Truyền thuyết là gì ngữ văn 6

1. Truyền thuyết a. Khái niệm: Truyền thuyết là thể loại truyện kể dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử. b. Đặc điểm: Đặc điểm của truyền thuyết được thể hiện qua cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng yếu tố kì ảo, lời kể,... - Nhân vật truyền thuyết:

  • Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh,...
  • Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng.
  • Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

- Cốt truyện truyền thuyết:

  • Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.
  • Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.
  • Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại.

- Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết: là những hình ảnh, chi tiết kì lạ, hoang đường, là sản phẩm của trí tưởng tượng và nghệ thuật hư cấu dân gian. Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết thường được sử dụng khi cần thể hiện sức mạnh của nhân vật truyền thuyết, phép thuật của thần linh,...

Qua đó, thể hiện nhận thức, tình cảm của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử. 2. Cổ tích a. Khái niệm: Truyện cổ tích là thể loại truyện kể dân gian, kết quả của trí tưởng tượng dân gian, xoay quanh cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật. Truyện cổ tích thể hiện cách nhìn, cách nghĩ của người xưa đối với cuộc sống, đồng thời nói lên ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp. b. Đặc điểm - Cốt truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, kì ảo , mở đầu bằng “Ngày xửa ngày xưa...” và kết thúc có hậu. Truyện được kể theo trình tự thời gian. - Nhân vật: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh... Phẩm chất của nhân vật truyện cổ tích chủ yếu được thể hiện qua hành động. - Đề tài là hiện tượng đời sống được miêu tả, thể hiện qua văn bản. - Chủ đề là vấn đề chính mà văn bản nêu lên qua một hiện tượng đời sống. Trong truyện cổ tích, chủ đề nổi bật là ước mơ về một xã hội công bằng, cải thiện chiến thắng cái ác. - Người kể chuyện là vai do tác giả tạo ra để kể các sự việc. Người kể chuyện theo ngôi thứ nhất là người kể chuyện xưng “tôi”. Người kể chuyện theo ngôi thứ ba là người kể chuyện giấu mình. Trong truyện cổ tích, người kể chuyện thường ở ngôi thứ ba. - Lời của người kể chuyện là phần lời người kể dùng để thuật lại một sự việc cụ thể hay giới thiệu, miêu tả khung cảnh, con người, sự vật,... Lời của nhân vật là lời nói của các nhân vật trong truyện. 3. Thơ lục bát a. Khái niệm: Lục bát là thể thơ có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Một cặp câu lục bát gồm một dòng 6 tiếng [dòng lục] và một dòng 8 tiếng [dòng bát].

đường trong hành trình tìm hiểu những vùng đất nước kì thú của Việt Nam và thế giới. Nhân vật xung “tôi” trong hồi kí và du kí là hình ảnh của tác giả. b. Đặc điểm - Người kể chuyện ngôi thứ nhất trong hồi kí [thường xung “tôi”, “chúng tôi”] là hình ảnh của tác giả, nhưng không hoàn toàn đồng nhất với tác giả. Bởi vì giữa tác giả và người kể chuyện ngôi thứ nhất trong hồi kí luôn có những khoảng cách về tuổi tác, thời gian, hay những khác biệt trong nhận thức, quan niệm,... - Hình thức ghi chép và cách kể sự việc trong hồi kí: “ghỉ chép” hiểu theo cách thông thưởng, là việc chuẩn bị nguồn tư liệu về những điều có thật, đã xảy để viết nên tác phẩm. Tư liệu được “ghi chép” để viết hồi kí, khác với tư liệu để viết truyện, phải hoàn toàn xác thực, tin cậy. Nhưng “ghi chép”, hiểu cách khác, cũng chính là viết, kể, sáng tác. Theo nghĩa này, người viết hồi kí không thể bê nguyên cái có thật, từng xảy ra ngoài đời vào văn bản mà phải ghi sao cho thành chuyện và kể sao cho hấp dẫn, sâu sắc

**B. TIẾNG VIỆT

  1. Từ đơn – từ phức [ từ ghép, từ láy] -** Từ đơn là từ gồm có một tiếng. Từ phức là từ gồm hai tiếng trở lên. - Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy. Ví dụ: Trong câu văn “Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm” có: - Từ đơn: “chàng”, “không”, “nề”. - Từ phức gồm:
  2. Từ ghép: “gan dạ”, “nguy hiểm”.
  3. Từ láy: hăng hái”. Nghĩa của từ ghép có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của tiếng gốc tạo ra nó.

Ví dụ: nghĩa của “áo quần” rộng hơn nghĩa của “áo”, “quần”, nghĩa của “áo dài” hẹp hơn nghĩa của “áo”. Nghĩa của từ láy có thể tăng hay giảm về mức độ, tính chất hoặc thay đổi sắc thái nghĩa so với tiếng gốc tạo ra nó.

Ví dụ: “nhàn nhạt”giảm nghĩa so với “nhạt”; “nhanh nhẹn” tăng nghĩa so với “nhanh”.

2. Thành ngữ - Tục ngữ a. Thành ngữ - Khái niệm: Thành ngữ là một tập hợp từ cố định, quen dùng. - Đặc điểm: Nghĩa của thành ngữ không phải là phép cộng đơn giản nghĩa của các từ cấu tạo nên nó mà là nghĩa của cả tập hợp từ, thường có tính hình tượng và biểu cảm.

Ví dụ: Nghĩa của thành ngữ “tay bắt mặt mừng” không đơn giản là nghĩa cộng lại của các từ “tay”, “bắt”, “mặt”, “mừng” mà là nghĩa của cả tập hợp: sự vồn vã, phấn khởi lộ ra bên ngoài của những người gặp nhau.

  1. Tục ngữ - Khái niệm: Tục ngữ là câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân. - Đặc điểm: thành ngữ chưa diễn đạt được một ý trọn vẹn mà chỉ đang đề cập đến như một khái niệm. Nó thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học cho nên thường dùng làm thành phần để tạo câu hoặc chèn thêm vào trong các câu nói. Tục ngữ, thành ngữ đều chứa đựng cũng như phản ánh các tri thức, kiến thức của nhân dân về những hiện tượng, sự vật tồn tại của thế giới khách

- Biến chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu từ cụm từ có thông tin đơn giản thành cụm từ có những thông tin cụ thể, chi tiết hơn.

Ví dụ: Mèo bắt chuột => Chú mèo mướp xinh đẹp bắt chuột ngoài sân

- Có thể mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ, hoặc mở rộng cả chủ ngữ lẫn vị ngữ của câu

Ví dụ: Mèo bắt chuột => Chú mèo mướp xinh đẹp đang bắt chuột ngoài sân

5. Ẩn dụ - Hoán dụ a. Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. b. Hoán dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. c. So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc d. Nhân hóa: là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ,... vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, ... Làm cho sự vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết với con người hơn HỌC KỲ II

**A. ĐỌC HIỂU

  1. Truyện và những vấn đề về truyện -** Truyện là một loại tác phẩm văn học, sử dụng phương thức kể chuyện, bao gồm các yếu tố chính như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật,...

- Chi tiết tiêu biểu là chi tiết gây ấn tượng, cảm xúc mạnh đối với người đọc, góp phần quan trọng tạo nên hình tượng nghệ thuật gợi cảm và sống động trong tác phẩm. - Ngoại hình của nhân vật là những biểu hiện đặc điểm bên ngoài của nhân vật, thể hiện qua hình dáng, nét mặt, trang phục. - Ngôn ngữ nhân vật là lời của nhân vật trong tác phẩm, thường được nhận biết về mặt hình thức qua các dấu hiệu như: câu nói được đặt thành dòng riêng và có gạch đầu dòng, câu nói được đặt trong ngoặc kép sau dấu hai chấm. - Hành động của nhân vật là những động tác, hoạt động của nhân vật, những hành vi, ứng xử của nhân vật với những nhân vật khác và với các sự vật, hiện tượng trong tác phẩm. - Ý nghĩ của nhân vật là những suy nghĩ của nhân vật về con người, sự vật hay sự việc nào đó. Ý nghĩ thể hiện một phần tính cách, tình cảm, cảm xúc của nhân vật, chi phối hành động của nhân vật. 2. Thơ - Thơ thuộc loại tác phẩm trữ tình, thiên về diễn tả tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Thơ có hình thức cấu tạo đặc biệt. Thơ cách luật có quy tắc nhất định về số câu, số chữ, gieo vần... - Thơ tự do không có quy tắc nhất định về số câu số chữ, gieo vần,... như thơ cách luật. Bài thơ tự do có thể liền mạch hoặc chia thành các khổ thơ. Số dòng trong một khổ thơ và số chữ trong một dòng cũng không theo quy tắc. - Yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ làm cho bài thơ thêm gợi tả, hấp dẫn. Yếu tố miêu tả góp phần làm rõ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng. Yếu tố tự sự được dùng để thuật lại sự việc, câu chuyện khi cần. Cả hai yếu tố đều làm cho việc thể hiện tình cảm, cảm xúc trong thơ thêm sâu sắc, độc đáo.

- Kết hợp tưởng thuật với miêu tả, biểu cảm, kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ - Thông tin về sự kiện đảm bảo tỉnh chính xác, độ tin cậy cao

B. TIẾNG VIỆT

1. Dấu ngoặc kép - Đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường. - Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. 2. Từ đa nghĩa và từ đồng âm - Từ đa nghĩa là từ có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa gốc và nghĩa chuyển. + Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện trước, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. + Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. - Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan gì với nhau. 3. Từ mượn: Mượn từ là một cách để phát triển vốn từ. Tuy vậy để bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt không nên mượn từ một cách tùy tiện 4. Từ Hán Việt: Trong TV có một số lượng lớn các yếu tố Hán Việt có khả năng cấu tạo rất nhiểu từ khác nhau 5. Dấu chấm phẩy - Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp - Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt 6. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ - Là hình ảnh, sơ đồ, số liệu được sử dụng trong văn bản

Bổ sung thông tin để làm rõ và tang tính thuyết phục cho nội dung văn bản, giúp người đọc tiếp nhận thông tin một cách trực quan và dễ dàng hơn

DÀN Ý

  1. Kể lại trải nghiệm đáng nhớ 1. Mở bài: Giới thiệu về trải nghiệm sẽ được kể [những trải nghiệm vui, buồn, đáng nhớ như thế nào] 2. Thân bài a. Giới thiệu khái quát về câu chuyện - Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện. - Giới thiệu những nhân vật có liên quan đến câu chuyện. b. Kể lại các sự việc trong câu chuyện - Điều gì đã xảy ra? - Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy? - Cảm xúc của người viết khi xảy ra câu chuyện, khi kể lại câu chuyện? 3. Kết bài - Nêu cảm xúc của người viết với câu chuyện đã xảy ra. - Kỉ niệm đó giúp em rút ra bài học gì cho mình: Giúp em trưởng thành hơn, thành một người học sinh được mọi người yêu quý,.... II. Ghi lại cảm xúc về một bài thơ 1. Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ [câu chủ đề].

Sách Ngữ văn lớp 6 truyền thuyết là gì?

Truyền thuyết là những câu chuyện được truyền miệng trong dân gian giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử. Trong truyền thuyết thường gặp yếu tố phóng đại, kì ảo, thần kỳ.

Nhân vật truyền thuyết có đặc điểm gì lớp 6?

- Nhân vật truyền thuyết có những đặc điểm là: + Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh,... + Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng. + Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

Văn bản truyền thuyết là gì?

Theo khái niệm do Hoàng Phê biên soạn, truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian kể về những sự kiện đã diễn ra trong lịch sử gắn với những nhân vật có thật đã xuất hiện ở quá khứ mang nhiều yếu tố thần kỳ, nhằm giải thích một số phong tục, tập quán.

Truyền thuyết là gì tóm tắt?

Truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử [hoặc có liên quan đến lịch sử], phần lớn theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng.

Chủ Đề