Tóm tắt vợ chồng a phủ ngữ văn 12 năm 2024

quan sát chi tiết, miêu tả rõ nét phong tục tập quán của đồng bào nơi núi cao: Tục ăn Tết, chơi Tết (ném phao, tiếng khèn, tiếng sáo và bài hát đầy độc đáo của dân tộc người Mèo). Như câu nói: “Nhà văn là nghệ sĩ ngôn từ”. Con người với sự hiểu biết phong phú ấy không chỉ thâm nhập vào đời sống của bà con miền núi (“người ốp đồng”, “tiếng hò hét của người yêu”, “tiếng nhạc sinh tiền cúng ma”) mà còn mô phỏng lại lời ăn tiếng nói nơi đây (“Mày có con trai con gái rồi Mày đi làm nương Ta không có con trai con gái Ta đi tìm người yêu”) Khi ngôn từ kể chuyện đậm chất miền núi, biểu hiện ở lối tư duy gắn với thiên nhiên hòa quyện và đồng nhất. Nghệ thuật trần thuật linh hoạt vừa truyền thống (kể theo trình tự thời gian: từ việc Mị bị bắt đến khi chạy trốn) vừa hiện đại (đan xen dòng hồi ức: đồng hiện). Những thành công về nghệ thuật góp phần thể hiện thành công ý đồ, tư tưởng, làm sáng lên những suy nghĩ, cách nhìn của nhà văn trong tác phẩm. (Sự tiếp nhận của độc giả) “Nhà văn là người sáng tạo ra tác phẩm nhưng chính người đọc tạo nên số phận của chúng” (M. Gorki). Tác phẩm văn học là “đứa con tinh thần” của nhà văn nhưng người nghệ sĩ không quyết định được số phận của nó. Số phận của tác phẩm chỉ được định đoạt khi nói đến với công chúng. Một tác phẩm thành công là khi tác phẩm đó len lỏi vào cuộc sống hàng ngày của độc giả, phảng phất hình ảnh lên từng trang giấy. Nó không chỉ đơn thuần là những vệt mực đen trên nền giấy trắng mà nó gửi gắm hơi thở của thời đại, nói lên những trăn trở, suy nghĩ của tác giả và sau đó độc giả tiếp tục viết tiếp số phận, tiếp nối những câu trả lời của người cầm bút bỏ ngỏ. Cũng như tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, tuy Tô Hoài đã đặt dấu chấm kết cho tác phẩm nhưng vẫn còn rất nhiều điều trăn trở, thảo luận trong người đọc. Người đọc luôn cảm thấy rằng phảng phất trong hình bóng của nhân vật Mị là hình tượng của một ngòi bút sáng ngời thể hiện qua tấm lòng thương người đầy nhân đạo của nhân vật Mị; Nó được biểu hiện ở chỗ nhà văn lại cho Mị nghĩ về người khác trước khi nghĩ đến bản thân mình, phải chăng đó là vì cái tôi đầy độc đáo của Tô Hoài một tiếng nói nhân đạo của người cầm bút: Phải nghĩ phải đại chúng trước khi nghĩ đến bản thân mình... Sau khi gặp lại những trang sách, người đọc thấy được rằng Tô Hoài đã khéo léo khoác lên mình tác phẩm một bức tranh quá đẹp nhưng ẩn sâu bên trong nó, đi sâu vào từng số phận thì nó không giống như vậy bề ngoài, người đọc chỉ cảm thấy tiếc thương, hy vọng cho Mị và A Phủ - hai nhân vật chính diện, còn oán trách A Sử - nhân vật được coi là phản diện. Tuy nhiên, như câu nói trong tác phẩm Sống mòn: “Người nọ, người kia không đáng để ta khinh ghét. Cái đáng nguyền rủa là cái xã hội kia. Nó đã tạo ra những con người tham lam và ích kỷ”, Tô Hoài ở đây, ông không trách nhân vật nào cả ông ở đây để lên án tố cáo cái chế độ phong kiến lúc bấy giờ, cái chế độ đó khiến cho

những số phận thấp bé bị đẩy đến đường cùng, dung túng cho những tính cách xấu xa của những kẻ ác. Nơi mà cần phải có “mặt trời chân lý” soi sáng chốn tăm tối này. (Đánh giá - sứ mệnh tác giả) Đúng như nhà văn Nguyễn Minh Châu từng nói: “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết là để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị kẻ ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đầy đọa đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin và con người và cuộc đời, nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực”. Gắn tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” vào giai đoạn lịch sử mà nó được hình thành: Giai đoạn năm 1945-1954 là một giai đoạn lịch sử quan trọng. Đó là lúc cách mạng tháng tám thắng lợi, “mặt trời chân lý” đã chiếu sáng đến nhiều vùng, nhiều nơi ở thành thị. Tuy nhiên, ở nhiều vùng núi cao nơi những số phận con người vẫn bị áp bức bởi chế độ phong kiến với sức mạnh tàn bạo của cường quyền và sự bủa vây của thần quyền thì sứ mệnh của nhà văn cao cả hơn bao giờ hếtới hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã hiện đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh ấy khi mang đến cho người đọc một hình tượng nhân vật nghệ thuật và biết bao vẻ đẹp, nhất là sức sống tiềm tàng mãnh liệt không thể lực nào có thể dập tắt được. Nếu như trước cách mạng, nhân vật bế tắc, bất cùng, con đường dành cho họ chủ yếu là chấm dứt sự sống hay tiếp tục nương nhờ vào hy vọng mong manh dường như không có như chị Dậu và Chí Phèo,.. đều phải bước vào đường cùng khi không tìm ra ánh sáng, thì sau cách mạng các nhà văn, tiêu biểu là Tô Hoài, đã gửi gắm niềm hy vọng, sự tin tưởng khi cho nhân vật của mình bước ra với ánh sáng, thứ ánh sáng đẹp đẽ nhất và trong sáng nhất của cách mạng. (Liên hệ) Từ đoạn trích nói riêng tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” nói chung, trong mọi hoàn cảnh chúng ta đừng để đánh mất đi những giá trị tốt đẹp của bản thân đừng đầu hàng trước cái ác mà phải sống thật ý nghĩa, sống cho ra một con người. Giá trị của chính mình là tài sản tinh thần quý báu nhất mà bạn không bao giờ được phép bỏ cuộc. Toàn thể đồng bào Việt Nam nói chung và những dân tộc thiểu số nói riêng cần phải lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp bài trừ những hủ tục định kiến vô nhân đạo. Ngoài ra, chúng ta phải có sự đồng cảm với những số phận nhỏ bé bị chà đạp. Bởi lẽ bảo vệ họ tin tưởng họ giúp họ có một cuộc sống hạnh phúc hơn cũng như là cách để chúng ta bày tỏ giá trị tình yêu thương trong cuộc sống này. 3ết bài: Cuối cùng, từng bước từng bước, thông qua đoạn trích trên, người đọc thấy được một nhà văn sáng tạo ra tác phẩm của mình không chỉ để ghi lại như một trang nhật ký mà còn gửi