Trung tâm giống thuỷ sản bình định năm 2024

Dù là địa phương ven biển có nhiều đầm, vịnh nhưng Bình Định không có nhiều ưu thế để nuôi biển như các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa. Diện tích nuôi trồng thủy sản của cả tỉnh Bình Định là hơn 3.500ha, nhưng diện tích nuôi biển như tôm hùm chỉ có 60ha.

Bình Định và kỳ vọng trở thành ‘thủ phủ’ tôm giống miền Trung

Dù là địa phương ven biển có nhiều đầm, vịnh nhưng Bình Định lại không có nhiều ưu thế để nuôi biển như các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa.

Diện tích nuôi trồng thủy sản của cả tỉnh Bình Định là hơn 3.500ha, nhưng diện tích nuôi biển như tôm hùm, cá mú chỉ có 60ha vì đầm, vịnh kín gió nên độ mặn không ổn định, chỉ có vùng biển ngoài xa mới có độ mặn ổn định, trong khi cách nuôi của bà con lâu nay vẫn là truyền thống thì chưa thể "vươn khơi" nuôi biển được.

Trong điều kiện như thế, Bình Định tìm cách đi riêng để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản cho mình. Tỉnh tập trung nuôi trồng thủy sản nước lợ, đặc biệt là con tôm thẻ, theo hướng công nghệ cao. Đến nay, diện tích nuôi tôm nước lợ của Bình Định khoảng 2.200ha.

Từ năm 2005, Công ty cổ phần Việt - Úc Bình Định được Tập đoàn Thủy sản Việt - Úc đầu tư xây dựng trên diện tích 8ha tại huyện Phù Mỹ để sản xuất giống tôm thẻ chất lượng cao.

Công suất sản xuất của công ty mỗi năm là 5 tỉ con, cung cấp cho thị trường từ tỉnh Phú Yên đến tỉnh Quảng Bình, riêng ở Bình Định công ty này cung ứng 25% thị phần tôm giống.

Tôm giống do công ty này sản xuất được người nuôi phản hồi tốt, nhất là phát triển tốt trong môi trường nuôi có độ mặn thấp, lại chịu lạnh tốt, giúp sản lượng thu hoạch của người nuôi đạt cao.

Không chỉ sản xuất giống, Tập đoàn Thủy sản Việt - Úc cũng đầu tư tại Bình Định một doanh nghiệp nuôi tôm thương phẩm chất lượng cao là Công ty TNHH Việt - Úc Phù Mỹ vào năm 2016 để thực hiện chuỗi khép kín: tôm bố mẹ - tôm giống – tôm thương phẩm.

Đến nay, công ty này đã xây dựng 10 nhà màng, 49 nhà lưới, nuôi tôm thẻ theo công nghệ hiện đại biofloc và semi-biofloc, mỗi năm đạt sản lượng 1.200-1.600 tấn tôm thương phẩm.

Ngoài ra tại Bình Định hiện nay còn có Chi nhánh Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, hoạt động sản xuất giống tôm thẻ từ năm 2008.

Công suất sản xuất mỗi năm của chi nhánh công ty này là 4 tỉ con tôm post, cung cấp cho thị trường từ Phú Yên đến Quảng Nam. Riêng năm 2022, chi nhánh đã sản xuất được 2,5 tỉ con tôm giống.

Với những ưu nhược điểm về điều kiện tự nhiên, địa hình, Bình Định đã khéo léo tận dụng thế mạnh, tìm cách đi riêng để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản cho mình và đang trong hành trình vươn đến mục tiêu là trở thành thủ phủ tôm giống miền Trung.

Bình Định: Sản xuất hơn 670 triệu con giống thủy sản, Trong tháng 3 Bạc Liêu đã có trên 300ha tôm nuôi bị thiệt hại, Phú Yên: Ôxy hòa tan trong nước vùng nuôi tôm hùm quá thấp là những tin vắn tuần này.

Bình Định: Sản xuất hơn 670 triệu con giống thủy sản

Theo tin từ Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT), toàn tỉnh hiện có 18 cơ sở, DN sản xuất giống tôm nước lợ. Trong quý I/2019, tổng sản lượng tôm giống sản xuất trong tỉnh đạt hơn 670 triệu con; trong đó, có 643 triệu con giống tôm thẻ chân trắng do Công ty CP chăn nuôi CP Việt Nam - chi nhánh Bình Định 3 và Công ty CP Việt - Úc Bình Định sản xuất; Trung tâm Giống nông nghiệp và các cơ sở khác sản xuất được khoảng 30 triệu con tôm sú.

Ngoài ra, Trung tâm Giống nông nghiệp đã sản xuất hơn 203 ngàn con cá giống nước ngọt, 60.000 con giống cua biển, cá biển.

Bạc Liêu: Trong tháng 3 đã có trên 300ha tôm nuôi bị thiệt hại

Nguyên nhân là do ảnh hưởng thời tiết nắng nóng kéo dài làm cho môi trường không ổn định, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cao làm tôm nuôi bị sốc; tôm bị bệnh hoại tử gan tụy cấp, một số bị bệnh đốm trắng, đỏ thân, phân trắng… Hiện nay, bà con đã cải tạo lại ao đầm và chuẩn bị thả giống trên diện tích hơn 10.400ha.

Theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp, đối với diện tích tôm nuôi bị thiệt hại, bà con không nên nóng vội thả nuôi mới mà cần làm tốt công tác xử lý ao nuôi, phòng chống dịch bệnh tái phát.

Phú Yên: Ôxy hòa tan trong nước vùng nuôi tôm hùm quá thấp

Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản (Sở NN-PTNT) vừa lấy mẫu nước tại các vùng nuôi thủy sản ở TX Sông Cầu để xét nghiệm.

Kết quả, chỉ tiêu NH3 vượt ngưỡng giới hạn cho phép tại các vùng nuôi Phú Dương (xã Xuân Thịnh), Phước Lý (phường Xuân Yên) và Nhất Tự Sơn (phường Xuân Thành) dao động từ 0,12-0,5mg/l. Chỉ tiêu PO4 vượt ngưỡng giới hạn cho phép tại Phước Lý và Nhất Tự Sơn, dao động từ 0,32-0,35mg/l. Chỉ tiêu H2S vượt ngưỡng giới hạn cho phép tại Phước Lý (1,838 mg/l). Hàm lượng ôxy hòa tan trong nước thấp hơn giới hạn cho phép tại các vùng nuôi Phú Dương, Phước Lý và Nhất Tự Sơn, dao động từ 0,5-4,9mg/l. Mật độ vibrio spp tổng số vượt ngưỡng giới hạn cho phép tại các vùng nuôi Phú Dương, Dân Phú (xã Xuân Phương) và Nhất Tự Sơn, dao động từ 1.190-1.640CFU/ml.

Trong thời gian đến, do ảnh hưởng nắng nóng kéo dài, khả năng có mưa giông là điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy hữu cơ, tảo phát triển mạnh, nguy cơ xảy ra sự cố môi trường tại các vùng nuôi ở khu vực này là rất cao. Hiện mật độ lồng nuôi tôm hùm tại các vùng nuôi ở TX Sông Cầu dày đặc cũng là nguyên nhân làm cho môi trường nước vùng nuôi ngày càng bị ô nhiễm.

Sở NN-PTNT đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc sở và đề nghị TX Sông Cầu hướng dẫn người nuôi tôm hùm sang thưa mật độ tôm nuôi nhằm tránh tình trạng thiếu ôxy cục bộ tại lồng nuôi, sử dụng lưới lồng với kích cỡ mắt lưới phù hợp nhằm tăng quá trình lưu thông nước. Đồng thời, người nuôi cần cho tôm ăn thức ăn tươi và kiểm soát quá trình tôm ăn để tránh dư thừa, giảm bớt thức ăn hàng ngày vào thời điểm nắng nóng.

Khi phát hiện môi trường nước vùng nuôi biến đổi bất thường, tôm nuôi xảy ra hiện tượng ngạt, người nuôi cần ganh lồng lên gần mặt nước, áp dụng các biện pháp tạo ôxy để tăng hàm lượng ôxy hòa tan trong nước.