Trẻ lấy đồ chơi của bạn

Luôn thích giành đồ chơi của các bạn khác và nếu không được sẽ khóc lóc, ăn vạ. Vậy bố mẹ nên giải quyết như thế nào để giúp con không lặp lại hành vi đó nữa?

Nhiều bà mẹ phàn nàn con mình "ghê gớm" khi cho con ra ngoài chơi. Mặc dù đã mang theo món đồ chơi yêu thích nhưng con vẫn lao vào tranh giành đồ chơi của các bạn khác. Nếu không mượn hoặc giành được món đồ chơi của bạn, chúng sẽ la khóc.

Trường hợp như vậy là do tính cách tự nhiên của đứa trẻ hay do bố mẹ giáo dục?

Tại sao trẻ em luôn thích lấy đồ chơi của bạn khác?

Thực tế, khi một đứa trẻ thấy một món đồ chơi lạ hoặc món đồ chơi mà chúng chưa có thì lập tức chúng muốn có nó và tranh của bạn. Vì còn nhỏ nên chúng không biết hành vi đó của mình là sai, là lấy của người khác.

Do đó, khi tranh giành lấy đồ chơi của bạn không thành, chúng sẽ khóc lóc để đạt được mục đích của mình. Vậy thì nguyên nhân của việc tranh giành đồ chơi không phải của mình là do sự nuông chiều của bố mẹ.

Trẻ lấy đồ chơi của bạn

Khi không giành được món đồ chơi yêu thích, các bé thường khóc để được chiều theo ý. (Ảnh minh họa)

Để tránh trường hợp đó xảy ra, bố mẹ nên làm gì?

Cha mẹ nên có thái độ rõ ràng với hành động sai của con

Khi thấy con giằng lấy đồ chơi của bạn khác, người mẹ phải có thái độ dứt khoát không đồng ý để con hiểu rằng đó không phải đồ của mình và phải xin phép trước khi dùng. Nếu bạn không đồng ý cho con chơi đồ của bạn thì phải trả lại bạn.

Bố mẹ không vì thương con mà thuyết phục bạn cho con mượn đồ chơi vì điều đó sẽ chỉ khiến con bạn thấy rằng: Mình muốn gì mẹ sẽ chiều nấy.

 Cha mẹ không nên la mắng khi trẻ lấy/tranh đồ chơi của bạn

Khi phát hiện con lấy hoặc tranh đồ chơi không phải của mình, bố/mẹ đừng nên mắng con ngay tại chỗ vì sự bực tức của phụ huynh lúc đó là không cần thiết và gây ấn tượng không tốt trong tâm trí trẻ.

Ngoài ra, bé sẽ nghĩ rằng cách giành đồ chơi này có thể thu hút sự chú ý của bố mẹ và trong tương lai cứ khi nào muốn gây sự chú ý với bố mẹ chúng lại áp dụng tới cách này.

Trẻ lấy đồ chơi của bạn

Khi thấy con tranh đồ chơi của bạn, bố mẹ chỉ nên giải thích hành động như vậy là không đúng rồi lấy đồ chơi trả lại cho bạn. Khi lặp lại nhiều lần như vậy, bé sẽ hiểu không phải đồ của mình, không được lấy hoặc tranh giành.

Còn nếu trong trường hợp con muốn dùng cách này để thu hút sự chú ý của bố, mẹ thì phụ huynh chỉ cần lờ đi và coi như không nhìn thấy. Lâu dần, trẻ sẽ thấy cách của mình không được mẹ quan tâm, sẽ chán và không lặp lại nữa.

Theo Sohu

Đừng vội áp đặt suy nghĩ của mình vào trẻ, mẹ hãy là người giải quyết công tâm nhất.

Bạn sẽ làm gì nếu nhìn thấy con của bạn bị bọn trẻ khác cướp đồ chơi?hoặc con bạn giật đồ chơi từ đứa trẻ khác. Chắc chắn rất nhiều cha mẹ đã gặp phải tình huống này.

Con đang hào hứng với một món đồ chơi thì đứa con của gia đình hàng xóm giật lấy và đòi chơi. Lúc này, con bắt đầu có biểu hiện tức giận, ngay lập tức đòi lại hoặc khóc mếu nhìn mẹ. Tuy nhiên, với tư cách là người lớn, tại thời điểm này, câu cha mẹ thốt lên lại càng khiến con đau lòng hơn “Con phải chia sẻ đồ chơi với bạn chứ. Sao con ích kỷ thế” hay trường hợp ngược lại.“nhà mình cũng có sao con lấy của bạn”

Trong thực tế, cách xử lý tình huống này có ảnh hưởng rất xấu đến cả hai đứa trẻ: đứa trẻ giật đồ chơi và đứa trẻ bị giật đồ chơi.

Trẻ lấy đồ chơi của bạn

Đối với trẻ em bị cướp đồ chơi

1. Con không thể cảm nhận nổi hạnh phúc của sự sẻ chia

Là người lớn, chúng ta luôn dạy con cái mình biết chia sẻ với mọi người. Đấy cũng là mong muốn lớn nhất của cha mẹ khi nói con nhường đồ chơi cho bạn. Nhưng mẹ có quan sát biểu hiện của đứa trẻ sau khi chia sẻ không? Con chỉ thực hiện “các mệnh lệnh” của người lớn và tiến hành “chia sẻ cưỡng bức”.

Nhưng sự chia sẻ thực sự sẽ mang lại niềm vui cho con, có vậy con mới cảm nhận được ý nghĩa của sự chia sẻ. Nếu không mọi thứ sẽ chỉ phản tác dụng.

2. Hình thành một nhân cách yếu

Theo thời gian, đặc biệt là đối với trẻ em hướng nội, hành động ép buộc con chia sẻ đồ chơi của cha mẹ sẽ gây hại lớn hơn nữa. Con sẽ không dám hoặc không có ý thức bảo vệ tài sản của chính mình, nghĩ cha mẹ không thương mình và trái tim chắc chắn sẽ bị trầm cảm trong thời gian dài.

1. Khiến con để lại ấn tượng tiêu cực với bạn

Nếu đứa trẻ có thói quen giật đồ chơi của bạn và được người lớn gián tiếp ủng hộ, con sẽ ngày càng hung hăng. Bạn bè sẽ sợ con, và sau này, con khó có thể có bạn thân thật sự.

2. Làm trẻ có cảm giác trở thành “cái rốn của vũ trụ”

Những đứa trẻ giật đồ chơi của bạn mà được đồng sẽ nghĩ rằng cả thế giới chiều theo mình và hành động của mình là đúng, từ đó có xu hương trở thành “cái rốn của vũ trụ”.

Trẻ lấy đồ chơi của bạn

Khi hai đứa trẻ giành giật đồ chơi, người mẹ khôn ngoan nên:

1. Giúp trả lại đồ chơi cho đứa trẻ bị giật

Động thái này chủ yếu là để trẻ em hiểu rằng ai là chủ sở hữu món đồ sẽ có quyền quyết định cuối cùng với món đồ chơi đó.

Tất cả mọi thứ phải được trả lại cho chủ sở hữu ban đầu. Đây là ranh giới tối thiểu trong quan hệ giữa các cá nhân sau này.

2. Dạy trẻ em học cách “từ chối” và “bảo vệ”

Hãy để trẻ em nhận ra rằng một cái gì thuộc về con thì con có quyền không cho người khác vay mượn một cách vô lý. Con có thể cưỡng lại và có thể mạnh dạn nói “không”.

3. Dạy trẻ tôn trọng người khác

Cha mẹ hãy nói chuyện để cho đứa trẻ giật đồ chơi hiểu được cảm giác khi một món đồ bị cướp, và nỗi buồn của người sở hữu món đồ. Con sẽ không muốn làm bạn buồn và nhận ra sai lầm, sửa sai ngay lập tức.

Bé giành đồ chơi với anh/chị/em trong nhà: Nên hay không nên làm gì?

Với những mâu thuẫn nhỏ, mẹ có thể quan sát và để bé học cách tự giải quyết ổn thỏa chuyện của mình. Với tranh cãi lớn hơn, mẹ hãy lắng nghe, chia sẻ và hướng dẫn các bé cách để chia sẻ với nhau.

Bên cạnh đó, mẹ cần là người giải quyết công tâm, để khiến các bé không thấy bị thiệt so với bạn. Hãy đưa ra những câu hỏi thông minh như đồ chơi này của ai? Tại sao bé lại giành nó với bạn? Bé cảm thấy thế nào?… Hãy kiềm chế những cảm xúc xấu như cáu gắt, bực bội… ở bé và tạm hướng bé tập trung sang những vấn đề khác.

Đặc biệt, mẹ nên tôn trọng cảm xúc và suy nghĩ của trẻ. Trước khi trẻ chưa hiểu vấn đề, tuyệt đối không áp đặt suy nghĩ của mình vào trẻ.

Trẻ lấy đồ chơi của bạn

Thay vì bắt bé phải làm thế này thế kia hay truy cho cùng xem ai là người sai trái, mẹ nên hướng dẫn giúp bé nhận thức được cách xử lí thông minh trong trường hợp này. Đừng khiến bé cảm thấy như mình là kẻ có lỗi, việc này sẽ tạo nên phản ứng ngược và bé sẽ trở nên ngày càng cáu kỉnh hơn.

Bước 1: Không can thiệp ngay.

Khi trẻ xảy ra tranh chấp, người lớn thường gấp gáp can thiệp để giảm thiểu tối đa mức độ tranh chấp ở trẻ. Tuy nhiên, bạn nên để sự tranh chấp xảy ra bởi đây chính là cơ hội để trẻ học cách xử lý tình huống. Chúng ta chỉ nên can thiệp khi mâu thuẫn dần lớn, không chỉ là “lời qua tiếng lại” nữa.

Bước 2: Để trẻ bình tĩnh.

Khi nóng giận người lớn còn mất bình tĩnh huống chi là trẻ nhỏ. Thay vì cố gắng phân giải ngay tại chỗ, cha mẹ nên tách trẻ ra đứng riêng biệt. Trấn an trẻ bằng những câu như “Con bình tĩnh và nói cho ba/mẹ biết có chuyện gì được chứ?”

Nhấn mạnh cho trẻ hiểu rằng con cần phải bình tĩnh.

Ví dụ như trẻ đang khóc, hãy ôm trẻ và nói “Con khóc thì kể sẽ không rõ ràng. Hít thở sâu nào, nín khóc rồi kể lại mọi chuyện cho ba/mẹ hiểu được không?”

Việc quan trọng hàng đầu để là một nhà hòa giải chính là sự bình tĩnh bằng cách trấn an trẻ và hướng dẫn trẻ hít thở sâu.

Và khi trẻ đã bình tĩnh lại, kể đầu đuôi câu chuyện thì cha mẹ hãy nghiêm túc lắng nghe. Việc được lắng nghe sẽ giúp trẻ cảm thấy mình được cảm thông, cảm xúc tiêu cực cũng sẽ được giảm bớt. Đôi khi tới bước này, mâu thuẫn giữa các con đã được giải quyết. Trong trường hợp trẻ vẫn muốn một sự hòa giải cụ thể thì ta sẽ cùng chuyển sang bước thứ 3.

Bước 3. Cùng trẻ giải quyết.

Mở một “hội nghị bàn tròn” cùng các con nói chuyện, phân tích mặt tích cực của chơi cùng nhau, rằng việc vì một món đồ mà các con xích mích thật là không đáng, rằng bạn bè thì chúng ta nên học cách sẻ chia…

Trong quá trình “phân xử” này, người lớn đóng vai trò nhà hòa giải là trung gian, phân tích khách quan cho trẻ, tuyệt đối cha mẹ không là người ra quyết định chính hoặc ép buộc trẻ phải chơi thế này, phải chơi thế kia.

Muốn giải quyết mâu thuẫn, cha mẹ cần đặc biệt chú ý:

  • Không tỏ ra bênh vực cho bên nào. Trẻ sẽ cảm thấy bất công, sinh ra cảm giác phản kháng dẫn tới việc giải quyết mâu thuẫn không suôn sẻ.
  • Tôn trọng cảm xúc trẻ: Không có đứa trẻ xấu hay hư, các con chỉ đang làm theo cảm xúc của bản thân và ta cần thông cảm, chỉ dẫn cho con.
  • Khen trẻ khi con đồng ý giảng hòa: Việc khen trẻ kèm với hoạt động giống như một cách khích lệ trẻ duy trì hành động tốt đẹp đó.

Thông qua cách xử lý phù hợp của cha mẹ khi là nhà hòa giải còn cho trẻ thấy được cách xử sự:

  • Công bằng với cả bên tranh giành và bên bị tranh giành.
  • Đem lại tính giáo dục cao: bên tranh giành sẽ không tái diễn hành vi xấu, trong khi bên bị tranh giành cũng học được bài học khi chơi với bạn.
  • Giúp dạy trẻ tăng tính tự lập, biết chia sẻ, có kỹ năng giải quyết vấn đề.

Cha mẹ có thể tham khảo thêm   khóa học:21 chiến lược xây dựng nhân cách con trẻ

Bạn sẽ học được gì
  • Trở thành cha mẹ thông thái, người thầy của con mình.
  • Có được bí quyết để con hợp tác, vâng lời mà không cần la mắng, đòn roi.

  • Có thể làm bạn với con, khai phá tiềm năng của con.

    Biết cách dạy con lòng biết ơn, trách nhiệm, kỷ luật, yêu thương hơn.

  • Kết nối được với con, mối quan hệ cha mẹ với con tốt, gia đình hạnh phúc hơn  

Giới thiệu khóa học

Bạn gặp khó khăn trong việc nuôi dạy con?

Dù bạn đi làm vất vả để cho con ăn học đầy đủ nhưng con lì lợm không nghe lời?

Bạn trách “”cha mẹ sinh con, trời sinh tính?”

Hay bạn đổ lỗi cho vợ “”con hư tại mẹ””? Bạn bất lực vì không biết phải làm gì?

Bạn có muốn thay đổi cuộc đời của con? Vậy thì hãy thay đổi chính bản thân mình trước đã. 

Khóa học 21 chiến lược xây dựng nhân cách cho con trẻ với 21 bài học được thiết kế vô cùng chi tiết, khoa học của TS.Kỷ Lục Gia Thế giới Trần Quốc Phúc – chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam trong việc đào tạo nhân cách con trẻ, sẽ giúp bạn có những kỹ năng, bí quyết cực kỳ hiệu quả để nuôi dạy con thành công.

Đừng nuôi con bằng “”bản năng”” nữa, muốn con được phát triển toàn diện về thể chất và nhân cách, mạnh mẽ, bản lĩnh thì phải có phương pháp! 
Khóa học này chính là giải pháp cho chính bạn, cuộc đời con bạn và hạnh phúc của cả gia đình bạn!

XEM CHI TIẾT VÀ HỌC THỬ