Trồng mướp có nên ngắt ngọn

     Khi phun thuốc tuỳ vào đặc điểm, vị trí gây hại của từng loại dịch hại để hướng vòi phun sao cho tia thuốc tập trung vào nơi định phun để thuốc tiếp xúc được nhiều nhất với dịch hại,  không đi ngược chiều gió khi phun . Chị Thủy (quận Đống Đa, Hà Nội) trồng giàn mướp ngoài sân thượng rộng 15 m2 hơn 2 tháng nay. Lá cây đã lan rộng nhưng hoa rất ít và mới chỉ đậu được 2 quả.

Sau khi tham khảo những người trồng rau sân thượng, chị Thủy biết được một kinh nghiệm dân gian: Chủ vườn cần nhét mảnh sành vào giữa thân (gần gốc), giúp cây ra hoa, quả. Tuy nhiên, chị vẫn e ngại chưa dám làm vì sợ cây chết.

Trồng mướp có nên ngắt ngọn

Anh Ninh xẻ thân mướp để nhét mảnh sành vào.

Khác với chị Thủy, anh Trần Hà Ninh (Hà Nội) không ngại ngần áp dụng phương pháp này và đang sở hữu một giàn quả sai trĩu trịt. Khi cây leo giàn, ra nhiều lá, anh Ninh lấy dao nhọn xiên vào thân cây theo chiều dọc (cách gốc 10 cm). Sau đó, anh lấy mảnh sành nhỏ nhét vào chỗ vừa xuyên.

Anh Ninh nói vui: "Đây là cách để nhắc nhở cây về nhiệm vụ chính của mình là ra hoa và kết quả". Mẹo này chỉ dùng áp dụng cho bầu, bí, mướp. Khoảng 1-2 tuần sau, bạn sẽ thấy cây bắt đầu có chuyển biến.

Theo kỹ sư nông nghiệp Hoàng Hải, cách này sẽ giúp tạo sự cân bằng giữa sự phát triển của thân lá so với bộ rễ, để cây tập trung nuôi hoa, quả. Bạn cũng có thể bón thêm phân lân, kali, giảm lượng phân đạm.

Trồng mướp có nên ngắt ngọn

Giàn mướp sau khi áp dụng kinh nghiệm lạ sẽ cho nhiều quả.

Khi cây bắt đầu leo giàn (cao 1,5m), bạn nên khoanh gốc để bộ rễ được chắc khỏe. Bạn gỡ thân mướp xuống, cuộn một vòng quanh gốc, lấy đất lấp nhẹ lên. Sau một thời gian, rễ sẽ mọc ra ở thân cây được lấp đất.

Ngoài chợ rau, củ, quả sạch và bẩn đang lẫn lộn với nhau, khiến người tiêu dùng khó phát hiện, do đó, nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm là rất cao. Để hạn chế bất lợi này xảy ra, nhiều gia đình đã tự trồng rau, củ, quả tại nhà trong đó có mướp. Với những gia đình có diện tích nhỏ hẹp thường tận dụng thùng xốp, chậu, xô để trồng mướp vào các khoảng trống ở ban công hay sân thượng. Tuy nhiên, vì cách làm chưa đúng mà mướp có thể không tươi tốt, không cho quả sai và to. Nếu bạn cũng đang gặp tình trạng này hãy đọc kỹ cách trồng mướp trong thùng xốp tại nhà dưới đây.

Trồng mướp có nên ngắt ngọn

Mục lục

  1. Những việc cần làm trước khi trồng mướp
    1. Lựa chọn thời vụ
    2. Chuẩn bị thùng xốp
    3. Chuẩn bị giống
    4. Chuẩn bị đất trồng
    5. Ngâm, ủ hạt giống
  2. Cách trồng mướp hương trong thùng xốp
    1. Cách làm giàn cho cây mướp
  3. Cách chăm sóc mướp ra nhiều quả
    1. Phân bón
    2. Tưới nước
    3. Phòng ngừa sâu bệnh

Những việc cần làm trước khi trồng mướp

Lựa chọn thời vụ

Thời gian, thời vụ trồng quyết định đến khả năng sinh trưởng và phát triển của mướp. Thông thường, thời vụ trồng mướp hương vào miền Bắc vào khoảng tháng 2 đến tháng 6 dương lịch hàng năm. Lúc này, thời tiết không quá lạnh, nhiệt độ ở mức trung bình, ít mưa thích hợp cho mướp phát triển mạnh, cho năng suất cao.

Chuẩn bị thùng xốp

Cách làm thùng xốp trồng mướp cũng khá đơn giản.Vì mướp là loại cây có bộ rễ khỏe và phát tán rộng nên lựa chọn thùng xốp có kích thước lớn, đục lỗ nhỏ ở đáy thùng tạo hệ thống thoát nước tối ưu.

Chuẩn bị giống

Hạt giống mướp cũng cần được lựa chọn kỹ lưỡng để đảm bảo độ nảy mầm cao, như vậy, bạn sẽ không tốn nhiều chi phí mua giống, cũng như mất nhiều thời gian.

Chuẩn bị đất trồng

Có thể chọn đất nhiều dinh dưỡng chuyên dùng cho trồng cây tại nhà được bán ở các vật tư nông nghiệp, cửa hàng nông sản. Còn nếu bạn tự làm đất thì có thể lấy đất thông thường, rắc vôi và phơi ải từ 4 – 7 ngày để đảm bảo loại bỏ các vi khuẩn, mầm bệnh gây hại cho cây. Sau đó, trộn lẫn phân chuồng hoai mục cùng mùn cưa, xơ dừa hay vỏ trấu trước khi cho đất vào thùng xốp.

Đây cũng là một trong những kỹ thuật trồng mướp hương F1 mà người trồng cần quan tâm.

Xem thêm: Hướng dẫn cách trồng rau diếp cá xanh tốt

Trồng mướp có nên ngắt ngọn

Ngâm, ủ hạt giống

Cũng giống như những rau, củ, quả khác trước khi tiến hành trồng, hạt giống cần được ngâm vào nước ấm với nhiệt độ dao động từ 25 – 30 độ C trong khoảng thời gian 4 – 6 tiếng. Sau đó, vớt ra và rửa sạch lại với nước lã, rồi cho hạt vào khăn tiếp tục ủtừ 2 – 3 ngày, quan sát thấy hạt nứt nanh là có thể đem gieo trồng.

Cách trồng mướp hương trong thùng xốp

Khi đất và hạt giống đã sẵn sàng, bạn đem gieo hạt mướp vào hố với độ sâu khoảng 1 – 2 cm. Thực hiện rải lớp đất mỏng, mịn lên hạt đã gieo và trên cùng là một lớp rơm, rạ. Khi đã trồng xong hãy tưới nước cho hạt với lượng nước vừa đủ. Những ngày sau, cứ 2 lần/ngày tưới nước dạng phun sương nhẹ nhàng vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát. Khi cây con đã mọc, lúc này hãy dỡ bỏ rơm rạ và tiếp tục duy trì lượng nước như trên cho cây. Chú ý quan sát xem cây có bị sâu cuốn lá, sâu đục thân hay không để loại bỏ và có phương pháp bảo vệ cây hợp lý.

Ngoài cách trồng bằng hình thức gieo hạt trực tiếp, chúng ta có thể mua cây mướp giống hoặc tự làm bằng cách ươm hạt mướp. Cho các hạt đã nứt nanh vào bầu đất ươm nhiều dinh dưỡng, đặt các bầu ươm vào vị trí thông thoáng, mát mẻ, tưới nước thường xuyên, cho đến khi cây mọc khoảng 2 – 3 lá là có thể đem trồng trong thùng xốp.

Vì cây đã cao nên khi trồng xuống đất mới, ta cần đào sẵn những hố với kích thước vừa đủ; lấy dao rạch vỏ bầu và nhấc cây con nhẹ nhàng cho vào hố đã đào, lấp đất xung quanh gốc giữ cho cây thẳng đứng. Cuối cùng, tưới nước cho cây. Cũng có thể để lớp rơm, rạ xung quanh gốc vừa để giữ ẩm cho cây con vừa để hạn chế cỏ dại phát triển. Khi mới trồng, nên hạn chế ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào mướp sẽ khiến cháy lá, dẫn đến thối rữa và chết.

Với hai cách trồng mướp Nhật trong thùng xốp và trồng mướp hương trong thùng xốp như trên, người trồng cần lưu ý, mỗi một thùng xốp chỉ nên trồng từ 2 – 3 hạt hoặc từ 2 – 3 cây giống. Vì mướp phân nhánh nhiều, vì thế, nếu trồng quá dày chúng sẽ không có không gian để phát triển, cũng như không đảm bảo được chất dinh dưỡng duy trì nuôi sống rễ và các nhánh, dẫn đến tình trạng mướp chậm lớn, còi cọc hoặc chỉ phát triển nhánh, lá mà không ra hoa, đậu trái.

Xem thêm: Cách trồng cây ớt xanh tốt

Trồng mướp có nên ngắt ngọn

Cách làm giàn cho cây mướp

Khi mướp bắt đầu mọc từ 3 – 4 lá, ta nên tiến hành làm giàn cho mướp theo kiểu mái bằng. Hệ thống dàn mướp cần được làm vững chãi, chiều cao khoảng 2m. Tuy nhiên, nếu bạn trồng mướp ở ban công, thì hoàn toàn trồng mướp không cần giàn mà để chúng leo trực tiếp lên các thanh sắt; điều này vừa tiết kiệm vừa không tốn nhiều công sức, thời gian thiết kế giàn.

Cách chăm sóc mướp ra nhiều quả

Phân bón

Khi cây được 20 ngày tuổi ta nên tiến hành bón phân chuồng pha loãng. Và khi mướpbước vào giai đoạn phát triển, chuẩn bị ra hoa cứ cách 20 ngày lại bón thúc một lần. Chỉ nên bón đạm khi dàn mướp hương ít quả. Dù là loại phân nào cũng cần bón đúng thời điểm và liều lượng, không thúc quá nhiều phân dẫn đến mướp nhanh tàn.

Tưới nước

Vào mùa hè nên tưới 2 lần/ngày vào sáng sớm và buổi chiều đã râm mát, tưới 1 lần/ngày vào mùa đông và duy trì 2 lần/ngày khi mướp đang trong giai đoạn phát triển, đơm hoa. Lưu ý, chỉ nên tưới vào gốc mướp không tưới lên dàn mướp hoặc vào hoa, quả non.

Xem thêm: cách trồng rau muống trên sân thượng

Trồng mướp có nên ngắt ngọn

Phòng ngừa sâu bệnh

Thông thường, sau trồng từ 5 – 7 ngày, ta tiến hành phun dung dịch thảo dược chuyên dùng để phòng ngừa sâu bệnh. Mỗi lần phun hòa 5ml vào 3 lít nước.

Bệnh trên cây mướp hương thường gặp như bệnh đốm lá khiến mướp bị vàng lá, bệnh chết dây;dòi đục thân, đục quả, sâu ăn lá, cắn ngọn; bọ trĩ, nhện đỏ, rầy chích hút nhựa cây,… Tùy thuộc vào mỗi loại bệnh mà chúng ta cần mua thuốc phun hợp lý, sử dụng thuốc theo hướng dẫn được ghi trên bao bì.

Cắt tỉa lá và ngắt đọt cho mướp

Khi mướp đã leo lên giàn, định kỳ mỗi tuần 1 – 2 lần tiến hành ngắt lá già, tỉa bỏ lá vàng, lá chết và ngắt đọt để mướp phân nhánh nhiều và có độ thông thoáng.

Có thể bạn quan tâm: Trồng đậu Hà Lan tại nhà

Như vậy, Caycanh365.com đã hướng dẫn chi tiết về cách trồng và chăm sóc, chúng ta đã có thể tự trồng mướp tại nhà mà không cần nhờ đến sự hỗ trợ nào khác.