Toán lớp 4 bảng đơn vị đo diện tích năm 2024

Bạn đã biết các đơn vị đo diện tích chưa? Đơn vị đo diện tích là một phần tất yếu không thể thiếu trong cuộc sống, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng. Chúng ta được tiếp cận với mảng kiến thức này từ chương trình toán lớp 4. Trong bài viết dưới đây mình sẽ tổng kết cơ bản về các đơn vị đo diện tích, cách quy đổi và bảng đơn vị đo diện tích chi tiết nhất nhé.

1. Đơn vị đo diện tích là gì

Đơn vị đo là một đại lượng dùng để đo lường, được sử dụng trong các lĩnh vực toán học, vật lý, hóa học, và trong cuộc sống. Diện tích là đại lượng biểu thị phạm vi của hình hoặc hình hai chiều trong mặt phẳng. Diện tích bề mặt là tương tự của diện tích trên bề mặt hai chiều của một vật thể ba chiều.

Đơn vị đo diện tích là km2; hm2[ha]; dam2; m2; dm2; cm2; mm2

  • Ki-lô-mét vuông [kí hiệu là km²]: Ki-lô-mét vuông chính là diện tích của hình vuông với cạnh dài 1km.
  • Héc-tô-mét vuông [kí hiệu là hm²]: Héc-tô-mét vuông chính là diện tích của hình vuông với cạnh dài 1hm.
  • Đề-ca-mét vuông [kí hiệu là dam²]: Đề-ca-mét vuông chính là diện tích của hình vuông với cạnh dài 1 dam.
  • Mét vuông [kí hiệu là m²]: Mét vuông chính là diện tích của hình vuông với cạnh dài 1m
  • Đề-xi-mét vuông [kí hiệu là dm²]: Đề-xi-mét vuông chính là diện tích của hình vuông với cạnh dài 1dm.
  • Xen-ti-mét vuông [kí hiệu là cm²]: Xen-ti-mét vuông chính là diện tích của hình vuông với cạnh dài 1cm.
  • Mi-li-mét vuông [kí hiệu là mm²]: Mi-li-mét vuông chính là diện tích của hình vuông với cạnh dài 1mm.

Trên thực tế, người ta ưa chuộng sử dụng đơn vị đo diện tích ha [héc-tô-mét vuông] làm đơn vị đo diện tích đất đai. Ví dụ: Diện tích đất là 36 ha.

2. Bảng đơn vị đo diện tích

Bảng đơn vị đo diện tích được xếp theo thứ tự từ lớn đến bé như sau:

Hình ảnh minh họa về bảng đơn vị đo diện tích

Nếu muốn ghi nhớ nhanh bảng đơn vị đo diện tích này, trước hết bạn phải đọc đi đọc lại nhiều lần đã. Sau khi đã ghi nhớ được rồi, thỉnh thoảng bạn cần ôn lại. Hay bạn cũng có thể “chế” thành vài câu hát rồi “nghêu ngoao” hằng ngày cho dễ nhớ và cũng khó quên.

Cách quy đổi giữa các đơn vị với nhau trong bảng

Cách quy đổi cũng dễ dàng và bạn cần phải nắm rõ quy tắc của nó như sau:

  • Nguyên tắc 1: Khi đổi từ đơn vị đo diện tích lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề, ta nhân số đơn vị với 100.

Ví dụ minh họa như sau:

2 m² = 2 x 100 = 200 dm²

4 m² = 4 x 10000 = 40000 cm²

Ta cũng sẽ có: 3 m² = 300 dm² = 30000 cm²

5 m2 = 500dm2 = 50000cm2

21km2 = 2100hm2 = 250000dam2

  • Nguyên tắc 2: Muốn đổi từ đơn vị đo diện tích bé hơn sang đơn vị đo lớn hơn liền kề, ta chia số đơn vị đó cho 100 [hay bớt số đó đi 2 chữ số 0]

Ví dụ minh họa sau: 700cm² = 700 : 100 = 7 dm²

300000cm2=3000dm2=30m2

Khi quy đổi đơn vị đo diện tích thì thừa số, số chia không phải là số đo, như là số 100 trong phép đổi 8m² = 8 x 100 = 800m² và số 10 trong phép quy đổi 900cm² = 900 : 100 = 9dm², không phải là số đo, nó cũng không có đơn vị đo.

Hình ảnh minh họa về cách quy đổi giữa các đơn vị với nhau trong bảng đơn vị đo diện tích

Qua bài viết trên đây chắc hẳn các bạn đã có thể hiểu rõ hơn về các đơn vị đo diện tích, cách quy đổi và bảng đơn vị đo diện tích. Mình hy vọng những chia sẻ của mình sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình và chúc các bạn học tập tốt!

Bài 10: Vườn nhãn nhà bác Hùng có diện tích 1km2. Trong đợt bón phân vừa rồi bác Hùng tính cứ mỗi gốc nhãn bón hết 200g phân lân. Hỏi vườn nhãn nhà bác Hùng bón hết bao nhiêu tấn phân lân? Biết cứ 10m2 thì trồng được 1 gốc nhãn.

Cách giải Diện tích, Đơn vị đo diện tích lớp 4 gồm các dạng bài tập có phương pháp giải chi tiết và các bài tập điển hình từ cơ bản đến nâng cao giúp học sinh biết cách làm Diện tích, Đơn vị đo diện tích lớp 4. Bên cạnh có là 11 bài tập vận dụng để học sinh ôn luyện dạng Toán 4 này.

Diện tích, Đơn vị đo diện tích lớp 4 và cách giải

I/ Lý thuyết

Các đơn vị đo diện tích đã học là: xăng-ti-mét vuông, đề-xi-mét vuông, mét vuông, ki-lô-mét vuông.

1km2 = 1 000 000m2

1m2 = 100dm2 = 10 000cm2

1dm2 = 100cm2

II/ Các dạng bài tập

II.1/ Dạng 1: Đổi đơn vị đo diện tích

1. Phương pháp giải

1km2 = 1 000 000m2

1m2 = 100dm2 = 10 000cm2

1dm2 = 100cm2

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm.

12dm2 = … cm2

3km2 = … m2

45m2 = … cm2

Lời giải:

12dm2 = 1200cm2

3km2 = 3 000 000m2

45m2 = 450 000cm2

Ví dụ 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm.

1m2 12dm2 = … dm2

4km2 5m2 = … m2

42m2 7dm2 = … cm2

Lời giải:

1m2 12dm2 = 100dm2 + 12dm2

\= 112dm2

4km2 5m2 = 3 000 000m2 + 5m2

\= 3 000 005m2

42m2 7dm2 = 450 000cm2 +700cm2

\= 450 700cm2

II.2/ Dạng 2: So sánh

1. Phương pháp giải

Khi so sánh các đơn vị đo giống nhau, ta so sánh tương tự như so sánh hai số tự nhiên.

Khi so sánh các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng một đơn vị đo sau đó thực hiện phép so sánh bình thường.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: So sánh 2m² 9dm² và 29dm².

Lời giải

Đổi 2m² = 200dm²

2m² 9dm² = 200dm² + 9dm²

\= 209dm²

Vậy 209dm² > 29dm²

nên 2m² 9dm² > 209dm².

Ví dụ 2: So sánh 7900cm2 và 79m².

Lời giải

Đổi 7900cm2= 79dm² ;

79m² = 7900dm2

Vậy 79dm² < 7900dm²

nên 7900cm2 < 79m².

II.3/ Dạng 3: Toán có lời văn về diện tích

1. Phương pháp giải

Các đơn vị đo diện tích đã học là: xăng-ti-mét vuông, đề-xi-mét vuông, mét vuông, ki-lô-mét vuông.

1km2 = 1 000 000m2

1m2 = 100dm2 = 10 000cm2

1dm2 = 100cm2

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Người ta lát sàn một căn phòng hình chữ nhật có chiều dài 6m, chiều rộng 4m bằng những mảnh gỗ hình chữ nhật có chiều dài 1m 20cm, chiều rộng 20cm. Hỏi cần bao nhiêu mảnh gỗ để lát kín căn phòng đó?

Lời giải:

Đổi: 1m 20cm = 120cm

Diện tích một mảnh gỗ là:

120 × 20 = 2400 [cm²]

Diện tích căn phòng là:

6 × 4 = 24 [m²]

24m² = 240 000cm²

Số mảnh gỗ dùng để lát sàn căn phòng là:

240 000 : 2400 = 100 [mảnh]

Đáp số: 100 mảnh gỗ

Ví dụ 2: Người ta trồng ngô trên một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều rộng 60 m, chiều dài bằng 53 chiều rộng.

a, Tính diện tích thửa ruộng đó.

b, Biết rằng, trung bình cứ 100 m² thu hoạch được 30 kg ngô. Hỏi trên cả thửa ruộng đó, người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ ngô?

Lời giải:

a, Chiều dài của thửa ruộng là:

60 × 53 = 100 [m]

Diện tích của thửa ruộng là:

100 × 60 = 6000 [m²]

b, Số ngô thu hoạch được trên 1m² là:

30 : 100 = 310 [kg]

Số ngô thu được trên mảng ruộng đó là:

310 × 6000 = 1800kg = 18 tạ

III. Bài tập vận dụng

1. Bài tập có lời giải

Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm

  1. 12km = … m
  1. 214m = … dm
  1. 27dm = … mm

Lời giải:

  1. 12km = 12000m
  1. 214m = 2140dm
  1. 27dm = 2700mm

Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

  1. 15 tạ = … kg
  1. 24 tấn = … kg
  1. 7kg = … g

Lời giải:

  1. 15 tạ = 1500kg
  1. 24 tấn = 24 000kg
  1. 7kg = 7000g

Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

  1. 14dam[^2]= … m[^2]
  1. 7hm[^2]= … dam[^2]
  1. 3cm[^2]= … mm[^2]

Lời giải:

  1. 14dam[^2]= 1400m[^2]
  1. 7hm[^2]= 700dam[^2]
  1. 3cm[^2]= 300mm[^2]

Bài 4: Một xe tải chở 30 bao gạo tẻ và 40 bao gạo nếp. Mỗi bao gạo tẻ cân nặng 40kg, mỗi bao gạo nếp cân nặng 20kg. Hỏi xe đó chở bao nhiêu tấn gạo?

Lời giải:

Lượng gạo tẻ là: 40 x 30 = 1200 [kg]

Lượng gạo nếp là: 20 x 40 = 800 [kg]

Lượng gạo tẻ và gạo nếp là: 1200 + 800 = 2000 [kg] = 2 [tấn]

Bài 5: Người ta dán liền nhau 500 con tem hình chữ nhật lên một tấm bìa hình vuông cạnh dài 1m, biết mỗi con tem có chiều dài 3cm, chiều rộng 22mm. Hỏi diện tích phần bìa không dán tem là bao nhiêu xăng-ti-mét vuông?

Lời giải:

22mm = 2,2cm

Diện tích tấm bìa hình vuông là: 1 x 1 = 1 [m[^2]] = 10 000 [cm[^2]]

Diện tích mỗi con tem là: 3 x 2,2 = 6,6 [cm[^2]]

Diện tích 500 con tem là: 6,6 x 500 = 3300 [cm[^2]]

Diện tích phần bìa không dán tem là: 10 000 – 3300 = 6700 [cm[^2]]

2. Bài tập vận dụng

Bài 1: So sánh số đo thể tích

a, 8dm² 5cm² và 810cm²

b, 30000m² và 2km² 89cm²

c, 61km² và 610000m²

Bài 2: Một khu rừng hình chữ nhật có chiều dài 12km, chiều rộng là 4800m. Hỏi diện tích khu vườn đó bằng bao nhiêu ki-lô-mét vuông?

Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

  1. 36m2 = … dm2
  1. 120dm2 = … cm2
  1. 3km2 = … m2
  1. 10km2 = … m2
  1. 9m2 53dm2 = … dm2
  1. 1km2 325m2 = … m2

Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

  1. 93 100cm2 = … dm2
  1. 6300dm2 = … m2
  1. 5 000 000m2 = … km2
  1. 10000000m2 = … km2
  1. 430dm2 = … m2 … dm2
  1. 1 000 325m2 = … km2 … m2

Bài 5: Một khu đất hình chữ nhật có diện tích là 1km2, chiều rộng là 500m. Tính chiều dài của khu đất đó.

Bài 6: Diện tích của một khu dân cư hình chữ nhật là 3km2, có chiều dài là 3km. Hỏi chiều rộng của khu dân cư đó bằng một phần mấy chiều dài?

Bài 7: Cho biết diện tích của ba tỉnh là: Nghệ An 16 487km2 ; Thanh Hoá 11 116km2 ; Đắk Lắk 13 084km2.

  1. So sánh diện tích của các tỉnh: Nghệ An và Thanh Hoá; Thanh Hoá và Đắk Lắk.
  1. Tỉnh nào có diện tích lớn nhất?
  1. Diện tích của tỉnh Nghệ An lớn hơn diện tích của tỉnh Đắk Lắk là bao nhiêu ki-lô-mét vuông?

Bài 8: Để lát nền một căn phòng, người ta đã sử dụng hết 200 viên gạch hình vuông có cạnh 30cm. Hỏi căn phòng đó có diện tích bao nhiêu mét vuông, biết diện tích phán mạch vữa không đáng kể?

Bài 9: Tính giá trị biểu thức:

a, 10m2 + 20m2 + 1000dm2

b, 7m2 – 300dm2 + 10m2

c, 5m2 + 2000dm2 + 4000dm2

d, 2000dm2 – 5m2 + 3000dm2

Bài 10: Vườn nhãn nhà bác Hùng có diện tích 1km2. Trong đợt bón phân vừa rồi bác Hùng tính cứ mỗi gốc nhãn bón hết 200g phân lân. Hỏi vườn nhãn nhà bác Hùng bón hết bao nhiêu tấn phân lân? Biết cứ 10m2 thì trồng được 1 gốc nhãn.

Bài 11: Cho hình chữ nhật có kích thước như hình vẽ dưới đây:

Hỏi diện tích hình chữ nhật bằng bao nhiêu?

Bài 12: Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm

  1. 1mm = … m
  1. 1cm = … dm
  1. 1dam = … km

Bài 13:Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm:

  1. 1kg = … tạ
  1. 1g = … kg
  1. 1 tạ = … tấn

Bài 14:Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm:

  1. 450hm[^2]= … km[^2]… hm[^2]
  1. 6240m[^2]= … dam[^2]… m[^2]
  1. 3750mm[^2]= … cm[^2]… mm[^2]

Bài 15: Viết các số đo dưới dạng số đo có đơn vị là ki-lô-mét vuông:

  1. 3km[^2]3hm[^2]= …
  1. 16km[^2]267m[^2]= …

Bài 16: Một đội công nhân trong ba ngày sửa được 2km đường. Ngày thứ nhất đội sửa được 620m đường, ngày thứ hai sửa được số mét đường gấp đôi ngày thứ nhất. Hỏi ngày thứ ba đội công nhân đó sửa được bao nhiêu mét đường?

Bài 17: Viết tiếp vào chỗ chấm:

  1. Hai đơn vị đo độ dài liền nhau:

– Đơn vị lớn gấp … đơn vị bé.

– Đơn vị bé bằng … đơn vị lớn.

  1. Hai đơn vị đo khối lượng liền nhau:

– Đơn vị lớn gấp … đơn vị bé.

– Đơn vị bé bằng … đơn vị lớn.

  1. Hai đơn vị đo diện tích liền nhau:

– Đơn vị lớn gấp … đơn vị bé.

– Đơn vị bé bằng … đơn vị lớn.

Bài 18: Trong một ku cư dân mới, người ta dùng một nửa diện tích đất để làm đường đi và các công trình công cộng, nửa diện tích đất còn lại được chia đều thành 2000 mảnh hình chữ nhật, mỗi mảnh có chiều rộng 10m, chiều dài 25m để xây nhà ở. Hỏi diện tích khu dân cư đó là bao nhiêu ki-lô-mét vuông?

Bài 19: Một xe chở 12 tạ gạo tẻ và 80 yến gạo nếp. Tính khối lượng gạo xe đó chở được.

Bài 20: Một người đi xe máy từ A qua C đến B. Đoạn đường AC ngắn hơn đoạn đường CB là 13km 500m. Tính quãng đường AB, biết đoạn đường AC bằng 25 đoạn đường CB.

Bài 21: Cửa hàng có số gạo tẻ nhiều hơn số gạo nếp là 1 tạ 50kg. Sau khi bán đi 25kg gạo mỗi loại thì còn lại lượng gạo nếp bằng 25 lượng gạo tẻ. Hỏi lúc đầu cửa hàng có bao nhiêu ki-lô-gam gạo mỗi loại?

Chủ Đề