Trùng giày có hình dạng như thế nào

Trùng giày có cấu tạo như thế nào? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Trùng giày có cấu tạo như thế nào?

Trả lời

Cấu tạo của trùng giày: Phần giữa cơ thể là bộ nhân gồm: nhân lớn và nhân nhỏ. Nửa trước và nửa sau đều có 1 không bào co bóp hình hoa thị, ở vị trí cố định. Chỗ lõm của cơ rãnh miệng, cuối rãnh miệng có lỗ miệng và hầu.

1. Trùng giày có hình dạng thế nào?

Trùng giày có hình dạng:

+ Không đối xứng

+ Có hình khối như chiếc giày

Vì có hình dáng giống chiếc giày nên loại trùng này được gọi là trùng giày.

2. Dinh dưỡng và sinh sản

Trùng giày là động vật đơn bào đã có sự phân hóa thành các bộ phận như nhân lớn, nhân nhỏ, không bào co bóp. Thức ăn (gồm vi khuẩn, vụn hữu cơ,...) được lông bơi dồn về lỗ miệng. Thức ăn qua miệng và hầu được vo thành viên trong không bào tiêu hóa. Sau đó không bào tiêu hóa rời hầu di chuyển trong cơ thể theo một quỹ đạo nhất định, Enzim tiêu hóa biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh nuôi cơ thể. Chất bã được thải ra ngoài lỗ thoát ở thành cơ thể.

Ngoài hình thức sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo chiều ngang, trùng giày còn có hình thức sinh sản hữu tính gọi là sinh sản tiếp hợp. Chúng phân đôi trung bình gần 1 lần mỗi ngày. Quá trình tiếp hợp xảy ra có thể kéo dài tới 12 giờ ở điều kiện 16 độ C.

3. Trùng giày sống ở đâu?

Trùng giày sống ở những váng cống rãnh hoặc những váng nước đục. Mỗi khi đời sống gặp khó khăn (khô hạn hay thiếu thức ăn), trùng đế giày có khả năng tiết nước thừa, thu nhỏ cơ thể lại, tiết ra lớp vỏ bọc gọi là hóa bào xác

4. Đặc điểm của trùng giày

Sau đây là một số đặc điểm của trùng giày:

+ Phần giữa cơ thể của trùng giày gồm: Nhân nhỏ và nhân lớn

+ Nửa trước và nửa sau đều có 1 không bào co bóp hình hoa thị ở vị trí cố định. Phần lõm của cơ thể là rãnh miệng, lỗ miệng, hầu.

+ Hình dáng: hình chiếc giày

+ Là động vật đơn bào đã có sự phân hóa

+ Sống ở những váng cống rãnh, váng nước đục

5. So sánh trùng roi và trùng giày

Giống nhau

Hai loại trùng roi và trùng giày có rất nhiều điểm giống nhau. Một số điểm giống nhau mà chúng ta có thể nhìn thấy gồm có:

+ Cơ thể đều được cấu tạo từ một tế bào

+ Di chuyển theo cách vừa tiến vừa xoay

+ Kích thước siêu nhỏ chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi

+ Sinh sản và duy trì nòi giống theo kiểu vô tính

+ Hô hấp qua màng cơ thể

Khác nhau

Từ cấu tạo, đặc điểm sinh trưởng, đặc điểm sống, chúng ta có một số so sánh trùng roi và trùng giày cụ thể:

Đặc điểm

Trùng roi

Trùng giày

Cấu tạo

Hệ thống chất nguyên sinh có chứa thành phần là các hạt diệp lục

Có một nhân

Có một không bào

Bơi bằng roi

Có hai nhân một lớn một nhỏ

Có hai không bào

Lông bơi xung quanh cơ thể

Di chuyển

Nhờ roi

Nhờ hệ thống lông bơi

Dinh dưỡng

Sinh trưởng và phát triển ở những nơi nhiều ánh sáng theo kiểu tự dưỡng. Nếu ở nơi thiếu ánh sáng chúng sẽ mất dần màu xanh diệp lục và chuyển qua sinh trưởng kiểu đồng hóa theo hình thức dị dưỡng.

Sinh trưởng theo hình thức thu thập thức ăn từ miệng → hầu → không bào tiêu hoá → biến đổi nhờ enzim → Chất thải được đưa đến không bào co bóp → lỗ thoát.

Sinh sản

Theo hình thức vô tính phân chia theo chiều dọc thân.

Theo hình thức vô tính phân chia theo chiều dọc thân.

Theo hình thức hữu tính phân chia theo cách tiếp hợp.

-----

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trùng giày có cấu tạo như thế nào? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Hình dạng của trùng giày là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Trắc nghiệm: Hình dạng của trùng giày là gì?

  1. Dẹp như chiếc giày
  2. Có hình khối như chiếc giày
  3. Đối xứng
  4. Không đối xứng

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Có hình khối như chiếc giày

Hình dạng của trùng giày là có hình khối như chiếc giày.

1. Sơ lược về trùng giày

Trùng giày là đại diện của lớp Trùng cỏ. Tế bào trùng giày đã phân hoá thành nhiều bộ phận. Mỗi bộ phận đảm nhận một chức năng sống nhất định.

- Trùng giày chủ yếu sống ở mặt bùn, các ao tù hoặc ở hồ nước lặng.

- Có kích thích nhỏ thay đổi, chỉ nhìn thấy dưới kính hiển vi, khoảng 0,01mm - 0,05mm.

2. Cấu tạo và di chuyển

Phần giữa cơ thể là bộ nhân gồm: nhân lớn và nhân nhỏ. Nửa trước và nửa sau đều có 1 không bào co bóp hình hoa thị, ở vị trí cố định. Chỗ lõm của cơ rãnh miệng, cuối rãnh miệng có lỗ miệng và hầu.

Di chuyển: Cơ thể chúng luôn biến đổi hình dạng nhờ chất nguyên sinh, chất nguyên sinh đó khi dồn về một phía sẽ tạo thành chân giả để di chuyển.

3. Dinh dưỡng

Thức ăn (gồm vi khuẩn, vụn hữu cơ...) được lông dồn về lỗ miệng. Thức ăn qua miệng và hầu vo thành viên trong không bào tiêu hóa. Sau đó không bào tiêu hoá rời hầu di chuyển trong cơ thể một quỹ đạo nhất định. Enzim tiêu hoá biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh.

- Thải: Nước thừa được tập trung về không bào co bóp rồi chuyển ra ngoài, riêng chất thải thì có thể được loại ra ở bất kì vị trí nào trên cơ thể.

- Hô hấp thực hiện qua bề mặt cơ thể, lấy oxi và thải cacbonic

4. Sinh sản

Ngoài hình thức sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo chiều ngang, trùng giày còn có hình thức sinh sản hữu tính gọi là sinh sản tiếp hợp

5. Bài tập về Trùng roi, trùng giày, trùng biến hình

Câu 1: Cơ thể động vật nguyên sinh nào có hình dạng không ổn định?

  1. Trùng roi
  2. Trùng giày
  3. Trùng biến hình
  4. Cả A, B đúng

Giải thích: Trùng biến hình có hình dạng cơ thể không ổn định, chúng luôn biến đổi hình dạng.

Câu 2: Hình thức dinh dưỡng của trùng biến hình là

  1. Tự dưỡng
  2. Dị dưỡng
  3. Tự dưỡng và dị dưỡng
  4. Kí sinh

Giải thích: Trùng biến hình là loài dị dưỡng, chúng chủ động bắt mồi và tiêu hóa mồi

Câu 3: Hình dạng của trùng giày là:

  1. Đối xứng
  2. Không đối xứng
  3. Dẹp như chiếc giày
  4. Có hình khối như chiếc giày

Câu 4: Trùng giày lấy thức ăn nhờ

  1. Chân giả
  2. Lỗ thoát
  3. Lông bơi
  4. Không bào co bóp

Câu 5: Trùng biến hình sinh sản bằng hình thức

  1. Phân đôi
  2. Tiếp hợp
  3. Nảy chồi
  4. Phân đôi và tiếp hợp

Giải thích: Khi gặp điều kiện thuận lợi (về thức ăn, nhiệt độ…), trùng biến hình sinh sản theo hình thức phân đôi.

Câu 6: Trùng giày lấy thức ăn nhờ

  1. Chân giả
  2. Lỗ thoát
  3. Lông bơi
  4. Không bào co bóp

Giải thích: Thức ăn (gồm vi khuẩn, vụn hữu cơ…) được lông bơi dồn về lỗ miệng.

Câu 7: Cơ thể động vật nguyên sinh nào có hình dạng không ổn định?

  1. Trùng roi
  2. Trùng giày
  3. Trùng biến hình
  4. Cả A, B đúng

Câu 8: Trùng biến hình di chuyển được nhờ

  1. Các lông bơi
  2. Roi dài
  3. Chân giả
  4. Không bào co bóp

Câu 9: Hình thức sinh sản ở trùng giày là

  1. Phân đôi
  2. Nảy chồi
  3. Tiếp hợp
  4. Phân đôi và tiếp hợp

Giải thích: Trùng giày có 2 cách sinh sản là sinh sản vô tính phân đôi theo chiều ngang và sinh sản hữu tính hay còn gọi là tiếp hợp.

Câu 10: Điều nào sau đây KHÔNG phải điểm giống nhau của trùng biến hình và trùng giày

  1. Chỉ có 1 nhân
  2. Là động vật đơn bào, thuộc nhóm động vật nguyên sinh.
  3. Cơ thể không có hạt diệp lục
  4. Dị dưỡng.

Giải thích: Số lượng nhân của trùng biến hình và trùng giày là khác nhau. Trong khi trùng biến hình chỉ có 1 nhân lớn, thì trùng giày có tới 2 nhân: 1 nhân lớn và 1 nhân nhỏ

Câu 11: Hình thức dinh dưỡng của trùng biến hình là

  1. Tự dưỡng
  2. Dị dưỡng
  3. Tự dưỡng và dị dưỡng
  4. Kí sinh

Câu 12: Dưới đây là 4 giai đoạn trùng biến hình bắt mồi và tiêu hóa mồi:

  1. Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh.
  2. Lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi.
  3. Không bào tiêu hóa tạo thành bao lấy mồi, tiêu hóa mồi nhờ dịch tiêu hóa.
  4. Khi một chân giả tiếp cận mồi (tảo, vi khuẩn, vụn hữu cơ…).

Em hãy sắp xếp các giai đoạn trên theo trình tự hợp lý?

  1. (4) - (2) - (1) - (3).
  2. (4) - (1) - (2) - (3).
  3. (3) - (2) - (1) - (4).
  4. (4) - (3) - (1) - (2).

Câu 13: Trùng biến hình sinh sản bằng hình thức

  1. Phân đôi
  2. Tiếp hợp
  3. Nảy chồi
  4. Phân đôi và tiếp hợp

Câu 14: Trong các đặc điểm nào dưới đây có cả ở trùng giày, trùng roi và trùng biến hình?

  1. Cơ thể luôn biến đổi hình dạng.
  2. Cơ thể có cấu tạo đơn bào.
  3. Có khả năng tự dưỡng.
  4. Di chuyển nhờ lông bơi.

Câu 15: Trong các phát biểu sau phát biểu nào sai?

  1. Trùng giày di chuyển nhờ lông bơi.
  2. Trùng biến hình luôn biến đổi hình dạng.
  3. Trùng biến hình có lông bơi hỗ trợ di chuyển.
  4. Trùng giày có dạng dẹp như đế giày.

-----

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Hình dạng của trùng giày là gì? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.