Thủ tướng sống chung với dịch bệnh

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp kinh tế - xã hội năm 2022 và ngân sách Nhà nước. Đồng thời, đề nghị Chính phủ thực hiện chuyển sang mô hình thích ứng sống chung an toàn với dịch COVID-19.

Ngày 12/10, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự toán ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2022.

6 nhóm mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể phát triển kinh tế

Thừa uỷ quyền của Thủ tướng trình bày báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 đã được thực hiện và mang lại nhiều kết quả quan trọng. Qua đánh giá cho thấy có 17/22 mục tiêu của Kế hoạch đã được hoàn thành, 5 nhóm nhiệm vụ đã được tập trung triển khai. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 5,79% cao hơn mức 4,27% giai đoạn 2011-2015; đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp vào tăng trưởng đạt bình quân 45,42% cao hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra là 30-35%.

Thủ tướng sống chung với dịch bệnh

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch -Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày báo cáo

Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, việc triển khai Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 vẫn còn một số hạn chế, yếu kém. Trong đó việc cơ cấu lại ba lĩnh vực trọng tâm chưa hoàn thành theo mục tiêu Kế hoạch đề ra; thu ngân sách Nhà nước chưa thực sự bền vững, nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19; việc quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công còn bất cập, gây lãng phí, thất thoát; nợ công còn tiềm ẩn rủi ro...

Chính phủ cũng nhận định thời gian tới khó khăn, thách thức nhiều hơn. Đặc biệt, dịch COVID-19 diễn biến nhanh, phức tạp và còn có thể kéo dài, tác động trực tiếp tới các trung tâm kinh tế, đô thị lớn, gây đình trệ sản xuất, đứt gẫy chuỗi cung ứng, tác động đến việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

Trước bối cảnh đó, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế cần được thực hiện quyết liệt hơn nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi của nền kinh tế, tận dụng cơ hội và tạo đà bứt phá cho giai đoạn tới. Chính vì vậy, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021- 2025 đặt ra 5 quan điểm; 6 nhóm mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cũng như xác định 135 nhiệm vụ phân công cho các bộ, ngành, địa phương để triển khai thực hiện, trong đó nhấn mạnh trách nhiệm người đứng đầu, phát tính huy chủ động, sáng tạo, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phối hợp đi đôi với tăng cường đánh giá, kiểm tra, giám sát.

Cần đổi mới cách nghĩ, cách làm

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong việc chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 một cách đúng hướng, bài bản, đạt nhiều kết quả quan trọng. Trong đó có 5 mục tiêu quan trọng hoàn thành vượt xa so với mục tiêu đề ra, cho thấy viêc triển khai thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế đi đúng hướng, có sự chuyển biến về chất lượng tăng trưởng và đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, từ đó tạo tiền đề thuận lợi cho những đổi mới và đột phá trong tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn tiếp theo.

Thủ tướng sống chung với dịch bệnh

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Kinh tế nhất trí với 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện các mục tiêu để ra tại Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế 2021 - 2025 trên cơ sở tiếp tục các nhiệm vụ cơ cấu lại từ giai đoạn trước, đồng thời tách một số nội dung thành nhiệm vụ riêng để cho thấy rõ nét trọng tâm, trọng điểm và điểm mới trong Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025. Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế cũng cho rằng, cần  có biện pháp quyết liệt hơn, sáng tạo hơn, đổi mới hơn nữa trong cách nghĩ, cách làm để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao.

  • Trong phiên họp sáng 12/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo về kết quả thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2022 và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Phú Cường trình bày báo cáo thẩm tra về kết quả thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2022. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện đầu tư công năm 2021 và dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2022.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận phiên họp cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp kinh tế - xã hội năm 2022 và ngân sách Nhà nước. Đồng thời, đề nghị Chính phủ thực hiện chuyển sang mô hình thích ứng sống chung an toàn với dịch COVID-19; đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine, nâng cao năng lực của hệ thống y tế, tăng cường khả năng điều trị bệnh, có kịch bản ứng phó đối với từng mức độ diễn biến của dịch bệnh để có kịch bản điều hành kinh tế - xã hội, tài khóa, tiền tệ, không để xảy ra tình trạng bị động, mất kiểm soát kinh tế.

Thủ tướng sống chung với dịch bệnh

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận phiên họp

Cần phải thực hiện chính sách kiểm soát chặt chẽ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát, trì hoãn những nhiệm vụ có thể trì hoãn để tập trung nguồn lực phòng, chống dịch, đảm bảo an sinh xã hội và khôi phục kinh tế. Tính toán để nới lỏng chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ với liều lượng phù hợp trên cơ sở đánh giá kỹ và kiểm soát được kết quả, sắp xếp lại các nhiệm vụ, giải pháp theo thứ tự ưu tiên để cân đối với các nguồn lực. Cần đánh giá dư địa của chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ làm căn cứ điều hành và phối hợp chính sách. Rà soát dự toán 2022 để tăng dự phòng, chủ động nguồn cho phòng chống dịch bệnh và  thực hiện các chính sách hỗ trợ kinh tế; yêu cầu báo cáo làm rõ nguyên nhân, lý do của việc phải lùi thời điểm thực hiện cải cách tiền lương; về kế hoạch tài chính 3 năm; về tiến độ thực hiện, khả năng hoàn thành theo kế hoạch, khả năng giải ngân đối với công trình quan trọng quốc gia, chương trình mục tiêu quốc gia…

Phương Thủy

CAND.COM.VN

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao Bộ Y tế đánh giá chính xác tình hình dịch bệnh; tham khảo kinh nghiệm quốc tế để có biện pháp phù hợp, hiệu quả, tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem COVID-19 là bệnh đặc hữu…

Dù "COVID-19 là bệnh đặc hữu" mới là "gợi ý" của người đứng đầu Chính phủ cùng một số chuyên gia y tế và cần thêm thời gian để có quyết định chính thức, nhưng đánh dấu một cách tiếp cận mới đối với đại dịch: từ "Zero COVID" chuyển sang xem căn bệnh này là một phần của cuộc sống hằng ngày.

Hiểu về "bệnh đặc hữu" như thế nào?

Theo Bộ Y tế, "bệnh lưu hành" (endemic diseases) - một số chuyên gia gọi là "bệnh đặc hữu" - là sự xuất hiện một cách ổn định của bệnh dịch hoặc tác nhân gây bệnh. Tiêu chí của "bệnh lưu hành" gồm: có sự tồn tại thường xuyên tác nhân gây bệnh; tồn tại quần thể cảm nhiễm và ổ chứa tác nhân gây bệnh; bệnh dịch xảy ra ở một nhóm đối tượng cụ thể hoặc quần thể dân số trong địa bàn nhất định; tỷ lệ mắc bệnh có tính ổn định và có thể dự báo được.

Khi COVID-19 được xem là bệnh đặc hữu thì nó không còn là bệnh thuộc nhóm A (nhóm nguy hiểm) nữa, mà là một bệnh lý chuyên khoa truyền nhiễm, bệnh chuyên khoa thông thường. Các cơ sở y tế sẽ tập trung chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả, giảm biến chứng, giảm tử vong; lập chuyên khoa, công việc chẩn đoán và điều trị giao cho bác sĩ lâm sàng như những khoa bệnh khác.

Thực tế, từ tháng 10/2021, Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" là quyết sách quan trọng để đưa đất nước về trạng thái "bình thường mới", phù hợp với xu hướng mở cửa ngày càng phổ biến trên thế giới, dựa trên cơ sở tỷ lệ phủ vaccine nhất định. Trên tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP, hầu hết các hoạt động mở cửa trở lại, trong đó có việc mở toàn bộ đường bay của Việt Nam từ ngày 15/2 và mở cửa hoàn toàn du lịch từ ngày 15/3.

Số ca mắc COVID-19 đang gia tăng mỗi ngày ở nước ta, lên con số hơn 100.000 ca/ngày là điều chưa từng có kể từ lúc đại dịch bùng phát. Thế nhưng, số ca nhập viện, số ca bệnh nặng, số ca tử vong đều giảm. Hệ thống y tế không còn quá tải như đợt bùng phát dịch lần thứ tư, mà chỉ tập trung năng lực hồi sức và điều trị các ca nặng.

Thậm chí, Bộ Y tế đề xuất không đánh số thứ tự F0; bỏ một số quy định xét nghiệm; phân bổ thuốc kháng virus đến hệ thống nhà thuốc; F0 không có triệu chứng, đang trong thời gian cách ly, tự nguyện quay lại làm việc thì có thể làm việc trực tuyến; F1 đã tiêm vaccine hoặc chưa tiêm đều có thể tham gia làm việc trực tiếp và trực tuyến…

Điều đó cho thấy quan điểm về ứng phó với COVID-19 nay đã khác. Không còn phong tỏa để xét nghiệm, truy vết và tập trung điều trị như trước đây nữa. Người mắc COVID-19 (nếu đã tiêm đủ hai mũi vaccine và không phải là người cao tuổi, có bệnh nền) cũng không còn quá lo lắng. Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống COVID-19 ngày 5/3, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nói rằng, Bộ "đang tiến hành từng bước, hướng tới điều trị COVID-19 như điều trị bệnh nhân thông thường".

Thủ tướng sống chung với dịch bệnh

Việt Nam nằm trong top 6 nước bao phủ vaccine cao nhất thế giới, với 79,2% dân số đã tiêm đủ hai liều; 43,3% dân số đã tiêm mũi 3, tính đến ngày 5/3.

Xu hướng của thế giới

Trên thế giới, nhiều nước đã nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch. Đầu tháng 2/2022, Đan Mạch là quốc gia đầu tiên ở châu Âu dỡ bỏ toàn bộ các biện pháp phòng dịch và xem COVID-19 không còn gây ra mối đe dọa cho xã hội. Tại Tây Ban Nha, quy định bắt buộc đeo khẩu trang ngoài trời chính thức được dỡ bỏ từ ngày 10/2. Bỉ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế kể từ ngày 7/3. Pháp bỏ quy định giấy thông hành vaccine ngừa COVID-19 từ ngày 14/3. Thủ tướng Anh Boris Johnson khẳng định mọi người "phải học cách chung sống với COVID-19 giống như cách chúng ta chung sống với bệnh cúm".

Chính phủ Hàn Quốc đang xem xét phương án ứng phó với COVID-19 giống như ứng phó cúm mùa; dừng công thức "3T": test, trace và treat (xét nghiệm, truy tìm và điều trị). Thái Lan cũng lên kế hoạch tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu theo bộ tiêu chí riêng mà không cần chờ hướng dẫn hay quyết định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Bộ Y tế công cộng Thái Lan đưa ra 3 tiêu chí gồm: mỗi ngày không có quá 10.000 ca nhiễm mới, tỉ lệ tử vong không vượt quá 0,1% và hơn 80% số người có nguy cơ mắc bệnh đã được tiêm 2 liều vaccine ngừa COVID-19.

Ở Mỹ, bang California đã tuyên bố chuyển sang chung sống với COVID-19. Tổng thống Mỹ Joe Biden trong Thông điệp liên bang ngày 1/3 khẳng định: "COVID-19 không còn kiểm soát cuộc sống của chúng ta". Với hơn 75% người dân Mỹ đã được tiêm vaccine, các chuyên gia hy vọng nước này có thể hướng đến kiểm soát dịch bệnh tốt hơn và chuyển sang giai đoạn bệnh đặc hữu.

Cơ sở để các nước thay đổi quan điểm chống COVID-19 chính là vaccine. WHO dự đoán "giai đoạn cấp tính" của đại dịch có thể kết thúc vào giữa năm nay nếu khoảng 70% dân số thế giới được tiêm chủng.

Nỗ lực ngoại giao vaccine

Tại Việt Nam, dù các chuyên gia y tế có nhiều ý kiến khác nhau về việc xem COVID-19 là bệnh đặc hữu, nhưng có thể khẳng định chúng ta đang tiến tới "bình thường hóa" sau khi "thích ứng linh hoạt". Trong đó, vaccine chính là tấm chắn quan trọng và an toàn nhất. Việt Nam nằm trong top 6 nước bao phủ vaccine cao nhất thế giới, với 79,2% dân số đã tiêm đủ hai liều; 43,3% dân số đã tiêm mũi 3, tính đến ngày 5/3. Những con số này minh chứng cho nỗ lực ngoại giao vaccine của Đảng, Chính phủ, với việc thúc đẩy đàm phán để có thể nhập khẩu vaccine từ các nguồn khác nhau, đồng thời khẩn trương đẩy mạnh nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất vaccine trong nước. Đó là chưa kể chúng ta chuẩn bị chiến dịch tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi, nghiên cứu tiêm mũi thứ 4 và tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi…

Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 lớn nhất, chưa từng có trong lịch sử đã và đang được triển khai trên toàn quốc, thể hiện quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước, ngành y tế cùng toàn thể nhân dân trong việc khống chế, đẩy lùi dịch bệnh, đưa đất nước trở lại cuộc sống "bình thường mới".

Tuy nhiên, sống chung với COVID-19 không phải là chủ quan, lơ là; không nên có tư tưởng "rồi ai cũng thành F0"; mà cần thực hiện nghiêm thông điệp 5K; người dân phải tự biết cách phòng chống dịch để tự bảo vệ mình và gia đình, cộng đồng, đất nước; lực lượng y tế cơ sở cần được tăng cường và nâng cao năng lực…

Theo đánh giá của Bộ Y tế, COVID-19 tại Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ đại dịch sang giai đoạn "bệnh đặc hữu". Có thể chưa xem COVID-19 là bệnh đặc hữu ngay lúc này, nhưng với những tiến triển vượt bật trong công tác phòng chống dịch bệnh, chúng ta vẫn hy vọng đại dịch sớm qua đi để dễ dàng thực hiện các nhu cầu thiết yếu như đi lại, ăn ở, vui chơi, giải trí, học tập…; từ đó mới thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững nền kinh tế, chăm lo các vấn đề an sinh xã hội, bảo đảm giữ vững quốc phòng - an ninh.

Ánh Dương