Trẻ uống hạ sốt bao lâu thì hạ

Thuốc hạ sốt là cụm từ rất quen thuộc trong đời sống. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết rõ thuốc hạ sốt uống cách nhau bao lâu? Thuốc có tác dụng trong bao lâu sau khi uống? Bài viết dưới đây cung cấp tới bạn toàn bộ thông tin hữu ích liên quan tới loại thuốc này, đừng bỏ lỡ nhé!

Thuốc hạ sốt uống cách nhau bao lâu?

Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao [hay sốt] trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Lúc này người bệnh cần sử dụng thuốc hạ sốt để cơ thể trở về trạng thái khỏe mạnh. Vậy thuốc hạ sốt uống cách nhau bao lâu để vừa hiệu quả, vừa không gây hại tới sức khỏe?

Hướng dẫn sử dụng thuốc hạ sốt đúng thời gian

Thực tế có nhiều loại thuốc hạ sốt và thời gian sử dụng chúng cũng không giống nhau. Thời gian phát huy tác dụng của mỗi loại thuốc hạ sốt là khác nhau. Vì thế tùy theo loại thuốc hạ sốt bạn sử dụng, thời gian uống chúng có thể thay đổi theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc thông tin trên bao bì dược phẩm.

Hướng dẫn uống các loại thuốc hạ sốt chi tiết như sau:

Acetaminophen [Paracetamol]

  • Lượng thuốc dùng cho người lớn và trẻ em: 10-15mg/kg cân nặng/lần.
  • Mỗi lần uống thuốc cách nhau 4 – 6 giờ.

Ibuprofen

  • Người lớn: Thuốc dùng mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ.
  • Trẻ em: Thời gian giữa 2 lần dùng thuốc là 6 – 8 giờ.

Aspirin

  • Người lớn: Mỗi lần sử dụng thuốc cách nhau 4 giờ.
  • Trẻ em: Thuốc không được phép tự ý sử dụng cho trẻ nhỏ khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

Nếu người bệnh bị sốt trong quá trình điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ thì tuyệt đối không được phép tự ý dùng thuốc hạ sốt. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời.

Uống thuốc hạ sốt bao lâu thì có tác dụng?

Rất nhiều người lầm tưởng việc uống thuốc hạ sốt sẽ giúp hạ nhiệt cơ thể ngay lập tức, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Thế nhưng đây lại là nhận định vô căn cứ và có phần không chính xác. Thuốc hạ sổ chỉ có thể giúp hạ nhiệt xuống, cơ thể sẽ không cảm thấy khó chịu nữa nhưng chưa thể làm dứt điểm cơn sốt. Do đó, kể cả người lớn và trẻ nhỏ đều cần theo dõi nhiệt độ cơ thể sau đó.

Thường thì thuốc hạ sốt sẽ bắt đầu phát huy tác dụng sau 20-30 phút và kéo dài trong khoảng 120 phút tiếp theo. Để tăng thêm hiệu quả sử dụng thuốc, bạn có thể kết hợp chườm mát để làm dịu nhiệt độ nhanh hơn.

Uống thuốc hạ sốt nhiều có hại không?

Bất kỳ loại thuốc nào dù tốt tới đâu và được đánh giá có độ an toàn cao thì vẫn có thể xảy ra những rủi ro nhất định khi sử dụng, trong đó bao gồm cả thuốc hạ sốt. Nếu khi sử dụng, người bệnh không đọc kỹ hướng dẫn hoặc lạm dụng quá nhiều thuốc sẽ dẫn tới những hậu quả không mong muốn.

Thêm vào đó, sốt là một phản ứng tự vệ của cơ thể để chống lại các tác nhân gây hại. Do đó không phải cứ lúc nào cơ thể bị sốt là bạn cần uống thuốc ngay. Các chuyên khuyến cáo rằng chỉ khi sốt trên 38 độ thì người bệnh mới nên sử dụng thuốc để tránh bị ngộ độc, đặc biệt là Paracetamol. Đây là loại thuốc chuyên dùng để hạ sốt, chữa cảm cúm và giảm đau. Khi dùng quá nhiều có thể khiến gan bị ngộ độc. Bởi vì khi thuốc chuyển hóa ở gan sẽ phá hủy các tế bào tại cơ quan này gây vàng da, rối loạn đông máu, xuất huyết,…

Nhìn chung, tùy theo từng độ tuổi và liều lượng dùng thuốc hạ sốt những triệu chứng ngộ độc, quá liều cũng sẽ khác nhau. Các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng thuốc hạ sốt quá 5 ngày nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Riêng với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh không được phép cho bé uống quá 5 liều hạ sốt trong vòng 24 giờ.

Trẻ uống thuốc hạ sốt bị nôn có nên uống lại?

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn rất yếu, đồng thời khả năng nuốt của bé cũng hạn chế nên rất dễ gặp phải tình trạng trớ, sặc khi uống thuốc. Hơn nữa nếu thuốc hạ sốt có vị đắng càng khiến trẻ cảm thấy khó uống và gây buồn nôn.

Khi gặp trường hợp này, nhiều mẹ thắc mắc có nên cho trẻ uống lại thuốc không? Theo ý kiến của các bác sĩ, nếu bé nôn ít thì mẹ không cần cho bé dùng thuốc tiếp. Trường hợp bé nôn ra quá nhiều thì mẹ có thể đợi 30 – 40 phút sau và cho bé uống liều khác. Tốt nhất để đảm bảo an toàn cho bé, bạn có thể đặt viên hạ sốt tại hậu môn của bé, đây cũng là phương pháp hạ sốt hiệu quả.

Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

Khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần lưu ý tới một số vấn đề sau:

Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ

  • Thuốc chỉ được phép sử dụng trong tình huống cần thiết và ngưng dùng ngay khi thân nhiệt của trẻ đã trở về trạng thái ban đầu. Lạm dụng thuốc có thể gây ra những phản ứng phụ nguy hiểm.
  • Bạn nên nhớ tuyệt đối không được tự ý phối hợp các loại thuốc hạ sốt vì sẽ dẫn tới quá liều, phản tác dụng.
  • Liều lượng sử dụng của một số loại thuốc tính theo cân nặng, không tính theo tuổi tác, nhất là Acetaminophen và Ibuprofen.
  • Không nên dùng Aspirin để hạ sốt cho bé vì có thể dẫn tới tình trạng sưng phù ở gan và não.
  • Nếu mẹ thấy bé sốt hơn 1 ngày, nhiệt độ cơ thể luôn ở ngưỡng 39 độ C trở lên và đã dùng thuốc không thuyên giảm thì bạn cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế ngay lập tức.
  • Khi bé bị sốt, bạn có thể dùng khăn ẩm đắp lên trán bé để hỗ trợ hạ nhiệt độ cơ thể của trẻ xuống.

Như vậy bài viết đã giúp bạn tìm ra câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi thuốc hạ sốt uống cách nhau bao lâu rồi nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới vấn đề này, bạn có thể liên hệ tới hotline của chúng tôi để được giải đáp chi tiết. Hẹn gặp lại bạn trong những bài tin tiếp theo!

Bất kỳ khi nào bạn nghi ngờ trẻ ốm, bao gồm: Thấy trẻ mệt, ăn kém, ít chơi, quấy khóc, khi trẻ bị ho, nôn trớ, tiêu chảy hoặc khi bạn thấy chân, tay trẻ lạnh, trán nóng…

Dùng loại nhiệt kế nào?

Có thể dùng nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử đều được. Nhiệt kế thủy ngân rẻ, dễ mua nhưng dễ vỡ, có thể gây ngộ độc thủy ngân. Nhiệt kế điện tử đắt hơn, dễ dùng, nhanh, an toàn.

Theo dõi nhiệt độ cho trẻ khi bị sốt [ảnh internet].

Khi nào phải cho trẻ bị sốt đi khám?

Trẻ dưới 3 tháng mà có sốt thì cần đưa đi khám ngay.

Trẻ từ 3 đến 3 tuổi sốt từ 39 độ C trở lên.

Trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi sốt dưới 39 độ C nhưng kéo dài hơn ba ngày hoặc dưới 3 ngày nhưng trẻ mệt.

Trẻ em ở mọi lứa tuổi có sốt từ 40 độ C.

Khi trẻ sốt cao, mệt, cần đưa trẻ đi khám [ảnh internet].

Trẻ ở bất kỳ lứa tuổi nào sốt kèm theo rét run, co giật, li bì, nôn nhiều, đau đầu…

Trẻ bị sốt, hết sốt rồi sốt lại trong vòng 1 tuần.

Trẻ bị bệnh mạn tính như bệnh tim bẩm sinh, ung thư, bệnh thận …

Trẻ bị sốt mà có phát ban, đặc biệt là ban xuất hiện khi đang sốt.

Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ như thế nào?

Cố gắng liên hệ một bác sĩ nhi khoa để được tư vấn.

Thuốc hạ sốt thường dùng cho trẻ

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol hoặc ibuprofen... Đây là các loại thuốc hạ sốt an toàn nhất cho trẻ.

Cần lưu ý: Paracetamol có nhiều chế phẩm, nhiều dạng bào chế [hapacol, efferalgan, tynelon, doliprane…], nên cha mẹ nên nhớ khi đã dùng một loại thuốc có chứa paracetamol thì không dùng loại khác cũng chứa hoạt chất này. Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cũng như thành phần của thuốc để tránh quá liều. Paracetamol có nhiều hàm lượng [80, 150, 250, 500], dễ tính toán để phù hợp với độ tuổi, cân nặng của trẻ. Liều lượng hạ sốt của paracetamol cần được tính: 10-15mg/kg cân nặng/lần. Lần sau cách lần trước trên 4 tiếng.

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt cần tính liều lượng/cân nặng để không bị quá liều [ảnh internet].

Ibuprofen cũng là thuốc hạ sốt an toàn cho trẻ và có nhiều chế phẩm [sotstop, nurofen, brufen…]. Ibuprofen thường loại lọ 20mg/ml, liều dùng của ibuprofen được tính 10mg/kg cân nặng/lần. Lần sau cách lần trước trên 6 tiếng. Riêng với ibuprofen, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng loại này cho trẻ. Nếu có nghi ngờ trẻ sốt xuất huyết [hoặc nằm trong vùng dịch sốt xuất huyết] thì không dùng loại này để hạ sốt.

Uống thuốc bao lâu thì hạ sốt?

Thông thường sau khoảng 30 phút - 1 tiếng uống thuốc thì trẻ sẽ hạ sốt dần. Nếu trong khoảng thời gian đó mà trẻ không hạ được sốt, hoặc cơn sốt cao mau hơn thời gian uống hạ sốt lần sau thì cần gọi bác sĩ.

Hầu hết trẻ sẽ hạ sốt sau khi uống thuốc, nên không cần chườm ấm, chườm mát cho trẻ vì sẽ khiến trẻ khó chịu hơn. Chỉ chườm sau khi uống hạ sốt được 30 phút mà trẻ còn sốt cao. 

Có cần uống dung dịch oresol không?

Nếu trẻ không sốt liên tục, không sốt kéo dài thì không cần uống oresol, bởi nhiều trẻ không hợp tác uống dung dịch này. Khi trẻ không thích uống thì cũng không nên ép, mà có thể bổ sung cho trẻ bằng nước trái cây, thậm chí là nước lọc cũng tốt.

Có cần làm xét nghiệm COVID-19 không?

Nếu gia đình nằm trong khu vực có nguy cơ, có yếu tố dịch tễ thì nên khai báo để được làm xét nghiệm COVID-19.

Trên đây là một số lưu ý trong việc phát hiện, xử trí, chăm sóc trẻ bị sốt trong mùa COVID-19. Đây chỉ là bài viết để tham khảo, do đó phụ huynh hoặc người chăm sóc trẻ cần phải theo dõi chặt tình trạng sốt của con em mình để có hướng xử trí kịp thời. Mặc dù không nóng vội đưa trẻ đi khám bệnh ngay nhưng cũng không nên chủ quan trước tình trạng sốt của trẻ.

Mời các bạn xem video được nhiều người quan tâm dưới đây:

Thu Hà

Video liên quan

Chủ Đề