Tiểu đêm nhiều là dấu hiệu bệnh gì năm 2024

Sau khi khai thác bệnh sử (thời gian khởi phát bệnh, tiền sử gia định, bệnh sử liên quan đến tiểu đêm) và khám lâm sàng, hỏi tiền căn nội khoa và ngoại khoa, thuốc đang dùng, chúng ta có thể xác định nguyên nhân gây tiểu đêm:

  • Tìm dấu hiệu phù ngoại biên và triệu chứng suy tim.
  • Tìm cầu bàng quang, khối u vùng chậu và khối u ổ bụng.
  • Khám thần kinh: Nếu có triệu chứng thần kinh thì khám phản xạ lòng bàn chân để đánh giá rối loạn neuron vận động trên.
  • Khám vùng chậu.

Cận lâm sàng giúp đánh giá bệnh nhân tiểu đêm:

  • Tổng phân tích nước tiểu: Tìm hồng cầu, bạch cầu, vi trùng, trụ niệu. Nếu (+) thì cấy nước tiểu để giúp điều trị phù hợp.
  • Xét nghiệm máu: Đường huyết, điện giải trong huyết thanh, nồng độ creatinine, nồng độ canxi máu.

Phương pháp điều trị tiểu đêm hiệu quả

Xử trí tiểu đêm dựa vào:

  • Ý muốn bệnh nhân;
  • Ý kiến chuyên gia;
  • Dựa theo kinh nghiệm;
  • Thay đổi lối sống;

Nếu có bế tắc dòng ra từ bàng quang và PSA bình thường, thì chúng ta thử điều trị bằng alpha blocker, thường có tác dụng. Nếu không có tác dụng, chúng ta khảo sát thêm, đo niệu dòng đồ. Bế tắc dòng ra khi áp lực tống xuất cao và tốc độ dòng nước tiểu giảm.

Giảm đa niệu về đêm

Giảm lượng nước và loại nước uống vào cơ thể gần thời điểm đi ngủ sẽ giúp ích cho bệnh nhân.

Điều trị suy tim sung huyết.

Mang vớ ép hai chân để giảm ứ đọng dịch ở khoang thứ ba, kê cao chân vào ban ngày giúp cơ thể tái hấp thu dịch vào tuần hoàn.

Dùng lợi tiểu ít nhất 6 giờ trước khi ngủ giúp cơ thể thải nước trước khi đi ngủ.

Desmospressin

Desmopressin là chất đồng vận của vasopressin có tác dụng giống ADH nhưng không có tác dụng co mạch. Thuốc này được khuyến cáo điều trị tiểu dầm cho trẻ em, điều trị đa niệu về đêm cho người lớn khi không biết nguyên nhân.

Tiểu đêm nhiều có thể do liên quan nhiều bệnh lý khác nhau, người bệnh cần được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tiểu đêm nhiều là dấu hiệu bệnh gì năm 2024

Người mắc tiểu đêm nhiều có thể liên quan đến nhiều bệnh lý, cần sớm được thăm khám và điều trị - Ảnh minh họa

Bác sĩ Huỳnh Đoàn Phương Mai - phó khoa điều hành, khoa niệu nữ, niệu chức năng, Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) - cho biết tiểu đêm là một trong những bệnh lý khá thường gặp trong bệnh lý tiết niệu.

Tiểu đêm có thể là một bệnh lý riêng biệt hoặc triệu chứng của một số bệnh lý khác.

Tiểu đêm được chia thành 4 nhóm nguyên nhân chính: Thứ nhất do đa niệu toàn bộ, một số bệnh lý làm người bệnh uống nhiều nước hơn dẫn đến đi tiểu nhiều hơn như: đái tháo đường, suy thận, suy tim.

Nguyên nhân thứ hai là do đa niệu về đêm, lượng nước tiểu nhiều chủ yếu xuất hiện nhiều vào ban đêm.

Thứ ba là do bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng tống xuất nước tiểu như: sỏi đường tiết niệu, tuyến tiền liệt, tiền mãn kinh…

Cuối cùng do bệnh lý về rối loạn giấc ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ. Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng đến lượng nước tiểu, thói quen uống nước lợi tiểu, uống nhiều nước vào ban đêm...

Bác sĩ Lê Hoàng Mỹ Hạnh - khoa niệu nữ, niệu chức năng Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) - cho biết thêm một số người có triệu chứng tiểu đêm nhiều lần có thể là do uống quá nhiều nước, hoặc các bệnh lý tim mạch, uống thuốc lợi tiểu, sa bàng quang, mãn kinh, rối loạn đường tiểu…

Tuy nhiên có một bệnh lý thường gặp ở bệnh tiểu đêm gọi là đa niệu về đêm. Cụ thể, về đêm khi ngủ thận cũng sẽ ngủ, thận sẽ tiết ra nước tiểu ít làm chúng ta ít đi tiểu hơn.

Nhưng với những người bệnh đa niệu về đêm, thận hoạt động liên tục mạnh mẽ tạo lượng nước tiểu lớn khiến người bệnh phải đi tiểu.

Cũng theo bác sĩ Hạnh, theo nhu cầu sinh lý bình thường, đi tiểu từ 6-7 lần trong vòng 24 giờ được coi là bình thường.

Việc đi tiểu bao nhiêu lần được coi là bất thường tùy thuộc vào chế độ sinh hoạt ăn uống, lượng nước uống mỗi ngày.

Nếu uống quá nhiều nước có thể đi tiểu đến 10 lần/ngày thì cũng được coi là bình thường.

Ngoài các nguyên nhân trên, có thể do bệnh nhân uống các loại thuốc gây tăng tiểu nhiều, bị vấn đề về bàng quang tăng hoạt, hoạt động quá mức hoặc mắc bệnh lý tim mạch, thận…

Các bác sĩ khuyến cáo khi có những dấu hiệu bất thường về đường tiểu, bệnh nhân cần đến các bác sĩ hay bệnh viện chuyên khoa để biết nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp.

Đi tiểu đêm nhiều lần là tình trạng tăng số lần và số lượng nước tiểu trong một đêm. Cụ thể số lần đi tiểu ban đêm nhiều hơn 2 lần, lượng nước tiểu trên 750ml, thì gọi là đi tiểu đêm nhiều lần. Lượng nước tiểu ở người bình thường trong 24 giờ là khoảng 1500ml.

Tiểu đêm nhiều là dấu hiệu bệnh gì năm 2024

Tiểu đêm kéo dài có thể gây mất ngủ, suy nhược cơ thể

Tình trạng tiểu đêm thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Bệnh này tuy không gây đau đớn nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe người bệnh. Nếu kéo dài có thể gây rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, suy nhược cơ thể. Nguy hiểm hơn có thể tăng nguy cơ mắc tai biến, đột quỵ não. Nhiều người cho rằng, tuổi cao thì sẽ đi tiểu đêm nhiều, nhưng quan điểm đó chưa hoàn toàn chính xác.

Nguyên nhân tiểu đêm nhiều lần

- Do sinh lý: Trước khi đi ngủ lại uống nhiều nước, uống trà đặc, uống bia, ăn các thực phẩm lợi tiểu như dưa hấu, đu đủ, cháo loãng...

- Do yếu tố thần kinh: Stress, căng thẳng, mất ngủ thậm chí có thể trở thành thói quen tiểu đêm.

- Do cơ teo nhẽo: Người cao tuổi có cơ teo nhẽo, bàng quang co bóp yếu làm giảm khả năng giữ nước tiểu ở bàng quang.

- Bệnh tiết niệu sinh dục: Bệnh phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới hoặc bệnh sa tử cung ở nữ giới cũng gây đi tiểu đêm nhiều lần.

- Bệnh nội tiết và bệnh tim mạch: Người bệnh bị đái tháo đường, đái tháo nhạt, suy tim... cũng là nguyên nhân tiểu đêm nhiều lần.

- Rối loạn chức năng thận: tuổi cao làm giảm khả năng cô đặc nước tiểu đồng thời chức năng thận và bàng quang suy yếu cũng gây đi tiểu đêm nhiều lần.

Vì thế, khi xuất hiện tình trạng đi tiểu đêm có thể là dấu hiệu báo trước một số bệnh lý. Người bệnh nên đi thăm khám và kiểm tra để có chẩn đoán, điều trị phù hợp.

Nguyên nhân tiểu đêm theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, tình trạng tiểu đêm nhiều lần liên quan trực tiếp tới tạng thận. Tạng thận là 1 trong 5 tạng của cơ thể, nó có nhiều vai trò vô cùng quan trọng để chỉ nhóm chức năng của cơ thể như:

- Thận là gốc của tiên thiên. Thận có chức năng tàng tinh để thúc đẩy sinh trưởng, phát dục, sinh đẻ, hóa sinh huyết dịch.

- Thận chủ thủy giúp điều tiết và trao đổi thủy dịch trong cơ thể.

- Thận chủ cốt tủy, chịu trách nhiệm về hệ thống xương, răng của cơ thể.

- Thận chủ nạp khí, hỗ trợ phổi điều tiết hít thở.

- Thận vinh nhuận ra tóc giúp cho tóc bóng mượt, chắc khỏe.

- Thận khai khiếu ra tai giúp tai nghe rõ.

- Thận chủ nhị âm giúp điều tiết đại tiện và tiểu tiện.

- Thận có quan hệ biểu lý với bàng quang, nơi chứa đựng và bài tiết nước.

Vì vậy khi rối loạn và suy giảm chức năng thận hay còn gọi là chứng thận hư thận yếu sẽ gây ra một loạt các triệu chứng như:

- Suy giảm khả năng sinh lý

- Đau lưng, mỏi gối, ù tai, khó thở

- Rối loạn tiểu tiện và đại tiện

- Tóc khô rụng, tóc bạc, chân tay lạnh.

Tiểu đêm nhiều là dấu hiệu bệnh gì năm 2024

Chức năng thận suy giảm là nguyên nhân phổ biến gây tiểu đêm nhiều lần

Cụ thể chức năng tiểu tiện liên quan trực tiếp đến thận và bàng quang. Thận làm việc tốt sẽ giúp cân bằng chuyển hóa chất trong cơ thể. Các chất cặn bã được chuyển xuống bàng quang lưu trữ. Khi đạt đến số lượng nhất định nhờ tác dụng khí hóa của thận, bàng quang đóng mở đúng lúc để bài xuất nước tiểu ra ngoài. Khi chức năng thận suy giảm, chức năng khí hóa bàng quang suy yếu sẽ gây chứng đi tiểu nhiều lần, không nhịn được tiểu, tiểu khó, tiểu són,...

Giải pháp phòng và điều trị tiểu đêm nhiều lần

Để phòng và điều trị chứng tiểu đêm nhiều lần theo quan điểm của y học cổ truyền, cần phải tiến hành các biện pháp mang tính toàn diện. Bên cạnh việc đi thăm khám, tuân thủ đơn điều trị, cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, chế độ sinh hoạt tập luyện để tăng cường tuần hoàn và chức năng tạng thận. Trong đó nguyên tắc điều trị bệnh tiểu đêm của Đông y là bồi bổ và tăng cường chức năng thận. Một trong những sản phẩm điều trị tiểu đêm được tin dùng hiện nay là thuốc Sâm nhung bổ thận TW3.

Sản phẩm gồm các vị thuốc có tác dụng bổ thận cố tinh sáp niệu như Ba kích, Nhung hươu, Nhục thung dung, Tục đoạn, Đỗ trọng, Thỏ ty tử, Cẩu tích, Kỷ tử, Hạt sen. Kết hợp với các vị thuốc có tác dụng bổ khí huyết, hành khí hoạt huyết như Nhân sâm, Đảng sâm, Bạch truật, Cam thảo, Đương quy, Thục địa, Xuyên khung... có hiệu quả trong điều trị các chứng thận hư thận yếu gây tiểu đêm nhiều lần.

Sâm nhung bổ thận TW3 là sản phẩm của Công ty CP Dược phẩm Trung Ương 3 với truyền thống hơn 60 năm kinh nghiệm sản xuất thuốc Đông dược. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn GMP-WHO và thành phần hoàn toàn từ dược liệu nên rất an toàn không gây tác dụng phụ. Sâm nhung bổ thận TW3 là thuốc trị chứng thận hư thận yếu, dùng hiệu quả cho cả nam và nữ trong các trường hợp tiểu đêm nhiều lần, đau lưng mỏi gối, sinh lý yếu. Liệu trình sử dụng ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 viên, đợt dùng từ 30-45 ngày để thuốc phát huy hiệu quả cao nhất.

Tiểu đêm nhiều là dấu hiệu bệnh gì năm 2024

Sâm nhung bổ thận TW3 đã có mặt 15 năm trên thị trường và đạt danh hiệu top 20 hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2016. Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Tại sao thức khuya lại đi tiểu nhiều?

Lượng nước tiểu tạo ra lớn khiến bàng quang nhanh đầy, đặc biệt nếu bàng quang đầy vào ban đêm thì hệ thần kinh kích thích khiến bạn thức giấc và phải đi tiểu. Tiểu đêm nhiều về đêm hầu hết do thói quen uống nhiều nước gần đến giờ đi ngủ, nhất là thức uống chứa cồn và cafein.

Đi tiểu đêm bao nhiêu lần là bình thường?

Hầu hết mọi người thường thức dậy không quá 1 lần trong đêm để đi tiểu. Trong thời gian ngủ, cơ thể tạo ra ít nước tiểu hơn, nhằm đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Nhưng nếu phải thức giấc từ 2 lần trở lên để đi tiểu, có thể bạn đã bị tiểu đêm.

Tiểu đêm có tác hại gì?

Tình trạng tiểu đêm thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Bệnh này tuy không gây đau đớn nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe người bệnh. Nếu kéo dài có thể gây rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, suy nhược cơ thể. Nguy hiểm hơn có thể tăng nguy cơ mắc tai biến, đột quỵ não.

Triệu chứng đi tiểu nhiều khi mang thai bao lâu thì hết?

Tuy nhiên, đa phần phụ nữ mang thai sẽ cảm thấy muốn đi tiểu nhiều hơn trong 3 tháng đầu (tam cá nguyệt đầu tiên ) và 3 tháng cuối của quá trình mang thai (tam cá nguyệt thứ ba). Hiện tượng đi tiểu thường xuyên có thể bắt đầu rất sớm ở các mẹ bầu, thậm chí xuất hiện ngay trong vài tuần đầu tiên.