Top 10 các vấn đề thường gặp về răng miệng năm 2024

Một số vấn đề răng miệng thường gặp là sâu răng, nướu răng, hôi miệng… Bạn nên nhận diện sớm nguyên nhân để tìm ra giải pháp ngừa bệnh đúng cách nhé.

Tại sao việc chăm sóc răng miệng quan trọng?

Việc chăm sóc răng miệng rất quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe toàn thân và cả chất lượng sống của chúng ta. Dưới đây là một số lý do vì sao việc chăm sóc răng miệng là rất quan trọng:

  1. Ngăn ngừa sâu răng và viêm nướu: Việc chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc sâu răng và viêm nướu. Điều này cũng giúp bạn tránh được đau răng, hôi miệng và các vấn đề sức khỏe khác liên quan.
  2. Giảm nguy cơ bệnh tim: Những vi khuẩn trong miệng có thể lan sang máu và gây ra các vấn đề về tim mạch. Vì vậy, chăm sóc răng miệng đúng cách có thể giảm nguy cơ bệnh tim.
  3. Cải thiện hệ tiêu hóa: Nhai thức ăn kỹ sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn, giảm nguy cơ đầy hơi và ợ nóng. Vì vậy, một hàm răng khỏe được vệ sinh đúng cách sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa của bạn.
  4. Tăng cường sự tự tin: Nụ cười tươi và hàm răng trắng sáng sẽ giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp và tương tác xã hội.
  5. Tiết kiệm chi phí: Chăm sóc răng miệng đúng sẽ giúp bạn tránh được những chi phí đắt đỏ trong điều trị các vấn đề răng miệng.

10 vấn đề về răng miệng thường gặp và cách khắc phục

1. Sâu răng

Sâu răng là vấn đề răng miệng tương đối phổ biến. Theo GS. TS. Trịnh Đình Hải, Giám đốc Bệnh viện Răng – Hàm – Mặt Trung ương, Việt Nam hiện có hơn 90% người có bệnh về răng miệng, trong đó hơn 85% trẻ em 6 - 8 tuổi sâu răng sữa, còn sâu răng vĩnh viễn gia tăng theo tuổi.

Nguyên nhân:

  • Do ăn nhiều đường và tinh bột nhưng không làm sạch răng, vi khuẩn nhanh chóng phá hủy chúng và hình thành mảng bám bao phủ răng. Mảng bám trên răng có thể cứng lại dưới hoặc trên đường viền nướu thành cao răng, làm cho mảng bám khó loại bỏ hơn.
  • Các acid trong mảng bám loại bỏ các khoáng chất trong men răng cứng, bên ngoài răng. Xói mòn này gây ra các lỗ nhỏ hoặc lỗ trên men răng. Khi men răng bị bào mòn, vi khuẩn và acid có thể tiến đến lớp răng tiếp theo là ngà răng.

Cách khắc phục:

Điều trị sâu răng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Có các phương pháp điều trị sau:

  • Trám răng: Khi sâu răng đã tiến triển vượt qua giai đoạn sớm nhất, trám răng là phương pháp điều trị cần thiết.
  • Bọc răng sứ: Đối với sâu răng đã lan rộng hoặc răng yếu, người bệnh có thể cần bọc răng - một lớp phủ toàn bộ thân răng.
  • Nhổ răng: Khi bị sâu răng nghiêm trọng đến mức không thể phục hồi thì cần phải được loại bỏ. Tuy nhiên, nhổ răng có thể để lại một khoảng trống làm cho các răng khác bị dịch chuyển, xô lệch.

2. Hôi miệng

Hôi miệng là tình trạng phổ biến khi hơi thở có mùi khó chịu. Hôi miệng có thể làm giảm sự tự tin và gây khó chịu cho bản thân và người xung quanh.

Nguyên nhân: Hôi miệng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Một số vi khuẩn trong miệng có thể tạo ra hợp chất gây mùi khó chịu.
  • Một số thực phẩm và đồ uống như tỏi, hành tây, cà phê, rượu có thể gây ra hơi thở khó chịu.
  • Một số bệnh lý như viêm họng, viêm amidan, viêm nướu có thể dẫn đến hôi miệng.

Cách khắc phục:

  • Chăm sóc răng miệng hằng ngày bằng việc đánh răng đúng cách 2 lần/ngày, sử dụng chỉ nha khoa để lấy sạch thức ăn còn thừa dính trong kẽ răng.
  • Uống đủ nước để giữ khoang miệng ẩm ướt, hạn chế sử dụng rượu và thuốc lá.
  • Hạn chế ăn uống các loại thực phẩm có mùi như tỏi và hành tây.
  • Khi bị viêm họng, viêm amidan, viêm nướu… cần đi khám bệnh để được điều trị và không còn hôi miệng.

3. Viêm nướu

Viêm nướu là tình trạng viêm nhiễm ở mô mềm xung quanh răng và xương hàm. Viêm nướu nếu không được điều trị có thể dẫn đến mất răng và tổn thương nghiêm trọng sức khỏe toàn thân.

Nguyên nhân:

  • Vệ sinh răng miệng không tốt khiến chúng ta dễ mắc bệnh răng miệng, trong đó có viêm nướu. Viêm nướu là một quá trình có xuất phát điểm từ các mảng bám không được làm sạch, bám trên răng lâu ngày, tích tụ dần thành cao răng và phần cao răng này xâm lấn vào nướu gây viêm.
  • Khô miệng: Nước bọt được xem như là một chất diệt khuẩn tự nhiên. Nếu miệng khô, vi khuẩn cũng sẽ phát triển mạnh hơn và gây ra viêm nhiễm nướu. Một số người ít uống nước làm cho miệng khô hơn bình thường cũng có thể gây ra tình trạng viêm nướu.

Cách khắc phục:

  • Khám răng và cạo vôi răng mỗi 6 tháng/lần để loại bỏ các mảng bám trên răng, một trong những nguyên nhân chính gây viêm nướu.
  • Chăm sóc răng miệng hằng ngày bằng cách đánh răng 2 ngày/lần, sử dụng chỉ nha khoa để lấy hết thức ăn dư thừa còn dính trong kẽ răng.
  • Ngậm nước muối pha loãng 2 lần/ngày hoặc dùng thêm nước súc miệng sau khi đánh răng.
  • Uống nhiều nước khoảng 2 lít nước/ngày. Tránh để miệng quá khô.

4. Răng khểnh

Răng khểnh thật ra là chiếc răng nanh có phần đầu nhọn và dài dùng để cắn xé thức ăn. Trong quá trình mọc răng vĩnh viễn, răng mọc không đúng vị trí chừa lại một khoảng trống quá nhỏ nên khi chiếc răng này mọc lên sẽ bị lệch ra ngoài.

Nguyên nhân mọc răng khểnh

  • Do di truyền từ bố mẹ
  • Thói quen xấu lúc nhỏ (lấy tay đè vào răng khi răng đang mọc, dùng lưỡi đẩy răng, nghiến răng)
  • Các răng chen lấn nhau khi mọc

Cách khắc phục:

Nếu răng khểnh không đem lại nhiều phiền toái trong quá trình vệ sinh, ăn uống thì bạn có thể giữ lại để tạo nét duyên cho mình. Còn nếu răng dễ bị giắt thức ăn vào kẽ răng, khó vệ sinh răng miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển nhanh chóng, nhiều răng mọc lệch hẳn ra bên ngoài hay lệch vào trong… gây mất thẩm mỹ thì bạn cần nhổ bỏ hoặc niềng răng khểnh.

5. Răng hô, khấp khểnh

Răng hô là răng mọc không đúng vị trí gây ra hiện tượng tỷ lệ 2 hàm không đều nhau. Còn răng khấp khểnh là tình trạng một hoặc nhiều răng bị xếp chồng lên nhau hoặc không đúng vị trí.

Nguyên nhân:

  • Do di truyền từ ba mẹ
  • Thói quen xấu khi còn nhỏ như mút tay, đẩy răng từ bé hoặc các trường hợp bị mất răng dẫn đến sai lệch khớp cắn.

Cách khắc phục:

  • Niềng răng: Đây là kĩ thuật giúp khắc phục hầu hết các tình trạng răng thưa, răng lộn xộn, khấp khểnh, sai khớp cắn… Thời gian niềng răng hô, khấp khểnh có thể kéo dài từ 6 tháng – 2 năm tùy vào tình trạng răng.
  • Bọc răng sứ: Đây là một phương pháp để sửa răng hô đang được nhiều người lựa chọn vì lộ trình điều trị rất nhanh gọn, chỉ trong 2 – 4 ngày. Tuy nhiên, bọc răng sứ chỉ áp dụng cho các trường hợp rất nhẹ, răng lệch lạc ở mức độ vừa phải.
  • Phẫu thuật chỉnh răng hô, khấp khểnh: Phương pháp này được áp dụng cho các trường hợp răng hô, khấp khểnh nặng. Ca phẫu thuật hàm mất khoảng 3 – 4 giờ để chỉnh răng về đúng vị trí. Tuy nhiên, phương pháp này có chi phí khá cao và là kĩ thuật khó nên cần thận trọng trong việc lựa chọn bác sĩ nha khoa uy tín.

6. Răng nhạy cảm

Răng nhạy cảm là tình trạng răng bị đau hoặc ê buốt khi tiếp xúc với thức ăn hoặc nước uống lạnh, nóng.

Nguyên nhân

  • Chải răng quá mạnh, lông bàn chải đánh răng cứng từ đó nướu có thể bị tổn thương và lộ ra lớp ngà.
  • Ăn uống quá nhiều thực phẩm chứa acid như cam quýt, cóc, xoài, cà chua có thể gây xói mòn men răng.
  • Tụt nướu: Nếu bị bệnh nha chu, nướu có thể bị tụt và lộ ra lớp ngà nhạy cảm.
  • Răng bị vỡ, nứt do nhai đá, cắn kẹo cứng, hay tai nạn va đập có thể dẫn đến mẻ hoặc nứt răng. Vết nứt là nơi chứa vi khuẩn gây viêm nhiễm, khiến răng bị đau buốt.
  • Sâu răng tạo ra các lỗ sâu trên răng, khi lỗ sâu vào tủy làm lộ các đầu mút dây thần kinh trong tủy răng. Từ đó khiến răng dễ bị ê buốt.
  • Nghiến răng: Răng có thể bị mòn đi vì thói quen này.

Cách khắc phục:

Tùy vào nguyên nhân, bạn sẽ có cách khắc phục sau:

  • Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm và chải răng nhẹ nhàng.
  • Hạn chế ăn uống thức ăn có tính acid.
  • Cạo vôi răng định kỳ mỗi 6 tháng để phòng tránh bệnh nha chu.
  • Sử dụng kem đánh răng chứa fluoride giúp tăng cường men răng và giảm tình trạng nhạy cảm.
  • Không cắn những đồ cứng như nước đá, kẹo cứng
  • Điều trị sâu răng và các vấn đề liên quan đến răng miệng.

7. Cắn lưỡi, cắn trong môi

Vấn đề cắn lưỡi và cắn trong môi xảy ra khi một người cắn vào miệng hoặc môi. Điều này có thể dẫn đến các vết thương hoặc tổn thương trên lưỡi và môi, gây đau và khó chịu.

Nguyên nhân của cả hai vấn đề này có thể là do các lỗi về bề mặt của răng hoặc cấu trúc xương hàm. Hoặc có thể do căng thẳng, thói quen nhai kỹ, và việc đeo một số loại nẹp răng không đúng cách.

Cách khắc phục: Cắn lưỡi và cắn trong môi thường bao gồm:

  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng để giảm đau và khó chịu
  • Điều chỉnh nẹp răng (nếu có)
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia nha khoa để tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

8. Răng ố vàng

Răng ố vàng là tình trạng răng mất đi màu trắng tự nhiên và có màu vàng hoặc nâu. Đây là vấn đề thường gặp và có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ răng miệng.

Nguyên nhân:

  • Thói quen ăn uống không tốt, chẳng hạn như ăn quá nhiều đồ ngọt hoặc uống nhiều cà phê, trà, rượu vang…
  • Hút thuốc lá
  • Răng mất đi màu trắng tự nhiên và dễ bị ố vàng khi lớn tuổi
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Cách khắc phục:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, tránh những thực phẩm dễ gây ố vàng răng.
  • Vệ sinh răng đúng cách và thường xuyên để loại bỏ thức ăn còn dư thừa bám trên răng sau khi ăn.
  • Kiểm tra xem để biết mình đang dùng loại thuốc nào có khả năng khiến răng ố vàng không và nhờ bác sĩ điều trị thay đổi thuốc (nếu có thể).
  • Điều trị tại nha khoa bao gồm phương pháp tẩy trắng răng bằng máng tẩy trắng, hoặc tẩy trắng răng bằng công nghệ cao, hoặc dùng mặt dán sứ Veneer để tạo màu trắng tự nhiên cho răng.

9. Răng bị gãy

Răng bị gãy thường gây đau hoặc khó chịu, và cần được điều trị ngay để tránh việc tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân:

  • Tham gia các hoạt động thể thao mạo hiểm làm gãy răng.
  • Tuổi tác cao

Cách khắc phục:

Tùy thuộc vào tình trạng gãy của răng, ví dụ như gãy theo chiều dọc, chiều ngang, gãy cả chân răng sẽ có những phương pháp khác nhau như nhổ răng và tiến hành trồng răng giả mới hay bọc răng sứ.

10. Sưng lợi

Sưng lợi là tình trạng lợi bị sưng phồng, đau đớn và nhạy cảm khi tiếp xúc với thức ăn hoặc các chất kích thích.

Nguyên nhân:

  • Nhiễm trùng vi khuẩn hoặc virus
  • Trật khớp hàm hoặc lệch hàm
  • Đánh răng quá mạnh
  • Điều trị trồng răng
  • Khó tiêu và rối loạn tiêu hóa

Cách khắc phục:

Dựa vào nguyên nhân gây sưng lợi, có các phương pháp điều trị sau:

  • Nếu nguyên nhân là do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc virus, bạn có thể cần sử dụng kháng sinh hoặc thuốc chống viêm.
  • Đến bác sĩ nha khoa thăm khám để điều trị chỉnh hàm.

Chăm sóc răng ở đâu?

Bạn nên chọn nơi chăm sóc răng tốt và uy tín để đảm bảo chất lượng dịch vụ và an toàn cho sức khỏe. Phòng khám nha khoa hoặc trung tâm chăm sóc răng miệng cần có đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên chuyên nghiệp, đầy đủ trang thiết bị hiện đại.

Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi uy tín và chuyên nghiệp để chăm sóc răng miệng của mình, Mira Dental là một lựa chọn tuyệt vời.

Mira Dental với đội ngũ chuyên gia và y bác sĩ giàu kinh nghiệm cam kết mang lại cho khách hàng các dịch vụ chăm sóc răng miệng tốt nhất.

Mira Dental cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc răng miệng như: tẩy trắng răng, trồng răng, niềng răng, khắc phục tình trạng sâu răng, nha chu, đồng thời còn cung cấp các dịch vụ chăm sóc răng miệng cho trẻ em và người lớn.

Ngoài ra, Mira Dental cũng áp dụng các công nghệ hiện đại và sử dụng các dụng cụ và thiết bị y tế tiên tiến nhất trong quá trình chăm sóc răng miệng. Đặc biệt, Mira Dental còn có các gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu của nhiều khách hàng.

Các vấn đề về răng miệng thường gặp gây ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sức khỏe của chúng ta. Vì vậy, đừng nên chủ quan với sức khỏe răng miệng của bản thân. Việc phòng ngừa các vấn đề răng miệng là cực kỳ quan trọng để sở hữu một nụ cười đẹp và tự tin. Hãy thăm khám và kiểm tra thường xuyên để có một hàm răng khỏe đẹp nhé. Và hy vọng bài chia sẻ của MIRA đem đến những thông tin hữu ích cho bạn.