Toán lớp 6 thứ tự thực hiện các phép tính bài 7 bài tập

Giải Bài 1.62 trang 25; Bài 1.63, 1.64, 1.65, 1.66, 1.67 trang 26 sách bài tập Toán 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 7: Thứ tự thực hiện các phép tính

Tính giá trị của biểu thức:

a] 3 + 4 + 5 – 7;

b] 2. 3. 4. 5: 6

a] 3 + 4 + 5 – 7 = 7 + 5 – 7 = [7 – 7] + 5 = 0 + 5 = 5

b] 2. 3. 4. 5: 6 = 6. 4. 5: 6 = 4. 5. [6: 6] = 20. 1 = 20

Bài 1.63 trang 26 sách bài tập Toán 6

Tính giá trị của biểu thức:

a] \[3.10^3+ 2.10^2+ 5.10\]

b] \[35 – 2.1^{111}+ 3.7.7^2\]

c] \[5.4^3+ 2.3 – 81.2\]

a] \[3.10^3+ 2.10^2+ 5.10\]

= 3. 1 000 + 2. 100 + 5. 10

= 3 000 + 200 + 50

= 3 200 + 50

= 3 250

b] \[35 – 2.1^{111}+ 3.7.7^2\]

= 35 – 2. 1 + 21. 49

= 35 – 2 + 1 029

= 33 + 1 029

= 1 062

c] \[5.4^3+ 2.3 – 81.2+7\]

= 5. 64 + 6 – 162 + 7

= 320 + 6 – 162 + 7

= 326 – 162 + 7

= 164 + 7

= 171

Bài 1.64 trang 26 SBT Toán 6

Tính giá trị của biểu thức:

a]      \[[[33 – 3]: 3]^{3+3}\]

b]      \[2^5+2{12+2.[3.[5 – 2 ] +1] +1}+1\]

\[\begin{array}{l}a]{[[33 – 3]:3]^{3 + 3}} = {[30:3]^6} = {10^6} = 1000000;\\b]{2^5} + 2.\{ 12 + 2.[3.[5 – 2] + 1] + 1\}  + 1\\ = 32 + 2.[12 + 2.[3.3 + 1] + 1] + 1\\ = 32 + 2.[12 + 2.10 + 1] + 1\\ = 32 + 2.[12 + 20 + 1] + 1\\ = 32 + 2.33 + 1\\ = 32 + 66 + 1\\ = 99\end{array}\]

Bài 1.65 trang 26 sách bài tập Toán 6

Tính giá trị của biểu thức:

a] P =\[2.x^3+3.x^2+5x+1\] khi x = 1;

b] P = \[a^2 – 2.ab +b^2\] khi a = 2; b = 1.

a] Thay x = 1 vào biểu thức P ta được:

P = \[2.x^3+3.x^2+5x+1= 2.1.^3 + 3. 1^2 + 5.1 +1\]

=2.1 + 3.1 +5.1 + 1= 2 + 3 + 5 + 1

= 5 + 5 + 1 = 10 + 1 = 11

Vậy P = 11 khi x = 1.

b] Thay a = 2; b = 1 vào biểu thức P ta được:

P =\[a^2 – 2.ab +b^2= 2^2 – 2. 2.1 +1^2\]

 = 4 – 4.1 + 1 = 4 – 4 + 1 = 0 + 1 = 1

Vậy P = 1 khi a = 2, b = 1.

Bài 1.66 sách bài tập Toán 6 KNTT

Tìm số tự nhiên x thỏa mãn:

a] \[16x + 40 = 10.3^2+ 5[1 + 2 + 3]\]

b] \[92 – 2x =2.4^2 – 3.4 + 120 : 15\]

a] Ta có:\[10.3^2+ 5[1 + 2 + 3] = 10. 9 + 5. [3 + 3] = 90 + 5. 6 = 90 + 30 = 120\]

Do đó: 16x + 40 = 120

            16x = 120 – 40

            16x = 80

                 x = 80: 16

                 x = 5

Vậy x = 5.

b] Ta có: \[2.4^2 – 3.4 + 120 : 15\]= 2. 16 – 12 + 8 = 32 – 12 + 8 = 20 + 8 = 28

Do đó: 92 – 2x = 28

                    2x = 92 – 28

                    2x = 64

                      x = 64: 2

                      x = 32

Vậy x = 32.

Bài 1.67 trang 26 SBT Toán lớp 6 Kết nối tri thức

Lúc 6 giờ sáng. Một xe tải và một xe máy cùng xuất phát từ A đến B. Vận tốc xe tải là 50km/h; vận tốc xe máy là 30 km/h. Lúc 8 giờ sáng, một xe con cũng đi từ A đến B với vận tốc 60 km/h.

a] Giả thiết rằng có một xe máy thứ hai cũng xuất phát từ A đến B cùng một lúc với xe tải và xe máy thứ nhất nhưng đi với vận tốc 40 km/h. Hãy viết biểu thức tính quãng đường xe tải, xe máy thứ nhất và xe máy thứ hai đi được sau t giờ. Chứng tỏ rằng xe máy thứ hai luôn ở vị trí chính giữa xe tải và xe máy thứ nhất;

b] Viết biểu thức tính quãng đường xe máy thứ hai và xe con đi được sau khi xe con xuất phát x giờ;

c] Đến mấy giờ thì xe con ở chính giữa xe máy thứ nhất và xe tải?

a] Sau t giờ, xe tải đi được quãng đường là:

S1 = 50t [km]

Sau t giờ, xe máy thứ nhất đi được quãng đường là:

S2 = 30t [km]

Sau t giờ, xe máy thứ hai đi được quãng đường là:

S3 = 40t [km]

Vì 30t < 40t < 50t với mọi t>0 và S1 – S3 =S3 – S2 =10t nên xe máy thứ hai luôn ở vị trí chính giữa xe tải và xe máy thứ nhất.

Vậy xe máy thứ hai luôn ở vị trí chính giữa xe tải và xe máy thứ nhất.

b] Sau x giờ, xe con đi được quãng đường là:

S = 60x [km]

Mặt khác, vì xe tải và hai xe máy cùng khởi hành sớm hơn xe con 2 giờ nên khi xe con đi được x giờ thì xe máy thứ hai đi được [x + 2] giờ, quãng đường xe máy thứ hai đi được là:

S*= 40. [x + 2] [km]

Vậy biểu thức tính quãng đường xe con sau khi đi được x giờ là 60x [km]; xe máy thứ hai đi được sau khi xe con xuất phát x giờ là 40[x + 2] [km].

c] Vì xe máy thứ hai luôn ở vị trí chính giữa xe tải và xe máy thứ nhất nên xe con sẽ ở chính giữa xe tải và xe máy thứ nhất khi và chỉ khi xe con đuổi kịp xe máy thứ hai, tức là:

S = S* nên 60x = 40. [x + 2]

                    60x = 40. x + 40. 2

                     60x – 40x = 80

                       x. [60 – 40] = 80

                       x. 20 = 80

                        x = 80: 20

                        x = 4 [giờ]

Xe con sẽ ở vị trí chính giữa xe tải và xe máy thứ nhất vào lúc: 8 + 4 = 12 giờ trưa.

Vậy xe con sẽ ở vị trí chính giữa xe tải và xe máy thứ nhất vào lúc 12 giờ trưa.

Giải bài tập SGK Toán lớp 6 Bài 7: Thứ tự thực hiện các phép tính Sách Kết nối tri thức với cuộc sống với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Toán lớp 6. Hướng dẫn và lời giải chi tiết bài tập Toán 6 này gồm các bài giải tương ứng với từng bài học trong sách giúp cho các bạn học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải môn Toán. Mời các bạn tham khảo!

Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 7 Thứ tự thực hiện các phép tính

Luyện tập 1 [SGK trang 26]: Tính giá trị của biểu thức sau: ...

Xem lời giải chi tiết

Vận dụng [SGK trang 26]: Một người đi xe đạp trong vòng 5 giờ ...

Xem lời giải chi tiết

Luyện tập 2 [SGK trang 26]: a. Lập biểu thức tính diện tích của hình chữ nhật ABCD ...

Xem lời giải chi tiết

Bài 1.46 [SGK trang 26]: Tính: ...

Xem lời giải chi tiết

Bài 1.47 [SGK trang 26]: Tính giá trị của biểu thức: ...

Xem lời giải chi tiết

Bài 1.48 [SGK trang 26]: Trong 8 tháng đầu năm, một cửa hàng bán được 1 264 ...

Xem lời giải chi tiết

Bài 1.49 [SGK trang 26]: Căn hộ nhà bác Cường diện tích ...

Xem lời giải chi tiết

-------> Bài tiếp theo: Giải Toán 6 Bài 8 Quan hệ chia hết và tính chất

------> Bài liên quan:

------------------------------------------------

Trên đây là lời giải chi tiết cho các bài tập SGK Kết nối tri thức với cuộc sống Bài 7 Thứ tự thực hiện các phép tính dành cho các em học sinh tham khảo, nắm được cách giải các dạng toán Chương 1: Tập hợp các số tự nhiên. Qua đó giúp các em học sinh ôn tập nắm chắc kiến thức cơ bản môn Toán 6 và hỗ trợ các em học sinh trong các kì thi trong năm học lớp 6.

Video liên quan

Chủ Đề