Thuốc ho dụng cho phụ nữ cho con bú

Tốt nhất, nên thông báo với bác sĩ nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ để có lời khuyên về sự lựa chọn hợp lý và an toàn nhất cho mẹ và trẻ.

Những thuốc nên và không nên sử dụng

Phụ nữ cho con bú có thể mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính, vì vậy, việc dùng thuốc đôi khi là cần thiết. Tuy nhiên cần lựa chọn thuốc cho đối tượng này sao cho đạt hiệu quả chữa bệnh mà không làm ảnh hưởng tới trẻ bú mẹ.

Phụ nữ đang cho con bú cần thận trọng khi dùng thuốc.

Thuốc giảm đau, hạ sốt: Thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol và ibuprofen được coi là tương đối “an toàn” ở liều điều trị do các thuốc này ít vào sữa mẹ. Nên hạn chế sử dụng các chế phẩm có chứa codein do tác dụng ức chế của chúng đối với hô hấp của trẻ, và aspirin do nguy cơ liên quan đến hội chứng Reye [gây sưng phù ở gan, não]. Đây là một hội chứng nguy hiểm có thể gây tử vong ở trẻ.

Kháng sinh: Mặc dù lượng thuốc đi vào sữa chiếm nồng độ nhỏ ở liều điều trị thì việc sử dụng kháng sinh ở phụ nữ cho con bú cũng có thể dẫn đến những vấn đề liên quan tới việc thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và dị ứng. Các loại thuốc kháng sinh như penicillin, cephalosporin, erythromycin và roxithromycin là những thuốc được lựa chọn ưu tiên khi cần thiết sử dụng ở phụ nữ cho con bú. Các kháng sinh như azithromycin, clarithromycin, spiramycin là lựa chọn thứ hai. Nên tránh lựa chọn kháng sinh nhóm tetracycline [doxycycline, minoxycline,…] và nhóm fluoroquinolones [levofloxacin, ofloxacin, ciprofloxacin, moxifloxacin,…] khi cho con bú vì có liên quan đến sự phát triển của xương hoặc gây ố vàng răng và viêm đại tràng giả mạc.

Thuốc điều trị viêm loét dạ dày: Các thuốc trung hòa acid dạ dày như phosphalugel [aluminium phosphate], maalox [aluminium hydroxide, magnesium hydroxide, simeticon] được lựa chọn trong thời gian cho con bú do thuốc bài tiết vào sữa mẹ ít và không hấp thu vào máu nên không gây tác dụng toàn thân. Nếu sử dụng kéo dài cần theo dõi nồng độ nhôm, magiê trong máu.

Nếu cần sử dụng các thuốc làm giảm tiết acid nhóm PPI [ức chế bơm proton] thì nên ưu tiên lựa chọn omeprazol do không ảnh hưởng đến trẻ khi sử dụng ở liều điều trị. Các thuốc khác trong nhóm như lansoprazol, rabeprazol, pantoprazol… nên cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi sử dụng để quyết định ngừng cho con bú hoặc ngừng sử dụng thuốc.

Thuốc kháng histamin: Nên ưu tiên lựa chọn các thuốc chống dị ứng như loratadin, cetirizine, promethazine, dexchlorpheniramine và diphenhydramine, tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng và không khuyến cáo sử dụng lâu dài do có liên quan đến tác dụng an thần hoặc gây bồn chồn, khó chịu ở trẻ sơ sinh. Cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi lựa chọn các chế phẩm này.

Thuốc điều trị đái tháo đường: Insulin, metformin và glipizide  không đi vào sữa mẹ nên có thể được sử dụng để điều trị đái tháo đường ở phụ nữ đang cho con bú. Nếu sử dụng thuốc chứa glibenclamide cần theo dõi dấu hiệu hạ đường huyết ở trẻ [lơ mơ, khó chịu, ra mồ hôi lạnh, mệt mỏi, thở gấp…]. Các thuốc khác chưa có đầy đủ dữ kiện nên không khuyến cáo sử dụng.

Khuyến cáo của bác sĩ

Nên ưu tiên lựa chọn những loại thuốc thường được sử dụng cho trẻ nhỏ vì những loại thuốc này sẽ an toàn hơn.

Nên dùng thuốc ngay sau khi cho trẻ bú hoặc cách ít nhất 2-4 giờ trước khi cho bú để hạn chế lượng thuốc vào trẻ.

Không sử dụng các dạng thuốc có tác dụng kéo dài do thuốc sẽ hiện diện trong máu và nguồn sữa của người mẹ rất lâu.

Nên dùng thuốc với liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể.

Khi đang sử dụng thuốc, người mẹ nên chú ý đến những thay đổi về hành vi và thể trạng của trẻ như bỏ bú, ngầy ngật, sụt cân, tiêu chảy… Khi có những triệu chứng này, người nhà nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để tìm nguyên nhân chính xác nhất.

Đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Trong thời gian cho con bú người mẹ nên hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc

Chào bạn!

Bạn không nói rõ mình bị ho đờm hay ho khan, ho có kèm đau họng hay không… nên tôi khó có thể khẳng định bạn đang bị bệnh gì. Nếu bạn bị ho có đờm có thể là do bệnh về phổi như lao phổi, viêm phổi... Ho không có đờm có thể do kích ứng… Tùy nguyên nhân gây ho, bác sỹ sẽ có hướng điều trị khác nhau.

Trong thời gian cho con bú, bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc. Khi cần thiết phải sử dụng thuốc thì nên cân nhắc và phải có chỉ định của bác sỹ.

Nên đọc

Bạn cần đi khám sớm để tìm nguyên nhân gây ho từ đó bác sỹ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với bệnh và không ảnh hưởng tới việc cho con bú. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc để uống, sở dĩ như thế vì có một số nhóm thuốc kháng sinh, thuốc giảm ho có thể chống chỉ định khi cho con bú nên phải chọn nhóm thuốc an toàn để điều trị. 

Đối với một số loại thuốc không cấm sử dụng đối với người mẹ cho con bú thì khi dùng bạn vẫn phải thận trọng. Nên uống thuốc khoảng 15 phút sau khi cho con bú hoặc từ 3 - 4 giờ trước lần cho bú tiếp theo; Nếu thực hiện được như vậy thì nồng độ thuốc trong sữa mẹ sẽ rất thấp khi trẻ bú và ít gây ảnh hưởng cho trẻ.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

BS Nguyễn Thị Tân Sinh - Nguyên Phó Trưởng khoa Sản, Bệnh viện Bạch Mai

Mẹ bị ho cho con bú có sao không? Câu hỏi này sẽ là chủ đề bàn luận của chúng ta ngày hôm nay. Ngoài ra, mẹ cho con bú bị ho có thể sử dụng thuốc gì? Và những phương thuốc người mẹ cho con bú sử dụng là gì? Tất cả sẽ được thể hiện rõ ràng qua nội dung dưới đây.

Mẹ bị ho cho con bú có sao không?

Một trong những điều đáng quan tâm trong giai đoạn cho con bú của đa số các mẹ đó là liệu những căn bệnh của mẹ có ảnh hưởng đến con mình không? Trong số đó có cả ho?

Đầu tiên, các mẹ nên biết rằng: Ho thật sự chỉ là triệu chứng của cơ chế phản xạ, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại thông thường hoặc là triệu chứng của một vài căn bệnh có thể là bệnh ở đường hô hấp, hay cơ thể đang gặp phải vấn đề viêm nhiễm,…. Nên bản thân việc ho không phải là một căn bệnh.

Và để trả lời câu hỏi: Mẹ bị ho khi cho con bú có vấn đề gì không? Ta sẽ chia ho làm hai trường hợp: Ho do phản xạ tự nhiên của cơ thể và ho do bệnh.

Theo các bác sĩ cho biết: Ho do phản xạ tự nhiên của cơ thể không có tính chất lây lan nhất định. Ngược lại ho do bệnh lý, sự viêm nhiễm có thể mang một số vi khuẩn hoặc virus trong khi ho có thể là tác nhân khiến bệnh có thể lây lan đến mọi người xung quanh, kể cả đứa trẻ.

Cũng theo chia sẻ của các bác sĩ INDembassy: Để phân biệt hai loại triệu chứng này ta phải xét nhiều khía cạnh từ bệnh sử cho đến các cận lâm sàng cần thiết. Tuy nhiên, đơn giản mọi người có thể phân biệt hai loại này qua dịch đờm kèm theo khi ho. Nếu là ho khan, không có dịch, đờm thì rất có thể đây chỉ là ho do phản ứng tự vệ của cơ thể. Còn ho mà có kèm dịch, đờm đi theo thì nguy cơ người mẹ đang bị bệnh viêm nhiễm cao hon.

Và điều tiếp theo các bác sĩ chuyên ngành khuyến cáo là: Dù là tác nhân gây ho là gì đi nữa thì việc người mẹ đang cho con bú bị ho và dùng thuốc tây y, chắc chắn có một số ảnh hưởng nhất định đến đứa bé. Bởi vì thuốc tây y trong điều trị ho thường sẽ có một số loại thuốc kháng sinh đi kèm.

Tuy nhiên, với cơ thể của bé chưa hoàn toàn hoàn thiện và phát triển đầy đủ thì thuốc kháng sinh hòa tan và thấm vào sữa mẹ khi vào cơ thể bé có thể sẽ gây nên một số phản ứng phụ nhất định.

Mẹ đang cho con bú bị ho nên hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc kháng sinh

Mẹ cho con bú uống thuốc ho gì?

Không hẳn là không dùng thuốc được, dù cho đúng là người mẹ đang bị ho nên hạn chế và tốt nhất là không dùng đến các kháng sinh có trong những phác đồ điều trị ho. Nhưng người mẹ vẫn có thể tìm đến các phương thuốc khác.

Nói chính xác hơn, người mẹ có thể sử dụng các dược liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam hay đông y để chữa trị cơn ho trong những giai đoạn đầu.

Vậy nhưng, nếu thuốc dân gian không thể chữa dứt điểm cơn ho mà cảm thấy như bệnh vẫn đang có dấu hiệu nặng hơn. Lúc này người mẹ cần phải ngay lập tức tìm đến các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và hướng dẫn cụ thể trong trường hợp này. Người mẹ cần phải cung cấp rõ thông tin đang mang thai hoặc cho con bú để các bác sĩ có những chẩn đoán chính xác nhất cũng như phương án xử trí phù hợp.

Lúc này người mẹ nên cần phải nghe theo các chỉ định của các y bác sĩ và điều trị thích hợp.

Trong trường hợp phải sử dụng thuốc ho thì người mẹ nên lưu ý: Sau khi dùng thuốc từ 3 cho đến 4 giờ đồng hồ sau mới có thể cho trẻ bú. Hoặc cho trẻ bú trước khi sử dụng thuốc. Mục đích chính là để các chất thuốc ho sẽ không hoặc hạn chế tối đa gây nên ảnh hưởng cho trẻ.

Tìm hiểu ngay Cách trị ho lâu ngày không khỏi cho người lớn nhanh chóng

Mẹ đang cho con bú ăn gì để hết ho

Thật ra các bài thuốc dân gian chủ yếu là các dược liệu thậm chí là hoa quả có sẵn trong tự nhiên được chế biến theo một phương thức nhất định tạo ra những chất thuốc có lợi cho việc chữa trị ho và quan trọng nhất là ít tác dụng phụ. Một số phương thuốc cụ thể như sau:

Mật ong kết hợp cùng với nước cốt chanh

Một phương thức đơn giản, hiệu quả và đơn giản nhất trong việc điều trị những cơn ho được nhiều người biết đến và sử dụng đó chính là dùng mật ong kết hợp cùng với nước cốt chanh để sử dụng.

Áp dụng công thức 1:3 khi pha nước cốt chanh và mật ong sử dụng đều đặn hàng ngày trong vòng một tuần các cơn ho ở người sẽ thuyên giảm nhiều.

Và đương nhiên, người mẹ đang cho con bú vẫn có thể sử dụng được phương thuốc này. Bởi lẽ thành phần cho bài thuốc chỉ là những dược liệu tự nhiên thông thường.

Lê hấp đường phèn

Không chỉ là một bài thuốc, lê hấp đường phèn cũng có thể coi như là một cách chế biến lê để ăn ngon hơn.

Chỉ đơn giản là bạn cần lựa chọn một quả lê thơm ngon sau đó kết hợp cùng với đường phèn rồi đem cả hai đi hấp cách thủy trong một thời gian là bạn đã có không chỉ là một món ăn mà còn là một bài thuốc chữa ho hiệu quả. Và tất nhiên, mẹ cho con bú có thể sử dụng được cả món này nhé.

Xem thêm:

Cháo hành tía tô

Một món ăn nhẹ, không chỉ ngon lành, dễ thực hiện cho bữa ăn hàng ngày. Nhưng, không chỉ có thể, cháo hành tía tô khi được nấu từ những nguyên vật liệu như: Hành, tía tô, gừng,… còn có tác dụng chữa ho hiệu quả nữa. Bởi những nguyên vật liệu đó đều là những dược liệu cụ thể và có tác dụng tốt trong việc chữa trị những cơn ho ở người, ở cả những mẹ đang cho con bú.

Với ba phương thuốc trên, các mẹ cho con bú hoàn toàn có thể yên tâm mình có thể sử dụng và hãy tin rằng: Các cơn ho của mình sẽ được giảm đi nhanh chóng. Không cần phải sử dụng thuốc tây y với những thành phần kháng sinh có hại cho sự phát triển của trẻ.

Cuối cùng, đó là tất cả những thông tin xoay quanh chủ đề mẹ bị ho cho con bú có sao không? Hy vọng với những thông tin thiết thực và đáng giá này sẽ giúp được cho nhiều người mẹ chăm sóc con mình tốt hơn.

Cập nhật mới nhất vào ngày 7 Tháng Tám, 2020 bởi admin

Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội [Lớp P35 E3] năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.

Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.

Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23

Video liên quan

Chủ Đề