chế, tái sinh.

Báo cáo cho rằng việc hướng các biện pháp tài khoá theo hướng hỗ trợ có trọng điểm thu nhập của hộ gia đình cũng sẽ giúp nền kinh tế tái cân bằng. Bản báo cáo thể hiện rõ quan điểm ủng hộ việc tăng cường chi tiêu công ở những linh vực có thể giúp thúc đẩy tiêu dùng tư nhân.

Báo cáo trên được IMF đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang nỗ lực vực dậy nền kinh tế sau khi tăng trưởng GDP chỉ đạt 3% trong năm ngoái, mức tăng hàng năm thấp thứ nhì kể từ thập niên 1970, chỉ sau mức tăng 2,2% đạt được vào năm 2020 khi Covid trở thành đại dịch toàn cầu. IMF cho rằng chính sách chống dịch hà khắc Zero Covid của Trung Quốc là một nguyên nhân khiến tiêu dung của nước này giảm sút trong thời gian đó.

Năm nay, tiêu dùng của Trung Quốc được dự báo sẽ giữ vai trò dẫn dắt sự phục hồi kinh tế, vì nước này mới đây đã từ bỏ Zero Covid. Trong khi đó, khủng hoảng chưa kết thúc trong ngành bất động sản và nhu cầu toàn cầu giảm sút đối với hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc sẽ tiếp tục là những yếu tố gây thách thức đối với tăng trưởng.

IMF dự báo chính sách tiền tệ của Trung Quốc sẽ “nới lỏng ở mức độ nhất định”, đồng thời kêu gọi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) tiếp tục dùng chính sách lãi suất như một công cụ chủ chốt, xét tới hiệu ứng mạnh của công cụ này, thay vì dựa vào các biện pháp chính sách tín dụng dựa trên số lượng, chẳng hạn như đặt mục tiêu về tăng trưởng tín dụng.

Về phần mình, PBOC đã cam kết thực thi chính sách tiền tệ “có trọng điểm và mạnh mẽ” để hỗ trợ tăng trưởng trong năm nay. Dù vậy, PBOC khẳng định sẽ tránh việc bơm tiền ồ ạt vào nền kinh tế.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) công bố vào tháng 1 vừa qua, IMF dự báo kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 5,2% trong năm 2023.

GDP người của Trung Quốc năm 2023 là bao nhiêu?

Theo Tân Hoa xã, GDP của Trung Quốc đạt mức kỷ lục 126.060 tỉ nhân dân tệ (khoảng 17.710 tỉ USD) trong năm 2023. Trong quý 4.2023, GDP của Trung Quốc cũng tăng trưởng 5,2% so với cùng kỳ năm trước.

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2023 là bao nhiêu?

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế - xã hội, trong năm 2023, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4,28 nghìn USD, tăng 160 USD so với năm 2022.

GDP của Nga năm 2023 là bao nhiêu?

Nga có thể đạt mức xuất khẩu cao kỷ lục trong quý IV/2023, tăng trưởng GDP của Nga đạt 5,1% và trong tháng 12/2023 là 4,6%. Tổng cục Thống kê Nga cho biết, GDP theo giá hiện tại lên tới 171.041 tỷ Ruble. Chỉ số giảm phát GDP trong năm ngoái tăng 6,3% so với năm 2022.

Trung Quốc có bao nhiêu dân số 2023?

Số liệu do Cục Thống kê Quốc gia Bắc Kinh (NBS) công bố ngày 17/01 cho thấy vào cuối năm 2023, dân số Trung Quốc là 1.409.670.000 người, giảm 2.080.000 người so với một năm trước đó. Trong năm 2022, mức giảm này là 850.000 người.