Tổng tài sản nợ là gì trong thẻ tín dụng năm 2024

Hiện nay trong các văn bản pháp luật chưa cho quy định cụ thể trả lời cho câu hỏi dư nợ là gì. Tuy nhiên để trả lời cho câu hỏi dư nợ là gì có thể tham khảo nội dung sau:

Dư nợ là khoản tiền nợ mà một cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp còn phải trả cho ngân hàng, tổ chức tín dụng sau khi đã nhận được khoản vay. Dư nợ có thể được tính theo kỳ hạn, theo loại khoản vay hay theo đối tượng vay.

Dư nợ có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp. Nếu dư nợ quá lớn, cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ, dẫn đến các vấn đề về tài chính.

Dư nợ hiện nay có thể chia thành các loại như sau:

- Dư nợ tín dụng: là số tiền mà khách hàng vay của các tổ chức tín dụng nhưng vẫn chưa trả hết.

- Dư nợ hiện tại: là khoản tiền nợ đầu tiên ngay khi các ngân hàng và tổ chức tín dụng giải ngân khoản vay cho khách hàng.

- Dư nợ cuối kỳ: là số tiền mà khách hàng đã chi tiêu bằng thẻ tín dụng tính đến thời điểm của kỳ sao kê đó. Khách hàng cần trả lại số tiền này trong khoảng thời gian cho phép. Sau khi đã hoàn trả theo đúng quy định thì dư nợ cuối kỳ sẽ bằng 0.

- Dư nợ giảm dần: là khoản dư nợ còn lại sau khi đã trả được một phần tiền gốc ở các kỳ trước đó, còn tiền lãi sẽ được tính theo số tiền gốc tại thời điểm thanh toán.

- Dư nợ quá hạn: là khoản nợ của người đi vay (có thể là cá nhân hoặc tổ chức) đến kỳ hạn nhưng chưa thanh toán tiền nợ và lãi theo hợp đồng với tổ chức tín dụng.

- Dư nợ thẻ tín dụng: là nợ của của khách hàng đang sử dụng thẻ tín dụng. Đây là khoản tiền mà khách hàng sử dụng thẻ để thanh toán cho mua sắm, rút tiền mặt trước sau sau đó hoàn trả khi đến kỳ hạn đã định.

Tổng tài sản nợ là gì trong thẻ tín dụng năm 2024

Dư nợ là gì? Cách tính dư nợ ngân hàng như thế nào? (hình từ Internet)

Tính dư nợ ngân hàng như thế nào?

Dư nợ ngân hàng sẽ được thống kê theo từng ngân hàng, từng khách hàng hay cụ thể hơn là từng khoản vay.

Cụ thể như sau:

Dư nợ = Dư nợ ban đầu + dư nợ giảm dần + dư nợ cuối kỳ + dư nợ quá hạn + dư nợ thẻ tín dụng (nếu có)

Mức lãi suất cho vay đối với các dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 2081/QĐ-NHNN năm 2022 về mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2023 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư 11/2013/TT-NHNN như sau:

Mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2023 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15 tháng 5 năm 2013, Thông tư số 32/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 11 năm 2014 và Thông tư số 25/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 7 năm 2016 là 5,0%/năm.

Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 486/QĐ-TTg năm 2023 về mức lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay có dư nợ để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở theo quy định tại Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP như sau:

Mức lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay có dư nợ để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở theo quy định tại Điều 16 của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, khoản 10 Điều 1 của Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP là 4,8%/năm.

Theo đó, hiện nay mức lãi suất cho vay đối với các dư nợ của khoản cho vay hỗ trợ nhà ở quy định như sau:

- Đối với mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2023 đối với dư nợ của khoản cho vay hỗ trợ nhà ở: là 5,0%/năm;

- Đối với mức lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay có dư nợ để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở: là 4,8%/năm.

Tính năng nổi bật nhất của thẻ tín dụng đó là chi tiêu trước - trả tiền sau. Đó cũng là lý do nhiều người gọi loại thẻ này là thẻ tín dụng trả sau. Vậy thẻ tín dụng có những tính năng gì? Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn!

1.1. Thẻ tín dụng trả sau là gì?

Tất cả các loại thẻ tín dụng hiện nay đều có tính năng chi tiêu trước - trả tiền sau. Cụ thể: Thẻ tín dụng không yêu cầu khách hàng phải có sẵn tiền trong tài khoản thẻ, thay vào đó, khách hàng có thể dùng tiền trong hạn mức mà ngân hàng cấp để thanh toán các khoản chi tiêu mua sắm, sau đó hoàn trả cho ngân hàng vào 1 ngày cố định (ngày sao kê thẻ) (thường là trong khoảng 45 - 55 ngày tính từ thời điểm người dùng vay tiền để chi tiêu).

Nếu thanh toán đúng theo thời hạn đã cam kết thì khách hàng sẽ được ngân hàng miễn lãi hoàn toàn. Trường hợp thanh toán muộn hơn thời gian trên, khách hàng sẽ phải trả một khoản tiền lãi và phí phạt thanh toán chậm tùy theo quy định của ngân hàng.

Hiện nay, thẻ tín dụng được phát hành dưới dạng thẻ vật lý hoặc phi vật lý, có thiết kế tương tự với thẻ ghi nợ (thẻ thanh toán):

  • Mặt trước thường bao gồm tên chủ thẻ, logo Ngân hàng phát hành thẻ, logo của Tổ chức thẻ và chip thanh toán.
  • Mặt sau là các thông tin về số thẻ, ngày hết hạn, số CVC/CVV thẻ, ô chữ ký của chủ thẻ và thông tin được mã hoá trên dải từ màu đen/xám bạc.

Tổng tài sản nợ là gì trong thẻ tín dụng năm 2024

Thẻ tín dụng trả sau có thể có nhiều chất liệu, như thẻ nhựa, kim loại

Một số thông tin về thẻ tín dụng:

Yếu tố Định nghĩa Hạn mức tín dụng Là số tiền tối đa mà ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng cho phép người dùng chi tiêu trên thẻ tín dụng. Bảng sao kê thẻ tín dụng Danh sách các khoản tiền mà bạn đã chi tiêu trong tháng đó. Thanh toán tối thiểu Số tiền tối thiểu mà khách hàng buộc phải trả khi đến hạn thanh toán tránh phát sinh phí phạt quá hạn hoặc dẫn đến nợ xấu. Cách thanh toán dư nợ Có 3 cách phổ biến là: Đăng ký trích nợ tự động trừ vào tài khoản thanh toán của khách hàng, chuyển tiền vào tài khoản thẻ tín dụng hoặc thanh toán trực tiếp tại quầy. Lãi suất thẻ tín dụng Áp dụng với khoản tiền thanh toán sau ngày đến hạn

1.2. Các loại thẻ tín dụng trả sau

Thẻ tín dụng hiện nay được chia thành hai loại chính là thẻ tín dụng nội địa và thẻ tín dụng quốc tế:

  • Thẻ tín dụng nội địa: Phạm vi sử dụng được giới hạn trong chính quốc gia mà thẻ đó được phát hành. Hiện nay, thẻ tín dụng nội địa ít được sử dụng hơn bởi loại thẻ này không thể thanh toán trên các website nước ngoài và website thương mại điện tử.
  • Thẻ tín dụng quốc tế: Phạm vi sử dụng không bị giới hạn trong quốc gia phát hành thẻ, miễn là tại nơi đó chấp nhận đơn vị phát hành thẻ của bạn. Hai thương hiệu tổ chức thẻ phổ biến được công nhận tại hầu hết các quốc gia hiện nay là MasterCard và Visa.

Tổng tài sản nợ là gì trong thẻ tín dụng năm 2024

Mastercard và Visa là hai thương hiệu thẻ tín dụng phổ biến trên toàn cầu

1.3. Điều kiện và thủ tục mở thẻ tín dụng

Khách hàng mở thẻ tín dụng tại BIDV cần đáp ứng đủ điều kiện chung và điều kiện về năng lực tài chính. Về điều kiện chung, khách hàng cần phải đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Người Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên.
  • Khách hàng là người nước ngoài thì cần phải có thời hạn cư trú còn lại tại Việt Nam ít nhất là 90 ngày tính từ ngày đăng ký phát hành thẻ. Bên cạnh đó, khách hàng phải được cấp thị thực tại Việt Nam từ 12 tháng trở lên.
  • Khách hàng không phát sinh nợ thuộc 1 trong 3 hình thức sau: nợ nhóm 2, nợ xấu, nợ bán VAMC.

Các loại hồ sơ, giấy tờ mà khách hàng cần chuẩn bị bao gồm:

  • Hồ sơ pháp lý: Giấy CMND hoặc CCCD, giấy tờ chứng minh địa chỉ thường trú của khách hàng (hộ khẩu, đăng ký tạm trú,...)
  • Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính: các hồ sơ, giấy tờ chứng minh thu nhập hợp pháp của người đăng ký mở thẻ (Hợp đồng lao động, sao kê tài khoản ngân hàng, Hợp đồng thuê tài sản,...).
  • Hồ sơ tài sản đảm bảo: Loại hồ sơ này dành cho khách hàng mở thẻ tín dụng theo hình thức có sử dụng tài sản đảm bảo..
  • Đơn đăng ký kiêm hợp đồng phát hành, sử dụng thẻ tín dụng theo mẫu của ngân hàng.
  • Các hồ sơ khác theo yêu cầu.

1.4. Cách mở thẻ tín dụng

Hiện nay, khách hàng có thể phát hành thẻ online hoặc đến trực tiếp quầy giao dịch của ngân hàng để yêu cầu mở thẻ. Cụ thể:

  • Mở thẻ online: Khách hàng có thể thao tác theo hướng dẫn trên ứng dụng ngân hàng số hoặc website của ngân hàng. Sau khi cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu và hồ sơ được phê duyệt, ngân hàng sẽ gửi thẻ cùng hướng dẫn sử dụng thẻ đến địa chỉ mà khách hàng đã đăng ký.
  • Mở thẻ tại quầy: Khách hàng đến trực tiếp phòng giao dịch gần nhất của ngân hàng để được nhân viên ngân hàng hướng dẫn thủ tục, hồ sơ mở thẻ.

2. Cách sử dụng tính năng chi tiêu trước - trả tiền sau của thẻ tín dụng

Để sử dụng thẻ tín dụng thông minh, an toàn và hiệu quả, ngân hàng khuyến cáo chủ thẻ nên:

  • Thanh toán dư nợ đầy đủ và đúng hạn: Lãi suất thẻ tín dụng thường cao hơn lãi suất vay thông thường. Chủ thẻ sẽ phải chịu mức lãi suất này trong trường hợp thanh toán muộn (thanh toán sau ngày đến hạn). Vì thế, chủ thẻ nên theo dõi ngày đến hạn và thanh toán dư nợ trước ngày này. Để đảm bảo thanh toán đúng hạn, chủ thẻ nên cài đặt tính năng trích tiền tự động từ tài khoản thanh toán, giúp tự động thanh toán dư nợ thẻ tín dụng đúng hạn theo thời gian đã cài đặt sẵn để thuận tiện nhất.
  • Giữ lại hoá đơn mua hàng và kiểm soát giao dịch chi tiêu: Việc giữ lại hóa đơn mua sắm sẽ giúp chủ thẻ dễ dàng đối chiếu với sao kê thẻ tín dụng của ngân hàng và kiểm soát chi tiêu tốt hơn. Chủ thẻ có thể dễ dàng kiểm tra các thông tin giao dịch thẻ trên ứng dụng ngân hàng điện tử
  • Tận dụng ưu đãi từ thẻ tín dụng: Các ngân hàng thường xuyên có các ưu đãi giảm giá, hoàn tiền, tặng quà cho chủ thẻ khi chi tiêu thẻ tín dụng. Với việc khai thác các ưu đãi từ Ngân hàng, chủ thẻ có thể trở thành người tiêu dùng thông thái và tiết kiệm chi phí tiêu dùng hàng tháng.
  • Kiểm tra số dư tín dụng thường xuyên: Chủ thẻ chỉ được chi tiêu trong hạn mức tín dụng thẻ được cấp, do đó việc theo dõi và kiểm tra số dư tín dụng thường xuyên sẽ giúp khách hàng kiểm soát được mức độ chi tiêu và tránh quá hạn dư nợ thẻ tín dụng.
  • Trả góp lãi suất 0%: Chủ thẻ có thể được hưởng lãi suất 0% khi mua sắm trả góp qua thẻ tín dụng tại các đơn vị liên kết với Ngân hàng hoặc trả góp chủ động các giao dịch mua sắm. Thời gian trả góp có thể lên tới 12-24 tháng tùy vào ngân hàng phát hành thẻ.

Tổng tài sản nợ là gì trong thẻ tín dụng năm 2024

Khi mua sắm bằng thẻ tín dụng, khách hàng sẽ được hưởng nhiều ưu đãi giảm giá từ phía ngân hàng giúp tiết kiệm chi phí và tiêu dùng thông thái

3. Nguyên tắc bảo mật khi sử dụng thẻ tín dụng

Dưới đây là những nguyên tắc bảo mật khi sử dụng thẻ tín dụng được khuyến cáo từ ngân hàng, khách hàng theo dõi để bảo mật thẻ tốt nhất trong quá trình sử dụng:

  • Kiểm tra kỹ thông tin ngay sau khi nhận thẻ: Cần đảm bảo thông tin trên thẻ đúng với thông tin khách hàng đã đăng ký với Ngân hàng. Đồng thời, sau khi nhận thẻ, khách hàng ký tên vào ô chữ ký và dùng chữ ký này trong suốt quá trình sử dụng thẻ tín dụng, dùng tem vỡ Ngân hàng cung cấp che số CVC/CVV bảo mật thẻ.
  • Không để lộ thông tin thẻ với người lạ: Chủ thẻ cần bảo mật tuyệt đối các thông tin được in trên thẻ như số thẻ, ngày hết hạn, số CVC/CVV,... Nếu bị lộ thông tin này, kẻ gian có thể sử dụng thông tin để giao dịch mà không cần đến thẻ vật lý của chủ thẻ.

Tổng tài sản nợ là gì trong thẻ tín dụng năm 2024

Chủ thẻ cần chú ý khi thanh toán và lưu ý bảo mật thông tin thẻ tín dụng

Có thể thấy, thẻ tín dụng trả sau giúp người dùng có dòng tiền chi tiêu tốt hơn và thuận tiện hơn khi thanh toán, mua sắm, tiêu dùng thiết yếu. Tuy nhiên, trước khi sở hữu thẻ, ngân hàng khuyến cáo người dùng nên nắm chắc thông tin về tính năng của thẻ, cách sử dụng và bảo mật,... để đảm bảo an toàn nhất trong quá trình sử dụng thẻ.

Xem thêm:

  • Tư vấn: Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ - Nên mở thẻ nào?
  • Dùng thẻ tín dụng rút tiền mặt | NÊN hay KHÔNG NÊN?
  • [Chi tiết] Điều kiện mở 2 thẻ tín dụng cùng 1 ngân hàng

Trong trường hợp cần thêm thông tin, người dùng hãy liên hệ với ngân hàng phát hành thẻ để được tư vấn chi tiết. Đối với khách hàng của BIDV, chủ thẻ có thể tra cứu thông tin trên website https://www.bidv.com.vn hoặc liên hệ trực tiếp đến Tổng đài hotline 1900 9247 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Nợ quá hạn thẻ tín dụng là gì?

Nợ thẻ tín dụng quá hạn là tình trạng khách hàng không hoàn trả lại cho ngân hàng số tiền đã sử dụng để chi tiêu trước đó khi đến ngày thanh toán. Việc chậm thanh toán dư nợ tín dụng có thể dẫn tới những vấn đề bất cập cho cả ngân hàng và chủ thẻ.

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là gì?

Tỉ lệ "Nợ quá hạn" phản ánh số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi được. Nợ quá hạn cho biết, cứ trên 100 đồng dư nợ hiện hành có bao nhiêu đồng đã quá hạn, đây chỉ là một chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Số dư nợ và số dư có là gì?

Số dư trong lĩnh vực kinh tế nói chung bao gồm số dư nợ và số dư có, gọi tắt là “dư nợ” và “dư có”, mang tính chất đối ngược nhau. Sô' dư trong giao dịch huy động và cho vay vô'n của ngân hàng gồm “dư nự' là khoản ngân hàng cho vay và “dư có” là ngân hàng đi vay (tiền gửi tại ngân hàng).

Dư nợ quá hạn là gì?

Như vậy, dư nợ gốc quá hạn là số dư nợ gốc bao gồm: - Số dư nợ gốc bị chuyển nợ quá hạn mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận.