Tiêm vắc xin bao lâu thì bị sốt

Tại sao bị tác dụng phụ nhẹ sau tiêm vắc xin lại là điều bình thường

Thuốc chủng ngừa được thiết kế để cung cấp cho bạn khả năng miễn dịch, nhờ đó không có nguy cơ mắc bệnh. Một người sau khi tiêm vắc xin sẽ thường bị một số tác dụng phụ từ nhẹ đến trung bình. Điều này là do hệ thống miễn dịch đang hướng dẫn cơ thể phản ứng lại theo những cách nhất định: làm tăng lưu lượng máu để các tế bào miễn dịch có thể lưu thông nhiều hơn và làm tăng nhiệt độ cơ thể để tiêu diệt vi-rút.

Các tác dụng phụ thường ở mức độ nhẹ đến trung bình, như sốt nhẹ hoặc đau nhức cơ, là bình thường và không phải là dấu hiệu đáng báo động. Các tác dụng phụ này là những dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của cơ thể đang phản ứng với vắc-xin, cụ thể là kháng nguyên [một chất kích hoạt đáp ứng miễn dịch], và đang chuẩn bị để chống lại vi-rút. Các tác dụng phụ này thường tự biến mất sau vài ngày.

Do đó, các tác dụng phụ phổ biến và ở mức độ nhẹ hoặc trung bình là một dấu hiệu tốt: cho thấy vắc xin đang hoạt động. Tuy nhiên, không gặp tác dụng phụ thì không có nghĩa là vắc xin không hiệu quả. Nói cách khác, mi người sẽ có phản ứng khác nhau sau khi tiêm vắc xin.

Các tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vắc xin COVID-19

Giống như bất kỳ loại vắc xin nào, vắc xin COVID-19 có thể gây ra các phản ứng phụ, hầu hết đều ở mức độ nhẹ hoặc trung bình và tự biến mất trong vài ngày. Theo kết quả của các thử nghiệm lâm sàng, các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn hoặc kéo dài có thể xảy ra. Việc tiêm vắc xin phải được giám sát liên tục để phát hiện các tác dụng phụ.

Các tác dụng phụ được báo cáo của vắc xin COVID-19 hầu hết đều ở mức độ nhẹ đến trung bình và không còn kéo dài sau vài ngày. Các tác dụng phụ điển hình bao gồm đau tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, ớn lạnh và tiêu chảy. Khả năng xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi tiêm là khác nhau tùy theo loại vắc xin cụ thể.

Các tác dụng phụ ít gặp hơn sau khi tiêm vắc xin COVID-19

Sau khi tiêm vắc-xin, người được tiêm được yêu cầu ở lại 15–30 phút tại điểm tiêm chủng để nhân viên y tế có mặt ngay lập tức trong trường hợp có bất kỳ phản ứng tức thời nào. Người được tiêm vắc xin phải thông báo cho nhà cung cấp dịch vụ y tế địa phương nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn hoặc các sự cố sức khỏe khác - chẳng hạn như tác dụng phụ kéo dài hơn 3 ngày. Các phản ứng phụ ít gặp hơn được báo cáo đối với một số vắc xin COVID-19 bao gồm các phản ứng dị ứng nghiêm trọng như phản vệ; tuy nhiên, phản ứng này cực kỳ hiếm.

Bộ Y tế các nước và Tổ chức Y tế Thế giới vẫn đang theo dõi chặt chẽ mọi tác dụng phụ không mong muốn sau khi sử dụng vắc xin COVID-19.

Tác dụng phụ kéo dài sau khi tiêm vắc xin COVID-19

Các tác dụng phụ thường xảy ra trong vài ngày đầu tiên sau khi chủng ngừa. Kể từ khi chương trình tiêm chủng COVID-19 đại trà đầu tiên bắt đầu vào đầu tháng 12/2020, hàng trăm triệu liều vắc xin đã được tiêm.

Đã có những lo ngại về vắc xin COVID-19 sẽ làm cho con người bị nhiễm bệnh với vi rút gây bệnh COVID-19. Nhưng không có vắc xin nào được phê duyệt có chứa vi rút sống gây ra bệnh COVID-19, có nghĩa là vắc xin COVID-19 không thể làm cho con người bị nhiễm COVID-19.

Sau khi tiêm vắc xin, thường mất vài tuần để cơ thể xây dựng khả năng miễn dịch chống lại vi rút SARS-CoV-2. Vì vậy, một người có thể bị nhiễm SARS-CoV-2 ngay trước hoặc sau khi tiêm vắc xin và mắc bệnh COVID-19 là hoàn toàn có thể xảy ra do vắc-xin vẫn chưa có đủ thời gian để bảo vệ cơ thể.

[Tài liệu tham khảo: “Side Effects of COVID-19 Vaccines” - www.who.int, 31/03/2021]

SỞ Y TẾ TP.HCM

nguồn://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn/phong-chong-dich-benh/tac-dung-phu-cua-vac-xin-covid-19-cmobile2-42589.aspx

Sốt, đau nhức, chóng mặt, dị ứng, co giật hay bất cứ điều gì bất thường sau tiêm chủng đều được gọi chung là “phản ứng sau tiêm chủng”.

Vắc-xin chính là cho hệ miễn dịch cơ thể “tập trận”. Nôm na chúng ta có thể hiểu: Vắc-xin được tạo ra từ kháng nguyên đã chết hoặc gần chết, các nhà khoa học làm cho “địch” là con virus vốn rất nguy hiểm trở nên mất khả năng “chiến đấu” hoặc “xé” một phần đặc trưng của nó, sau đó tiêm nó vào cơ thể. Hệ miễn dịch sẽ nhận diện “kẻ địch” này theo đúng quy trình, tất nhiên, lúc này “kẻ địch” chỉ là xác chết hoặc đã suy yếu nên không có khả năng gây hại cho cơ thể.

Sốt từ đâu đến?

Trong não chúng ta cũng có một vùng, với tên gọi là “vùng hạ đồi. Chức năng của nó là để nhận biết và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, tầm trên dưới 37 độ C với người bình thường.

Khi cơ thể bị vi khuẩn hoặc virus tấn công, chúng giải phóng ra một số hoá chất vào máu nhằm làm suy yếu cơ thể. Lúc này cơ quan “vùng hạ đồi” nhận lệnh có sự tấn công đe doạ cơ thể, nó sẽ điều chỉnh nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn bình thường, từ 37 độ C lên 39-40 độ C, thậm chí cao hơn, đó chính là sốt.

Sốt như một cơn dự báo chính xác về tình trạng nhiễm trùng của cơ thể, là báo động của cơ thể khi bị tổn thương. Như vậy, khi vắc-xin được tiêm vào, cơ thể cũng sẽ nhận diện nó với cơ chế tương tự như thế. Cơ thể nóng lên tức là hệ miễn dịch đang vào cuộc mạnh mẽ để bảo vệ cơ thể của mình.

Vì sao có người sốt, có người không?

Nhưng khi hệ miễn dịch nhận diện “kẻ địch” và phản ứng sau tiêm chủng của mỗi người khác nhau. Vắc-xin sẽ tạo ra số lượng kháng thể nhất định nhưng khoảng thời gian tạo ra đủ theo kế hoạch sản xuất thì mỗi người sẽ khác nhau. Có thể sốt, có thể không, nhưng đích đến cuối cùng vẫn đảm bảo hiệu quả của vắc-xin.

Phản ứng sốt hay không sốt sau tiêm vắc-xin là do cơ thể mỗi người, nhưng hiệu quả của vắc-xin là như nhau.

Cơ thể sốt sau tiêm có nghĩa là hệ miễn dịch đang “nóng nảy” chiến đấu ác liệt với “kẻ địch”. Còn với người không sốt, không có nghĩa là hệ miễn dịch không chiến đấu, mà nó chiến đấu bằng cách nhẹ nhàng hơn.

Và dù có sốt hay không sốt, thì hệ miễn dịch đã nhận diện và sẽ đưa hình dáng của con “SARS-CoV-2” này vào danh sách tiêu diệt, để lần tới nếu con virus này xâm nhập cơ thể, thì hệ miễn dịch sẽ auto tiêu diệt.

Như vậy, sốt hay không sốt cũng mang lại hiệu quả miễn dịch tương đương nhau, hệ miễn dịch sẽ học được cách đánh để triển khai thế trận khi có “địch” xâm nhập cơ thể.

Tại Việt Nam, mấy hôm nay ca lây nhiễm có tăng nhưng số ca bệnh nặng và tử vong vẫn đang được khống chế rất tốt. Mỗi ngày chúng ta cũng được nghe tin vui bởi có nhiều người được tuyên bố khỏi bệnh. Đây là sự cố gắng và là nguồn động viên rất lớn của chính quyền và người dân… Vì thế chúng ta cần hiểu đúng, hiểu đủ để không hoảng loạn, nhưng cũng đừng chủ quan.

Đặc biệt là, khi đi tiêm chủng theo thông báo của cơ quan chức năng, người dân cần nhớ khai báo rõ tình trạng bệnh lý của mình khi khám sàng lọc, trong quá trình tiêm vẫn cần ghi nhớ thật kỹ và thực hiện tốt biện pháp 5K.

Chúng ta không nên đọc các nguồn thông tin không chính thống để rồi hoảng sợ. 5K + vắc-xin - đó là “nỏ thần” để giữ thành trì chống dịch. Đừng chỉ trích, châm biếm, phàn nàn mà hãy hợp tác, cống hiến và tự giác.

Làm được như thế thì giặc nào mà chẳng tan? 

//suckhoedoisong.vn/sau-khi-tiem-vac-xin-bi-sot-hay-khong-sot-thi-tot-hon-n195999.html

Đỗ Hương [Theo Suckhoedoisong.vn]

Đỗ Thị Hương

Thực tế cho thấy đã có những trường hợp mắc bệnh khác nhưng lại nghĩ các triệu chứng trong đó có sốt là phản ứng sau tiêm vaccine COVID-19 . Do vậy, sau tiêm vaccine COVID-19 nếu bạn có phản ứng sốt thì cũng vẫn cần cảnh giác.

Sốt là một triệu chứng phổ biến trên lâm sàng. Khá nhiều nguyên nhân dẫn đến sốt, chủ yếu là do virus hoặc nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, sốt cũng có thể do dị ứng với thuốc hay sau tiêm phòng vaccine…

Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 được triển khai rộng khắp. Sau tiêm phòng có thể gặp một số dấu hiệu thông thường trong đó có sốt. Tuy nhiên, nếu không cảnh giác, nhiều người nhầm tưởng sốt mệt do phản ứng sau tiêm nên tự theo dõi tại nhà, khiến bệnh tình diễn biến nặng hơn.

Sốt sau tiêm vaccine phòng COVID-19 là dấu hiệu thông thường

Ở nhiều bệnh cảnh khác nhau như sốt virus , sốt xuất huyết , sốt phát ban lành tính khác… có thể gây nhầm lẫn vì có biểu hiện ban đầu giống nhau như: Sốt, đau đầu, đau mỏi người… Để phân biệt được bệnh cần theo dõi triệu chứng và các dấu hiệu đặc biệt.

Sốt phản ứng sau tiêm vaccine COVID-19

Hầu hết là những phản ứng thông thường liên quan đến phản ứng tại vị trí tiêm và các triệu chứng “giả cúm” như: Đau đầu, ớn lạnh, mệt mỏi, buồn nôn, sốt, chóng mặt, đau cơ, nhịp tim nhanh… Các triệu chứng này xảy ra sớm sau khi tiêm vaccine, tự khỏi và không gây ra vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe cũng như không để lại di chứng. Còn các phản ứng nghiêm trọng do vaccine gây ra là cực kỳ hiếm gặp.

Nếu có triệu chứng sốt sau tiêm vaccine phòng COVID-19 vẫn cần cảnh giác với bệnh khác

Sốt do virus

Thường do nhiều loại virus gây ra, phổ biến nhất là virus đường hô hấp, thường gặp lúc thời tiết giao mùa. Mưa nắng, nóng lạnh thất thường là điều kiện cho các loại virus phát triển và gây bệnh. Nhìn chung sốt virus triệu chứng khá giống với cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, khi bị sốt virus biểu hiện dễ nhận biết là sốt cao, nhưng ban đầu chỉ sốt nhẹ, sau đó thân nhiệt cơ thể tăng dần từ 39 - 41 độ C. Và tình trạng sốt ở sốt virus sẽ kéo dài ngày hơn, các dấu hiệu nặng nề hơn sốt do cảm cúm.

Sốt do sốt xuất huyết

Dấu hiệu cũng tương tự. Triệu chứng ban đầu là sốt có thể sốt cao 39-40 độ C. Kèm theo người mệt mỏi, đau đầu vùng thái dương, mỏi các cơ, khớp, nôn mửa. Đây là bệnh xảy ra nhiều trong mùa mưa.

Sốt do sốt phát ban

Triệu chứng sẽ sốt cao nhưng là sốt từng cơn, kèm theo các triệu chứng viêm hô hấp trên như: Ho, chảy nước mũi, đau họng... Ban trong sốt phát ban sẽ biến mất nhanh sau khi căng da. Hầu hết các trường hợp sốt phát ban ở người lớn mức độ nhẹ sẽ khỏi sau vài ngày và không gây ra biến chứng gì. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Lời khuyên của thầy thuốc

Cách để phân biệt sự khác biệt giữa các loại bệnh sốt, chính là theo dõi thời gian kéo dài và mức độ nghiêm trọng của mỗi biểu hiện.

Nếu như bạn cảm thấy tình trạng không được cải thiện trong vòng vài ngày sau tiêm hoặc cảm thấy các tác dụng phụ ngày một tồi tệ hơn thì bạn nên liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn cụ thể. Vì trên thực tế cho thấy, muốn phân biệt được các loại bệnh sốt này, cần phải theo dõi quá trình sốt, đồng thời nhận biết những dấu hiệu đặc biệt, làm một số xét nghiêm cần thiết để phát hiện bệnh kịp thời, đưa ra những hướng xử trí đúng nhất.

Cần uống bù nước và điện giải cho bệnh nhân bằng Oresol theo đúng hướng dẫn sử dụng

Xử trí sốt tại nhà

- Khi đang bị sốt nên ở nơi thông thoáng khí, không có gió lùa.

- Dù cho sốt ở nguyên nhân nào, kể cả do tiêm chủng thì việc đo nhiệt độ nhằm theo dõi đúng tình trạng của sốt là vô cùng quan trọng. Theo dõi nhiệt độ của người bệnh thường xuyên, cứ khoảng 1-2 giờ đo 1 lần.

- Nếu thân nhiệt không quá 39 độ C, người bệnh cần mặc quần áo thoáng mát, không đắp chăn.

- Chườm mát để hạ sốt bằng cách lau người, hoặc tắm cho người bệnh bằng nước ấm. Dùng khăn bông mềm, sạch, nhúng vào chậu nước ấm, vắt hơi ráo rồi lau lên khắp thân mình, nhất là các vị trí như nách, bẹn, chờ bốc hơi thì lau tiếp cho tới khi thân nhiệt hạ xuống dưới 38 độ C. Cần phải theo dõi nếu thân nhiệt lại tăng thì lại chườm tiếp.

- Nếu thân nhiệt bệnh nhân từ 39 độ C trở lên cần uống thuốc hạ sốt Paracetamol theo đúng liều lượng, cân nặng và khoảng cách giữ hai lần uống thuốc ghi trong hướng dẫn sử dụng.

- Cần uống bù nước và điện giải cho bệnh nhân bằng Oresol theo đúng hướng dẫn sử dụng. Người bệnh ăn uống bình thường bằng các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp… uống thêm các loại nước hoa quả như cam, chanh…

Video liên quan

Chủ Đề