U tá tràng là gì

U dưới niêm mạc tá tràng thường kéo theo những dấu hiệu như đi ngoài ra máu, hay đau bụng âm ỉ từng cơn trong một thời gian dài, đó có thể là u lành tính hoặc ác tính. Vài thông tin dưới đây sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Tá tràng là phần đầu tiên của ruột non, có hình ống chữ C với độ dài từ 25-28 cm. Tá tràng tuy ngắn nhưng là một thành phần quan trọng trong hệ tiêu hóa. Tá tràng có bốn lớp mô chính: lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ và lớp thanh mạc.

U dưới niêm mạc tá tràng là một lớp mô phát triển bất thường ở lớp dưới niêm mạc. U dưới niêm mạc tá tràng đa số là khối u lành tính, hiếm khi gặp các khối u ác tính.

Khối u dưới niêm mạc tá tràng ngăn không cho thức ăn chạy xuống ruột non, khi thức ăn không được tiêu hóa sẽ dẫn đến các dấu hiệu thường gặp sau:

  • Đau bụng âm ỉ từng cơn.
  • Khó chịu.
  • Phân có máu.
  • Buồn nôn.
  • Sụt cân.
  • Cơ thể mệt mỏi.

Nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này

  • Người bệnh mắc phải căn bệnh về hệ tiêu hóa.
  • Do người bệnh mắc phải hội chứng trào ngược dạ dày.
  • Lạm dụng các loại thuốc Tây, thuốc kháng sinh không đúng với tình trạng sức khỏe hoặc quá liều.
  • Do bị căng thẳng, stress,…
  • Do người sử dụng quá nhiều các chất kích thích như: thuốc lá, rượu, bia, cà phê,…
U dưới niêm mạc tá tràng thường dẫn đến đau bụng âm ỉ từng cơn, đi ngoài ra máu

Để xác định chính xác được mức độ của căn bệnh hay xác định được sự hiện diện của khối u, các bác sĩ đa số sẽ chuẩn đoán thông qua hình ảnh và siêu âm nội soi. Đó cũng chính là phương pháp tốt nhất hiện nay để chuẩn đoán bệnh.

Khối u dưới niêm mạc tá tràng lành tính

Cách điều trị cho các khối u lành tính rất đa dạng như: đốt cháy khối u bằng tia phóng xạ, nội soi cắt bỏ khối u niêm mạc, tiêm keo fibrin nội soi. Các phương pháp này đang được ưu tiên vì đều có ưu điểm chung là giảm đau, thời gian điều trị và phục hồi sức khỏe ngắn hạn. Nếu chọn phương pháp điều trị phù hợp sẽ không có sự bất ổn đến hệ tiêu hóa về sau.

Đa số các khối u dưới lớp niêm mạc tá tràng là u lành tính nhưng một trong những khối u đấy có thể trở thành u ác tính.

Khối u dưới niêm mạc tá tràng ác tính

Nội soi video chỉ làm giới hạn tổn thương polyp nhỏ, vì vậy đối với các khối u ác tính thường được dùng phương pháp phẫu thuật mở, cắt bỏ để điều trị loại bỏ khối u.

Khi bạn đang lo lắng u dưới niêm mạc tá tràng có di căn hay không? Thì câu trả lời này sẽ cho bạn cảm thấy nhẹ lòng là trường hợp di căn là rất ít. Tá tràng có một vị trí hiếm thấy có sự xuất hiện của di căn, những trường hợp di căn chủ yếu là xuất huyết tiêu hóa.

Để ngăn chặn được sự xuất hiện của khối u dưới niêm mạc tá tràng và đẩy lùi khối u để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn thì các biện pháp dưới đây sẽ giúp ít được một phần nào đó:

  • Xây dựng một bữa ăn khoa học, bổ sung cho cơ thể các chất xơ, vitamin; không ăn các thực phẩm làm tăng tiết dịch vị [chua, cay, nóng, mặn].
  • Thường xuyên vận động cơ thể, lựa chọn các loại hình thể dục thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân, nên tập các môn từ đơn giản đến phức tạp như: thư giãn, yoga, chạy bộ, bơi lội, cầu lông,… Những người có tiền sự về căn bệnh này thì tuyệt đối không nên tập thể hình, sẽ gây ra tổn thương khi vết thương chưa thật sự lành hẳn.
  • Không sử dụng các chất kích thích như: cà phê, thuốc lá, rượu, bia, trà đặc,.. các chất kích thích này không có lợi cho hệ tiêu hóa sẽ gây ra các trường hợp thiếu máu ở vùng niêm mạc.
  • Tránh lạm dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm,… sẽ gây ra tác dụng phụ trong việc điều trị.
  • Khi đang trong quá trình điều trị khối u thì nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ trong việc ăn uống và tập luyện để phục hồi sức khỏe, dùng thuốc theo toa đúng liều lượng theo lời dặn của bác sĩ.
Xây dựng chế độ ăn hợp lý là một cách để cải thiện sức khỏe của bạn

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chuẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa, thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Khi đang gặp phải những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, nên gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn và có phương pháp điều trị y khoa phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

⇒ Đóng rò trực tràng – âm đạo

⇒ Phẫu thuật lấy toàn bộ trĩ vòng

U biểu mô đệm dạ dày ruột là những khối u trung mô phổ biến nhất của ống tiêu hóa, gặp 50% ở dạ dày, 30% ở ruột non, 5% ở đại – trực tràng và 5% ở thực quản. Trong những khối u biểu mô đệm của ruột non có 12-18% gặp ở tá tràng, phẫu thuật cắt bỏ u vẫn là phương pháp điều trị tốt nhất. Điều trị phẫu thuật u biểu mô đệm tá tràng nên lựa chọn phẫu thuật cắt đoạn tá tràng vì khối u ít có xu hướng xâm lấn rộng và di căn hạch.

I. CHỈ ĐỊNH

U biểu mô đệm tá tràng khu trú ở một phần tá tràng.

II. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

U tá tràng có xâm lấn đầu tụy.

III. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: Kíp phẫu thuật viên tiêu hóa và kíp bác sỹ gây mê hồi sức, kỹ thuật viên có kinh nghiệm.

2. Người bệnh: – Các xét nghiệm cơ bản chẩn đoán. – Soi dạ dày sinh thiết hoặc siêu âm nội soi. – Đặc biệt cần lưu ý nâng cao thể trạng người bệnh trước phẫu thuật bằng nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch. – Chuẩn bị mổ: – Chế độ ăn: nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.

– Kháng sinh dự phòng trước mổ.

3. Phương tiện: Bộ dụng cụ mổ mở đại phẫu tiêu hóa, chỉ khâu,…

4. Kiểm tra hồ sơ: thủ tục hành chính, chuyên môn

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.  Tư thế:

 Người bệnh nằm ngửa, kê một gối đệm dưới lưng ngang đốt sống lưng 12 [D12].

2.  Vô cảm: gây mê toàn thân có giãn cơ

3.  Kỹ thuật:
Thì 1: Mở bụng đường trắng giữa trên dưới rốn, đánh giá tổn thương. + Đánh giá dịch ổ bụng, tình trạng phúc mạc. + Đánh giá các cơ quan khác trong ổ bụng. + Đánh giá tổn thương tại tá tràng, đầu tụy.

+ Đánh giá di căn hạch.

 – Thì 2: làm động tác Kocher di động toàn bộ tá tràng khỏi phúc mạc thành sau. Cắt đôi tá tràng ở dưới môn vị khoảng 2 cm [có thể dùng máy cắt thẳng 45 mm], phẫu tích tách Dạ dày tá tràng khỏi đầu tụy, tránh không làm tổn thương nhu mô tụy. Chú ý phần nhu mô đầu tụy cạnh nhú tá tràng bé gắn chặt với thành tá tràng nên phải bộc lộ lớp cơ thành tá tràng tại bình diện phẫu tích để tránh làm tổn thương tụy. Bộc lộ nhú tá tràng bé, cắt đôi và khâu buộc ống Santorini. Phẫu tích tìm đoạn ống mật chủ trong tụy và nhú tá tràng lớn ở mặt sau của đầu tụy. Cắt đôi phần dưới tá tràng bảo tồn lỗ của nhú tá tràng lớn [có thể dùng máy cắt thẳng 45 mm]. Cắt đôi bó mạch vị mạc nối phải để di động hoàn toàn hang môn vị.
– Thì 3: Phục hồi lưu thông tiêu hóa: đóng kín đầu dưới tá tràng, nối đầu trên tá tràng với 1 quai hỗng tràng kiểu chữ Y, miệng nối tận – bên trước mạc treo đại tràng ngang. Nối chân quai chữ Y [miệng nối hỗng – hỗng tràng tận – bên].

 – Thì 4: kiểm tra, đặt dẫn lưu, đóng bụng.

V. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi:
– Theo dõi như mọi trường hợp phẫu thuật đường tiêu hóa nói chung.

 – Sau phẫu thuật phối hợp 2 loại kháng sinh từ 5 đến 7 ngày, bồi phụ đủ nước – điện giải, năng lượng hàng ngày. Chú ý bù đủ albumine, protid máu.

2. Xử trí tai biến:
– Chảy máu: chảy máu trong ổ bụng, cần theo dõi sát, cần thiết phải phẫu thuật lại ngay qua nội soi hoặc mổ mở.

 – Tắc ruột sau mổ: kiểm tra xem do dãn ruột cơ năng hay tắc ruột cơ học. Nếu do nguyên nhân cơ học phải mổ kiểm tra và xử lý nguyên nhân.

 – Áp xe hoặc viêm phúc mạc do rò, bục miệng nối: điều trị nội hoặc phẫu thuật lại tùy thuộc mức độ của biến chứng.

Trích ” Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa”

Bộ Y tế

⇒ Phẫu thuật Longo

⇒ Đóng rò trực tràng – quàng quang

[Visited 2.353 times, 1 visits today]

Ung thư tá tràng là loại ung thư ác tính hình thành trong các mô của ruột non. Tá tràng là phần đầu của ruột non, kéo dài từ môn vị của dạ dày đến góc tá tràng – hỗng tràng. Tá tràng là thành phần quan trọng trong hệ tiêu hóa vì đây là nơi thức ăn được trộn với dịch tụy và dịch mật để thực hiện quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Ung thư tá tràng là một trong những loại ung thư hiếm gặp nhất liên quan đến hệ thống tiêu hóa. Điều này đã gây nên nhiều khó khăn trong việc tìm ra phương án điều trị tốt nhất cho căn bệnh này, nhất là thời điểm hiện tại do không có nhiều thông tin như các loại ung thư phổ biến khác.

Triệu chứng
Sau đây là các triệu chứng thường gặp khi mắc ung thư tá tràng:

  • Buồn nôn và nôn
  • Xuất hiện u cục ở vùng bụng
  • Bị chuột rút thường xuyên
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Đi đại tiện ra máu
  • Táo bón

Biểu hiện lâm sàng của ung thư tá tràng thường không rõ ràng, không có gì khác biệt. Ung thư tá tràng chỉ có thể chẩn đoán được khi ở giai đoạn muộn, vì lúc đó khối u mới phát triển to đủ để gây ra tình trạng tắc ruột.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của ung thư tá tràng
Do là loại bệnh ung thư hiếm gặp, nên có rất ít thông tin về bệnh này. Trong trường hợp có người mắc bệnh, bác sỹ cũng không thể đưa ra phương án điều trị tốt nhất vì gần như không có tài liệu nghiên cứu để tham khảo.

Bác sỹ sẽ đưa ra phác đồ điều trị nhắm vào các khối u, vì đây được coi là phương pháp hiệu quả nhất trong xử lý các khối u khác liên quan đến các mô tương tự [ung thư mô tuyến, sarcoma mô mềm…], dù vậy các chuyên gia y khoa vẫn chưa tìm ra phương án chữa trị tốt nhất cho căn bệnh ung thư tá tràng.

Có rất ít thông tin liên quan đến yếu tố nguy cơ mắc ung thư tá tràng và nguyên nhân cụ thể gây ra căn bệnh này vẫn chưa được làm rõ. Sau đây là một số nguyên nhân được cho là đóng vai trò quan trọng dẫn đến mắc ung thư tá tràng:

  • Chế độ ăn nghèo dinh dưỡng và chứa hàm lượng chất béo cao
  • Tiếp xúc với chất gây ung thư, bức xạ i-on hóa và hóa chất
  • Hút thuốc lá
  • Một loạt các triệu chứng liên quan đến tiêu hóa, bao gồm bệnh Celiac [bệnh đường ruột do cơ thể không hấp thu được chất gluten], hội chứng Lynche [bệnh di truyền làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết], hội chứng Gardner [bệnh di truyền do các gene trội trên nhiễm sắc thể thường, đặc trưng bởi sự hiện diện của bệnh polip đại tràng, u xương và các khối u mô mềm], bệnh Crohn [bệnh viêm ruột], Bệnh đa polyp gia đình, hội chứng polyp Juvenile, và hội chứng Puetz-Jeghers.

Chẩn đoán ung thư tá tràng Ung thư tá tràng rất khó chẩn đoán sớm, hầu hết trường hợp phát hiện bệnh đều ở giai đoạn muộn.

Các xét nghiệm thường dùng trong việc chẩn đoán ung thư tá tràng là: chụp cắt lớp CT, chụp cộng hưởng từ, nội soi, sinh thiết, và chụp thực quản cản quang.

Điều trị ung thư tá tràng
Có nhiều cách điều trị ung thư tá tràng khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn phát triển bệnh. Cho đến nay, phẫu thuật là phương pháp điều trị phổ biến nhất. Ung thư tá tràng có 4 giai đoạn chính:

Giai đoạn I: Giai đoạn tăng trưởng ác tính chỉ ở tá tràng.

Giai đoạn II: Ung thư đã lan rộng sang các mô lân cận, các cơ, dây chằng và các hạch bạch huyết.

Giai đoạn III: Ung thư đã lan đến các cơ quan lân cận như hồi tràng, hỗng tràng, đại tràng, dạ dày.

Giai đoạn IV: Có khối u ác tính trong ổ bụng, và di căn đến các cơ quan xa hơn như phổi, gan, tụy, xương và những bộ phận khác.

Giai đoạn ung thư càng muộn, càng khó để xác định vị trí và đưa ra phác đồ điều trị.

Phẫu thuật là cách điều trị phổ biến nhất và hiệu quả nhất cho bệnh ung thư tá tràng. Thông thường bác sỹ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt đầu tụy tá tràng [phẫu thuật Whipple]. Ngoài ra, phẫu thuật kết hợp với hóa trị và xạ trị. Bên cạnh đó, có phương pháp điều trị thay thế khác như điều trị bằng thảo dược, thuốc nam, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào kết luận về tính hiệu quả của các phương pháp này.

Minh Trang – Theo Nhwellnesscenters

Video liên quan

Chủ Đề