Tính thống nhất trong đa dạng là gì

TÍNH THỐNG NHẤT MÀ ĐA DẠNG CỦA NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM

Show

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.09 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
Đề tài: TÍNH THỐNG NHẤT MÀ ĐA DẠNG CỦA NỀN
VĂN HÓA VIỆT NAM

GVHD: Phùng Thế Anh

1


Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài.
Văn hóa của đất nước chúng ta được hình thành và phát triển từ hàng nghìn
năm nay. Nhiều giá trị của văn hóa được kết tinh theo các giai đoạn lịch sử khác
nhau tạo ra nền văn hóa phong phú, đa dạng, giàu bản sắc. Văn hóa cũng được hợp
thành bởi đa dạng các giá trị của các quốc gia, dân tộc tạo nên. Với 54 dân tộc anh
em cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam đã tạo nên một nền văn hóa vô cùng đa
dạng mà hiếm có một nơi nào trên thế giới có thể so sánh được. Mỗi vùng khác
nhau trong lãnh thổ Việt Nam lại có bản sắc văn hóa riêng đặc trưng. Tuy nhiên,
trên đất nước ta, nền văn hóa lại có những điểm chung tạo nên một sự thống nhất,
hài hòa. Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng
các dân tộc Việt Nam. Đây là sự hòa quyện bình đẳng, sự phát triển độc lập của văn
hóa các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Tính thống nhất mà đa
dạng này là sản phẩm của một quá trình phát triển lịch sử lâu dài và trở thành một
di sản văn hóa quý báu cần được chú trọng gìn giữ. Đó là cơ sở nền tảng của khối
đoàn kết đại dân tộc - một trong những điều kiện tiên quyết sống còn để Việt Nam
tồn tại và phát triển.
Chính vì những lý do trên, nhóm em đã chọn đề tài “nền văn hóa Việt Nam là
nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam”.


2. Nội dung:
- Tính thống nhất và tính đa dạng trong văn hóa Việt Nam.
+ Tính thống nhất.
+ Tính đa dạng.
- Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng.
+ Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất.
+ Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa đa dạng trong cộng đồng dân tộc.
3. Mục đích nghiên cứu:
Qua đề tài nghiên cứu trên giúp nhóm em có cái nhìn cụ thể và những hiểu biết
sâu sắc hơn về nền văn hóa đất nước ta cũng như tính thống nhất mà đa dạng của
văn hóa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Từ đó giúp chúng ta khơi dậy và
phát huy lòng yêu nước, có những nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình
trong công cuộc phát triển và đổi mới đất nước hiện nay.

2


Nội dung
1. Tính thống nhất và tính đa dạng trong văn hóa Việt Nam.
1.1Tính thống nhất:
Thống nhất được hiểu là hợp lại thành một khối, có chung một cơ cấu tổ chức,
có sự điều hành chung, phù hợp, nhất trí với nhau, không mâu thuẫn nhau. Ví dụ
như thống nhất đất nước hay các dân tộc Việt Nam cùng chung tay xây dựng đất
nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Việt Nam có một nền văn hoá đặc sắc, lâu đời gắn liền với lịch sử hình thành và
phát triển của dân tộc. Các nhà văn hóa học thống nhất ý kiến ở một điểm: Việt
Nam có một cộng đồng văn hoá khá rộng lớn được hình thành vào khoảng nửa đầu
thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên và phát triển rực rỡ vào giữa thiên niên kỉ
này. Đó là cộng đồng văn hoá Đông Sơn. Cộng đồng văn hoá ấy phát triển cao so
với các nền văn hoá khác đương thời trong khu vực, có những nét độc đáo riêng


nhưng vẫn mang nhiều điểm đặc trưng của văn hoá vùng Đông Nam Á, vì có chung
chủng gốc Nam Á và nền văn minh lúa nước. Có thể nói xuyên suốt toàn bộ lịch sử
Việt Nam, đã có ba lớp văn hoá chồng lên nhau: lớp văn hoá bản địa, lớp văn hoá
giao lưu với Trung Quốc và khu vực, lớp văn hoá giao lưu với phương Tây. Nhưng
đặc điểm chính của Việt Nam là nhờ gốc văn hoá bản địa vững chắc nên đã không
bị ảnh hưởng văn hoá ngoại lai đồng hoá, trái lại còn biết sử dụng và Việt hoá các
ảnh hưởng đó làm giàu cho nền văn hoá dân tộc.
Dân tộc Việt Nam hình thành sớm và luôn luôn phải trải qua các cuộc kháng
chiến chống giặc ngoại xâm để giữ nước như: khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu,
Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung hay công cuộc trường kỳ kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, từ đó tạo nên một đặc trưng văn hoá nổi bật: tư
tưởng yêu nước thấm sâu và bao trùm mọi lĩnh vực. Các yếu tố cộng đồng có
nguồn gốc nguyên thuỷ đã sớm được cố kết lại, trở thành cơ sở phát triển chủ nghĩa
yêu nước và ý thức dân tộc.
Chính quá trình hình thành lịch sử đầy chông gai đó đã giúp cho 54 dân tộc anh em
kề vai sát cánh cùng chung tay xây dựng một nền văn hóa chung đó là văn hóa dân
tộc Việt Nam. Chính những lý do này đã tạo nên tính thống nhất văn hóa của dân
tộc Việt Nam với những đặc trưng như:
Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức
cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc;
Đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động;
3


Sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống;
Tính cởi mở, khả năng tiếp nhận và dễ hòa nhập để từ đó bản địa hóa các nhân
tố ngoại lai.
Có thể nói những nét văn hóa chung đó mà ai cũng có đã giúp cho dân tộc giữ
vững được tính duy nhất, tính thống nhất, tính nhất quán so với bản thân mình
trong quá trình phát triển, tạo nên sức mạnh ngàn đời cho dân tộc Việt Nam.


1.2 Tính đa dạng
Trong một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam, con người vừa là thực thể trong
đời sống dân tộc - quốc gia, vừa là một thực thể trong đời sống dân tộc - tộc người.
Các hình thái ý thức xã hội vừa phản ánh một cách tích cực đời sống dân tộc - quốc
gia và đồng thời cũng phản ánh một cách tích cực đời sống của dân tộc - tộc người.
Mỗi con người với nhận thức, tình cảm, ý chí và hoạt động của mình cũng như mỗi
hình thái ý thức xã hội đều gắn kết chặt chẽ với đời sống dân tộc đồng thời ở hai
phương diện. Như vậy, ở phương diện dân tộc - quốc gia văn hóa biểu hiện ra và
cũng là kết quả của sự thống nhất; còn ở phương diện dân tộc - tộc người văn hóa
biểu hiện ra và cũng là kết quả của sự đa dạng, phong phú như văn hóa của người
Mường khác người Ê- đê, người Khơ – me khác người Mông hay người Dao khác
Người Tày. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa, tín ngưỡng tục lệ riêng, không
ai giống ai điển hình như Tết của người Việt khác với Tết của người Chăm hay lễ
hội đâm trâu chỉ có ở đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Đời sống văn hóa do đó
luôn thể hiện sự thống nhất mà đa dạng. Có thể coi sự thống nhất mà đa dạng là
quy luật phát triển của văn hóa, nhất là ở các quốc gia đa dân tộc. Trong đời sống
văn hóa, những yếu tố đặc trưng cho tính thống nhất có quan hệ hài hòa với các yếu
tố mang tính đa dạng - ngược lại tính đa dạng cũng không đối lập với tính thống
nhất. Các yếu tố mang tính đa dạng thường xuyên bổ sung cho tính thống nhất.
Đối với sự thống nhất mà đa dạng văn hóa các dân tộc không nên và không thể
hiểu máy móc là sự thống nhất về nội dung và đa dạng về hình thức. Cả nội dung
và hình thức đều cơ bản có sự thống nhất mà đa dạng; trong đó hình thức văn hóa
biểu thị tính đa dạng rõ hơn và phong phú hơn còn trong nội dung văn hóa thì tính
thống nhất đóng vai trò cơ bản bên cạnh các giá trị và sắc thái văn hóa riêng của
từng dân tộc. Các giá trị và sắc thái các văn hóa dân tộc bổ sung cho nhau, làm
phong phú nền văn hóa Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc. Đây chính là
cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và phát huy tính đa dạng văn hóa của các dân tộc
anh em.
2. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng.
2.1 Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất.


4


2.1.1 Lòng yêu nước nồng nàn
Dân tộc Việt Nam hình thành sớm và luôn luôn phải thực hiện các cuộc chiến
tranh giữ nước, từ đó tạo nên một đặc trưng văn hóa nổi bật: tư tưởng yêu nước
thấm sâu và bao trùm mọi lĩnh vực. Các yếu tố cộng đồng có nguồn gốc nguyên
thủy được sớm cố kết lại trở thành cơ sở chủ nghĩa yêu nước và ý thức dân tộc. Giữ
nước là hành động văn hóa vì nó mang ý nghĩa nhân văn cao cả.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát như sau: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu
nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa tới nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm
lăng, thì tinh thần ấy lại càng sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ,
to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước
và lũ cướp nước. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần
yêu nước của dân ta”. Nền tảng và biểu hiện cao nhất của lòng yêu nước, văn hóa
giữ nước là tinh thần tự tôn dân tộc, ý chí tự lập tự cường dân tộc. Không có định
phận “thượng quốc”, “phiên thuộc”, dân tộc “thượng đẳng”, dân tộc “hạ đẳng”.
Cho nên mỗi dân tộc dù lớn, dù nhỏ, dù trình độ phát triển khác nhau, đều có lòng
tự tôn dân tộc, tự khẳng định mình trước thế giới.
2.1.2Tính cộng đồng của xã hội Việt Nam:
Văn hóa Việt Nam cổ truyền cơ bản là văn hóa của nông dân, văn hóa xóm
làng, văn hóa dân gian. Đó là nền văn hóa gắn chặt với cộng đồng gia đình, gia tộc,
dòng họ, làng xã và từ đó mở ra cả cộng đồng dân tộc, quốc gia. Các nhà nghiên
cứu đang quan tâm tới cái gọi là "văn hóa gia đình", "văn hóa dòng họ” với tư cách
như là một thực thể xã hội mang tính huyết thống, thâu nhận và biểu hiện văn hóa
dân tộc phù hợp với truyền thống xã hội riêng của mình. Hình thức văn hóa này đã
được người xưa gọi là "gia phong". Ngày nay, nhiều gia đình và dòng họ đang quan
tâm tới việc phục hồi gia phong và coi đó là môi trường xã hội và văn hóa tốt để
giáo dục con người và góp phần vào việc bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa
dân tộc.


Văn hóa làng cũng là hình thức văn hóa rất cơ bản của văn hóa Việt Nam. Trước
nhất, văn hóa gia tộc, dòng họ không đối lập và phá vỡ tính thống nhất và đặc thù
của văn hóa làng, mà luôn hòa quyện và hội nhập vào với văn hóa làng theo truyền
thống "trong họ ngoài làng" và tới lượt nó, văn hóa làng trở thành mô thức cơ bản
nuôi dưỡng và củng cố tính bền vững và thống nhất của văn hóa dân tộc.
Văn hóa làng là một hình thức thể hiện văn hóa dân tộc mang tính đặc thù, nó
gắn liền với môi trường sinh thái của làng, dân cư và truyền thống lịch sử, từ đó
5


hình thành nên hệ thống các đặc trưng về nếp sống và tâm lý, về tín ngưỡng, phong
tục và lễ hội, các sinh hoạt ăn mặc, ở, đi lại, các hoạt động văn hóa - nghệ thuật...
Đặc biệt, hội làng là hiện tượng văn hóa tiêu biểu, thể hiện sức mạnh cố kết của
cộng đồng làng xã. Tính cộng đồng của làng xã vừa là sự kết tinh vừa là sự biểu
hiện của tính cộng cư (cùng cư trú), cộng hữu (cộng đồng sở hữu đất đai, tài
nguyên) cộng mệnh (gắn bó vận mệnh vào các vị thần linh cùng thờ cúng) và cộng
cảm (cùng cảm nhận và hứng khởi trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa
của làng). Ngày nay, văn hóa làng đang được phục hồi và phát huy, nhất là các
phương diện phong tục tập quán, lễ hội, hương ước, sự cố kết cộng đồng... góp
phần vào việc ổn định, lành mạnh hóa xã hội và làm phong phú hơn đời sống văn
hóa ở cơ sở.
Ngoài ra, các hình thức văn hóa mang tính đặc thù khác gắn với từng nghề
nghiệp, tôn giáo tín ngưỡng, cộng đồng cư dân cũng được phát huy, một mặt tạo ra
chất kết dính cố kết cộng đồng, mặt khác góp phần bảo tồn tính đa dạng và phong
phú của văn hóa Việt Nam.
2.1.3 Ứng xử trọng tình thương và đạo lý
Nét đặc trưng này được coi như là một bản sắc nổi bật của con người Việt Nam.
Biểu hiện của bản sắc văn hóa này qua vô vàn sắc thái văn hóa khác nhau, như
trong các nguyên tắc sống "thương người như thể thương thân", "một con ngựa đau
cả tàu không ăn cỏ", "bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy là khác giống như chung một


giàn", "nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau
cùng"... ; trong đạo lý: "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "công
cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"...; trong chuẩn
mực ứng xử của cộng đồng gia tộc "anh em như thể chân tay", "tay đứt ruột xót",
của cộng đồng làng xã láng giềng: "tối lửa tắt đèn có nhau", "lá lành đùm lá rách" ;
trong cung cách xưng hô mang tính thân tộc đối với toàn xã hội: "cha", "mẹ",
"chú", "bác", "anh", "em", "cháu"... làm cho làng xóm, thậm chí toàn dân tộc như là
một thứ gia tộc mở rộng, theo kiểu "tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ" hay
"chúng ta con một cha nhà một nóc" (Tố Hữu).
Lối ứng xử duy tình này nó có tác dụng tạo nên sức mạnh của cố kết cộng
đồng, nếp sống chan hòa, cởi mở của con người Việt Nam. Tuy nhiên, nó cũng có
mặt trái của nó, đó là tình cảm chủ nghĩa (nặng tình nhẹ lý), gia đình chủ nghĩa, xuề
xòa, tùy tiện "chín bỏ làm mười", "dĩ hòa vi quý", "đóng cửa bảo nhau", "đừng
vạch áo cho người xem lưng".

6


2.1.4 Một nét bản sắc của văn hóa và của con người Việt Nam: tính cởi
mở, khả năng tiếp nhận và dễ hòa nhập để từ đó bản địa hóa các nhân tố
ngoại lai.
Cốt cách này của văn hóa và con người Việt Nam được tạo nên có lẽ là do "số
phận" lịch sử của dân tộc và đất nước Việt Nam nằm ở ngã tư con đường giao lưu
và hội nhập chủng tộc và văn hóa. Trong các giai đoạn phát triển kế tiếp của ba nền
văn hóa : Đông Sơn - Đại Việt và Việt Nam, thì có hai giai đoạn chuyển tiếp văn
hóa mang tính bản lề : giai đoạn Bắc thuộc (từ thế kỷ I - X ), giao tiếp giữa văn hóa
Đông Sơn với văn hóa Hán để sau đó ra đời văn hóa Đại Việt và giai đoạn Pháp
thuộc (cuối thế kỷ XIX đến năm 1945), giao tiếp giữa văn minh Đại Việt với văn
hóa phương tây mà đại diện là văn hóa Pháp, từ đó ra đời nền văn hóa Việt Nam
hiện đại. Sau mỗi giai đoạn chuyển tiếp ấy, nền văn hóa bản địa không những


không co lại, bảo thủ mà luôn mở cửa, hội nhập. Do vậy, nền văn hóa đó không
những không bị đồng hóa mà lớn mạnh lên, đạt tới đỉnh cao mới, nền độc lập dân
tộc được khôi phục. Sau năm 1945 đến nay, văn hóa Việt Nam còn mở rộng giao
lưu với văn hóa Nga, Mỹ, Trung Quốc và nhiều nước khác.
Trong điều kiện giao lưu văn hóa sống động như vậy, đã tạo nên ở con người
Việt Nam, văn hóa Việt Nam một thái độ ứng xử mang tính tích cực : không đóng
kín, chối từ, mà cởi mở, tiếp nhận, hòa nhập. Khả năng tiếp nhận cái của người
khác, biến đổi nó (bản địa hóa) thành cái của mình, phù hợp với nhu cầu và điều
kiện của mình, là bản sắc và sức mạnh của con người Việt Nam và văn hóa Việt
Nam. Điều này tạo ra tính mềm dẻo, năng động, dễ thích nghi của văn hóa Việt
Nam, cũng như mặt trái của nó, là tính tùy tiện, nửa vời trong tiếp thu và học hỏi ;
tâm lý trọng ngoại trong nếp nghĩ và lối sống.
2.2 Nền Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa đa dạng
2.2.1 Đa dạng về dân tộc:
Cùng với nền văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc đều có
một nền văn hoá mang bản sắc riêng từ lâu đời, phản ánh truyền thống, lịch sử và
niềm tự hào dân tộc. Bản sắc văn hoá dân tộc là tất cả những giá trị vật chất và tinh
thần, bao gồm tiếng nói, chữ viết, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, y phục, tâm lý,
tình cảm, phong tục, tập quán, tín ngưỡng... được sáng tạo trong quá trình phát triển
lâu dài của lịch sử. Sự phát triển rực rỡ bản sắc văn hoá mỗi dân tộc càng làm
phong phú nền văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên các khía cạnh, người
7


Việt cùng với các dân tộc anh em có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời,
có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng,những niềm tin bền vững trong
tín ngưỡng. Ví du như: phong tục đón năm mới hay còn gọi là Tết, Tết vừa là một
phong tục đồng thời cũng là một tín ngưỡng và cũng là một lễ hội của người Việt
cùng một số dân tộc khác. Một số dân tộc khác đón năm mới trong thời gian khác


và tên gọi đặc trưng của mình như Chol Chnam Thmay (khoảng tháng 4) của người
Khmer, Katê (khoảng tháng 10) của người ChămBàlamôm,... Từ Tết Nguyên
Đán đón năm mới, theo thời gian với những ảnh hưởng từ Trung Quốc, người Việt
Nam bổ sung thêm vào những phong tục Tết khác như Tết Nguyên tiêu, Tết Đoan
ngọ, Tết Trung thu, Tết Thanh minh.
Việt Nam có nhiều loại lễ hội lớn và long trọng như lễ tế các thần linh, các lễ
hội nhằm tưởng nhớ tới công ơn tổ tiên, nòi giống như hội Đền Hùng, có những lễ
hội tưởng nhớ tới các anh hùng như hội Đền Mẫu Đợi, hội Gióng, hội Đền Kiếp
Bạc, hội Đống Đa, có những lễ hội tưởng nhớ người có công mở mang bờ cõi, các
ông tổ các ngành nghề,...của người Việt. Bên cạnh các lễ hội lớn của người Việt,
các dân tộc khác cũng có những lễ hội lớn như lễ hội Katê của người Chăm, lễ
cúng Trăng của người Khmer, lễ hội xuống Đồng của người Tày,người Nùng, Lễ
hội hoa ban của người Thái, Hội đua voi của người Mnông….
2.2.2 Đa dạng về vùng văn hóa:
Văn hóa Việt Nam là một phức thể gồm 3 yếu tố: văn hóa núi, văn hóa đồng
bằng và văn hóa miền biển, trong đó yếu tố đồng bằng tuy có sau nhưng đóng vai
trò chủ đạo. Điều khác biệt cho phép chúng ta nhận diện văn hóa Việt Nam chủ yếu
là do bức tranh cấu tạo tộc người với nền văn hóa của họ và quá trình tích hợp văn
hóa để hình thành nên văn hóa quốc gia dân tộc mang tên là Việt Nam. Quả thật,
chỉ có ở Việt Nam trong khung cảnh Đông Nam Á mới có một bức tranh đa dạng,
đa sắc, đa hương, đa vị như vậy, với những gam màu đậm nhạt khác nhau: nơi giàu
chất núi, nơi thấm đượm chất biển, nơi mỡ màng chất đồng bằng. Nói cách khác,
cũng là mầu xanh nhưng có xanh núi rừng, xanh màu lúa, xanh nước biển. Thời
gian đã dệt nên những bức màn lịch sử với bao sự biến động thăng trầm. cũng là
nơi hội tụ đủ các bộ tộc thuộc tất cả các dòng ngôn ngữ Đông Nam Á: Nam Á,
Ở Việt Nam, người Tày – Thái là cư dân rất giỏi làm lúa nước và đã thể hiện
thành công mô hình kinh tế - xã hội lúa nước vùng thung lũng hẹp chân núi, sau
này được nhân rộng ra nhiều vùng ở Đông Nam Á. Trong khi đó các nhóm Môn
Khmer đại diện cho văn hóa núi, sống rải rác trên vùng cao làm nương rẫy, ngôn
ngữ bị vỡ vụn ra thành từng mảnh. Nhưng đó chính là những cư dân bản địa cổ


nhất, còn bảo lưu được những yếu tố tiền cốc loại và những người chủ thực sự của
Cao Nguyên. Trong nhóm Môn Khmer có người Khmer Nam Bộ, là di duệ của chủ
nhân nền văn hóa Đồng Nai. Người Chàm cùng với các dân tộc Êđê, Jarai, Raglai,
8


Churu tạo thành nhóm ngôn ngữ Nam đảo trên lục địa. Văn hóa Chàm đậm chất
biển, họ quen với môi trường biển, ưa phóng tầm mắt ra biển cả, ưa màu trắng của
cát biển Chính người Chàm đã có đóng góp to lớn vào phức thể văn hóa Việt Nam yếu tố văn hóa biển, làm cho nền văn hóa Việt Nam hội đủ ba yếu tố: núi, đồng
bằng và biển.
Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ra
những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam. Từ cái nôi của văn
hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người Việt chủ đạo với nền văn hóa
làng xã và văn minh lúa nước, đến những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tại
Tây bắc và Đông bắc. Từ các vùng đất biên viễn của Việt Nam thời dựng nước ở
Bắc Trung bộ đến sự pha trộn với văn hóa Chăm Pa của người Chăm ở Nam Trung
Bộ. Từ những vùng đất mới ở Nam Bộ với sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoa,
người Khmer đến sự đa dạng trong văn hóa và tộc người ở Tây Nguyên.

Kiến thức vận dụng
1Tính thống nhất và đa dạng của văn hóa trong sinh viên hiện nay
1.1 Thực trạng
Quá trình hội nhập quốc tế đã có những tác động nhất định, làm thay đổi
phương thức tư duy, lối sống của sinh viên theo hướng hiện đại và tích cực, chủ
động hơn. Sinh viên nước ta biết thêm nhiều hơn về phong tục, tập quán, văn hóa
và con người của các quốc gia trên thế giới. Có điều kiện khám phá thế giới, tiếp
thu và làm chủ các tiến bộ khoa học - kỹ thuật hiện đại, tri thức mới...
Bên cạnh đó, cũng có những hạn chế cần được nhìn nhận và điều chỉnh kịp
thời, như: Một bộ phận sinh viên xa rời truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc.
Không ít người có thái độ ứng xử, biểu hiện tình cảm thái quá trong các hoạt động


giải trí, văn hóa, nghệ thuật; lãng quên, thờ ơ đối với dòng nhạc dân ca, dòng nhạc
cách mạng, truyền thống. Bên cạnh đó, chúng ta thấy một hiện tượng đáng báo
động của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng trong việc hội nhập, tiếp thu văn
hóa thế giới, du nhập những hoạt động văn hóa tiêu cực, không phù hợp thuần
phong, mỹ tục của dân tộc. Không ít sinh viên đang ngày đêm cuốn vào các trò
chơi điện tử, online mang nặng tính bạo lực, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thời gian
học tập. Có những người say mê với các ấn phẩm, văn hóa phẩm không lành mạnh,
độc hại, dẫn đến những hành động suy đồi đạo đức, vi phạm pháp luật.
9


Bên cạnh đó, những biểu hiện sai lệch của những người mà giới trẻ coi là thần
tượng như ca sĩ, diễn viên điện ảnh...
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống của một số sinh viên hiện nay. Ngoài ra,
ngôn ngữ dùng trong những cuộc trò chuyện trên các trang mạng xã hội hay tin
nhắn cũng bị một bộ phận học sinh, sinh viên "biến tấu" với những từ ngữ khó
hiểu, thậm chí dung tục và sử dụng một cách tràn lan, khó chấp nhận, không còn
giữ được sự trong sáng của tiếng Việt.
Thậm chí, có những từ ngữ bị dùng sai bản chất với ngụ ý không lành mạnh.
Những thực trạng nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và
những nguyên nhân chủ quan. Trước hết, cần phải khẳng định, bản thân mỗi học
sinh, sinh viên chưa thật sự xây dựng cho mình ý thức tự rèn luyện, nâng cao trình
độ, học hỏi kỹ năng.
Bản lĩnh, ý thức tìm hiểu còn hạn chế của sinh viên trước những loại hình hoạt
động văn hóa, nghệ thuật khác nhau cũng là một trong những nguyên nhân đáng
chú ý dẫn đến những hạn chế, yếu kém của một bộ phận bạn trẻ trong việc tham gia
gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Trong thực tế cuộc sống, một số hoạt động văn
hóa, nghệ thuật không còn phù hợp với sở thích của tuổi trẻ, cho nên giới trẻ và
sinh viên phải tìm đến với những loại hình nghệ thuật du nhập từ nước ngoài. Tuy
nhiên, các loại hình này lại chưa được chọn lọc trước khi tràn lan trong xã hội.


Công tác quản lý của các ban, ngành chức năng chưa thật sự có hiệu quả trong việc
khắc phục thực trạng này.
1.2 Giải pháp
Ngày nay, trong điều kiện khoa học công nghệ trên thế giới phát triển mạnh mẽ,
toàn cầu hóa kinh tế trở thành xu thế khách quan, sự bùng nổ thông tin, quá trình đô
thị hóa ngày càng nhanh chóng, sự chuyển dịch dân cư gia tăng sẽ tác động sâu sắc
hơn đến lối sống của con người, đặc biệt là thanh thiếu niên, thúc đẩy sự giao thoa
giữa các nền văn hoá, hòa nhập về lối sống… đã kích thích xu hướng giữ gìn bản
sắc văn hoá của mỗi quốc gia, dân tộc, để tránh không bị đồng hóa với các nền văn
hóa khác. Điều đó cho thấy: văn hóa ngày càng có vai trò quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước, phát triển toàn diện con người
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Văn kiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã khẳng định: “Tiếp tục phát triển
sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
10


dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho
văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Xây dựng và hoàn thiện
giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa , hội nhập kinh tế.”
Để thực hiện nhiệm vụ trên, cần tập trung giáo dục cho mọi người, đặc biệt là
thế hệ trẻ những vấn đề cụ thể như sau:
Thứ nhất, giáo dục cội nguồn, truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.
Cội nguồn, truyền thống là những nét văn hoá tốt đẹp được hình thành lâu đời
trong lịch sử, có sức sống trường tồn, tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam, thể hiện
sinh động qua những án thơ, tác phẩm văn chương tiêu biểu như: “Bình Ngô đại
cáo”, “Quốc Âm thi tập”, “ức Trai thi tập” của Nguyễn Trãi đã chú ý nhấn mạnh
tấm lòng “ái quốc trung quân”, tư tưởng nhân nghĩa, thân dân sáng ngời; hoặc tác
phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du thể hiện tiếng nói yêu thương, sự đồng cảm


với số phận bi kịch của con người, khát vọng tự do, hạnh phúc lứa đôi; hay những
câu chuyện về truyền thống chống giặc ngoại xâm, về các vị anh hùng dân tộc như:
“An Dương Vương”, “Thánh Gióng”, “Hai Bà Trưng”, “Lý Thường Kiệt”,“Trần
Quốc Toản, “Quang Trung Nguyễn Huệ”… Tất cả làm cho mỗi người thấy được
lòng yêu nước, thương nòi của con người Việt Nam, những bài học quí báu về thời
kì dựng nước, giữ nước, chống giặc ngoại xâm và thiên tai, về cội nguồn “con Lạc
cháu Hồng”…qua đó làm cho thế hệ trẻ hôm nay thêm yêu và tự hào về văn hoá
Việt Nam.
Thứ hai, giáo dục lịch sử, đặc biệt là lịch sử của dân tộc kể từ ngày có Đảng, có
Bác Hồ cho thế hệ trẻ.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, dân tộc Việt Nam đã vững tay chèo đưa
con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua mọi sóng gió, thác ghềnh đánh bại Thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược giành độc lập tự do cho dân tộc. Nhưng hiện
nay, kẻ thù luôn tìm mọi cách để chống phá cách mạng nước ta, chúng luôn hướng
vào mục tiêu xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng; chúng lợi dụng những tiêu cực từ mặt
trái kinh tế thị trường và hội nhập thế giới để thẩm thấu vào cơ thể của hệ thống
chính trị, tư tưởng, lối sống của nhân dân ta, lan tỏa một trạng thái xã hội, nhất là
trong lớp trẻ, trạng thái dị ứng với chính trị hoặc thái độ bàng quan, thờ ơ với lịch
sử dân tộc... Trước tình hình đó đòi hỏi chúng ta phải hết sức tỉnh táo và trung
thành với sự lãnh đạo của Đảng, tiến hành cuộc đấu tranh kiên quyết trên mặt trận
chính trị, tư tưởng làm thất bại âm mưu của chúng. Việc giáo dục lịch sử, đặc biệt
là lịch sử của dân tộc kể từ ngày có Đảng, có Bác Hồ cho thế hệ trẻ là một việc làm
cần thiết, cấp bách trong giai đoạn cách mạng hiện nay, phải giáo dục cho mọi
11


người hiểu rõ sự mất mác to lớn của chiến tranh, hiểu hết được giá trị của hoà bình,
độc lập và những thành quả của cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã
phải đổ biết bao xương máu mới giành được, đồng thời hiểu rõ âm mưu thủ đoạn
của kẻ thù, để từ đó xây dựng động cơ học tập đúng đắn, làm tròn trách nhiệm của


mình đối với quê hương, đất nước.
Thứ ba, giáo dục đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa cho thế hệ trẻ trong thời kì
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Giáo dục đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa là một đòi hỏi khách quan của quá
trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới; ngoài những điều kiện khách quan quy
định đạo đức, lối sống còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan, vào mục tiêu của con
người đặt ra, những định hướng giá trị của chủ thể xây dựng. Xét về nội dung, quá
trình xây dựng đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa là quá trình biến thế giới quan,
hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tiêu chuẩn đạo đức
của giai cấp công nhân thành thế giới quan, hệ tư tưởng và những tiêu chuẩn đạo
đức cho mọi đối tượng trong xã hội.
Vậy việc xác lập đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa là quy luật của sự phát
triển, là một mặt hết sức quan trọng của việc xây dựng con người mới. Đồng thời,
quá trình xây dựng đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ là quá trình đấu tranh gạt bỏ
những tập quán lỗi thời, khắc phục khuynh hướng bảo thủ, trì trệ, những tàn dư tư
tưởng, văn hoá lạc hậu phản động. Do đó, chúng ta cần tập trung giáo dục cho thế
hệ trẻ những phẩm chất cơ bản sau: có bản lĩnh chính trị vững vàng; có trình độ học
vấn rộng; có tư duy kinh tế, biết tính toán hiệu quả; có khả năng tổ chức quản lý, sử
dụng tốt ngoại ngữ; biết nhiều nghề, thạo một nghề; sáng tạo trong học tập, lao
động, công tác; tận tâm, trách nhiệm, kỷ luật; dám nghĩ, dám làm, chấp nhận mạo
hiểm; biết xây dựng cuộc sống gia đình, thật thà, giữ gìn chữ tín...
Tóm lại, bản sắc văn hoá là sức sống tiềm ẩn của mỗi quốc gia, dân tộc. Giữ gìn
và phát huy bản sắc trong điều kiện ngày nay là trách nhiệm của toàn xã hội. Xã
hội, nhà trường và gia đình cần làm tốt hơn nữa nhiệm vụ giáo dục bản sắc văn hóa
dân tộc để vững bước trong quá trình hội nhập, không bị đồng hoá hay tan biến khi
tiếp xúc với các nền văn hoá khác.

12



Kết luận
Sự thống nhất của văn hóa dân tộc và các vùng văn hóa nước ta không phải do
bất kỳ ý muốn chủ quan nào. Nó là thực tế khách quan của lịch sử phát triển đa
dạng các sắc thái văn hóa vùng và tộc người. Thống nhất trong đa dạng; thống nhất
mà không đa dạng thì sẽ thống nhất hình thức, đơn điệu và dễ theo một ý muốn chủ
quan nào đó. Sự thống nhất mà đa dạng là quy luật phát triển của văn hóa Việt
Nam.
Tuy nhiên sự thống nhất trong đa dạng về bản sắc dân tộc Việt Nam hiện nay
đang vấp phải hai thách thức diễn ra trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
kinh tế thị trường toàn cầu hóa - đó là sự suy giảm đa dạng văn hóa và suy giảm cả
sự thống nhất văn hóa. Vì vậy, trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cần phải đồng thời giải quyết hai mối
quan hệ:
Giữa thống nhất và đa dạng;
Giữa truyền thống và hiện đại;
Bởi lẽ một nền văn hóa đương đại của một dân tộc bao giờ cũng gồm văn hóa
truyền thống kết hợp với các yếu tố văn hóa mới được sáng tạo và các yếu tố văn
hóa ngoại lai. Quá trình phát triển văn hóa dân tộc là liên tục biến những yếu tố
ngoại lai trở thành những yếu tố nội sinh trên cơ sở bản sắc dân tộc, nhằm bồi bổ
bản sắc dân tộc. Nghĩa là bản sắc dân tộc cũng sẽ biến đổi trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó vấn đề đặt ra là phải bảo đảm cho sự biến đổi này
không được làm “mất gốc” bản sắc dân tộc. Đây là một thách thức ở chính cái nền
tảng văn hóa Việt Nam, nhất là trong điều kiện các giá trị vật chất có xu hướng
được tích lũy nhanh và mạnh hơn các giá trị tinh thần, mà các giá trị tinh thần cho
đến nay vốn là một thế mạnh trong bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.

13


Tài liệu tham khảo:


1. ĐCSVN: Báo cáo chính trị của BCHTW Đảng khóa VIII trình Đại hội lần thứ IX
của Đảng, Báo Nhân dân, ngày 19/4/2001.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 6, tr. 171
3. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin/P3.VIII.2
4. Văn hóa Việt Nam của GS.TS Phạm Đức Dương: Chủ tịch hội nghiên cứu Khoa
học Đông Nam Á Việt Nam
5. Sự thống nhất trong đa dạng về bản sắc dân tộc trong xây dựng và phát triển nền
văn hóa Việt Nam hiện nay của nhà văn hóa Nông Quốc Chấn.

14



Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.73 KB, 18 trang )



MỤC LỤC

NỘI DUNG 1
1. Khái niệm Tính thống nhất và đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. 1
1.1. Tính thống nhất là gì? 1
1.2. Tính đa dạng là gì? 1
2. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong
cộng đồng dân tộc. 1
2.1. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất 1
2.2. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa đa dạng trong cộng đồng
dân tộc 8
3. Tính thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt Nam hiện nay. 11
KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15








LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hội nghị lần thứ 5 khoá VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng
Sản Việt Nam đã chỉ ra nghị quyết về xây dựng và phát triển một nền văn hóa có
đặc điểm: tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, thay cho quan niệm nền văn
hóa Việt Nam có nội dung xã hội chủ nghĩa, có tính chất dân tộc, có tính đảng và
tính nhân dân được nêu ra trước đây. Cùng với sự phát triển kinh tế, chính trị,


pháp luật thì văn hóa là vấn đề quan trọng và không thể thiếu trong quá trình
phát triển đất nước, được coi là bước đi đầu trong giai đoạn phát triển và hội
nhập kinh tế. Vốn dĩ, để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác người ta thường
nhắc tới văn hóa. Bởi những giá trị truyền thống được chắt lọc lâu đời đã tạo cho
Việt Nam có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa
dạng với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.
Hay nói cách khác, văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng
trong cộng đồng các dân tộc. Sự đa dạng và thống nhất ấy được biểu hiện trên
nhiều mặt, từ cơ sở nền tảng tạo thành cho đến đời sống sinh hoạt vật chất lẫn
tinh thần của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Và đây cũng chính là lí do nhóm chúng em lựa chọn đề tài: “Nền văn hóa
Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng dân tộc”.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là để hiểu rõ được sự đa dạng và phong phú văn hóa Việt
Nam, các sắc thái và các giá trị văn hóa của các dân tộc anh em trên đất nước
Việt Nam, của các vùng, các địa phương trong nước. Nghiên cứu sự thống nhất
văn hóa Việt Nam trải qua các thời kì lịch sử, hàng ngàn năm đấu tranh dựng
nước và giữ nước. Hiểu rõ Các hoạt động văn hóa, sinh hoạt văn hóa, sáng tạo
văn hóa, tác phẩm văn hóa phải thể hiện được rõ nét và sâu sắc các giá trị tinh


thần của dân tộc. Đồng thời, có thêm sự hiểu biết tình hình văn hóa Việt Nam
hiện nay có xu hướng hợp tác, giao lưu văn hóa nước ngoài được mở rộng.
3. Những nội dung chính
Với đề tài trên nhóm xin trình bày những nội dung cơ bản như sau: Tính thống
nhất là gì? Tính đa dạng là gì? Tính thống nhất của văn hóa Việt Nam, Tính đa
dạng của văn hóa Việt Nam và Tính thống nhất và đa dạng văn hóa Việt Nam
hiện nay.

Trang 1



NỘI DUNG

1. Khái niệm Tính thống nhất và đa dạng của nền văn hóa Việt Nam.
1.1. Tính thống nhất là gì?
Tính thống nhất của nền văn hóa Việt Nam là tính nhất trí với nhau, hòa
quyện bình đẳng, không mâu thuẫn với nhau, hợp lại thành một khối, cơ cấu tổ
chức và có sự phát triển độc lập của văn hóa các dân tộc anh em cùng sống trên
lãnh thổ Việt Nam.
Mỗi thành phần dân tộc có truyền thống và bản sắc của mình, cả cộng đồng
dân tộc Việt Nam có nền văn hoá chung nhất.
1.2. Tính đa dạng là gì?
Tính đa dạng của nền văn hóa Việt Nam được thể hiện rất khác nhau giữa
các lĩnh vực phong tục tập quán, kinh tế -xã hội của cộng đồng các dân tộc. Đây
là nhân tố để giữ gìn bản sắc truyền thống của dân tộc, là điểm để phân biệt vùng
này với vùng khác, mỗi vùng có những nét riêng biệt tuỳ thuộc vào điều kiện tự
nhiên, vị trí địa lý, sự tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá bên ngoài, tạo nên sự đa
dạng, phong phú của vùng.
2. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng
đồng dân tộc.
2.1. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất
Đất nước ta có 54 dân tộc từ cổ chí kim đều xuất phát từ truyền thống con
lạc cháu hồng cùng chung tay góp sức tạo nên giá trị văn hóa và bản sắc văn hóa
riêng. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là tổng hợp các giá trị tinh thần của dân
tộc. Nghị quyết Trung ương lần thứ 5 đã nêu rõ: “Bản sắc dân tộc bao gồm
những giá trị văn hóa truyền thống bền vững, những tinh hoa của những cộng
đồng của các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm
đấu tranh dựng nước và giữ nước”.
Trang 2


Bản sắc dân tộc: “Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc,
tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ
quốc; lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng
tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống… Bản sắc
văn hóa dân tộc còn đậm nét trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc
đáo”.
Mỗi thành phần dân tộc có truyền thống và bản sắc của mình, cả cộng đồng
dân tộc Việt Nam có nền văn hóa chung nhất. Không có sự đồng hóa hoặc thôn
tính, kỳ thị bản sắc văn hóa của các dân tộc. Hơn 50 dân tộc sống trên đất nước
ta đều có những giá trị và sắc thái văn hoá riêng. Các giá trị và sắc thái đó bổ
sung cho nhau, làm phong phú nền văn hoá Việt Nam và củng cố sự thống nhất
dân tộc là cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và phát huy tính đa dạng văn hoá của
các dân tộc anh em. Khẳng định một truyền thống đã trải qua hàng nghìn năm
đấu tranh dựng nước và giữ nước, 54 dân tộc anh em Việt Nam đã gắn bó keo
sơn, đoàn kết một lòng, chung một khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc, đã vượt
qua muôn vàn khó khăn gian khổ, hy sinh, cống hiến to lớn về sức người, sức
của, máu xương cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
Cũng trong suốt chặng đường lịch sử đầy gian khổ nhưng vô cùng vẻ vang
ấy, các thế hệ cộng đồng 54 dân tộc anh em Việt Nam đã không ngừng xây dựng,
bồi đắp nên nền văn hóa Việt nam - một nền văn hóa thống nhất, tiên tiến và đậm
đà bản sắc Việt Nam, hội tụ và hòa quyện những phẩm chất, tinh hoa văn hóa các
dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Qua đó ta thấy rằng bản sắc văn hóa là tổng hợp các giá trị tinh thần sức
mạnh và sáng tạo của dân tộc ta cho giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam giữ vững
được tính thống nhất, tính nhất quán so với bản thân mình trong quá trình phát
triển được thể hiện:
Trang 3

• Bản sắc văn hóa dân tộc là những đặc trưng về văn hóa, về đời sống tinh thần
dân tộc ấy, là những nét đặc biệt, độc đáo về tinh thần, về văn hóa, về cách sống


và sức sáng tạo để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Mất bản sắc văn hóa
dân tộc tức là dân tộc bị đồng hóa chỉ còn lại cái vỏ bề ngoài.
• Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là hạt nhân của tinh thần sáng tạo của dân
tộc truyền từ đời này sang đời khác, được làm giàu thêm bằng kinh nghiệm cuộc
sống và sự sáng tạo của các thế hệ. Đó là truyền thống được tạo ra và hun đúc
trong lịch sự hình thành và phát triển của dân tộc.
• Bản sắc văn hóa dân tộc còn biểu hiện cụ thể ở những giá trị văn hóa bền vững
của dân tộc Việt Nam, là tổng hợp các giá trị tinh thần của dân tộc, tiêu biểu là:
- Tinh thần yêu nước nồng nàn.
Tinh thần yêu nước là nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xã hội
mà nội dung của nó là lòng trung thành với Tổ quốc, là lòng tự hào về quá khứ
và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc. Thực ra, trên
thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có tình yêu đất nước, nhưng bản sắc, sự hình
thành cũng như biểu hiện của nó lại có sự khác nhau. Ở Việt Nam, chúng ta có
thể thấy rằng, chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức cao quý nhất của dân tộc
Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức cao nhất, đứng đầu trong thang bậc giá trị
truyền thống, và là hằng số trong mỗi người Việt Nam, là tiêu điểm của mọi tiêu
điểm. Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân,
luôn chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản
sắc dân tộc, luôn tự hào về dân tộc…Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt
nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới
đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột. thịt, rồi đến xóm làng,
sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đất nước không phải là
tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất
nước nhất định.
Trang 4

Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước, nó
còn được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước. Trên thế giới, hầu
như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng.


Nhưng có lẽ không dân tộc nào lại phải trải qua quá trình giải phóng dân tộc,
bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặc biệt như ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ
thế kỷ III TCN đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta đã dành hơn nửa
thời gian cho các cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ngoại xâm, các
cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Không có một dân tộc nào
trên thế giới lại phải chịu nhiều cuộc chiến tranh như vậy và với những kẻ thù
mạnh hơn rất nhiều. Chính tinh thần yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc ta vượt
qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược. Qua những cuộc chiến
đấu trường kỳ đầy gian khổ đó, chủ nghĩa yêu nước đã trở thành dòng chủ lưu
của đời sống Việt Nam, trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh trong tâm hồn
Việt Nam.
Yêu nước là tình cảm và tư tưởng phổ biến, vốn có ở tất cả các dân tộc trên
thế giới chứ không riêng gì của dân tộc Việt Nam. Song, tư tưởng ấy được hình
thành sớm hay muộn, đậm hay nhạt, nội dung cụ thể, hình thức và mức độ biểu
hiện cũng như chiều hướng phát triển của nó lại tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử
đặc thù của từng dân tộc. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là
một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ
chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy
nghìn năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc
lập tử tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên
12 thế kỷ). Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào
tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức
mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác
cho dù chúng có hùng mạnh đến đây. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh
tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý
Trang 5

báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khỉ Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi
nổi. nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự
nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước".


- Ý chí tự lập, tự cường dân tộc.
Ý chí tự lập, tự cường dân tộc thể hiện trước hết ở việc khẳng định nền độc
lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Đó là
điều thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Từ thời cổ đại, người Việt đã thể hiện ý
chí tự lập, tự cường dân tộc, thông qua hành động kiên quyết không khuất phục
trước bất kỳ kẻ thù nào dù chúng có hùng mạnh và tàn bạo đến đâu đi nữa.
Trong hơn 1.000 năm Bắc thuộc, mặc dù bị đô hộ song chúng ta không để mất
đất, mất dân, không chịu khuất phục, không bị đồng hóa. Và, cuối cùng chúng
ta đã thắng giặc ngoại xâm, hiên ngang khẳng định quyền sống và nền độc lập
dân tộc.
- Tinh thần đoàn kết dân tộc, ý thức cộng đồng, gắn kết cá nhân – gia đình –
làng xã – tổ quốc.
Xét từ nguồn gốc, mọi con dân đất Việt dù ở đâu và làm gì đều có chung
nguồn cội, đều là con Hồng cháu Lạc được sinh ra từ “bọc trăm trứng” của mẹ
Âu Cơ. Vì vậy, tiếng gọi “đồng bào” là tiếng gọi thân thiết và linh thiêng, đánh
thức cội nguồn nòi giống dân tộc. Đoàn kết bắt nguồn tự cội nguồn (“bọc trăm
trứng”) đi đến “đồng bào”, tỏa rộng ra cộng đồng “Nhà - Làng - Nước”, hình
thành nên ý thức cộng đồng và tinh thần đoàn kết. Đoàn kết từ trong mỗi gia
đình dòng họ, lan ra làng - xã và phát triển đến đoàn kết dân tộc. Đó chính là
sức mạnh, là điểm tựa tinh thần vững chắc của con người và cả dân tộc Việt
Nam trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước.
- Tình yêu thương con người, lòng nhân ái và khoan dung.
Trang 6

Thương người là phẩm chất đạo đức cao đẹp, trở thành giá trị truyền thống
của con người và dân tộc Việt Nam. Tình yêu thương con người bắt nguồn từ
chính cuộc sống lao động, chiến đấu của con người Việt Nam từ thời cổ đại,
được phát triển qua các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược với phương
châm “chị ngã em nâng”, “lá lành đùm lá rách” đi đến “bầu ơi thương lấy bí
cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” và “nhiễu điều phủ lấy giá


gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”. Chính tình yêu thương
con người đó đã được nhân dân ta chắt chiu, giữ gìn, phát triển và trao truyền
qua nhiều thế hệ và trở thành lối sống, lẽ sống ở đời.
Nhân ái, khoan dung là đức tính tốt đẹp, trở thành một trong giá trị truyền
thống tiêu biểu của con người và dân tộc Việt Nam. Nó có nguồn gốc sâu xa
trong điều kiện sống, vừa lao động sản xuất vừa chiến đấu chống giặc ngoại
xâm, đồng thời vừa chắt chiu nuôi dưỡng giống nòi Việt Nam. Còn nguồn gốc
trực tiếp của “nhân ái, khoan dung” là tình yêu thương con người – “thương
người như thể thương thân”.
Lòng nhân ái, khoan dung của con người và dân tộc Việt Nam được thể
hiện không chỉ đối với những con người lầm lỗi trong xã hội (“đánh kẻ chạy đi,
không ai nỡ đánh người chạy lại”), mà còn đối với cả những kẻ thù xâm lược.
Trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, cha ông chúng ta luôn vì đại
nghĩa – “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”. Khi kết
thúc chiến tranh, chúng ta không giết tù binh, mà còn cung cấp lương thực, thực
phẩm, thuốc men và phương tiện để họ về nước. Sau đó, chúng ta thực hiện chủ
trương hòa giải “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai” để cùng hợp tác và phát
triển vì hòa bình và tiến bộ xã hội.
Lòng nhân ái, khoan dung của con người và dân tộc Việt Nam còn thể hiện
sâu sắc trong cuộc sống, sinh hoạt ở mỗi gia đình, dòng họ, mỗi cộng đồng
người. Đó là lối sống hòa thuận, đoàn kết, thương yêu “lá lành đùm lá rách”,
Trang 7

“tối lửa tắt đèn có nhau” trong “tình làng nghĩa nước”,… Lòng nhân ái, khoan
dung được phát triển trên cả bề rộng và chiều sâu thành những phương châm
sống: “Có lý, có tình”, “uống nước, nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”,…
- Tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nhân dân ta.
Cần cù, thông minh, sáng tạo là đức tính vốn có ở nhiều dân tộc trên thế
giới. Người ta thường nói, “cần cù như người Nga, thông minh như người Đức,
thực dụng như người Mỹ và sáng tạo như người Nhật”. Điều đó nói lên tính


cách tiêu biểu của mỗi dân tộc trong những điều kiện lịch sử - cụ thể.
Trong lịch sử tồn tại và phát triển, dân tộc Việt Nam đã hội đủ cả ba đức
tính “cần cù, thông minh, sáng tạo” với sắc thái riêng, độc đáo. Những đức tính
và sắc thái này được hình thành, phát triển trên cơ sở điều kiện địa lý tự nhiên,
lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa của dân tộc Việt Nam và không lặp lại ở bất kỳ
dân tộc nào trên thế giới.
Từ rất sớm, con người và dân tộc Việt Nam đã phải thường xuyên và
thường trực chống chọi với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt (nắng hạn đan xen
với bão lụt, “nóng như thiêu như đốt” đan xen với “rét cắt da cắt thịt”) để khai
hoang mở cõi; vừa sản xuất với “hai sương một nắng” lại vừa phải chiến đấu
chống giặc ngoại xâm với những đội quân to lớn và tàn bạo; vừa phải “tự lập tự
cường” vừa phải thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với phương châm
“dĩ bất biến, ứng vạn biến” để tồn tại và phát triển đi lên. Chính thực tiễn khắc
nghiệt và phức tạp ấy đã “đào luyện” và “bồi đắp” nên đức tính “cần cù, thông
minh, sáng tạo” của dân tộc Việt Nam.
- Tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống.
Dân tộc Việt Nam có truyền thống lạc quan. Đó chính là tinh thần mang
“tính chất triết lý xã hội và nhân sinh, căn cứ trên một nhận thức nhất định về
cuộc sống, về lịch sử”. Tinh thần lạc quan đó xuất phát từ quy luật phát triển tất
Trang 8

yếu của cuộc sống, từ niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của con người và dân
tộc, nhất là niềm tin vào sự tất thắng của chân lý, chính nghĩa.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, tinh thần lạc quan
cách mạng của con người và dân tộc Việt Nam đã trở thành sức mạnh, được thể
hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cụ thể là, chúng ta không chỉ vượt
qua cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, mà còn đưa nền kinh tế phát triển nhanh
với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hơn 7,2%/năm; đã giảm tỷ lệ nghèo đói
từ 58% vào năm 1993 xuống 14% năm 2011; đời sống của các tầng lớp nhân
dân đều được cải thiện tốt hơn; chế độ chính trị - xã hội luôn ổn định; vị thế và


uy tín của đất nước ngày càng nâng cao trên thị trường quốc tế.
Vì vậy tính thống nhất văn hóa các dân tộc còn đậm nét cả trong các hình
thức biểu hiện mang tính dân tộc độc lập, là 1 tổng thể những phẩm chất, tính
cách, khuynh hướng cơ bản thuộc về sức mạnh tiềm tàng và sức sáng tạo của
cộng đồng dân tộc Việt Nam. Chính sức mạnh và sức sáng tạo này đã giữ vững
được tính thống nhất, có mối liên hệ gốc rễ, lâu dài và bền vững với môi trường
xã hội-tự nhiên và với quá trình lịch sử dân tộc đó đã tồn tại.
2.2 . Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa đa dạng trong cộng đồng dân
tộc
Nước Việt Nam là một nước đa dạng về sắc tộc-54 dân tộc, mỗi dân tộc
người Việt Nam có một giá trị văn hóa hoàn toàn khác nhau, có những nét riêng
tạo nên văn hóa Việt Nam ngày càng đa dạng và phong phú. Và quá trình hội tụ
bắt nguồn từ những trung tâm khác nhau nên nó không mang tính đơn tuyến
trong sự biệt lập, mà là đa tuyến trong sự tiếp xúc đan xen nhiều chiều, tạo nên
những đường đồng quy, những cơ chế văn hóa tộc người đa thành phần. Sự đa
dạng này được thể hiện trong các khía cạnh dưới đây:
- Tín ngưỡng:
Trang 9

Như mọi nơi trên thế giới, từ thuở xa xưa các dân tộc trên đất Việt Nam đã
thờ rất nhiều thần linh. Các dân tộc thờ tất cả các thế lực vô hình và hữu hình
mà thực chất là các hiện tượng thiên nhiên và xã hội chưa thể giải thích được
vào thời đó. Ngày nay nhờ những nghiên cứu, những lễ hội, những phong tục
hiện hữu chúng ta biết nhiều hơn về cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của
các dân tộc Việt Nam cổ nói chung và tín ngưỡng của họ nói riêng.
Người xưa cho rằng bất cứ vật gì cũng có linh hồn, nên người ta thờ rất
nhiều thần, nguyên thủy họ thờ thần Mặt Trời, thần Mặt Trăng, thần Đất, thần
Sông, thần Biển, thần Sấm, thần Mưa, những vị thần gắn với những ước mơ
thiết thực của cuộc sống người dân nông nghiệp. Đi sâu vào cuộc sống hằng
ngày họ thờ thần Nông là thần trông coi việc đồng áng, thần Lúa, thần Ngô với


hy vọng lúc nào ngô lúa cũng đầy đủ. Không chỉ các vị thần gắn với đời sống
vật chất, các dân tộc còn thờ các vị thần gắn với đời sống tinh thần của
họ. người Việt thờ các thần Thành Hoàng, các vị anh hùng dân tộc, các vị thần
trong đạo mẫu. Họ là các vị thần có công lớn với đất nước, với làng xã, dân
chúng thờ phụng các vị thần này để tỏ lòng biết ơn và cầu mong các vị phù hộ
họ. Cũng như người Việt, người Hoa thờ các vị thần Quan Công,Thần
Tài. Người Chăm thờ các vị thần như Po Nagar, Po Rome,
- Tôn giáo:
Trên danh nghĩa, các tôn giáo ở Việt Nam gồm: Phật giáo Đại thừa, Khổng
giáo và Đạo giáo (được gọi là "Tam giáo"). Có một số tôn giáo khác như Công
giáo Rôma, Cao Đài và Hòa Hảo. Những nhóm tôn giáo có ít tín đồ hơn khác
gồm Phật giáo Tiểu thừa, Tin Lành và Hồi giáo.
Trong đó, Phật giáo Đại thừa được nhiều người thừa nhận là tôn giáo chính
của người Việt, người Hoa, và một số dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng núi
phía Bắc như Mường, Thái, Tày, Công giáo được du nhập vào Việt Nam từ
thế kỷ 16 và hiện nay Việt Nam có khoảng 8% dân số là tín đồ Công giáo, đứng
Trang 10

hàng thứ 2 ở Đông Nam Á sau Philippines. Cùng với Công giáo, một hệ phái
khác của đạo Cơ đốc là Tin Lành cũng xâm nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ
20, đạo Tin Lành được phổ biến tới các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, Tây
Nguyên, ước tính hiện nay có khoảng hơn 1 triệu người theo đạo.
- Ngôn ngữ:
Về mặt ngôn ngữ, các nhà dân tộc học đã chia các dân tộc ở Việt Nam
thành 8 nhóm ngôn ngữ của họ:
Nhóm Việt-Mường: gồm người Việt, người Mường, người Chứt, người Thổ
Nhóm Tày-Thái: gồm người Tày, Thái, Nùng, Bố Y, Sán Chay, Lào,
Nhóm Dao-Hmông: gồm người Hmông, Dao, Pà Thẻn,
Nhóm Tạng-Miến: gồm người Hà Nhì, Lô Lô, Si La, La Hủ,
Nhóm Hán: gồm người Hoa, Sán Dìu, Ngái,


Nhóm Môn-Khmer: gồm người Khmer, Kháng, Hrê, Xơ Đăng, Ba Na, Khơ
Mú, Cơ Ho, Mạ, Xinh Mun,
Nhóm Mã Lai-Đa đảo: gồm người Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Ra Glai, Chu Ru,
Nhóm hỗn hợp Nam Á: gồm la Chí, La Ha, Pu Chéo, Cơ Lao,
Ngoài ra, sự đa dạng văn hóa còn thể hiện ở những khía cạnh khác như:
phong tục tập quán, ẩm thực, trang phục, lễ hội,
Tóm lại, văn hóa cộng đồng dân tộc Việt Nam đa dạng và phong phú. Văn
hóa Việt Nam dưới quan niệm là văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa sắc
thái văn hóa tộc người được thể hiện ở ba đặc trưng chính:
• Đặc trưng thứ nhất: Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên
tất cả các khía cạnh, người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc anh em có những
Trang 11

phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt
cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư
tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền
đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật.
• Đặc trưng thứ hai: Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân
tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt
Nam. Từ cái nôi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người Việt
chủ đạo với nền văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến những sắc thái văn
hóa các dân tộc miền núi tại Tây bắc và Đông bắc. Từ các vùng đất biên viễn của
Việt Nam thời dựng nước ở Bắc Trung bộ đến sự pha trộn với văn hóa Chăm Pa
của người Chăm ở Nam Trung Bộ. Từ những vùng đất mới ở Nam Bộ với sự kết
hợp văn hóa các tộc người Hoa, người Khmer đến sự đa dạng trong văn hóa và
tộc người ở Tây Nguyên.
• Đặc trưng thứ ba: Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng
với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người Việt
cổ từ thời Hồng Bàng đã ảnh hưởng từ bên ngoài trong trong hàng nghìn năm
nay. Với những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và Đông Nam Á đến


những ảnh hưởng của Pháp từ thế kỷ 19, phương Tây trong thế kỷ 20 và toàn cầu
hóa từ thế kỷ 21. Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch
sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ
sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại.
Hơn 50 dân tộc trên đất nước ta đều có những giá trị và bản sắc văn hóa
riêng. Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hóa
Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc. Vì vậy, có thể nói nền văn hóa Việt
Nam là nền văn hóa đa dạng trong cộng đồng các dân tộc.
3. Tính thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt Nam hiện nay.
Trang 12

Người ta nói thế kỷ XXI là thế kỷ của văn hóa, thế kỷ của xã hội tri thức,
của toàn cầu hóa và đưa ra nhiều kịch bản khác nhau: văn hóa và phản văn hóa,
đối thoại và xung đột. Nhân loại đang cổ vũ cho sự đa dạng văn hóa và đối thoại
văn hóa để xây dựng một nền văn hóa của toàn hành tinh với tất cả những bản
sắc văn hóa khác nhau của các cộng đồng.
Với tình hình đó, Nghị quyết Trung ương lần thứ 5 vừa đáp ứng những đòi
hỏi bức xúc của cuộc sống, vừa là định hướng chiến lược cơ bản cho sự nghiệp
xây dựng, cũng cố và không ngừng tăng cường nền tảng tinh thần xã hội văn hóa
trên con đường phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh”. Với quyết tâm đó, toàn Đảng, toàn dân ta ra sức phấn đấu để
tổ quốc ta mãi mãi là quốc gia văn hóa, dân tộc ta là một dân tộc văn hóa, nền
văn hóa nước ta không ngừng phát triển, xứng đáng với tầm vóc dân tộc ta trong
lịch sữ và trong thế giới hiện đại.
Quán triệt quan điểm của Đảng về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, những năm gần đây, nền văn hóa dân tộc
đã đạt được những bước phát triển đáng kể: các giá trị văn hóa của hơn 50 dân
tộc được kế thừa và phát triển; giao lưu, hợp tác văn hóa với nước ngoài được
mở rộng; một số nét mới trong chuẩn mực văn hóa của con người Việt Nam từng
bước được hình thành; nhiều di sản văn hóa được giữ gìn, tôn tạo; các phong trào


“đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”, “lá lành đùm lá rách” phát triển
rộng khắp…, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tinh thần lành mạnh, đa dạng
của quần chúng nhân dân, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, mặt trái của cơ chế thị
trường, xu thế xâm lăng văn hóa đã tác động tiêu cực đến tư tưởng, đạo đức, lối
sống của một bộ phận quần chúng nhân dân. Công tác quản lí các lĩnh vực hoạt
động văn hóa, tư tưởng còn những biểu hiện buông lỏng, né tránh. Một số lĩnh
Trang 13

vực: báo chí - xuất bản, văn học - nghệ thuật, giáo dục - đào tạo bị khuynh hướng
“thương mại hóa” chi phối, hoạt động xa rời tôn chỉ, mục đích. Những yếu tố
tiêu cực này đặt nền văn hóa Việt Nam ngày nay đối mặt nguy cơ phai nhạt bản
sắc dân tộc, thoát li nền tảng hệ tư tưởng chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, từng bước bị thay thế bằng các hệ tư tưởng tư sản, hình thành quan điểm,
tư tưởng, lối sống theo kiểu phương Tây.
Và đứng trước tình hình đó, mỗi người dân Việt Nam và đặc biệt là thế hệ
thanh niên, trí thức trẻ càng phải nhận thức được vai trò của bản thân trong xây
dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo
định hướng đã đề ra. Chúng ta hãy cố gắng học tập, rèn luyện bản thân thật tốt để
mỗi người đều trở thành một bông hoa đẹp có ích, qua đó thể hiện được bản sắc
văn hoá dân tộc trong từng lời nói, hành động. Làm được điều đó có nghĩa là
chúng ta đã góp phần xây dựng hình ảnh đất nước Việt Nam thân thiện và đẹp đẽ
trong mắt bạn bè quốc tế.

Trang 14

KẾT LUẬN
Ở nước ta, văn hóa được đặt cạnh phát triển để xây dựng cuộc sống được
cân bằng và văn hóa phải đảm đương chức năng giáo dục, giáo dưỡng con người


theo mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta: tất cả vì con người – xây dựng xã hội có
dân trí cao, có tự do dân chủ và bình đẳng theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Do đó, trong thế kỷ mới văn hóa Việt Nam sẽ mang dấu ấn của thời đại:
Đó là xu thế toàn cầu hóa để đưa Việt Nam đi vào quỹ đạo phát triển của thế
giới. Chúng ta với một tinh thần khoan dung, chấp nhận cộng sinh văn hóa với
một thái độ thích nghi. Dù tình hình có thay đổi như thế nào, thì với lối ứng xử
như vậy sẽ giúp dân tộc ta đi vào dòng thác phát triển của nhân loại, tự mình làm
phong phú thêm bản sắc, bản lĩnh văn hóa, thống nhất mà đa dạng trong cộng
đồng dân tộc đồng thời khẩn trương kiên quyết từ bỏ những nếp nghĩ, nếp sống
không còn phù hợp. Việc bảo tồn và phát huy những nét sinh hoạt văn hóa độc
đáo của người dân tộc đòi hỏi có một chính sách nhất quán để người dân tộc hiểu
và nhận thức được vốn quý giá của dân tộc, có ý thức gìn giữ là lưu truyền qua
nhiều thế hệ. Có như vậy mới tránh được tình trạng dần mất đi bản sắc của dân
tộc mình, mà nhiều dân tộc hiện nay đang gặp phải.
Tóm lại, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam thống nhất mà đa
dạng trong cộng đồng dân tộc là một bộ phận trong sự nghiệp Cách mạng xã hội
chủ nghĩa của nước ta. Cho nên nó đòi hỏi ý chí Cách mạng kiên định, trình độ
trí tuệ và tính tự giác cao. Để xây dựng và phát triển nền văn hóa thống nhất mà
đa dạng trong cộng đồng các dân tộc cần phải tăng cường các biện pháp kinh tế,
luật pháp, giáo dục, hành chính, phối hợp các lực lượng toàn xã hội từ gia đình,
trường học, các đoàn thể các tổ chức kinh tế xã hội, các lực lượng trực tiếp là văn
hóa , văn nghệ, thông tin, báo chí, sự lãnh đạo của các cấp Bộ Đảng sự quản lý
của các cấp chính quyền. Muốn phát triển bình thường phải bình thường hóa mọi
mặt của cuộc sống. Bình tĩnh, tự tin và khẩn trương hội nhập, không thể “sốt
ruột” rồi tự dày vò mình và do dự trước sự biến đổi của tình hình.
Trang 15


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, NXB
Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội -2011.
2. Website:http://kiemtailieu.com/
3. Website:http://vi.wikipedia.org/
4. Website:http://thuvienphapluat.vn/
5. Website:http://css.hcmussh.edu.vn/




Vì sao nói nền văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng?

813

VNHN - Sức mạnh của một tổ quốc vào quá trình trường thọ và trở nên tân tiến được hiện ra vì chưng những nhân tố, trong số đó gồm các nguyên tố “cứng”, như: năng lực kinh tế, tài năng quân sự chiến lược, vị trí địa lý... cùng hầu như nhân tố “mềm”, như: văn hóa... Lịch sử dựng nước và giữ nước của nước ta cho thấy thêm, phụ vương ông ta vẫn hiểu rõ sâu xa với sử dụng có tác dụng sức khỏe tự văn hóa nhằm bảo đảm cùng trở nên tân tiến non sông. Trong các nguồn lực làm cho sức khỏe mềm Việt Nam, sự đa dạng mẫu mã văn hóa là một trong số những nhân tố đặc biệt, không chỉ có tạo cho sức thu hút to lớn phệ của Việt Nam đối với nhân loại bên ngoài, cơ mà còn là một căn nguyên hình thành nội lực cho sự cách tân và phát triển của giang sơn.

Bạn đang xem: Vì sao nói nền văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng?

Tính thống nhất trong đa dạng là gì

Ảnh minch họa

1. Đa dạng văn hóa truyền thống cùng với tính bí quyết là sức mạnh mượt của Việt Nam

Sức dũng mạnh mềm là định nghĩa được học giả Joseph Nye chỉ dẫn lần trước tiên vào thời điểm năm 1990 trong cuốn sách “Giới hạn dẫn đường: thực chất đã đổi khác của sức khỏe Mỹ” (Bound to Lead: The Changing Nature of American Power). Ông khẳng định: “Sức mạnh khỏe mượt là năng lực đoạt đem sản phẩm công nghệ bạn thích trải qua sự lôi cuốn cố gắng vì ép buộc. Nó xuất phát từ sự lôi kéo về văn hóa truyền thống, tứ tưởng thiết yếu trị và các cơ chế của một quốc gia”(1). Ý tưởng này được ông cách tân và phát triển thành một luận thuyết vào khoảng thời gian 2004 trong cuốn “Sức to gan lớn mật mềm: Phương thơm tiện nhằm thành công trong bao gồm trị thế giới” (Soft power: The means to success in world politics). Theo kia, tư tưởng “sức mạnh mềm” tuyệt “quyền lực mềm” được hiểu: “Quyền lực - theo quan niệm của trường đoản cú điển là tài năng tác động mang lại fan khác để rất có thể dành được điều mong ước. Nhưng có nhiều rộng một phương pháp để dành được điều ước muốn. Quý Khách hoàn toàn có thể xay buộc chúng ta bằng đe dọa, hoặc các khoản tkhô hanh toán thù, hoặc có thể đam mê bọn họ nhằm họ muốn phần lớn điều nhưng mà bạn muốn”(2). Đến năm 2006, Nye đã phân tích và lý giải rõ hơn về tư tưởng này: sức mạnh mượt là kỹ năng biến hóa hành vi của bạn không giống để có được hầu hết gì bạn muốn. Về cơ bản, tất cả cha cách để giành được điều đó: nghiền buộc (hình ảnh “cây gậy”), dụ dỗ (hình ảnh “củ cà rốt”) với thu hút (sức mạnh mềm)(3).

bởi thế, sức khỏe mượt của một giang sơn được hiểu là mức độ cuốn hút, thu phục, tài năng ảnh hưởng, lôi kéo của một đất nước đối với các non sông không giống thông qua các cách làm mang tính chất phi chống chế trong dục tình thế giới. Trong các nguồn lực có sẵn của sức khỏe mượt, văn hóa đó là nguồn lực đặc trưng tuyệt nhất bao gồm mức độ lôi cuốn lâu hơn, có khả năng tác động, lôi kéo mạnh mẽ của một non sông so với những giang sơn không giống. Bằng các quý hiếm văn hóa đồ thể cùng phi đồ thể, cân sức lôi kéo của bốn tưởng và tâm lý, bằng các bề ngoài thu hút vào chia sẻ với đối thoại văn hóa, bởi giáo dục, thẩm mỹ, phim ảnh, media... những quốc gia đang làm cho sự si của riêng rẽ mình, khiến tác động và xác định phương châm của chính bản thân mình trong dục tình thế giới.

đất nước hình chữ S là quốc gia có bề dày lịch sử hào hùng cùng văn hóa truyền thống hàng vạn năm. Trong lịch sử vẻ vang cách tân và phát triển của bản thân mình, những triều đại phong kiến đất nước hình chữ S đang sớm bao gồm ý thức sinh sản lập cùng đẩy mạnh sức khỏe văn hóa truyền thống của giang sơn. Việt Nam vẫn luôn luôn đối mặt cùng chiến thắng đông đảo kẻ thù xâm chiếm gồm tiềm lực quân sự, tài chính (sức mạnh cứng) béo gấp những lần. Đó đó là bộc lộ của vấn đề áp dụng sức khỏe mượt văn hóa của toàn quốc. Năm 2007, Khi vấn đáp phỏng vấn báo chí truyền thông VN, J.Nye đã từng đánh giá và nhận định, VN bao gồm tiềm năng về sức mạnh mềm, Lúc bọn họ tất cả một mẩu truyện hấp dẫn trong lịch sử chống chọi giành hòa bình cùng một nền văn hóa truyền thống có sức hấp dẫn các nước phương thơm Tây(4). Có thể thấy, rất nhiều vẻ đẹp nhất của văn hóa truyền thống toàn quốc là nguồn cội đặc biệt quan trọng tạo cho sức khỏe văn hóa Việt phái nam. Các đơn vị nghiên cứu đang đề cập đến những cội nguồn của sức khỏe mượt đất nước hình chữ S...Và tính đa dạng mẫu mã văn hóa, vốn là một trong những Một trong những điểm sáng tiêu biểu vượt trội của nền văn hóa truyền thống toàn quốc là 1 nguồn cội đặc trưng tạo cho sự hấp dẫn ấy.

Vnạp năng lượng hóa VN là nền văn hóa thống duy nhất trong nhiều mẫu mã. Tính phong phú là 1 trong những điểm sáng nhiều năm của nền văn hóa Việt Nam, hiện ra từ bỏ điểm lưu ý tự nhiên và thoải mái với thôn hội của tổ quốc.

Về mặt tự nhiên, toàn nước bên trong vùng sự chuyển tiếp giữa thân châu lục Đông Á, Nam Á với châu lục Úc châu, do vậy, tính nhiều mẫu mã về tự nhiên và thoải mái, về quả đât cồn thực đồ dùng thể hiện hết sức rõ ràng. Tại VN vừa bao gồm bờ đại dương lâu năm, vừa gồm núi cao, vừa bao gồm đồng bởi châu thổ. Các Quanh Vùng thoải mái và tự nhiên trường đoản cú núi non cho tới biển khơi đảo tạo thành phần lớn môi trường xung quanh sống hết sức không giống nhau so với cộng đồng những dân tộc toàn quốc. Nếu coi văn hóa truyền thống là hiệu quả, là diễn đạt công dụng của việc đam mê ứng của bé fan trong môi trường tự nhiên thì từ đa dạng mẫu mã sinh học tới phong phú và đa dạng văn hóa là quan hệ tất yếu. Điều này cũng có nghĩa là hy vọng bảo tồn cùng làm nhiều tính phong phú văn hóa truyền thống thì cần ban đầu bằng vấn đề bảo tồn cùng có tác dụng nhiều tính phong phú và đa dạng thoải mái và tự nhiên, phong phú sinc học tập.

Về mặt xóm hội, tự thời lập quốc với quốc hiệu Văn uống Lang - Âu Lạc, Việt Nam đã là giang sơn nhiều tộc fan, nói các ngôn ngữ khác biệt thuộc ngữ hệ Môn - Khmer, Tày - Thái(5). Vì là địa điểm quy tụ của các tộc bạn phiên bản địa với những tộc người thiên cư từ bỏ phía Bắc xuống, từ Nam Đảo lên, sinh sống đất nước hình chữ S đã hình thành những vùng sinh thái xanh tộc fan khác nhau, từ bỏ kia làm cho sự đa dạng mẫu mã văn hóa truyền thống của dân tộc bản địa. Mặt không giống, toàn quốc nằm trong Quanh Vùng ảnh hưởng của không ít nền văn minc Khủng trên nhân loại là Ấn Độ, Trung Hoa và pmùi hương Tây, tín đồ Việt không chỉ là biết kết nạp Nhiều hơn biến đổi đầy đủ tinc hoa văn hóa ngoại lai cho tương xứng cùng với điều kiện của chính mình. Nền văn hóa Việt Nam, do vậy là 1 trong những nền văn hóa truyền thống phong phú và đa dạng tự cội nguồn ban đầu.

Giao lưu lại với văn hóa truyền thống Ấn Độ trải qua con đường du nhập tự nhiên, phi chống chế, tín đồ Việt thđộ ẩm thấu những cực hiếm văn hóa truyền thống của nước này, tiêu biểu vượt trội là Phật giáo, mà lại đa số là thiền hậu tông và tĩnh thổ tông. Dường như, vào quá trình mnghỉ ngơi với phạm vi hoạt động vào phía Nam, tín đồ Việt còn chạm mặt gỡ cùng với văn hóa Ấn Độ trải qua văn hóa của fan Chăm, tác dụng là thu nhận được bao gồm cả phương diện phong cách thiết kế (tháp Chàm) với vnạp năng lượng từ bỏ (chữ Phạn - Sancrit).

Quá trình gặp mặt với văn hóa truyền thống China ra mắt trong thời hạn cực kỳ dài trải qua cả nhị tuyến phố cưỡng dâm và phi cưỡng bách đã tạo nên lốt ấn hơi đậm nét vào văn hóa truyền thống cả nước. Tuy nhiên, tín đồ Việt vẫn duy trì được phiên bản dung nhan văn hóa truyền thống của riêng rẽ mình, bên cạnh đó dữ thế chủ động hấp thu văn uống hoa China để làm tiếp độc lập cùng bản sắc đẹp của dân tộc bản địa mình. Điều này được diễn đạt qua nhiều phương diện khác biệt vào cuộc sống người Việt, tôn giáo, trọng tâm linc (Phật giáo đại quá, Đạo giáo) cho tới nhân loại quan (triết lý âm dương tử vi ngũ hành, lịch âm), chuẩn chỉnh mực đạo đức nghề nghiệp làng hội (tác động của Nho giáo) giỏi kiến trúc, ngôn ngữ, đời sống sinch hoạt mỗi ngày (ăn uống, mặc, ở)....

cũng có thể nói, chúng ta gồm một nền văn hóa đa dạng mẫu mã cùng đa dạng và phong phú, đồng thời tất cả một nền văn hóa công ty lưu lại làm cho cửa hàng cho những xã hội văn hóa truyền thống thiểu số, đó là văn hóa Việt. Vấn đề này liên tưởng sự trở nên tân tiến yếu tố nội sinc của dân tộc bản địa, bên cạnh đó làm cho sức mạnh kết hợp giữa các xã hội dân tộc bằng hữu vào quá trình đảm bảo Tổ quốc. Nó cũng tạo nên sức lôi cuốn, sự cuốn hút, tài năng chinh phục của văn hóa nước ta.

Thđọng tốt nhất, tính nhiều chủng loại văn hóa truyền thống biểu hiện trong chủ yếu hoạt động vui chơi của nền kinh tế, trường đoản cú tài chính truyền thống lịch sử tới kinh tế tài chính nông nghiệp & trồng trọt, kinh tế tài chính ngư nghiệp, ghê tế ẩm thực, tài chính phượt, và những ngành kinh tế tài chính không giống được công nghiệp văn hóa khai quật. Từ trên đây, căn cơ của việc nhiều mẫu mã văn hóa truyền thống từ xưa của toàn nước không chỉ có hỗ trợ đông đảo điều kiện nhằm phát triển kinh tế, nhưng còn trên các đại lý đó có tác dụng vững mạnh tài chính du lịch, công nghiệp văn hóa, tạo cho một hình ảnh VN bắt đầu cải cách và phát triển bạo gan về tài chính, lôi cuốn về cơ hội đầu tư chi tiêu, đắm đuối sự tìm hiểu với chế tạo sale đối với thế giới.

Sự mãi sau tính chất của các xã hội góp giữ lại gìn các ngành nghề truyền thống của những cộng đồng. Lúc kinh tế của các cộng đồng kia trở nên tân tiến, năng lực sáng tạo khác biệt của các cộng đồng đó sẽ tạo ra những thành phầm trang bị chất với tinh thần có giá trị. Các làng nghề truyền thống lịch sử được bảo đảm và cách tân và phát triển không chỉ là là sinh kế cho những người dân cơ mà còn hỗ trợ duy trì gìn hầu hết mạch mối cung cấp văn hóa truyền thống kết tinh và cải tiến và phát triển từ bỏ truyền thống cuội nguồn tạo cho những thành phầm lạ mắt, có mức giá trị tài chính cùng hàm lượng văn hóa cao. Trên cửa hàng kia, những ngành du ngoạn văn hóa truyền thống sẽ sở hữu gia công bằng chất liệu nhằm khai quật cho việc cải cách và phát triển của ngành du lịch văn hóa, khiến cho sự lôi cuốn cùng với du khách đến từ những nền văn hóa không giống.

Nông xóm cả nước, nhất là những thôn nghề không chỉ là đầy đủ xã hội tài chính nhưng còn là một phần nhiều cộng đồng văn hóa, thôn hội. Tại từng xã nghề truyền thống luôn gồm các hoạt động tiệc tùng, lễ hội, phường hội, đa số đường nét văn hóa sở hữu đậm chất dân gian cùng tiềm ẩn bề dày lịch sử riêng lẻ. phần lớn xóm nghề còn là mọi xóm văn hóa cổ cùng với phong cách xây dựng độc đáo, số đông câu chuyện không giống nhau đính với lịch sử. Chính vì vậy, sự đa dạng và phong phú của những làng mạc nghề truyền thống cuội nguồn vẫn khiến cho số đông điểm phượt cuốn hút đối với khách du ngoạn vào với xung quanh nước. Những fan nước ngoài cho tới những thôn nghề không chỉ có đối chọi thuần thăm quan những di tích lịch sử lịch sử vẻ vang, văn hóa truyền thống, danh lam chiến hạ chình họa bên cạnh đó để tận đôi mắt ngắm nhìn gần như thành phầm độc đáo cùng cách thức tạo nên bọn chúng từ bỏ rất nhiều bàn tay khôn khéo, khối óc trí tuệ sáng tạo của những người làm gỗ. Qua mỗi thành phầm, hiện tượng kỳ lạ, họ mày mò với khám phá ra một nền văn hóa nhiều chủng loại với khá nhiều tầng lịch sử hào hùng. phần lớn học giả và khác nước ngoài nước ngoài phê chuẩn, VN có khá nhiều thôn nghề truyền thống cuội nguồn là nguồn tài nguim phượt văn hóa hết sức giá trị, sống đó, con fan với tự nhiên và thoải mái luôn luôn kết nối với nhau. Nếu chúng ta có kế hoạch đầu tư, khai thác sự đa dạng chủng loại, nhiều chủng loại của những nghề bằng tay, các xã nghề truyền thống vào trở nên tân tiến phượt văn hóa truyền thống, thì cùng rất những sản vật dụng đa dạng, những sản phẩm thủ công bằng tay lạ mắt, các tiệc tùng, lễ hội, trò chơi dân gian cùng văn hóa ẩm thực ăn uống dân gian, du lịch xóm nghề đã là 1 trong thành phầm du lịch si mê được sự quyên tâm của nhiều khác nước ngoài, nhất là khác nước ngoài quốc tế.

Thđọng hai, sự lâu dài đa dạng chủng loại của các cộng đồng văn hóa hỗ trợ đường nét lạ mắt cho sự kết nối thân các cộng đồng dân tộc bản địa nước ta, cũng giống như gắn kết giữa dân tộc Việt Nam với bằng hữu quả đât. Từ xưa tới lúc này, đối thoại thân những nền văn hóa là ĐK tiên quyết để từng team tín đồ, từng dân tộc biểu lộ với phát huy không còn gần như năng lực sáng chế độc đáo của mình trong quy trình tạo thành các giá trị mới về thứ chất tương tự như ý thức. Trong bối cảnh bây chừ, đối thoại giữa những nền văn hóa, văn uống minch đang là đòi hỏi đặc biệt bậc nhất để hướng về sự cách tân và phát triển bền bỉ của nhân loại. Toàn cầu hóa cùng hội nhập quốc tế cũng tạo ra nguy cơ tiềm ẩn đánh mất phiên bản dung nhan giữa các nền văn hóa trên trái đất, nguy cơ tiềm ẩn đồng dạng hóa những quý giá văn hóa theo một khuôn mẫu.

Sự phong phú và đa dạng của các nền văn hóa truyền thống, những cộng đồng văn hóa truyền thống nghỉ ngơi toàn quốc tạo nên môi trường thiên nhiên nhằm bức tốc tình cấu kết, sự thêm bó thân những xã hội. Bản thân nền văn hóa cả nước cũng là một trong nền văn hóa nhiều chủng loại vào thống tuyệt nhất. Dù là giang sơn nhiều tộc người, từng tộc người dân có nền văn hóa truyền thống, nét văn hóa truyền thống riêng biệt mà lại bởi vì tận hưởng kháng thiên tai, bảo vệ cuộc sống thường ngày với nhu cầu phòng giặc nước ngoài xâm, và bởi cả sự chia sẻ, hội nhập văn hóa, dân tộc bản địa VN vẫn ra đời nên một chủng loại số phổ biến, một hệ giá trị thông thường hơi bền bỉ. Đó là lòng yêu thương nước, ý chí trường đoản cú lập từ cường, tinh thần liên minh, lối sinh sống khoan hòa, lối ứng xử linh hoạt, toá msống, dễ tiếp thu những giá trị mới, ý thức hòa hiếu...

Xem thêm: Hồ Điều Hòa Là Gì ? Những Dự Án Chung Cư Có Hồ Điều Hoà Tại Hà Nội

Sự đa dạng chủng loại vào thống độc nhất vô nhị, thống duy nhất nhưng vẫn đa dạng của nền văn hóa truyền thống Việt Nam là một Một trong những nguyên tố đặc biệt quan trọng làm cho sức khỏe mượt cả nước. Đa dạng văn hóa truyền thống là xuất phát, là rượu cồn lực ảnh hưởng sự cách tân và phát triển, không chỉ là là sự cách tân và phát triển kinh tế mà lại còn khiến cho đa dạng hơn cuộc sống trí tuệ, ý thức.

Về phương diện xóm hội, sự tồn tại phong phú và đa dạng của những nền văn hóa cộng đồng ngơi nghỉ VN là phương tiện công dụng nhằm hệ trọng sự phát âm biết lẫn nhau thân các xã hội. Nhờ vậy, bé fan VN dù thuộc tộc bạn làm sao, khoanh vùng nào cũng đều có cảm xúc thông thường là nằm trong về cộng đồng đất nước hình chữ S. Tinh thần liên minh, tính cộng đồng cùng sự định hình xã hội nhờ vậy được bảo trì. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện giờ, Khi sự hội nhập về tài chính kéo những nước xích lại ngay gần nhau, sự nhiều mẫu mã về khía cạnh văn hóa trên thế giới được phân biệt là 1 nhân tố đặc biệt quan trọng nhằm duy trì độc lập trái đất. Bởi đồng ý sự phong phú và đa dạng văn hóa giúp bức tốc sự đối thoại thân những nền vnạp năng lượng minch, thúc đẩy sự gọi biết cùng ngày càng tăng sự kính trọng cho nhau thân những giang sơn. Nhờ vậy, sự phong phú văn hóa truyền thống vốn tất cả ở VN, không chỉ có tạo nên một xã hội dân tộc bản địa kết hợp nhưng mà lúc được đẩy mạnh và tiếp thị ra quả đât còn khiến cho sự thu hút đối với anh em quốc tế, tạo nên hình hình họa về một nước nhà lạ mắt, tự do, một đối tác doanh nghiệp tin tưởng và vnạp năng lượng minh, trí tuệ. Sự bảo đảm tính đa dạng mẫu mã văn hóa truyền thống vốn tất cả sinh sống VN Khi được thiết kế xuất sắc cùng Khi được tiếp thị tích cực và lành mạnh sẽ giúp rộng phủ hình hình ảnh một tổ quốc vị tha với văn minch vào toàn cảnh xung bỗng nhiên tôn giáo, xung đột nhiên sắc tộc là một trong số những vấn đề nổi cộm bên trên trái đất bây giờ.

Theo UNESCO, một trong những phần ko nhỏ các mâu thuẫn, xung đột nhiên xẩy ra trên quả đât tất cả liên quan tới việc biệt lập về khía cạnh văn hóa truyền thống. Thu không lớn khoảng cách biệt lập vào văn hóa là việc có tác dụng thiết yếu để hướng về một thế giới an ninh, chủ quyền với trở nên tân tiến. Chính do vậy, Việc đồng ý sự đa dạng chủng loại về văn hóa sẽ tạo nên ĐK dễ dãi cho sự đối thoại thân những đất nước trên nhân loại, sinh sản nền tảng gốc rễ để củng núm sự tôn kính với hiểu biết với cùng phát triển cùng nhau.

Những đất nước vốn bản thân đã bao gồm một nền văn hóa đa dạng và phong phú vào thống nhất nlỗi nước ta sẽ sở hữu được cơ hội dễ dàng rộng khi hội nhập nước ngoài, do sự xử sự linch hoạt và sự kính trọng khác hoàn toàn vốn đã là 1 phần trong nền văn hóa phiên bản địa đang là vấn đề đặc biệt quan trọng để lấy cho tới phần đa hội thoại và hợp tác và ký kết thế giới thành công. Quý Khách bè thế giới khi nghe biết một non sông có nền văn hóa đa dạng mà vẫn cấu kết với cải cách và phát triển, họ gồm nguyên do để tin tưởng rằng giang sơn ấy đã là công ty đối tác tin cẩn của mình do gồm sự tôn kính sự khác biệt về văn hóa với những nước không giống. Trong bối cảnh mà sự rất đoan, khnghiền kín và không hiểu biết nhiều về văn hóa giữa các quốc gia được xem như nlỗi là một trong những giữa những nguyên ổn nhân làm cho nghiêm trọng thêm sự mất tín nhiệm với hiểu lầm giữa các dân tộc, thì một quốc gia có nền văn hóa truyền thống đa dạng chủng loại hẳn vẫn thuận tiện hội nhập vào một trái đất đa dạng mẫu mã, tự do với cách tân và phát triển bền vững nhỏng hiện thời.

Thứ cha, về mặt an toàn quốc phòng, đa dạng và phong phú văn hóa tạo nên mối cung cấp sức khỏe mượt kết quả nhằm liên can với bảo vệ bình yên chính trị cũng giống như đảm bảo bờ cõi. Các xã hội tộc bạn sống rải rác trên khắp lãnh thổ tổ quốc. Vùng biên giới đa số là những xã hội dân tộc tgọi số. Mỗi cộng đồng Khi bảo tồn được đông đảo quý giá văn hóa truyền thống của xã hội mình vẫn tạo cho sự kết nối gắn kết, cải cách và phát triển bền vững. Việc gia hạn mối quan hệ tốt đẹp mắt thân các cộng đồng dân tộc tphát âm số sinh sống thuộc khoanh vùng với nhau hết sức đặc biệt, vì chưng điều ấy làm cho cách tiến hành hiệu quả nhằm đảm bảo an toàn bình an chủ yếu trị, toàn diện bờ cõi cho quốc gia.

Thđọng tứ, về mặt môi trường, sự trường thọ đa dạng của các cộng đồng văn hóa truyền thống còn hỗ trợ bảo đảm cảnh quan môi trường thiên nhiên của non sông. Bởi mỗi cộng đồng tộc người dân có trái đất quan liêu khác biệt. Họ có những ý niệm đơn lẻ về rừng, về nguồn nước, nhiều lúc là mọi quan niệm ấy mãi mãi dưới vẻ ngoài tín ngưỡng. Chính vì vậy, họ đóng góp thêm phần bảo đảm rừng cùng cảnh sắc thiên nhiên, cũng chính là môi trường thiên nhiên sống gần gũi tốt nhất của mình. Do vậy, Khi đông đảo giá trị văn hóa truyền thống đa dạng và phong phú của các cộng đồng dân tộc được duy trì, vạn vật thiên nhiên khu vực đó có thời cơ được bảo tồn sự nhiều chủng loại cùng giàu sang vốn gồm của nó. Đến lượt nó, hầu như giá trị văn hóa ấy rất có thể phát triển thành nguồn tài nguim nhân văn giá trị nhằm tạo nên sự si đối với đồng đội nước ngoài. Một tổ quốc bao gồm môi trường trong lành, cảnh sắc thiên nhiên đẹp, vĩ đại, giữ lại được nhiều vẻ nguyên sơ thuở đầu vốn là 1 trong những điểm lôi cuốn mập so với cộng đồng quốc tế, nhất là vào bối cảnh môi trường thiên nhiên phát triển thành vụ việc lạnh của tất cả nhân loại nhỏng bây chừ.

Thế giới đã lao vào quá trình trở nên tân tiến và hội nhập trẻ trung và tràn trề sức khỏe. Quá trình hội nhập khiến cho cơ hội mang lại câu hỏi chia sẻ, quảng bá của các nền văn hóa trên trái đất. Nó khiến cho mỗi Quanh Vùng bên trên thế giới hầu hết đang trở phải đa dạng về khía cạnh văn hóa, và cũng tạo nên ít nhiều xung bỗng dưng vị gần như va chạm và khác hoàn toàn giữa những nền văn hóa khác biệt. Các tổ quốc đã nhận được ra khóa xe của sự trở nên tân tiến tự do và ổn định của mỗi quốc gia và của trái đất vào bối cảnh hội nhập càng ngày sâu rộng lớn là sự việc hiểu rõ sâu xa, tôn kính và độ lượng với đa số khác hoàn toàn với đa dạng của các nền văn hóa truyền thống không giống. Do vậy, việc bảo đảm với đẩy mạnh được tính đa dạng chủng loại văn hóa vốn có của toàn quốc hiện giờ sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho quy trình hội nhập nước ngoài của quốc gia ta.

2. Một số giải pháp phát huy sứ mệnh của đa dạng chủng loại văn hóa truyền thống vào sức khỏe mềm của Việt Nam

Việc bảo đảm sự nhiều mẫu mã văn hóa không chỉ có làm cho sức khỏe mượt mang lại dân tộc mà lại còn góp thêm phần vào sự đa dạng chủng loại, đa dạng và phong phú và công dụng của trái đất, vày một thế giới đa dạng và phong phú về văn hóa mới là môi trường thiên nhiên sinh sống giỏi đẹp nhất nhưng mà loài bạn nhắm đến. Để bảo tồn và phát huy sự nhiều chủng loại văn hóa sinh hoạt toàn nước, biến hóa nó thành nguồn sức mạnh mượt của dân tộc trong toàn cảnh hiện giờ, bắt buộc chú trọng thực hiện các phương án sau đây:

Thứ đọng nhất, buộc phải thường xuyên nâng cấp thừa nhận thức với trách nát nhiệm của các cán bộ, cơ quan ban ngành với các cơ quan liên quan vào việc tiến hành trách nhiệm làm chủ văn hóa. Việc bảo đảm cùng đẩy mạnh những quý hiếm văn hóa rực rỡ của địa pmùi hương, quy hoạch các dự án công trình cải cách và phát triển văn hóa truyền thống là công việc cần được tiến hành toàn diện và tổng thể do những người cai quản văn hóa. Do vậy, trước tiên những người này buộc phải thừa nhận thức rõ trách nát nhiệm, nghĩa vụ của chính bản thân mình trong việc bảo tồn và đẩy mạnh sự đa dạng mẫu mã văn hóa; đôi khi hiểu biết phương pháp nhằm bảo đảm và đẩy mạnh tất cả kết quả sự nhiều chủng loại văn hóa truyền thống ấy nhằm mục tiêu làm cho sự cuốn hút, lôi kéo mang lại địa pmùi hương với đến giang sơn.

Thứ nhì, ktương đối dậy sự chủ động với sức sáng tạo của quần chúng trong Việc bảo tồn các di sản văn hóa của các dân tộc, truyền dạy cùng trình làng các di sản văn hóa đó tới cố gắng hệ sau; khuyến khích vấn đề gia hạn rất nhiều phong tục tập cửa hàng an lành của các dân tộc bản địa, phục sinh và phát triển phần đông nghề thủ công truyền thống cuội nguồn có mức giá trị tiêu biểu vượt trội, đa số cực hiếm văn hóa truyền thống nhà hàng siêu thị, thẩm mỹ và bộ đồ cổ truyền không giống. Hơn ai hết, quần chúng. # là cửa hàng của các trí tuệ sáng tạo văn hóa truyền thống đa dạng chủng loại của dân tộc, cùng thiết yếu bọn họ là công ty quan trọng đặc biệt tiến hành việc bảo đảm với phát huy phần đông di tích văn hóa truyền thống cơ mà những cầm cố hệ phụ vương ông bọn họ vẫn sáng tạo với trở nên tân tiến. Văn uống hóa được bảo tồn một bí quyết cực tốt Khi nó được duy trì trung thực trong đời sống và sinh hoạt mỗi ngày của fan dân. khi đó, sự hấp dẫn của một nền văn hóa truyền thống đa dạng, nhiều chủng loại nhưng mà chân thực của Việt Nam vẫn khiến cho mức độ hấp dẫn khôn xiết mập đối với bằng hữu nước ngoài, hấp dẫn chúng ta tò mò về tổ quốc với nhỏ tín đồ toàn nước, tạo ra thêm cơ hội cho sự cách tân và phát triển của nước nhà, không chỉ là về tài chính ngoại giả về thiết yếu trị.

Thđọng bố, liên tiếp đổi mới, chế tạo điều kiện thuận tiện đến văn học thẩm mỹ và nghệ thuật cải cách và phát triển khỏe mạnh, đa dạng mẫu mã về đề bài, nội dung, mô hình, cách thức chế tạo... Vnạp năng lượng học tập nghệ thuật và thẩm mỹ là luật có lợi vào việc bảo quản, quảng bá đều quý hiếm văn hóa phong phú và đa dạng của những cộng đồng dân tộc bản địa nước ta, vì thế, càng có rất nhiều sản phẩm văn hóa truyền thống thẩm mỹ đề đạt được sự phong phú, nét xin xắn độc đáo và khác biệt của văn hóa truyền thống đất nước hình chữ S thì càng tăng cường củng rứa hình hình họa một Việt Nam sáng chóe trong mắt tín đồ nước ngoài, và thế nên, gia tăng sự lôi kéo của toàn quốc so với xã hội quốc tế.

______________________

(1) Joseph S. Nye: Bound khổng lồ Lead: the Changing Nature of American Power, Basic Books, Thành Phố New York, Reprint edition, 1991, p.154.

(2) Joseph S. Nye: Soft power: The Means to success in World Politics, Public Affairs, Thủ đô New York, 2004, p.2.

(4) http://dangcongsan.vn.

(5) Phạm Đức Dương: đất nước hình chữ S - Khu vực Đông Nam Á ngôn ngữ cùng văn hóa truyền thống, Nxb Giáo dục, Hà Nội Thủ Đô, 2007, tr.490.

Nội dung Tính thống nhất trong đa dạng các quốc gia Đông Nam Á

Trước khi tải bạn có thể xem qua phần preview bên dưới. Hệ thống tự động lấy ngẫu nhiên 20% các trang trong tài liệu Tính thống nhất trong đa dạng các quốc gia Đông Nam Á để tạo dạng ảnh để hiện thị ra. Ảnh hiển thị dưới dạng slide nên bạn thực hiện chuyển slide để xem hết các trang.
Bạn lưu ý là do hiển thị ngẫu nhiên nên có thể thấy ngắt quãng một số trang, nhưng trong nội dung file tải về sẽ đầy đủ 30 trang. Chúng tôi khuyễn khích bạn nên xem kỹ phần preview này để chắc chắn đây là tài liệu bạn cần tải.

Xem preview Tính thống nhất trong đa dạng các quốc gia Đông Nam Á

Nếu bạn đang xem trên máy tính thì bạn có thể click vào phần ảnh nhỏ phía bên dưới hoặc cũng có thể click vào mũi bên sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.Nếu sử dụng điện thoại thì bạn chỉ việc dùng ngón tay gạt sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.

Tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam nhìn từ góc độ hòa nhập văn hoá Đại Việt - Chăm Pa

Việt Nam là một trong những quốc gia đa dân tộc có nền văn hóa thống nhất trong đa dạng. Tính thống nhất trong đa dạng này là sản phẩm của một quá trình phát triển lịch sử lâu dài và đã trở thành một di sản văn hóa quý giá cần chú trọng gìn giữ. Từ góc độ khoa học lịch sử và khoa học văn hóa, bài báo đã phân tích tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam nhìn từ góc độ hòa nhập của văn hóa Chămpa vào văn hóa Đại Việt từ thế kỷ XIX. Và từ đó văn hóa Chămpa trở thành một thành viên hòa hợp trong đại gia đình văn hóa Việt Nam. | TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 13, SỐ X2 - 2010 TÍNH THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ HÒA NHẬP VĂN HOÁ ĐẠI VIỆT - CHĂM PA Trần Thị Thu Lương Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Việt Nam là một trong những quốc gia đa dân tộc có nền văn hóa thống nhất trong đa dạng. Tính thống nhất trong đa dạng này là sản phẩm của một quá trình phát triển lịch sử lâu dài và đã trở thành một di sản văn hóa quý giá cần chú trọng gìn giữ. Từ góc độ khoa học lịch sử và khoa học văn hóa, bài báo đã phân tích tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam nhìn từ góc độ hòa nhập của văn hóa Chămpa vào văn hóa Đại Việt từ thế kỷ XIX. Và từ đó văn hóa Chămpa trở thành một thành viên hòa hợp trong đại gia đình văn hóa Việt Nam. Với số lượng 54 cộng đồng dân tộc cùng nhận lại vấn đề này thông qua sự hòa nhập của chung sống trên một lãnh thổ, cùng tham gia một trong những dòng chảy đa sắc của văn hoá xây dựng, bảo vệ và phát triển quốc gia, Việt Việt nam – Sự hòa nhập của văn hóa Chăm Pa nam là một trong những nước đa dân tộc có vào văn hoá Đại Việt từ TK XIV để sau đó trở nền văn hoá thống nhất trong đa dạng. Tính đa thành một thành viên trong đại gia đình văn dạng và sự thống nhất của văn hoá Việt nam hoá Việt Nam. là sản phẩm của một quá trình phát triển lịch sử Ngày nay, những thành tựu nghiên cứu của lâu dài và đã trở thành một di sản văn hoá quý sử học Việt Nam đã cho biết khá rõ quá trình báu cần phải được chú trọng phát triển gìn giữ. hình thành và phát triển của các quốc gia Cổ Đó chính là cơ sở nền tảng của khối đoàn kết đại trên lãnh thổ Việt nam. Trừ Phù Nam là đại dân tộc - Một trong những điều kiện tiên quốc gia ở khu vực Nam bộ có một số phận quyết sống còn để Việt nam tồn tại và phát lịch sử đặc biệt với một nền văn minh bị chôn triển. vùi bí ẩn vào lòng đất ra, thì hai quốc gia còn Ngày nay trong bối cảnh cực kỳ phức tạp lại, Đại Việt và Chăm Pa cho đến thế kỷ XIV của những đụng độ sắc tộc,

Lê Quỳnh 1586 7 pdf

Báo lỗi

  • Trùng lắp nội dung
  • Văn hóa đồi trụy
  • Phản động
  • Bản quyền
  • File lỗi
  • Khác

Upload Tải xuống

Tính thống nhất trong đa dạng là gì
đang nạp các trang xem trước

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống

Tải xuống

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Văn hóa Champa - Tính thống nhất và đa dạng

5 263 1

Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam: Văn hóa Việt Nam, sự thống nhất trong đa dạng

51 711 54

Thuyết trình: Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

11 261 16

Giáo án bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản - Ngữ văn 8

4 243 3

Ebook Tính toán và thiết kế hệ thống sấy (Tái bản lần thứ nhất): Phần 2

173 615 95

Báo cáo " Tính thống nhất của các quy định về chào bán cổ phần theo Luật doanh nghiệp năm 2005 và luật chứng khoán năm 2006 "

6 90 0

Tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam nhìn từ góc độ hòa nhập văn hoá Đại Việt - Chăm Pa

7 1539 57

Sử dụng bảng tính điểm thực hành alvarado chẩn đoán viêm ruột thừa cấp ở bệnh nhân 65 tuổi tại Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM (từ 8/2998 đến 8/2002)

4 132 0

Đề xuất sử dụng kinh tuyến trục thống nhất cho bản đồ địa chính các tỉnh khi quy định độ chính xác của bản đồ tính giá trị đất

3 5 1

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nâng cao hiệu quả một số kỹ thuật đảm bảo tính nhất quán dữ liệu trong mạng P2P

118 35 1

TÀI LIỆU XEM NHIỀU

Thiết kế kế hoạch bài học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh

13 29291 1385

Phân tích và làm rõ ý kiến sau: “Bài thơ Tự tình II vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương”

3 18540 191

31 Câu hỏi ôn tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học

25 16837 3468

Tiểu luận Tình huống xử lý sai phạm trong thanh toán công tác phí lưu động

20 15334 1379

Tiểu luận: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

16 13552 2169

100 câu hỏi trắc nghiệm Triết học Mác-Lênin kèm đáp án

14 13291 2425

Ebook Ôn luyện tiếng Anh 9 có đáp án: Phần 2 - Mai Lan Hương, Hà Thanh Uyên

37 12323 2735

Đề thi và Đáp án môn Tiếng Việt thực hành - ĐH SPKT TP.HCM

3 9596 182

Mẫu đơn thông tin ứng viên ngân hàng VIB

8 9435 1733

Bảng biến đổi Laplace và biến đổi Z

1 9368 337

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

  • Lịch sử - Văn hoá
  • Tính thống nhất
  • Văn hóa Việt Nam
  • Đa dạng văn hóa Việt Nam
  • Góc độ hòa nhập văn hoá Đại Việt
  • Văn hóa Đại Việt
  • Văn hóa Chăm Pa
  • Văn hóa Champa
  • Tính thống nhất và đa dạng văn hóa Champa
  • Di tích văn hóa Champa
  • Hệ thống trung tâm tôn giáo
  • Hệ thống thành cổ
  • Hệ thống thương cảng
  • Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam
  • Cơ sở văn hóa Việt Nam
  • Văn hóa học
  • Sự thống nhất trong đa dạng văn hóa
  • Văn hóa dân tộc
  • Tính đa dạng của văn hóa Việt Nam
  • Tính đồng nhất của văn hóa Việt Nam
  • Tiểu luận triết học
  • Đề tài triết học
  • Sự thống nhất
  • Quy luật thống nhất
  • Tính chất mâu thuẫn
  • Phân loại mâu thuẫn
  • Giáo án Ngữ văn 8
  • Giáo án Ngữ văn 8 tuần 1
  • bài Tính thống về chủ đề của văn bản
  • Giáo án Ngữ văn lóp 8
  • Bài tính thống nhất về chủ đề trong văn bản
  • Tính toán hệ thống Sấy
  • Thiết kế hệ thống sấy
  • Hệ thống sấy
  • Hệ thống sấy thùng quay
  • Hệ thống sấy tháp
  • Hệ thống sấy tầng sôi
  • hệ thống pháp luật
  • kinh nghiệm quốc tế
  • phương hướng hoàn thiện
  • nghiên cứu pháp luật
  • khoa học luật
  • xây dựng pháp luật
  • Tạp chí Y học
  • Nghiên cứu y học
  • Bảng tính điểm thực hành alvarado
  • Alvarado chẩn đoán viêm ruột thừa cấp
  • Bệnh nhân 65 tuổi
  • Bệnh viện Thống Nhất TP
  • HCM
  • Đo đạc và bản đồ
  • Kinh tuyến trục thống nhất
  • Bản đồ địa chính
  • Bản đồ tính giá trị đất
  • Phép chiếu UTM
  • Luận án Tiến sĩ
  • Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật
  • Khoa học máy tính
  • Dữ liệu trong mạng P2P
  • Kỹ thuật đảm bảo tính nhất quán dữ liệu
  • Hệ thống dữ liệu chia sẻ phân tán
  • Vật liệu ẩm
  • Không khí ẩm
  • Thiết bị sấy đối lưu
  • Khái niệm mâu thuẫn
  • Mâu thuẫn biện chứng
  • Mặt đối lập
  • Tính chất của mâu thuẫn
  • Thuyết tương đối
  • Thế giới vật chất
  • Nhà triết học khoa học
  • Nhà giáo dục nhân bản
  • Phép biện chứng duy vật
  • Nghiên cứu Lập pháp
  • Bài viết về pháp luật
  • Tính thống nhất của pháp luật
  • Hiến pháp luật
  • Thuật ngữ pháp lý
  • Đạo đức thực hành thống kê
  • Thực hành thống kê
  • Khách hàng thống kê
  • Hiệp hội thống kê Mỹ
  • Tính nhất quán của dữ liệu
  • AVG PC Tuneup
  • mẹo sử dụng máy tính
  • khắc phục sự cố máy tính
  • cách sửa lỗi máy tính
  • thủ thuật máy tính
  • lỗi máy tính
  • Chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh
  • Chỉ tiêu thống kê dân số
  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế cấp huyện
  • Cơ cấu kinh tế cấp huyện
  • Chỉ tiêu vốn đầu tư
  • Hệ thống quân sự
  • Hệ thống phòng thủ
  • Bảo vệ kinh đô Huế
  • Đại Nam nhất thống chí
  • Đại Nam thực lục
  • Quốc triều chính biên toát yếu
  • Không đồng nhất trên kênh thu
  • Chống nhiễu GNSS
  • Giữ chậm theo nhóm
  • Hệ thống định vị bằng vệ tinh
  • Anten mạng pha
  • Thuật toán xử lý không – thời gian
  • Ống tủy
  • nội nha
  • Răng hàm lớn thứ nhất hàm trên
  • Phim Conebeam CT
  • Điều trị nội nha
  • Chụp cắt lớp vi tính chùm tia hình nón

TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG

Contributions to the systematics of the family Buprestidae (Coleoptera) by the first description of male external genital organ and illustrations of six species from Ankara province

7 14 1 21-02-2022

Luận án Tiến sĩ Kĩ thuật: Nghiên cứu ứng xử của liên kết sàn bê tông cốt thép với cột ống thép nhồi bê tông

189 35 1 21-02-2022

Bài giảng môn Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh diều năm học 2021-2022 - Bài 70, 71, 72, 73: Học vần ôn, ôt, ơn, ơt, un, ut, ưt, uôn, ươn (Trường Tiểu học Ái Mộ B)

21 26 1 21-02-2022

Tự chủ đại học từ góc nhìn của một trường tư thục

7 60 2 21-02-2022

Cách mạng công nghiệp 4.0 và việc học của sinh viên ở HUTECH

4 23 1 21-02-2022

Web application DDOS attack defense using access correlation

8 34 2 21-02-2022

Multilevel calcium pyrophosphate dihydrate deposition in cervical ligamentum favum: Clinical characteristics and imaging features

9 33 1 21-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông ở Hà Giang

100 52 1 21-02-2022

Transmission of Microsporidium sp. between different generations of Crepidopdera aurata (Coleoptera: Chrysomelidae)

6 22 1 21-02-2022

Enhanced photoluminescence, electrochemical and photocatalytic activity of combustion synthesized La10Si6O27:Dy3þ nanophosphors

9 70 1 21-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoạt động hòa giải ở cơ sở từ thực tiễn tỉnh Bình Định

91 18 1 21-02-2022

Giáo trình Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật (Nghề Công nghệ Ô tô - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I

54 11 1 21-02-2022

Tài liệu hướng dẫn ứng phó khẩn cấp và phục hồi sớm khi xảy ra lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất

39 51 1 21-02-2022

NPTD classification: An updated classification of gastric cancer location for function preserving gastrectomy based on physiological lymphatic flow

10 11 1 21-02-2022

Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Địa vị pháp lý của người lao động nước ngoài tại Việt Nam

106 29 1 21-02-2022

Local community participatory learning with a nature interpretation system: A case study in Ban Pong, Sansai district, Chiang Mai, Thailand

5 17 1 21-02-2022

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động xử lý nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình

26 38 1 21-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ngành thép Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

132 35 1 21-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam: Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa nhìn từ lí luận về giới (So sánh với một số sáng tác sau 1975 của Nguyễn Minh Châu)

107 23 1 21-02-2022

Giáo án điện tử môn Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 4: Chính tả Người mẹ

6 15 1 21-02-2022

TÀI LIỆU HOT

Phân tích và làm rõ ý kiến sau: “Bài thơ Tự tình II vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương”

3 18540 191

Thiết kế kế hoạch bài học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh

13 29291 1385

CẬP NHẬT KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM 6 tháng đầu năm 2020

3 1276 72

Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020

580 3388 334

Việt Nam 2035 hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ

584 1742 67

BÀI GIẢNG DỰNG HÌNH SKETCHUP 2020 BIÊN SOẠN : GV.KTS PHAN THỨC

62 4040 1

GIÁO TRÌNH TIẾNG ANH ENG BREAKING

171 3619 597

Quản trị khủng hoảng trong quan hệ công chúng

2 1563 69

Báo cáo thực tập chuyên ngành: Nghiên cứu, thiết kế, mô phỏng robot công nghiệp

51 2108 132

Đề tài “ Cân đối ngân sách nhà nước- thực trạng và hướng hoàn thiện”

53 2980 162

TAILIEUXANH - MIỄN PHÍ HÀNG TRIỆU TÀI LIỆU
Địa chỉ : Số 38 Trần Thái Tông - Cầu Giấy - Hà nội - Việt Nam
Website : tailieuxanh.com
Email :
TailieuXANH.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi, truyện đọc.v.v.. Với kho tài liệu khủng lên đến hàng triệu tài liệu sẽ được miễn phí tới 99,99% cho các thành viên.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên và các cộng tác viên gửi về.
Từ khóa tìm kiếm: THỊ TRƯỜNG NGÀNH HÀNG | Nông nghiệp, thực phẩm | Gạo | Rau hoa quả | Nông sản khác | Sữa và sản phẩm | Thịt và sản phẩm | Dầu thực vật | Thủy sản | Thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp | CÔNG NGHIỆP | Dệt may | Dược phẩm, Thiết bị y tế | Máy móc, thiết bị, phụ tùng | Nhựa - Hóa chất | Phân bón | Sản phẩm gỗ, Hàng thủ công mỹ nghệ | Sắt, thép | Ô tô và linh kiện | Xăng dầu | DỊCH VỤ | Logistics | Tài chính-Ngân hàng | NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG | Hoa Kỳ | Nhật Bản | Trung Quốc | Hàn Quốc | Châu Âu | ASEAN | BẢN TIN | Bản tin Thị trường hàng ngày | Bản tin Thị trường và dự báo tháng | Bản tin Thị trường giá cả vật tư | luận văn | giáo trình | luận văn | tiến sĩ | Luận văn | thạc sĩ | kế toán | kiểm toán | quản trị kinh doanh | kinh tế tài chính | ngân hàng | ngân hàng luận văn | kế toán | luận văn kinh tế | công nghệ thông tin | lập trình | quản trị | mạng hệ điều hành | toán học | hóa học | vật lý | công nghệ | văn học | kỹ năng mềm | đề thi | ebook | ngoại ngữ | tiếng pháp | tiếng hàn | tiếng nhật | tiếng nga | tiếng anh | luận văn | ngân hàng | tiểu luận | tiểu thuyết | truyện đọc | ngôn tình | tài liệu | Văn mẫu |
Tính thống nhất trong đa dạng là gì

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Tính thống nhất trong đa dạng là gì

Bấm nút này sau khi tắt/tạm dừng AdBlock