Tóc rụng nhiều là dấu hiệu bệnh gì năm 2024

Một báo cáo cho thấy chứng hói đầu ở nam giới và tóc bạc sớm có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim trước tuổi 40. Người bị rụng tóc vùng đỉnh đầu có tỷ lệ bệnh tim cao. Nam giới dưới 55 tuổi, bị hói ít, có nguy cơ này cao hơn 30% so với người bình thường, tỉ lệ này còn cao hơn nhiều ở người bị hói nhiều.

Tóc bạc sớm và rụng tóc do yếu tố di truyền liên quan đến nội tiết tố nam testosterol, gây hói đầu. Đây là yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành. Các mạch máu cực nhỏ ở da đầu bị hẹp, gây trở ngại cho vi tuần hoàn da đầu, làm rụng tóc và tăng lượng Dihydro testosterone, theo The Health Site.

2. Suy giáp

Bạn có biết rằng suy giáp, hoặc tình trạng tuyến giáp hoạt động kém, có thể khiến cho tóc xơ, khô không?

Các nghiên cứu phát hiện hoóc môn tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của các nang tóc, điều hòa sự tăng trưởng của tóc, sự rụng tóc và kích thích việc mọc tóc mới. Nghĩa là nếu hoóc môn tuyến giáp giảm có thể gây rụng tóc, theo The Health Site.

3. Bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến trên da đầu của bạn, biểu hiện dưới dạng các mảng dày, có vảy. Điều này có thể gây rụng tóc, có thể gây ngứa và hói đầu.

4. Hội chứng buồng trứng đa nang

Khi mắc hội chứng này, nồng độ nội tiết tố androgen trong cơ thể sẽ hạ thấp, từ đó hạn chế quá trình mọc tóc, dẫn đến rụng tóc.

Hội chứng buồng trứng đa nang cũng có thể khiến tóc rụng nhiều và làm mái tóc trở nên thưa thớt. Đây cũng là dấu hiệu điển hình của chứng bệnh này, theo The Health Site.

5. Bệnh tiểu đường

Rụng tóc và hói đầu ảnh hưởng đến nhiều bệnh nhân tiểu đường. Lí do là do cơ thể không thể sử dụng các chất dinh dưỡng từ thực phẩm bạn ăn vào.

Bệnh nhân tiểu đường thường bị tình trạng rụng tóc từng vùng. Khi bị rụng tóc, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công các nang tóc, dẫn đến các mảng tóc rụng trên đầu.

6. Thiếu đạm

Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao bạn luôn được khuyên ăn thực phẩm giàu đạm khi bị rụng tóc và tóc thưa không?

Lí do là do tóc về cơ bản được tạo thành từ đạm và thiếu đạm sẽ dẫn đến một số vấn đề về tóc.

7. Thiếu vitamin D

Một nghiên cứu mới trên tạp chí Nutrients (Thụy Sĩ, đã phát hiện ra rằng tóc có thể là đầu mối sự thiếu hụt vitamin D. Nghĩa là bạn thực sự có thể đo mức độ Vitamin D trong cơ thể bằng cách kiểm tra tóc.

Thiếu vitamin D khá phổ biến với hơn một tỷ người bị thiếu.

Theo báo cáo, trong khi phân tích máu phản ánh mức vitamin D của cơ thể tại thời điểm phân tích, ngược lại, tóc mọc với tốc độ xấp xỉ 1 cm mỗi tháng, có thể phản ánh tình trạng vitamin D của cơ thể trong nhiều tháng, với sự khác biệt lớn ở các mức theo mùa, theo The Health Site.

Tác giả chính Lina Zgaga, giáo sư tại Trinity College Dublin (Ai len) nói rằng vitamin D đang được lưu giữ liên tục trên tóc trong khi tóc mọc. Lượng vitamin D có thể lắng đọng nhiều hơn khi nồng độ vitamin D trong máu cao, và ít hơn khi nồng độ trong máu thấp.

Xét nghiệm mẫu tóc có thể biết được tình trạng vitamin D theo thời gian, nếu tóc đủ dài, có thể đánh giá tình trạng vitamin D của cơ thể trong vài năm, tác giả Zgaga nói thêm.

Tags: viên uống chống nắng, viên uống chống nắng trắng da, serum phục hồi da treatment, serum phục hồi da sau mụn, serum tế bào gốc, các loại kem chống nắng tốt, mặt nạ thải độc, serum dưỡng ẩm, serum tái tạo da, sản phẩm organic,...

Rụng tóc là tình trạng khá phổ biến ở cả hai giới, nên nhiều người chủ quan vì 'tóc rụng rồi lại mọc mới'. Tuy nhiên, rụng tóc có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn mắc một căn bệnh nào đó.

Viêm da đầu

Viêm da đầu làm tăng sản xuất dầu và tắc nghẽn lỗ chân lông trên da đầu. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, gây tổn thương cho lớp da đầu rồi gây rụng tóc.

Viêm da đầu cũng có thể gây viêm nang tóc. Đây là một tình trạng tổn thương các nang tóc ở gốc và có thể gây rụng tóc nếu không được điều trị.

Do tóc rụng nhiều ảnh hưởng thẩm mỹ, những người bị viêm da đầu có nguy cơ cao bị trầm cảm và căng thẳng.

Suy giảm chức năng gan

Viêm gan có thể làm giảm chức năng gan, khiến cơ thể thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng như protein, sắt và các vitamin như vitamin D, vitamin E, vitamin B12... Điều này có thể làm cho tóc dễ bị gãy, chẻ và rụng.

Các loại thuốc điều trị viêm gan cũng có thể gây tác dụng phụ làm rụng tóc. Ví dụ như thuốc interferon có thể gây rụng tóc tạm thời và thuốc ribavirin có thể gây rụng tóc kéo dài.

Bệnh lupus

Bệnh lupus là một bệnh liên quan đến hệ miễn dịch, khi cơ thể tấn công các tế bào và mô của chính nó. Điều này có thể dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm rụng tóc.

Bệnh lupus có thể làm giảm số lượng tế bào máu, dẫn đến thiếu máu. Việc giảm lưu lượng máu và dưỡng chất đến các nang tóc làm cho tóc bị yếu và rụng.

Trong khi đó, một số loại thuốc được dùng để điều trị bệnh lupus, như corticosteroid, có thể gây tác dụng phụ là rụng tóc.

Ngoài ra, bệnh nhân lupus cũng có thể bị tác động bởi các yếu tố khác, như stress, thuốc, hoặc suy dinh dưỡng, tất cả đều có thể dẫn đến rụng tóc.

Để giảm thiểu rụng tóc trong bệnh lupus, bệnh nhân cần thực hiện điều trị để kiểm soát bệnh. Bên cạnh đó, họ cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống và cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể để hỗ trợ sức khỏe tóc.

Nếu cần thiết, bệnh nhân có thể thảo luận với bác sĩ về các phương pháp điều trị rụng tóc khác nhau, bao gồm thuốc hoặc các sản phẩm chăm sóc tóc.

Rối loạn tuyến giáp

Rối loạn tuyến giáp là một bệnh lý liên quan đến tuyến giáp không thể sản xuất đủ hoặc sản xuất quá nhiều hormone giáp, gây nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm rụng tóc.

Cụ thể, khi tuyến giáp thiếu hormone giáp, tóc có thể trở nên yếu và dễ rụng. Ngược lại, khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone giáp, nó có thể gây ra bệnh liên quan đến tóc, bao gồm khô và giòn, dễ bị gãy hoặc rụng.

Ung thư

Ung thư là một bệnh lý liên quan đến sự tăng trưởng bất thường và không kiểm soát của các tế bào trong cơ thể. Khi bệnh ung thư ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, gây ra sự thay đổi hoặc suy giảm hormone, tóc sẽ yếu và rụng.

Một số loại thuốc trị ung thư trong khi đó lại thường tác động vào các tế bào tóc, làm tóc bị yếu và dễ rụng.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như thiếu chất dinh dưỡng, stress và trầm cảm cũng có thể gây rụng tóc.

Khi nào đi khám bệnh?

Thông thường tóc rụng không phải là vấn đề sức khỏe quá lớn. Tuy nhiên nếu tóc rụng đi kèm một số dấu hiệu bất thường sức khỏe khác như sút cân nhanh, mất ngủ, mệt mỏi, buồn nôn khó chịu, rụng quá nhiều tóc… thì nên đến bệnh viện thăm khám kịp thời.